Phân tích bài Vợ chồng A Phủ, tác giả Tô Hoài

Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ

Chế Lan Viên đã thốt lên những lời thiết tha ấy trong bài thơ có tên “ Tiếng hát con tàu “ . Thế nhưng miền rừng núi xa xôi ấy không chỉ là nguồn cảm hứng riêng cho những tác phẩm thi ca. Từ khá lâu trước “ Tiếng hát con tàu”, mảnh đất Tây Bắc cũng đã từng sinh thành cho văn xuôi một tác phẩm vào loại xuất sắc nhất trong số những truyện kí được viết vào thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Và người có côn đem lại Tây Bắc cho nền văn xuôi kháng chiến, không thể là ai khác ngoài Tô Hoài , và tác phẩm mà chúng ta đang nói tới cũng không thể là tác phẩm nào khác ngoài tập truyện mà trong đó truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ “ vẫn được coi là xuất sắc nhất, tiêu biểu nhất. Và như mọi tác phẩm ưu tú khác, “ Vợ chồng A Phủ” vẫn mang trong đó hai trong số những giá trị vẫn được coi là vĩnh hằng của văn chương : giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Và góp phần nhiều nhất làm nên sức lôi cuốn của “ Vợ chồng A Phủ “ khó có gì khác hơn là sức sống tiềm tàng của nhân vật chính- cô Mị, được thể hiện trong hai đêm đáng ghi nhớ nhất của đời cô- đêm tình mùa xuân và đêm mùa đông mà Mị đã cởi trói cho A Phủ rồi cùng nhau thoát khỏi Hồng Ngài.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2811 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bài Vợ chồng A Phủ, tác giả Tô Hoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vợ chồng A Phủ Tô Hoài Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ Chế Lan Viên đã thốt lên những lời thiết tha ấy trong bài thơ có tên “ Tiếng hát con tàu “ . Thế nhưng miền rừng núi xa xôi ấy không chỉ là nguồn cảm hứng riêng cho những tác phẩm thi ca. Từ khá lâu trước “ Tiếng hát con tàu”, mảnh đất Tây Bắc cũng đã từng sinh thành cho văn xuôi một tác phẩm vào loại xuất sắc nhất trong số những truyện kí được viết vào thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Và người có côn đem lại Tây Bắc cho nền văn xuôi kháng chiến, không thể là ai khác ngoài Tô Hoài , và tác phẩm mà chúng ta đang nói tới cũng không thể là tác phẩm nào khác ngoài tập truyện mà trong đó truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ “ vẫn được coi là xuất sắc nhất, tiêu biểu nhất. Và như mọi tác phẩm ưu tú khác, “ Vợ chồng A Phủ” vẫn mang trong đó hai trong số những giá trị vẫn được coi là vĩnh hằng của văn chương : giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Và góp phần nhiều nhất làm nên sức lôi cuốn của “ Vợ chồng A Phủ “ khó có gì khác hơn là sức sống tiềm tàng của nhân vật chính- cô Mị, được thể hiện trong hai đêm đáng ghi nhớ nhất của đời cô- đêm tình mùa xuân và đêm mùa đông mà Mị đã cởi trói cho A Phủ rồi cùng nhau thoát khỏi Hồng Ngài. * Giá trị hiện thực của VCAP: 1.Có thể nói “ Vợ chồng A Phủ “ là thành công đầu tiên của văn xuôi cách mạng Việt Nam. Về phương diện ấy, nhà văn đã có thể vượt qua những thành kiến cố hữu đã dai dẳng bám lấy tâm trí của người miền xuôi khi nhìn vào miền núi, thành kiến vốn được nuôi dưỡng bằng ấn tượng của những câu chuyện đường rừng. Nhà văn đã không để cho sự lạ lùng, khác thường của một miền đất xa xôi ngăn trở mình đi vào bản chất của sự sống. Từ đó mà Tô Hoài