Phân tích bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

1. Tác giả Ngô Xuân Diệu (1916 - 1985)

Cha đàng ngoài mẹ ở đàng trong, lại là con vợ lẽ, đẹp trai, đa tình, đa tài; trước Cách mạng là thành viên của nhóm

Tự lực văn đoàn, sau Cách mạng, là một trong những nhà thơ hàng đầu của thơ ca Việt Nam hiện đại; lao động sáng

tạo nghệ thuật cần cù, sự nghiệp văn học phong phú đa dạng. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình

thơ, nhà dịch thơ, nhà bình thơ, nhà văn hoá lớn của Việt Nam thế kỉ XX.

2. Tác phẩm Vội vàng: trích từ tập thơ đầu tay Thơ thơ (1938), được tuyển vào Thi nhân Việt Nam, được coi như

một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu.

3. Thể loại và bố cục

- Thể thơ trữ tình, tự do (kết hợp thơ ngũ ngôn và thơ mới tám tiếng, thơ tự do; vần chân liền, cách, bằng, trắc

xen kẽ).

- BỐ cục:

+ Cách 1 (hai đoạn): (1) Tôi muốn. Chẳng bao giờ nữa!: luận lí, lí thuyết sống, tình yêu và hanh phúc của tác giả;

(2) Còn lại: cảm xúc trong thực hành.

+ Cách 2 (ba đoạn): (1) 13 câu thơ đầu: tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết; (2) 15 câu thơ tiếp: nỗi ban khoăn về sự

ngắn ngủi của kiếp người trước sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian; (3) Còn lại: lời giục giã sống vội vàng để tận

hưởng hạnh phúc

+ Cách 3 (bốn đoạn): (1) 4 câu thơ đầu: ước muốn kì lạ của nhà thơ trẻ; (2) Của ong bướm. mới hoài xuân', cảm

nhận thiên đường mặt đất; (3) Xuân đương tới. chẳng bao giờ nữa: lí lẽ về thời gian, tuổi trẻ, mùa xuân và hạnh

phúc; (4) Còn lại: giục giã sống vội vàng để tận hưởng hanh phúc của tuổi trẻ, tình yêu ncri trần thế.

Nhận xét. bố cục rất chặt chẽ, mạch thơ là sự kết hợp giữa lí lẽ lập luận và cảm xúc trào dâng càng về sau càng

