Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 12 - Bài Tây Tiến (Quang Dũng)

I. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh nắm lại những kiến thức cơ bản về tác phẩm thơ thời kì chống Pháp

+ Vài nét về hoàn cảnh ra đời

+ Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật

- Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về tác phẩm thơ.

II. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo

III. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức cơ bản của bài học qua việc trả lời các câu hỏi, chuẩn bị đề cương ôn tập

- Luyện tập một số dạng đề nghị luận về tác phẩm thơ như Phân tích các đoạn thơ tiêu biểu, hình tượng người lính trong bài thơ, vẻ đẹp lãng mạn và bút pháp bi tráng, giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm,.

IV. Tiến trình lên lớp:

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8903 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 12 - Bài Tây Tiến (Quang Dũng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ............. TÂY TIẾN (Quang Dũng ) Ngày soạn:10/4/2012 Ngày giảng: ........................ I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh nắm lại những kiến thức cơ bản về tác phẩm thơ thời kì chống Pháp + Vài nét về hoàn cảnh ra đời + Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về tác phẩm thơ. II. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo III. Cách thức tiến hành GV hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức cơ bản của bài học qua việc trả lời các câu hỏi, chuẩn bị đề cương ôn tập Luyện tập một số dạng đề nghị luận về tác phẩm thơ như Phân tích các đoạn thơ tiêu biểu, hình tượng người lính trong bài thơ, vẻ đẹp lãng mạn và bút pháp bi tráng, giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm,......... IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đề cương ôn tập của HS 3. Nội dung ôn tập Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt BS HĐ1: GV HD HS hệ thống hóa lại kiến thức cơ bản của bài học ? Trình bày những nét chính về nhà thơ Quang Dũng HS: trình bày những nét chính ? Hãy cho biết hoàn caûnh saùng taùc tác phẩm Em hãy nêu nội dung chính của tác phẩm? - Nhận xét về bố cục tác phẩm ? - HĐ2: GV HD HS giải quyết 1 số dạng đề có liên quan đến bài thơ Tây Tiến Câu 1 : Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng. Câu 2 : Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Câu 3 : Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến ? Câu 4 : Hãy cho biết những nét nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Đề 1 : Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng : “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! … Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Đề 2 : Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng : “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa … Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Đề 3 : Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: “Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc … Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. (Quang Dũng, Tây Tiến) Đề 4 : Vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Đề 5 : Vẻ đẹp độc đáo đồng thời cũng là đặc sắc bao trùm bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng. Hãy giải thích vì sao có điều đó và phân tích bài thơ để làm sáng tỏ. KIẾN THỨC CƠ BẢN Tác giả Quang Dũng ( 1021- 1988 ) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở Hà Tây, học trung học ở Hà Nội. Ông là nhà thơ, người lính co một hồn thơ hào hoa và lãng mạn, trung hậu, yêu tha thiết quê hương đất nước. II. Tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác - Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc Bộ. Địa bàn hoạt động của Tây Tiến khá rộng, từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa vòng về phía đông Thanh Hoá. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. tuy vậy chiến sĩ Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. Đoàn quân Tây Tiến sau thời gian hoạt động ở Lào trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52. - Quang Dũng là đại đội trưởng của đơn vị Tây Tiến năm 1947-> cuối 1948 chuyển sang đơn vị khác. Xa đơn vị, nhớ đơn vị tác giả sáng tác bài "Tây Tiến" tại Phù Lưu Chanh. Bài thơ ban đầu có nhan đề " Nhớ Tây Tiến" khi in lại lấy tên là Tây Tiến. 2. Nội dung chính - Bài thơ thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền Tây Bắc Bộ; nét hào hoa, dũng cảm, vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến. Bài thơ mang đậm bút pháp lãng mạn, với những sáng tạo độc đáo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu – một hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa 3. Bố cục + Đoạn l: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ và dữ dội. + Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. + Đoạn 3: Chân dung của người lính Tây Tiến. + Đoạn 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây. LUYỆN TẬP A. CÂU HỎI (2 điểm) Câu 1 : Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng. Gợi ý trả lời : Quang Dũng (1921-1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. Trước 1945, ông học ở Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia quân đội. Từ sau 1954, ông là biên tập viên Nhà xuất bản Văn học. Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài : làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng được biết đến nhiều là một nhà thơ. Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn. Các tác phẩm chính: Mây đầu ô, Thơ văn Quang Dũng… Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Câu 2 : Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Gợi ý trả lời : Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt –Lào, đồng thời đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng nhưng chủ yếu là ở biên giới Việt – Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác. Rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến. Câu 3 : Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến ? Gợi ý trả lời : - Cảm hứng lãng mạn: + Thể hiện ở cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tô đậm cái phi thường, tạo ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ, tuyệt mỹ của núi rừng miền tây. + Bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến. + Sự hoang dại, bí ẩn của núi rừng và những hình ảnh ấm áp, thơ mộng. + Cảnh đêm liên hoan, cảnh sông nước như được phủ lên màn sương huyền thoại. - Tinh thần bi tráng: + Nhà thơ không che giấu cái bi, nhưng bi mà không lụy. Cái bi được thể hiện bằng một giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng để thành chất bi tráng. + Người lính Tây Tiến luôn hiên ngang, bất khuất mặc dù chịu mất mát, đau buồn. Cái chết cũng được tác giả bao bọc trong không khí hoành tráng. Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ, người lính xuất hiện với tầm vóc khác thường. - Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng luôn gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau, cộng hưởng với nhau để làm nên linh hồn, sắc diện của bài thơ, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm. Câu 4 : Hãy cho biết những nét nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Gợi ý trả lời : Dòng cảm xúc thiết tha, mãnh liệt. Ngôn ngữ giàu chất tạo hình và giàu tính nhạc với âm điệu, nhịp thơ biến hóa linh hoạt. Sự kết hợp hài hòa giữa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn. Từ Hán Việt gợi lên âm hưởng cổ kính ; những kết hợp từ độc đáo ; những từ ngữ in đậm dấu ấn đời lính tạo nên tính chân thực, cụ thể, vừa sinh động vừa hấp dẫn. Giọng thơ thay đổi theo dòng cảm xúc, khi tha thiết bồi hồi với nỗi nhớ vời vợi, khi bừng lên với đêm hội núi rừng, khi lắng lại trong kỉ niệm bâng khuâng, khi trang nghiêm, bi hùng gắn với hình ảnh những đồng đội một thời chiến đấu và hi sinh. ĐỀ VĂN (5 điểm) Đề 1 : Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng : “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! … Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Gợi ý làm bài 1. Khái quát - Đôi nét về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu về đoạn thơ : tái hiện lại khung cảnh chặng đường hành quân khốc liệt, gian lao nhưng không kém phần thơ mộng, trữ tình. 2. Chi tiết a. Hai câu đầu Trong tâm trí nhà thơ, Tây Tiến là một vùng đất đầy ắp kỉ niệm nên mở đầu bài thơ là tiếng gọi thể hiện nỗi nhớ tha thiết, bâng khuâng ; gợi nhắc một địa danh đong đầy bao kí ức của đời lính. “Tây tiến ơi!” – câu cảm vang lên là tiếng lòng da diết gắn liền với bao kỉ niệm thân thương về đoàn quân Tây Tiến. Nỗi nhớ đó vừa cụ thể vừa gắn liền với địa danh Tây Bắc : “nhớ về rừng núi” : vừa xa xôi vừa không định hình ; “nhớ chơi vơi” : tạo âm hưởng kéo dài, lan rộng, gợi mở một tâm trạng, cảm xúc vang xa đến mênh mông vô tận. b. Về chặng đường hành quân * Khốc liệt hiểm trở Điệp từ “dốc” : gợi cảm giác những con đường dốc nối tiếp nhau. Những từ láy tạo hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” đặt trong câu thơ nhiều thanh trắc góp phần miêu tả cảnh hùng vĩ, đầy hiểm trở của núi rừng miền tây. Con đường hành quân qua dốc núi vừa gập ghềnh, trắc trở ; vừa cao vừa sâu hun hút, con đường như dài ra theo bao nhiêu nguy hiểm khó khăn, vất vả với “cọp trêu người” (“chiều chiều”, “đêm đêm”) và thác cao nghìn thước. Điệp từ “ngàn thước”, “lên” đối lập “xuống”, nhịp thơ 4/3 như tô đậm chiều cao, độ sâu vÀ tạo một nét gãy đầy ấn tượng của núi đèo. Chiều cao và chiều sâu của dốc núi dựng đứng đã đặc tả được sự nguy hiểm đối với chiến sĩ. Dường như trong thế đứng hùng vĩ ấy, trong âm hưởng câu thơ có cả dáng mệt mỏi và nhịp thở đứt quãng nhọc nhằn của chiến sĩ Tây Tiến. Vất vả, gian lao nên không ít người đã mệt mỏi “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Cách nói giảm làm dịu bớt đau thương – họ hi sinh như đi vào giấc ngủ thanh thản – nhưng cũng không che giấu bớt những gian khổ, nhọc nhằn đã vắt kiệt sức của các chiến sĩ. Tuy vậy, trên đỉnh núi cao, họ vẫn giữ cho mình cái nhìn, cách nói hóm hỉnh, vui tươi của một tâm hồn trẻ trung “súng ngửi trời”. * Thơ mộng trữ tình Sau những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ là những đường nét thanh thoát, lãng mạn, mềm mại, khắc họa rõ nét vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của núi rừng Tây Bắc : “Nhà ai pha luông mưa xa khơi”, “Nhớ ôi… nếp xôi”. Câu thơ với nhiều thanh bằng như tiếng thở phào nhẹ nhõm, thanh thản sau khi vượt qua khó khăn. Từ đỉnh núi, ánh nhìn vươn dài theo cơn mưa rừng xa tận Pha Luông, không gian thơ mộng mở ra với những mái nhà thấp thoáng gợi tình cảm gia đình ấm áp, gần gũi; tiếp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho người chiến sĩ sau chặng đường dài. Cách nói “mùa em” vừa nhẹ nhàng, tình tứ vừa mới lạ, độc đáo. Tâm hồn lãng mạn, tinh tế của người lính Tây Tiến đang hòa một nhịp với những sinh hoạt bình dị và tấm