Ôn thi học kì II môn địa lý lớp 7

-Vị trí Bắc Mĩ từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15 độ Bắc, có cấu trúc địa hình tương đơn giản, chia thành 3 khu vực kéo dài theo đường kinh tuyến.

A/Hệ thống Cooc-đi-e ở phía Tây:

+Là miền núi trẻ, cao đồ sộ, hiểm trở, dài khoảng 9000km, cao trung bình từ 3000>4000m.

+Miền có nhiều tài nguyên, khoáng sản như: Uranium, Đồng, Vàng, Dầu mỏ,.

B/Miền đồng bằng ở giữa:

 

docx4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1892 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi học kì II môn địa lý lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Môn: Địa lí Câu 1: Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ. 1/Các khu vực địa hình: -Vị trí Bắc Mĩ từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15 độ Bắc, có cấu trúc địa hình tương đơn giản, chia thành 3 khu vực kéo dài theo đường kinh tuyến. A/Hệ thống Cooc-đi-e ở phía Tây: +Là miền núi trẻ, cao đồ sộ, hiểm trở, dài khoảng 9000km, cao trung bình từ 3000>4000m. +Miền có nhiều tài nguyên, khoáng sản như: Uranium, Đồng, Vàng, Dầu mỏ,... B/Miền đồng bằng ở giữa: +Là đồng bằng rộng lớn, hình lòng máng khổng lồ. Cao ở phía Bắc, Tây Bắc, thấp dần về phía Đông và Đông Nam. +Có nhiều hồ lớn, sông dài có giá trị cao như: Vùng hồ Lớn, hệ thống sông Mít-xu-ri Mi-xi-xi-pi,... C/Miền núi già và các sơn nguyên phía Đông: +Là miền núi già A-pa-lat và các sơn nguyên, chạy dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. +Khu vực giàu tài nguyên khoáng sản như: Sắt, Than,... Câu 2: Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ. 1/Nền nông nghiệp tiên tiến: A/Điều kiện giúp nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển: -Bắc Mĩ có nền nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao do đó có điều kiện tự nhiên thuận lợi. -Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến. B/Đặc điểm -Tỉ lệ trong lao động nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn. -Nền nông nghiệp phát triển đạt trình độ kĩ thuật cao, chuyên môn hóa, quy mô lớn. -Hoa Kì và Canada là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. C/Hạn chế -Nhiều nông sản có giá thành cao nên bị cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. -Việc sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu có tác động xấu đến môi trường -Phân bố sản xuất nông nghiệp có sự phân hóa rõ rệt từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. +Lúa mì: Trồng nhiều ở Nam Canada và phía Bắc Hoa Kì. +Xuống phía Nam: là vùng trồng ngô xen lúa mì, chăn nuôi lợn, bò sữa. +Ven vịnh Mê-hi-cô: là nơi trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. +Phía Tây Nam Hoa Kì: trồng được cây ăn quả như: cam chanh và nho. Câu 3: Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ 1/Khái quát tự nhiên: -Khu vực Trung và Nam Mĩ bao gồm: eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục đia Nam Mĩ. -Khu vực có diện tích là 20,5 triệu km. B/Khu vực Nam Mĩ -Nam Mĩ có 3 khu vực địa hình: +Hệ thống núi trẻ An-đét ở phía Tây. Đây là miền núi trẻ cao, đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình 3000m>5000m, ở giữa có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng. Thiên nhiên phân hóa phức tạp đa dạng. +Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, các đồng bằng A-ma-zôn, Pam-ma, La-pla-ta, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. +Phía Đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Bra-xin, Guy-a-na,.. Câu 4: Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ. 3/Vấn đề khai thác rừng A-ma-zôn: -Rừng A-ma-zôn là vung giữ trữ sinh vật quý giá. -Khai thác rừng A-ma-zôn góp phần phát triển kinh tế. -Tuy nhiên, cần phải quan tâm đến vấn đề môi trường: hủy hoại môi trường, ảnh hưởng tới khí hậu của khu vực và toàn cầu. Câu 5: Bài 47: Châu Nam Cực. 1/Khí hậu: A/Vị trí, giới hạn phạm vi lãnh thổ: -Châu Nam Cực nằm từ vòng cực Nam đến(66 độ 33'Nam) đến cực Nam(90 độ) -Bao gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa. -Châu lục có diện tích là 14,1 triệu km2. B/Khí hậu: -Khí hậu lạnh khắc nghiệt, nhiệt độ quanh năm luôn dưới 0 độ C. Do nhận được bức xạ rất ít từ Mặt Trời. -Vùng Nam Cực là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới. Do đây là vung khí áp cao. C/Địa hình: -Do điều kiện khí hậu lạnh giá quanh năm nên lục địa bị băng bao phủ tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. D/Sinh vật: -Do khí hậu lạnh khắc nghiệt, nên thực vật không thể tồn tại. -Động vật khá phong phú nhờ thích nghi với khí hậu lạnh như loài: chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, tôm, cá,... E/Khoáng sản: -Lục địa Nam Cực giàu khoáng sản như: than đá, sắt, đồng,... Câu 6: Bài 51:Thiên nhiên Châu Âu. 1/Vị trí, địa lí. -Châu Âu nằm ở khoảng vĩ tuyến 36 độ Bắc đến 71 độ Bắc, chủ yếu trong đới ôn hòa. -Châu Âu thuộc lục địa Á-Âu, diện tích chiếm trên 10 triệu km2. -Châu Âu có 3 mặt tiếp giáp với biển và đại dương. -Địa hình chủ yếu là đồng bằng, đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh và biển ăn xâu vào đất liền. -Châu Âu có 3 dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già và núi trẻ +Đồng bằng kéo dài từ Tây sang Đông. +Núi già nằm ở phía Bắc và vùng trung Tâm. +Núi trẻ ở phía Nam. 2/Khí hậu, sông ngòi thực vật. -Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. -Do phần lãnh thổ phía Tây tiếp giáp với Đại Tây Dương lại có dòng biển nóng đi qua được gió Tây Ôn đới đưa hơi nước vào đất liền(ôn đới hải dương) Còn vào sâu trong đất liền thì có khí hậu ôn đới lục địa. -Sông ngòi ở châu Âu dầy, đặc, có lượng nước dồi dào. Các con sông quan trọng là Đa-nuyp, Von-ga, Rai-nơ,... -Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam theo ảnh hưởng của mưa và nhiệt độ. +Vùng ven biển Tây Âu: cây lá rộng. +Vào sâu trong lục địa có: cây lá kim. +Phía Đông Nam có: Thảo nguyên. +Ven Địa Trung Hỉa có: rừng lá cứng. Câu 7: Bài 55: Kinh tế châu Âu. 2/Công nghiệp: -Nền công nghiệp châu Âu phát triển rất sớm, có nhiều sản phẩm nổi tiếng về chất lượng. -Các vùng công nghiệp truyền thống đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi thay đổi về công nghệ. Nhiều ngành công nghiệp hiện đại đang được phát triển trong các khu công nghệ cao. -Các ngành công nghiệp mĩu nhọn điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không,... GOOD LUCK!!! (GOOD LUCK NEXT TIME) ^-^!

File đính kèm:

  • docxon thi hoc ki hai mon dia li 7.docx