cuồn cuộn.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 15770 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Văn Hải – HAILENET – hailesuper@gmail.com VỘI VÀNG 1. Tác giả Ngô Xuân Diệu (1916 - 1985) Cha đàng ngoài mẹ ở đàng trong, lại là con vợ lẽ, đẹp trai, đa tình, đa tài; trước Cách mạng là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn, sau Cách mạng, là một trong những nhà thơ hàng đầu của thơ ca Việt Nam hiện đại; lao động sáng tạo nghệ thuật cần cù, sự nghiệp văn học phong phú đa dạng. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình thơ, nhà dịch thơ, nhà bình thơ, nhà văn hoá lớn của Việt Nam thế kỉ XX. 2. Tác phẩm Vội vàng: trích từ tập thơ đầu tay Thơ thơ (1938), được tuyển vào Thi nhân Việt Nam, được coi như một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu. 3. Thể loại và bố cục - Thể thơ trữ tình, tự do (kết hợp thơ ngũ ngôn và thơ mới tám tiếng, thơ tự do; vần chân liền, cách, bằng, trắc xen kẽ). - BỐ cục: + Cách 1 (hai đoạn): (1) Tôi muốn... Chẳng bao giờ nữa!: luận lí, lí thuyết sống, tình yêu và hanh phúc của tác giả; (2) Còn lại: cảm xúc trong thực hành. + Cách 2 (ba đoạn): (1) 13 câu thơ đầu: tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết; (2) 15 câu thơ tiếp: nỗi ban khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian; (3) Còn lại: lời giục giã sống vội vàng để tận hưởng hạnh phúc + Cách 3 (bốn đoạn): (1) 4 câu thơ đầu: ước muốn kì lạ của nhà thơ trẻ; (2) Của ong bướm... mới hoài xuân', cảm nhận thiên đường mặt đất; (3) Xuân đương tới... chẳng bao giờ nữa: lí lẽ về thời gian, tuổi trẻ, mùa xuân và hạnh phúc; (4) Còn lại: giục giã sống vội vàng để tận hưởng hanh phúc của tuổi trẻ, tình yêu ncri trần thế. Nhận xét. bố cục rất chặt chẽ, mạch thơ là sự kết hợp giữa lí lẽ lập luận và cảm xúc trào dâng càng về sau càng cuồn cuộn. II. PHÂN TÍCH 1. Bốn câu thơ đầu: ước mơ kì lạ Mở đầu bài thơ bằng 4 câu ngũ ngôn nêu hai mơ ước rất vô lí, không tưỏng của nghệ sĩ: tắt nắng, buộc gió, vối mục đích giữ lại sắc màu, cản lại mùi hương đừng cho lan toả, "bay đi". Rõ ràng đó là những ước mơ kiểu Đôn Ki-hô-tê, điên rồ, không bao giờ thực hiện được. Nhưng mục đích và ước muốn đều rất thực. Đó là tâm lí sợ thời gian trôi, muốn níu kéo thời gian, muốn giữ niềm vui được tận hưởng mãi mãi sắc màu, hương vị của cuộc sống. Cách nói kì lạ như ngông cuồng tạo sự chú ý. Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn như led khẳng định, giãi bày cô nén cảm xúc và ý tưởng của nghệ sĩ. Thật khác xa ngũ ngôn của Vũ Đình Liên (ông đổ) - người tác giả đề tặng bài thơ Vội vàng. Cái "tôi" cá nhân bộc lộ trực tiếp tự tin và tự tôn: tôi muốn, tôi muốn (điệp ngữ). 2. Cảm nhận thiên đường mặt đất Câu thơ kéo dài, mở rộng thành 8 chữ để dễ dàng vẽ bức tranh cuộc sống thiên đường chính ngay trên mặt đất này. Nhịp thơ nhanh hơn, điệp từ này đây, và này đây như trình bày, mời gọi ngưcd quan sát, thưởng thức. Điệp từ "của" khiến câu thơ có vẻ hoi Tây, mới lạ so với câu thơ truyền thống. Những hình ảnh đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung, của thiên nhiên: đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, ong bướm, hoa lá, yến anh, hàng mi chớp sáng, thần Vui gõ cửa... Rõ ràng đó là cảnh thật cuộc sống và thiên nhiên thật, quen thuộc hằng ngày trước mắt, nhưng qua cảm xúc mới mẻ, nồng nàn của nhà thơ đã biến thành "tuần tháng mật", thành cảnh vật và cuộc sống chốn thần tiên, thiên đường. Đặc biệt là cảnh vật ấy, thiên nhiên ấy, cuộc sống ấy được nhà thơ gợi tả và hình dung trong quan hệ như với ngưòi yêu, người đang yêu, như tình yêu đôi lứa của tuổi trẻ đấm say, si mê và tràn trề hạnh phúc (tuần tháng mật, khúc tình si)... Cầu thơ độc đáo và hết sức mới mẻ (cho đến lúc ấy): Tháng giêng ngon như một cặp môi gần: So sánh mói mẻ và độc đáo ở chỗ: dùng hình ảnh cụ thể của cơ thể người ừẻ tuổi (cặp môi gầri) mà sánh với đơn vị thời gian trừu tượng (tháng giêng ngon) gợi cảm giác, liên tưởng, tưởng tượng rất mạnh về tình yêu lứa đôi, về hạnh phúc tuổi trẻ, rất phù hợp vối tháng giêng - tháng đầu tiên của mùa xuân. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là một trong những câu thơ hay nhất, mới nhất, táo bạo nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng. Lôgic của mạch thơ là lí do tiếp theo để có hai ước muốn kì dị ở 4 câu thơ đầu. Chính vì cuộc sống thiên đường hằng ngày đẹp và đáng hưởng thụ như thế mà không thể lưu giữ mãi được. Nó cứ trôi đi vô tình theo dòng thcd gian; cho nên phải cố níu kéo, kìm giữ, dù là vô vọng. Điều đó chứng tỏ nhà thơ yêu say cuộc sống trên thế gian này đến như thế nào. Đó là kết quả của lập luận bằng hình ảnh ỏr các đoạn trên. Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng vẫn thống nhất của tác giả: sung sướng nhưng vội vàng, muốn sống nhanh, sống gấp, tranh thủ thời gian. Câu thơ cắt đôi là chịu ảnh hưàng của thơ Pháp làm cho ý thơ ngắt mạch rõ hơn, ấn tượng hơn, thể hiện tâm trạng mâu thuẫn vừa nêu. 3. Quan niệm về thời gian - tuổi trẻ và tình yêu - lẽ sống vội vàng Lê Văn Hải – HAILENET – hailesuper@gmail.com Quan niệm về thời gian cổ truyền: thời gian khách quan, tuần hoàn theo quy luật chu kì hoặc luân hồi (từ kiếp này chuyển qua kiếp khác, lặp lại ở hình thức khác). Thời gian hoặc tự trôi chảy êm đềm lặng lẽ hoặc như áng phù vân, bóng câu qua cửa sổ, siêu hình và vĩnh cửu. Đến Xuân Diệu và các nhà Thơ mới, do có sự thức tỉnh của ý thức cá nhân mà quan niệm về thòi gian đã hoàn toàn đổi khác. Thời gian, theo Xuân Diệu là tuyến tính, một đi không trở lại. Mỗi phút trôi qua là mất đi vĩnh viễn: Cái bay không đợi cái trôi -Từ tôi phút ấy sang tôi phút này. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động và biện chứng về vũ trụ và thời gian. Điệp từ nghĩa là tạo thành câu định nghĩa, giải thích để tìm ra bản chất, quy luật của thiên nhiên và cuộc sống, mang tính chất khẳng định, phát hiện như chân lí, tạo sức nặng cho luận điểmễ Gắn tuổi trẻ với mùa xuân - mùa tình yêu và đưa ra quan niệm mới mẻ: thời gian, tuổi trẻ, mùa xuân của một đời người thật hạn hẹp và thật ngặt nghèo nghiệt ngã, nó chỉ đến với mỗi con người có duy nhất một lần, và trôi qua thật nhanh. Từ đây dẫn đến nỗi tiếc nuối mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu, hanh phúc; dẫn đến cảm nhận về thời gian trôi luôn gắn liến với sự mất mát, chia sẻ, chia lìa. Mỗi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đang, đã và sẽ từng giây, từng phút, từng giờ ngậm ngùi chia biệt một phần đời sống của chính mình. Kết cấu câu lập luận: nói lăm chi... nếu... còn... nhưng chẳng còn... nên... và điệp từ hỏi phải chăng có tấc dụng nối kết ý thơ, lí lẽ biện minh như đang tranh luận, đang giãi bày, đang lí lẽ về chân lí mới mẻ mà nhà thơ đã phát hiện. Cách cảm nhận như vậy là do sự thức tỉnh sâu sắc về cái "tôi" cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân trên đời, nâng niu, trân trọng từng giây, phút trong cuộc sống nhất là những tháng năm tuổi trẻ. Giọng thơ tranh biện nhưng lại chất nặng cảm xúc tiếc nuối ngậm ngùi và đau khổ. Vậy thì làm thế nào? Có cách nào để tận hưởng hanh phúc, tình yêu, tuổi trẻ,... là những báu vật trên đời? 4. Lòi giục giã hãy