lòng của người dân vùng cao dành cho chiến sĩ. Những bữa cơm đầm ấm tình quân dân, những bát xôi nếp thơm nồng kỉ niệm khiến câu thơ cuối khổ như một tiếng lòng da diết, khắc khoải của hoài niệm. 3. Đánh giá Với bút pháp kết hợp hài hòa giữa tả thực và lãng mạn, tác giả đã tái hiện lại chặng đường hành quân của doàn quân Tây Tiến. Qua đó dựng nên bức tranh khá hoàn chỉnh và sinh động về thiên nhiên miền tây vừa hùng vĩ, hiểm trở vừa ấm áp nên thơ. Những đường nét tạo hình như khắc sâu vào lòng người đọc ấn tượng khó phai về thiên nhiên Tây Bắc. Sự phối thanh nhịp nhàng khiến đoạn thơ nghe như âm vang một khúc nhạc lâng lâng nhung nhớ về một vùng đất Tây Bắc xa xôi bỗng trở nên thân thương gần gũi. Đề 2 : Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng : “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa … Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Gợi ý làm bài 1. Khái quát - Đôi nét về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu về đoạn thơ : những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và miền sông nước Châu Mộc thơ mộng trữ tình. 2. Chi tiết a. Kỉ niệm đêm liên hoan Sau những chặng đường hành quân vất vả, những người lính Tây Tiến như bừng lên một sức sống mới trong đêm hội của núi rừng, bản làng. Đêm hội ấy được khắc họa với những nét tiêu biểu : ánh đuốc rực rỡ, âm thanh rộn ràng trong nhạc khèn lên man điệu. Câu cảm “Kìa em” vang lên trong một niềm vui ngỡ ngàng đầy trìu mến, kết hợp với động từ “bừng” có sức gợi tả, gợi cảm cao thể hiện được những tình cảm, cảm xúc đang thăng hoa, trào dâng mãnh liệt. “Em” vừa thơm hương kỉ niệm trong bát xôi nếp ngày nào bỗng rực rỡ sáng ngời trong xiêm áo. Biên giới xa xôi được nối lại gần trong tình cảm quân dân thắm thiết và bao cảm xúc tưng bừng của tuổi trẻ. Quá khứ như đang sống dậy rộn ràng trong tâm hồn Quang Dũng rồi cất cao thành những lời thơ cháy bỏng, chan hòa trong bao âm thanh, sắc màu của đêm hội năm xưa. Kỉ niệm về chặng đường hành quân qua Châu Mộc Giọng thơ có sự lắng lại khi không gian được trải rộng mênh mông. Cả cây lau, sông nước, chiều sương, thuyền độc mộc xuôi dòng theo cánh hoa trôi đều phảng phất, man mác trong lưu luyến bâng khuâng. Nếu ở trên tưng bừng rộn rã một sức sống thì ở đây tha thiết một tâm tình mỗi lúc một hiện rõ dẫu cảnh vật mông lung, thưa thớt, nhạt nhòa. Bên cạnh đó là lời hỏi, lời gọi chân tình : “có nhớ”, “có thấy”. Nhà thơ không chỉ khắc họa được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn tái hiện được cả linh hồn của cảnh vật. Bức tranh sông nước miền tây nên thơ, trữ tình được khắc họa với bút pháp miêu tả chấm phá hòa lẫn cùng tình người đã và đang xa cách càng trở nên ấn tượng và gợi cảm. 3. Đánh giá Hai đoạn thơ như hai nhịp của một trái tim đang đong đầy những yêu thương, lưu luyến, gắn bó không rời với đất với người giúp ta thấy rõ hơn nét đẹp tâm hồn của tác giả nói riêng và của người lính nói chung. Đề: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gởi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ: Bài thơ ghi lại những nỗi nhớ thiết tha của Quang Dũng về một thời gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng, lẫm liệt của đoàn binh Tây Tiến. Trong bốn đoạn của bài thơ, đoạn thơ trên (đoạn ba) có ý nghĩa quan trọng. Đó là chân dung đoàn binh Tây Tiến được tả bằng ngòi bút giàu chất tạo hình, bằng cảm hứng lãng mạn, bi tráng. Nếu nói rằng màu sắc thẩm mĩ đặc biệt của bài thơ Tây Tiến chính là ở cảm hứng lãng mạn và âm hưởng bi tráng thì đoạn thơ này có lẽ là dẫn chứng tiêu biểu nhất. Đây cũng là định hướng cho sự cảm nhận. Nói cách khác, khi phân tích đoạn