đã tiếp cận, nhận ra và biểu hiện thành công hình ảnh miền núi Tây Bắc, nơi mà cuộc sống vẫn diễn ra như một qui luật, tồn tại trên cơ sở những mâu thuẫn và xung đột giữa một bên là những người giàu và một bên là những con người nghèo khổ. Kẻ thống trị luôn đè nén, cướp đoạt và những người dân luôn chịu bóc lột, áp bức. Từ đó mà “ Vợ chồng A Phủ” hiện lên như một bức tranh về cảnh sống khổ cực của những người dân dưới ách thống trị của phong kiến miền núi. Và Tô Hoài đã cho thấy đó là một điều tất yếu. Mặc khác ,tác giả còn cho thấy đó là một xã hội tàn bạo bởi sức mạnh của cường quyền và thần quyền. Khi đã rơi vào tay bọn thống trị, cuộc đời của con người cũng chỉ có thể là khổ sở, là ngựa trâu. Con người luôn luôn phải đối mặt với sự đe doạ, hành hạ của bọn giàu sang và luôn luôn bị ám ảnh bởi cảm giác “ ma đã nhận mặt mình “. Sự chân thực còn thể hiện ở chỗ nhà văn đã thấy trong xã hội đó, những con người nghèo khổ đã phải nhẫn nại chịu đựng nhưng sự đè nén nặng nề, những sự cướp đoạt tàn bạo đã khiến họ không thể chịu đựng được. Nhà văn cũng đã diễn tả những sự phản kháng của những con người bị bóc lột, xảy ra khá thường xuyên trong tác phẩm dưới những dạng khác nhau, mức độ khác nhau. Về mặt này, “ Vợ chồng A Phủ” đã có thể vượt lên trên tất cả các tác phẩm văn xuôi viết về đề tài này trước đó. 2. Tuy nhiên, những điều nói trên không có nghĩa là Tô Hoài đã bỏ qua những nét riêng của những con người, những thế hệ trong tác phẩm. Những chi tiết rất phù hợp về lịch sử, địa lý, phong tục của những người H’mông vùng Tây Bắc đã hiện lên qua ngòi bút miêu tả chân thực của tác giả. Tô Hoài đã không sa vào những tưởng tượng dễ dãi về miền núi mà ngược lại, những nét đặc sắc mà nhà văn miêu tả đã được đổi lấy bằng những lao động công phu, bằng xâm nhập thực tế. Tác phẩm chân thực với những chi tiết mà nhà văn nói : “...đã đánh đổi bằng những năm tháng lăn lộn với những con người như vợ chồng A Phủ ở những xứ sở rất xa xôi... “ Phải công phu như vậy, chúng ta mới được thưởng thức những trang viết về mảnh đất có những loài hoa đổi màu kì ảo. Tô Hoài cũng làm giàu có vốn sống người đọc bằng những trang viết rất sinh động và gợi cảm về ngôn ngữ, phong tục, tính cách của những con người miền núi: tiếng sáo trong những đêm tình mùa xuân, những câu hát trong cuộc ném pao, bữa rượu ngày tết, không khí ghê rợn của những buổi hút thuốc phiện, hay lối đánh đập dã man những nguời phạt vạ, tục khấn trình ma những người vay nợ,...Chính những chi tiết ấy đã giúp chúng ta sống rộng hơn cuộc sống mà mình đang có, gặp gỡ những người chưa hề quen thân và nhìn lại một thời kì đã trôi qua lâu lắm rồi, những điều mà không thể nào có được nếu không phải qua những áng văn giàu tính chân thực như “ Vợ chồng A Phủ”. 3. Nhưng không nên quên rằng “ Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm viết trong thời kì kháng chiến, vì thế phải khác hẳn với những tác phẩm viết trước Cách Mạng và bởi những nhà văn không phải nhà văn Cách mạng. Tác giả đã thấy cuộc sống của “ Vợ chồng A Phủ” cũng có những phát triển, diễn biến, nhưng là sự phát triển có tính chất Cách Mạng. Bởi trong những tác phẩm như “ Tắt đèn” hay “ Chí Phèo” thì sự biến đổi vẫn nằm trong khuôn khổ cố định của xã hội thực dân- phong kiến, còn trong “ Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã thấy Mị và A Phủ sẽ được trở thành những con người mới, từ bóng tối bước ra ánh sáng, cũng như toàn bộ những người dân Tây Bắc sẽ được đổi đời nhờ kháng chiến và Cách Mạng và cũng sẽ được tác giả miêu tả như một qui luật của cuộc sống. Và như thế, tất cả những chi tiết ấy đã làm nên giá trị hiện thực sâu sắc của những áng văn “ Vợ chồng A Phủ”. *Giá trị nhân đạo trong VCAP: 1.