sống vội vàng Đoạn thơ cuối bài hết sức móri mẻ, đặc sắc, thể hiện rất rõ hồn thơ, phong cách thơ Xuân Diệu. Đó là những lời giục giã hãy sống vội vàng, hãy ra sức tận hưởng niềm lạc thú tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu thật là đắm say, cuồng nhiệt, hết mình. Tình cảm càng ngày càng nồng nàn, hành động càng lúc càng vội gấp, ước muốn ngày một mãnh liệt, dâng trào như những đợt sóng, nhiều đợt thuỷ triều gối lên nhau mà dâng cao, tưửng không bao giờ dứt. Điệp ngữ ta muốn (chuyển từ tôi ở đoạn đầu sang ta mang ý nghĩa tình cảm chung, phổ quát). Các động từ chỉ tình cảm ngày càng mạnh, càng mê đắm: ôm, riết, say, thâu, hôn và cuối cùng: cắn — động từ mang nghĩa nhục thể, xác thịt. Các từ chỉ mức độ tình cảm cũng ngày một cuồng nhiệt, ào ạt, không có mức độ: chếnh choáng - đã đẩy - no nê. Câu thơ có vẻ xô bồ, thừa chữ: vờ, vổ, cho, cho... nhưng đó lại là dụng ý thể hiện cảm xúc ào ạt dâng trào, lấn át khung cấu tó thông thường. Câu thơ cuối cùng là đỉnh điểm của cảm xúc thác lũ, vừa đầy cảm giác mê đắm vừa vẫn đảm bảo sự trong sáng, thanh sạch (cũng như câu thơ ở đoạn trên: Tháng giêng ngon như mọt cặp môi gần): Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! Cắn là cụ thể, là có phần thô lỗ, bạo liệt nhưng là cắn xuân hồng. Sự kết hợp giữa trừu tượng, thanh cao và cụ thổ tầm thường thật bất ngờ, dầy sáng tạo, đem lại hiệu quả nghệ thuật thú vị, mới mẻ. Sau này Xuân Diệu còn viết: Anh uống tình yêu dập cả môi hay: Anh xin làm sóng biếc - Hôn mãi cát vàng em - Hôn thật khẽ thật êm...) Đã hớn rồi hôn lại', Đến tan cả đất trời - Anh mới thôi dào dạt — Cũng có khi ào ạt - Như nghiến nát bờ em -Là lúc triều yêu mến - Ngập bến cả ngày đêm... III. TỔNG KẾT 1. Tư tưởng chủ đạo của Vội vàng là gì? (Lời giục giã thanh niên hãy sống mê say, mãnh liệt, hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời và tuổi ứẻ. + Liên hệ so sánh đến cách sống thác loạn, ăn choi trác táng của một số thanh niên con cái các đại gia, các quan chức... trong những động lắc, những cuộc đua xe trái phép ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng và một số thành phố hiện nay là mặt trái của chủ nghĩa cá nhân cực đoan, ích kỉ và tệ hại, trở thành tội lỗi... cần được phòng chống, đấu tranh, ngăn chặn kiên quyết và kiên trì. - Mặt khác, cũng phải chống lối sống trì trệ, tầm thường, nhàn nhạt, trung bình chủ nghĩa của một bộ phận thanh niên khác. - Làm sao để hài hoà giữa cá nhân và tập thể, riêng và chung, sống hết mình và có ích cho bản thân, cho mọi người). 2. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (Sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí; giọng điệu say mê, sôi nổi; những đổi mới táo bạo về so sánh, hình ảnh, cấu tứ, dùng điệp từ, điệp ngữ...) IV. THAM KHẢO 7.1. Bây giờ khó mà nói được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy. Nhưng rồi ta cũng quen dần, vì ta thấy người cùng ta tình đồng hương vãn nặng [...]. Lê Văn Hải – HAILENET – hailesuper@gmail.com Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết. Nhưng sự sống muôn hình thức mà trong những hình thức nhỏ nhặt thường lại ẩn náu một nguồn sống dồi dào [.ẵ.]