thơ, cần làm nổi bật cảm hứng lãng mạn, âm hưởng bi tráng trong ngôn từ, trong hình ảnh, nhịp điệu. Về mặt phương pháp, căn cứ vào sự phát triển của nội dung cảm xúc, nên phân tích đoạn thơ này theo từng cặp câu. DÀN BÀI: I. MỞ BÀI: - Khẳng định vị trí nổi bật của Tây Tiến trong dòng thơ ca viết về anh bộ đội của nền thơ kháng chiến chống Pháp. - Nhắc qua những nội dung của hai đoạn thơ trước để đi đến các nội dung cảm xúc ở đoạn 3 này: dựng cả chân dung đoàn binh, biểu hiện đời sống tâm hồn, ngợi ca lí tưởng cao cả và sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến. II. THÂN BÀI: 1. Cặp câu thứ nhất: Chân dung đoàn binh Tây Tiến được dựng tả bằng nét bút vừa hiện thực, gân guốc vừa lãng mạn, hào hùng. Biện pháp nghệ thuật tương phản giữa ngoại hình gầy gò, tiều tụy với sức mạnh tinh thần đã gây ấn tượng mạnh về vẻ đẹp khác thường của đoàn binh Tây Tiến. 2. Cặp câu thứ hai: Sự biểu hiện chân thực đời sống tâm hồn mộng mơ của chàng trai Tây Tiến chứ không phải cái “mộng rớt”, “buồn rớt” như một thời nhiều người phê phán. 3. Cặp câu thứ ba: Sự kết hợp hài hòa giữa bi (câu trước) và tráng (câu sau) để thành khúc ca bi tráng về lí tưởng người lính Tây Tiến. Tinh thần lãng mạn hào hùng, ý nguyện xã thân thanh thản và cao cả của một thế hệ qua các chữ “chẳng tiếc đời xanh”. 4. Cặp câu thứ tư: Ca ngợi sự hi sinh bi tráng của người đồng đội Tây Tiến. Hình ảnh “áo bào thay chiếu” tăng thêm không khí cổ điển trang trọng... Từ “về đất” ca ngợi sự hi sinh thanh thản, vô tư. Khúc “độc hành” của dòng sông Mã đang gầm lên như dội vào nỗi xót đau, như tô đậm vẻ lẫm liệt cao cả của người lính Tây Tiến. Đoạn thơ khép lại bằng một âm thanh bi tráng. Âm hưởng thơ như còn ngân dài, vang xa mãi. III. KẾT BÀI: Đoạn thơ dựng nên bức tượng đài về đoàn binh Tây Tiến với những vẻ đẹp phong phú. Nó là kết quả của một tình cảm mến yêu, cảm phục sâu sắc, của một ngòi bút thi sĩ tài hoa. Đề 4 : Vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Gợi ý làm bài 1. Khái quát Đôi nét về tác giả, tác phẩm. Giới thiệu vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trong bài thơ. 2. Chi tiết a. Một biểu tượng thương nhớ Người lính hiện về trong hồi ức như một biểu tượng xa vời trong không gian và thời gian (“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi”… “Tây Tiến người đi không hẹn ước” – “Đường lên thăm thẳm một chia phôi” – “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy”) nhưng vẫn là những hoài niệm không dứt, một nỗi thương nhớ mênh mang (“nhớ về”, “nhớ chơi vơi”). b. Vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn Người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể, với những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân cùng với những đói rét về bệnh tật, vẻ tiều tụy trong hình hài song rất phong phú trong đời sống tâm hồn, với những khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ (“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”…). Họ nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng, với những cảnh sắc độc đáo rất tinh tế (“hồn lau nẻo bến bờ”, “dáng người trên độc mộc”, “dòng nước lũ”, “hoa đong đưa”). Tâm hồn người lính cháy bỏng những khát vọng chiến thắng, đồng thời cũng ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ (“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” – “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”). Trong cái nhìn của người lính trẻ, vẻ đẹp của người con gái núi rừng có nét hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (“Kìa em xiêm áo tự bao giờ”). c. Sự hi sinh đầy bi tráng Người lính hiện lên chân thực, thơ mộng, lãng