ế Sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đã phát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tình vi. [...] Ngay lời văn Xuân Diệu cũng có vẻ chơi vơi. Xuân Diệu viết văn tựa trẻ con học nói hay như người ngoại quốc mới võ vẽ tiếng Nam. Câu văn tuồng bỡ ngỡ. Nhưng cái dáng bỡ ngỡ ấy chính là chỗ Xuân Diệu hơn người. Dòng tư tưởng quá sôi nổi không thể đi theo những đường có sẵn. Ý văn xô đẩy, khuôn khổ câu văn phải lung lay. Nhưng xét rộng ra, cái nao nức, cái xôn xao của Xuân Diệu cũng là cái nao nức, cái xôn xao của thanh niên Việt Nam bây giờ. [...] Bởi Xuân Diệu đã gửi ứong thơ của người lẫn với một chút hương xưa của đất nước, bao nhiêu nỗi niềm riêng của thanh niên bây giờ - Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới - nên chỉ những ngưòi lòng còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê... (Theo Hoài Thanh — Hoài Chân, Thi nltân Việt Nam, sđd) 7.2. Đó là tiếng nói sôi nổi, hãm hở của một tâm hồn yêu đòi, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm, cảm xúc ấy là cả một cơ sở ý thức, có cả quan niệm nhân sinh, vũ trụ mói mẻ chưa từng có trong thơ ca truyền thống. Nhà thơ phát hiện có một thiên đường ngay trẽn mặt đất này, han nữa, ngay trong tầm tay mỗi người bình thường chúng ta. Này đây hoa thơm, trái ngọt của mùa xuân thắm tươi đang chào đón chúng ta đó. Đúng là thời trân thức thức sẵn bày. Người ta cứ đi tìm tình si ở đâu đâu, cứ đi kiếm Niết Bàn cực lạc ở mãi chốn mông lung huyền ảo nào! Nó ngay ở trong cuộc sống quanh ta đây, ngay trong giây phút hiện tại này đây. Nó là cái hiện hữu, cái nhỡn tiền. Hưởng ngay đi! Ngắm nhìn, ôm ấp ngay đi, còn chờ gì nữa! Thực ra thế giới tươi đẹp này, vườn xuân mơn mởn này, đâu phải bây giờ mới có. Nhưng mà có con mắt ta không nhìn thấy thì cũng như là không có. Nhà thơ không tạo ra thế giới mới, nhưng có cặp mắt xanh non mới nhìn thấu vẻ đẹp của thế giới thần tiên ấy. Thoát khỏi hệ thống ước lệ phi ngã của văn chương cổ, cặp mắt xanh non thơ mới - tiêu biểu hơn hết là Xuân Diêu - ngơ ngác, vui sướng như là lần đầu tiên trông thấy ứời xanh, hoa lá, bướm ong, cái gì cũng lạ, cũng đẹp, cũng non tươi, cái gì cũng mê, cũng say... Nhưng với Xuân Diệu, thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất cũng vì có con người. Con ngưòi giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thơ xưa lấy thiên nhiên làm chuẩn cho vẻ đẹp của con người: Phù dung như diện, liễu như mi. Mặt người như hoa phù dung, lông mày như lá liễu. Xuân Diệu đưa ra tiêu chuẩn khác: con ngưcti giữa tuổi yêu đương hồng hào, mơn mởn, là đẹp nhất. Đó là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp ứên thế gian này. Con người là thước đo thẩm mĩ của vũ trụ. vẻ đẹp của con người trần thế là tác phẩm kì diệu nhất của tạo hoá. Đó là ý nghĩa nhân bản của mĩ học Xuân Diệu. Tư tưởng mĩ học ấy giúp nhà thơ sáng tạo thêm những hình ảnh rất Xuân Diệu: Và này đây ánh sáng chớp hàng mi. Ánh sáng buổi sớm mai như phát ra từ cặp mắt đẹp vô cùng của nàng công chúa Bình Minh. Nàng vừa tỉnh giấc nồng suốt đêm qua, hàng mi chớp chớp rồi mở bừng muôn vạn hào quang, về sau nhà thơ còn viết trong Trường ca: Mỉ ánh sáng thật dài, tia ánh sáng thật đượm. Con mắt điện quang thấu suốt muôn trùng. Có hình ảnh độc đáo sáng tạo tuyệt vời: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Một hình ảnh táo bạo rất Xuân Diệu. Một vẻ đẹp trần gian nhưng chỉ có tạo hoá toàn năng mới làm được. Nó gần gũi và có tính nhục thể nữa, nhưng đồng thòi lại rất đỗi xa vời, xa vòi như một cái gì vô cùng tinh khôi, trinh trắng. Nhưng tạo hoá có sinh ra con người để mãi mãi hưởng thụ lạc thú chốn thiên đàng địa đàng trần gian này mãi đâu! Đời người có hạn, tuổi xuân ngắn ngủi, thời gian khắc nghiệt! Từ xa xưa, văn thơ vẫn hay than thở về sự ngắn dài của kiếp người, áng phù vân, bóng câu qua cửa sổ. Nhưng hồi ấy người ta vẫn hình dung bình tĩnh. Vì cá nhân chưa tách khỏi cộng đồng, con người còn gắn làm một vối vũ trụ, cho nên ngưcti chết chưa hẳn là hư vô, vẫn có thể cùng cộng đồng và trời đất tuần hoàn. Nhung niềm tin ấy còn đâu nữa ở thế hệ các nhà thơ mới đã thức tỉnh ý thức cá nhân! Thế giới luôn luôn vận động, thời gian luôn luôn chảy trôi. Có cái gì bền vững đâu, nhất là với tuổi xuân, ngày xuân: Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Vũ trụ có thể vĩnh viễn, mùa xuân trời đất có thể tuần hoàn, nhưng tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi. Làm thế nào bây giờ? Phải cố níu kéo thòi gian lại: Muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Nhưng càng không thể được! Vậy chỉ còn cách: hãy mau lên, vội vàng lên, để tận hưởng những giây phút sống tuổi xuân của mình giữa mùa xuân cuộc đời, vũ trụ: Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Lê Văn Hải – HAILENET – hailesuper@gmail.com Ta muốn ôm... Vội vàng là bài thơ rít Xuân Diệu. Xuân Diệu ờ trái tim sôi sục, ở cặp mắt xanh non háo hức, ở sự khẳng định cái "tôi" trong quan hê gắn bó với đòi, ở nhịp thơ hăm hở, cuống quýt, ở hình ảnh rất bạo, đầy rẫy cảm giác và có tính sắc dục, ở cú pháp theo lối phương Tây theo lối qua hàng hết sức thoải mái... Tất cả đều trở thành thơ, và mỗi câu, mỗi chữ đều mang hơi thở nồng nàn, đắm say của "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". (Theo Nguyễn Đăng Manh, Những bài giảng về tác gia văn học trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam, tập 3, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1999) 7.3. Không phải đến Xuân Diêu, thơ Việt Nam mói đụng đến thcd gian. Xưa, Nguyễn Du từng than: Ngày vui ngắn chẳng tày gang! Tản Đà tặc lưỡi: Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê! Nhưng chỉ đến Xuân Diệu, thời gian mới trở thành một ám ảnh. Thời gian trong thơ ông không chỉ là cảm xúc, là thi hứng, mà còn là nhân tố để cấu trúc tác phẩm. Xuân Diệu như nhìn đời bằng con mắt thời gian. Chất Xuân Diệu, phong cách Xuân Diêu là ở đó. Xuân Diệu ví thời gian như dòng nước chảy, đời người như con thuyền trôi. Dòng nước trôi vô tình, không để ý đến tình cảm, ý chí người đi trên thuyền. Thòi gian như đời người, một đi không trở lại. Thời gian khách quan tồn tại vĩnh viễn như trời đất, thời gian đời ngưòi thoáng chốc và quý giá. Thật ra dùng hình tượng dòng nước để nói thời gian cũng chẳng có gì mới mẻ. Tương tiến tửu của Lí Bạch đã nói rất hay đó sao! Sáng tạo của riêng Xuân Diệu có lẽ là hình ảnh ngọn gió thời gian. Dùng cái vô hình này để chỉ cái vô hình kia. Hơn nữa gió có tốc độ nhanh hơn, phù hợp hơn vói tốc độ cảm nhận thời gian của lớp người mới. Hình tượng thời gian trong thơ Xuân Diệu nằm ở đường biên của cụ thể và trừu tượng, luôn chuyển động và khó nắm bắt. Thời gian, trong thơ Xuân Diệu mang tính lưỡng giá. Một mặt, ngọn gió thời gian đem tuổi ứẻ, tình yêu đến: Tình thổi gió màu yêu lên phơi phới, và sự sống lại được tình yêu, gió mang đi gieo vãi khắp nơi {Gửi hương cho gió, Phấn thông vàng). Mặt khác, gió cũng mang lại bao sự phôi pha, úa héo,... Bệnh thời đại, bệnh tiếc thòi gian: Thong thả chiều vàng, thong thả lại, Rồi đi... đêm xám tới dần dần, Cứ thế mà bay cho đến hết Những ngày những tháng, những mùa xuân... {Giờ tàn) Mất thời gian là mất tất cả. Thòi gian không chỉ làm thay đổi khách thể mà thay đổi cả chủ thể nữa: Cái bay không đợi cái trôi, T ừ tôi phút ấy, sang tôi phút này. (Đi thuyền) Sự thay đổi của con ngucri, từng phút, từng phút, sẽ làm nó mất tuổi trẻ, và cuối cùng, là cái chết. Thuyết tuần hoàn, luân hồi chuyển kiếp chỉ có tác dụng khi con người tin rằng nó là một bộ phận của thế giói, đại ngã vũ trụ. Như trăng tròn rồi khuyết, khuyết rồi lại tròn, chẳng