mạn, đa tình, đa cảm đồng thời cũng rất hào hùng. Với nhiều từ ngữ mang sắc thái cổ điển, trang trọng (“Áo bào thay chiếu anh về đất” – “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”), tác giả tạo được không khí thiêng liêng, làm cho cái chết bi tráng của người lính vang động cả thiên nhiên. Âm hưởng bốn câu thơ cuối bài ngân dài không dứt, hòa cùng với bước đường của người chiến sĩ tình nguyện lên đường vì đất nước : Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về sầm nứa chẳng về xuôi. Mùa xuân Tây Tiến ngày ấy đã mang tuổi xuân của người lính trong cuồn cuộn lãng du, nhưng cái hồn bi tráng, sự hi sinh cao cả ấy dù chia phôi thể xác nhưng tinh thần là bất tử. Đó là tinh thần của một thế hệ kiêu hùng – nồng nàn tình yêu nước. Vẻ đẹp ấy, mãi mãi là khúc vọng thanh âm vang trong tâm hồn người Việt. Đề 5 : Vẻ đẹp độc đáo đồng thời cũng là đặc sắc bao trùm bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng. Hãy giải thích vì sao có điều đó và phân tích bài thơ để làm sáng tỏ. Dàn bài chi tiết Mở bài Có những bài thơ đã sống cuộc đời đầy thăng trầm và cũng khá truân chuyên nhưng cuối cùng vẫn định hình trong lòng độc giả và khẳng định giá trị đích thực của mình trong thơ ca. Tây Tiến của Quang Dũng là một tác phẩm như thế. Bài thơ được nhớ lại như một kỉ niệm đẹp của kháng chiến bởi đó là một tiếng thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng của một thời anh hùng rực lửa không thể nào quên. Thân bài Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là nét đặc sắc bao trùm bài thơ, làm nên vẻ đẹp riêng của Tây Tiến. Nhưng điều đó do đâu mà có và nó đã được thể hiện trong bài thơ như thế nào ? Lí giải về cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng của bài thơ Tây Tiến Ở đây có sự gặp gỡ giữa hồn thi nhân, nhân vật trữ tình trong tác phẩm, cái thời anh hùng rực lửa giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp và chiến trường miền tây dữ dội, ác liệt nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình. Cả bốn yếu tố trên dường như đã hội tụ mãnh liệt và da diết trong nỗi nhớ của Quang Dũng để trào ra cảm hứng lãng mạn và bật lên tinh thần bi tráng trong cái phút “xuất thần” sinh ra “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện” Tây Tiến. Quang Dũng là một hồn thơ hào hoa và lãng mạn. Lính Tây Tiến cũng là những con người như thế, phần lớn là người Hà Nội, mang đậm chất hào hoa, lãng mạn của những chàng trai kinh thành. Khung cảnh chiến trường Tây Tiến dữ dội, ác liệt nhưng rất thơ mộng, trữ tình. Cuộc Tây Tiến đánh giặc của họ lại càng đẹp theo phong vị lãng mạn của những tráng sĩ “vung gươm ra sa trường” thời ấy. Hồn thơ lãng mạn Quang Dũng đã gặp một mảnh đất thơ “lãng mạn”, được một “bầu trời thơ” lãng mạn bao quanh làm sao có thể không trào ra cảm hứng lãng mạn bay bổng trong bài thơ này ? Tinh thần bi tráng do đâu mà có ? Chiến trường Tây Tiến ác liệt, hoang vu, nhiều thú dữ, bệnh sốt rét rừng gây nhiều tử vong, nhiều chiến sĩ đã ngã xuống trên đường hành quân… Đó là cái bi, là hiện thực khốc liệt của cuộc chiến. Quang Dũng không lẩn tránh cái bi, nhưng đem đến cho cái bi màu sắc và âm hưởng tráng lệ, hào hùng để thành chất bi tráng. Đó là nhờ cái “tráng” rất khỏe của thi sĩ đã át được, thắng được cái “bi”. Cái “tráng” này là của Quang Dũng và cả một lớp trai trẻ như ông thời ấy, mang trong lòng một bầu máu nóng “thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “một ra đi là không trở về” như hình mẫu những tráng sĩ anh hùng trong truyện cổ mà họ từng ôm ấp. Cái “tráng” lại được luồng gió yêu nước của thời anh hùng rực lửa của thời bấy giờ thổi vào nên lại càng hào hùng, rực rỡ. Đúng là “bài thơ này đã được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh” để cho cái chất bi tráng ấy bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ. Như vậy, cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng luôn gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau, cộng hưởng với nhau để làm nên linh hồn, sắc diện của bài thơ và tạo nên vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm. Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng được thể hiện trong bài thơ như thế nào ? Cảm hứng lãng mạn thể hiện cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và phát huy cao độ trí tưởng tượng. Cái tôi của Quang Dũng trong Tây Tiến là một cái tôi như thế. Nó trào ra ngay đầu bài thơ, đầy ắp và mãnh liệt trong một nỗi “nhớ chơi vơi” rất lạ, để rồi sau đó tuôn chảy ào ạt như một dòng suối trong suốt bài thơ. Cái tôi ấy có mặt ở khắp nơi, lắng đọng từng chỗ, từ cảnh chiến trường hiểm trở, hoang sơ đến cảnh sông nước thanh bình, thơ mộng, đến một hội đuốc hoa đầy sắc màu của xứ lạ phương xa ; từ nỗi nhớ một bản làng Mai Châu “cơm lên khói” đến một “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” thật hào hoa lãng mạn. Nhà thơ đã tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội và cái thơ mộng, tuyệt mĩ bằng cách sử dụng thủ pháp đối lập. Trí tưởng tượng bay bổng khiến cho thi nhân hình dung ra một “đêm hơi”, cảm nhận được cái oai linh của Thần Núi, thấy được “hồn lau nẻo bến bờ” và nghe được cả tiếng “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”… Tinh thần bi tráng thể hiện ở chỗ nhà thơ không lẩn tránh cái bi, thường đề cập đến cái chết, nhưng đó không phải là cái chết bi lụy mà là cái chết hào hùng, lẫm liệt của người chiến sĩ đi vào cõi bất tử. Bài thơ ba lần nói đến cái chết, cái chết nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất có lẽ là cái chết sang trọng này : Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Sang trọng vì được bọc trong những tấm chiến bào, được về với Đất Mẹ, và nhất là được thiên nhiên tấu lên khúc nhạc dữ dội và oai hùng để đưa tiễn hương hồn người chiến sĩ. Ở đây thủ pháp cường điệu đã đẩy chất bi tráng lên đến đỉnh cao của nó. Chất bi tráng làm nên sắc diện của bài thơ, có mặt trong tác phẩm, nhưng nổi rõ và in đậm dấu nhất ở đoạn thơ thứ ba khi Quang Dũng miêu tả chân dung người lính Tây Tiến, đồng đội của ông, trong các cặp hình ảnh đối lập : giữa ngoại hình tiều tụy với thần thái “dữ oai hùm”, giữa “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” với “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, và nhất là hình ảnh của cái chết “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” với lí tưởng đánh giặc thanh thản đến lạ lùng của người chiến sĩ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”! Một tư thế ra đi như thế thì cái chết còn có nghĩa lí gì đối với họ ? Kết bài Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng đã làm nên vẻ đẹp riêng và giá trị bền vững của bài thơ Tây Tiến. Đó là vẻ đẹp của một thời hào hùng rực lửa một đi không trở lại, nhưng tiếng thơ bi tráng của hồn thơ lãng mạn hào hoa Quang Dũng đã kịp ghi lại và giữ lại cho đời một khung cảnh chiến trường đã đi vào lịch sử và một “tượng đài bất tử về người lính vô danh”. 4.Hướng dẫn: - Học bài: + Hoàn cảnh ra đời bài thơ + Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Viết bài văn nghị luận từng đoạn thơ trong bài Tây Tiến ĐỀ LUYỆN TẬP Đề : Cảm nhận của anh, chị về hai đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng : - Dốc lên k

File đính kèm:

  • docON THI TOT NGHIEP BAI TAY TIEN.doc