có gì mất đi cả. Còn khi con người cá nhân đặt đời mình vào giói hạn 100 năm thì cấc thuyết đó không giải quyết được gì cả. Người ta nhận thức được ý nghĩa của cái chết nằm trong ý nghĩa của đòi sống. Sống như thế nào, điều đó mới là quan trọng. Bởi vậy, cá nhân cô đơn phải tự tìm lấy phương thuốc của mình ngay ngày hôm nay, trên cõi đời này. Các phương thuốc của người xưa dù khác nhau đến đâu đểu chung chữ thoát li: trẻ Nho già lão, vào Nho ra Phật là phương châm ứng xử của cả vùng văn hóa Đông Á... Các nhà thơ nhà văn đương thời hầu như cũng thế. Riêng chỉ có Xuân Diệu là cứ ở trong đồi, bám riết lấy trần thế, níu cuộc sống mà chống lại thòi gian: Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn, Làm dây da quấn quýt cả mình xuân. Không muốn đi, ở mãi mãi vườn trần Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất. Một quan niệm sống dấn thân, khoa học và thực dụng như vậy thật xa vói truyền thống Đông phương. Hẳn nó chỉ có thể được xây dựng trên nhận thức mói về thời gian. Điểu đó còn được trình bày trong văn xuôi Trường ca: Thời gian là sự cử động. Nếu tôi đứng, nếu máu tôi ngừng,... thời gian của tôi sẽ không còn nữa. Bởi vậy, để thòi gian không mất đi, con ngưòi phải không ngừng vận động, phải lẫn với đời quay. Nhưng điều quan trọng là tốc độ phải ngang với tốc độ quay của đòi. Săn tìm tốc độ, coi tốc độ là cứu cánh chẳng những trái ngược vói tư tưởng của xã hội nông nghiệp cổ truyền - nhìn thời gian qua con mắt thư thái - mà còn là ý tưởng rất hiện đại trong thơ Xuân Diệu. Ao ước đi ngang tốc độ ngọn gió thời gian. Chỉ có chế ngự được thời gian thì mới chế ngự được sự tàn phai của đường nét, sắc màu, âm thanh và lòng người: Đi mau! Trốn nét! Trôh màuỉ Trôh hơi! Trốn tiếng! Trôh nhau! Trốn mình! Nhưng đạt tốc độ ấy chỉ là ảo tưởng. Xuân Diệu thực tế hơn đã thay thế đôi giày cổ tích bằng lối sống đón trước để bắt kịp thời gian. Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. Bởi vậy, Vội vàng là một triết lí sống, một ứng xử nghệ thuật của nhà thơ. Thế giới thơ Xuân Diệu đầy những từ giục giã, vội vàng, mau, gấp,... bởi thi nhân rất sợ sự lỡ làng, muộn màng, không kịp, lỡ thì... Mau với chứ, vội vàng lên với chứ. Em, em ơi, tình non sấp già rồi; Lê Văn Hải – HAILENET – hailesuper@gmail.com Mau với chứ! Thời gian không ngưng đợi Tình thổi gió màu yêu lên phơi phới; Nhưng đôi ngày tình mới đã thành xưa. Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai, Đất trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn. Thắng vượt thời gian bằng tốc độ chưa đủ mà còn phải thắng vượt bàng cường độ sống nữa. Có nhiều cách hiểu về cường độ sống. Trước hết, phải trân trọng, bám níu lấy sự sống trong mọi hình thái dạng của nó, từ vi mô đến vĩ mô: Tôi sợ mất sự sống của tôi, không muốn nó rơi rớt chảy trôi theo dòng ngày tháng. Tôi đã ráng bỏ từng mảnh đời tôi trong hàng chữ, để gửi đi, gửi cho người bốn phương. (Tựa Thơ thơ) Thứ hai, thi nhân biết sống với hiện tại. Trong quan niệm cổ truyền, quá khứ là khuôn vàng thước ngọc, hiên tại là mong manh, vô nghĩa. Coi ứọng hiện tại là ý tưởng thiền, là tư tưởng hiện sinh thuần khiết. Thứ ba, phải biết nén tối đa sự sống vào một khoảng khắc thời gian nhỏ nhất: Trút ngàn năm trong một phút chơi vơi. Thơ Xuân Diệu là sự khát thèm sự sống. Ông ca ngợi mọi hình thái sự sống chứa giàu: mùa xuân: thời kì của sự sống sinh sôi; tuổi trẻ; sự sống tràn đầy; tình yêu: sự nổ bùng của sự sống. Cái vũ trụ của thi nhân là vũ trụ của sự thụ hưởng sự sống, trong đó hình thái thụ hưởng cổ sơ, cơ bản là nổi trội han cả. Thơ ông đầy những động tác: uống (hồn em), ôm (ta muốn ôm), cắn (ta muốn cắn vào người, môi, mắt)... Xuân Diệu tự định nghĩa mình: Tôi là kẻ đưa răng bấu mặt trời Kẻ đựng trái tim trìu máu đất Hai tay chín móng bám vào đời. Và tư thế thường trực của nhà thơ là: Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm... -Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! Mặc dù vồ vập sự sống như vậy, nhưng biết sống vói phút giây hiện tại là rất khó, bởi vì cái hiện tại tuy có thực nhưng nó rất mong manh. Nhung hình như sự việc lại bắt đầu từ nghịch lí này. Phút giây hiện tại là sự cô đặc của thời gian. Biểu dương hiện tại là dồn nén thời gian vào hiện tại: Thà một phút huy hoàng rồi ch0 tối Còn hơn buồn le lối suốt trăm năm. Lúc này cái thcd gian khách quan đo đếm được bằng máy móc không tồn tại nữa, là chuyển qua cảm giác, tâm trạng. Đó là thời gian tâm tình, không có quá khứ, hiện tại, tương lai, khoảnh khắc, thiẽn thu. Đó là nỗ lực phi thời gian hoá của con người trên chính thời gian. Với trực giác về thời gian đó, con người mau chóng đạt tới sự vĩnh cửu - vĩnh cửu trong giây lát. Từ đó con người hanh phúc vì đã trút được gánh nặng của thời gian. Thời gian làm tâm linh biến cái thoáng chốc thành cái vĩnh cửu, tức là không gian hoá thời gian, tĩnh hoá cái động. Hàn Mặc Tử từng viết: Van lạy không gian xoá những ngày. Lấy chủ quan thắng khách quan là một trong những hình thức chiến thắng thời gian. Lấy cái năng lượng, nội lực trong lòng mình để chủ quan hoá cái khách quan; biến cái mùa xuân giới hạn, đinh kì của thiên nhiên thành xuân vĩnh cửu, xuân không mùa: Xuân không chỉ là mùa xuân ba tháng Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ Chim trên cành há mỏ hót ra thơ Xuân là lúc gió về không định trước... Thế là Xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi Như được nắm một bàn tay son sẻ. "Xuân lòng" chủ yếu phát ra từ tình yêu. Xuân Diệu nổi tiếng là nhà thơ của tình yêu. Nhưng sự hấp dẫn của thơ ông, sức bền lâu của nó, không phải ở ngôn từ mà giờ đây đã ngả màu cải lương, không phải ở giọng điệu tha thiết chàng nàng, mà chính từ triết lí sống thấm đẫm. Đó là tình yêu có khả năng chiến thắng thời gian, bởi tình yêu là sự sống, sự sống bất tử, sự sống chẳng bao giờ chán nản. Thơ tình Xuân Diệu sau này mất đi cái triết lí ấy nên vụn vặt, tủn mủn, chỉ còn lại chút nghĩa cũ càng... Thơ thơ như là nghệ thuật, như là sự vĩnh cửu hoá thòi gian. Trong từng bài thơ, từng giai đoạn thơ, những âm giai này thay nhau nổi lên làm chủ âm khiến cho toàn bộ sáng tác của Xuân Diệu vừa phong phú, đa dạng vừa xuyên suốt, nhất quán. (Theo Đỗ Lai Thuý, trong Xuân Diệu - về lác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998) 7.4. Cái động thái bộc lộ thần thái đầy đủ nhất của Xuân Diệu có lẽ là vội vàng. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trcd, sống vội vàng, cuống quýt (Hoài Thanh). Vội vàng là cái tên rất đặc trưng cho Xuân Diệu. Bắt nguồn sâu xa từ sự ý thức về thời gian, về sự ngắn ngủi của kiếp người, về cái chết như là kết cục không tránh khỏi mai hậu. Sống đã là cả một hanh phúc lớn lao, kì diệu. Sống là tận hiến, tận hưởng. Đời người rất ngắn, cần tranh thủ sống. Sống hết mình, đã đầy; chớp lấy từng khoảnh khắc, chạy đua cùng thòi gian. Ý thức được luôn giục giã gấp gáp. Bài thơ được viết từ cảm niệm triết học ấy. Thông thường yếu tố chính luận đi với thơ rất khó nhuần nhuyễn; nhất là lối thơ nghiêng về cảm xúc rất ngại đi cùng chính luân. Thế nhưng nhu cầu biểu hiện tư tưởng, lập thuyết lại khôn

File đính kèm:

  • pdfVoi vang Le Van Hai HAILENET.pdf
Giáo án liên quan