“ Vợ chồng A Phủ “ của Tô Hoài, bên cạnh giá trị hiện thực và có phần lớn hơn giá trị hiện thực vẫn là giá trị nhân đạo, là tình yêu thương con người mà nhà văn đã kí thác vào tác phẩm. Biểu hiện đầu tiên và cũng là cái gốc của tấm lòng nhân đạo sẽ được tìm thấy ở sự quí trọng mà nhà văn đã dành cho con người. Đó là những con người ở miền rừng núi rất xa xôi, những con người mà không ít khi được nhìn như là một cộng đồng dân cư thấp kém, không thể sánh ngang với những người văn minh, có học thức ở chốn thị thành. Tô Hoài đã vượt qua tất cả những thành kiến ấy để nhìn thấy ở Mị và A Phủ những phẩm chất không kém gì những người con trai, con gái đẹp ở các dân tộc khác. Tô Hoài đã viết về Mị như là một người có đủ các phẩm chất của một người con gái, có nhan sắc được nhiều con trai ngưỡng mộ, một cô Mị rất có tài, mà lại là tài năng âm nhạc.” Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.” Có vẻ như cách nhà văn miêu tả nhân vật không khác gì mấy so với Nguyễn Du nói đến Thuý Kiều, cũng trân trọng như thế. Tài năng âm nhạc ấy cũng là cách để nhà văn biểu hiện Mị như một con nguời có tâm hồn đẹp đẽ, phong phú. Mị cũng biết yêu thương và đã được yêu thương, đã có những phút rung động, hồi hộp trong đêm tình mùa xuân khi mong chờ người yêu tới. Và cũng như nhiều nhân vật khác trong văn chương, Mị cũng có đức hi sinh. Bởi về một mặt nào đó có thể coi như Mị đã bán mình để cứu gia đình thoát khỏi cơn nguy biến. Như vậy có nghĩa là trong con mắt của Tô Hoài, người con gái nghèo ở chốn heo hút , cheo leo trên triền núi cao cũng là một con người đẹp đẽ, đáng sống và có đầy đủ phẩm chất để xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Phải có một tình cảm say mê làm gốc rễ cho tấm lòng nhân đạo, Tô Hoài hẳn mới có thể xây dựng nên một nhân vật Mị như thế. Chúng ta còn có thể nhìn thấy vẻ đẹp ấy không chỉ ở Mị mà còn ở nhân vật thứ hai - chàng A Phủ. Tô Hoài đã không tiếc công sức khi xây dựng nhân vật A Phủ như một chàng trai lý tưởng, và đã làm hiện lên một A Phủ trong dáng vẻ đẹp đẽ mà chúng ta vẫn thường gặp ở những chàng mồ côi trong các tác phẩm dân gian. Chàng trai ấy đẹp trong vóc dáng to lớn,khoẻ mạnh. Anh cũng là một người lao động giỏi, thể hiện ở chi tiết “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc “, một kĩ thuật khó nhất của những người miền núi lúc ấy. A Phủ còn giỏi qua những lời nhận xét của những cô gái trong làng : “Đứa nào được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”. Nhưng cũng không thể hình dung một A Phủ sinh ra từ lòng yêu quí những người miền núi của nhà văn mà thiếu đi một phẩm chất cao quí của một chàng trai. Đó là lòng hào hiệp, dám phản kháng, đấu tranh và đủ sức đấu tranh, phản kháng. Tô Hoài đã xây dựng nên một A Phủ như thế với tất cả sự yêu mến và tự hào, thể hiện rõ nhất trong đoạn nhà văn miêu tả A Phủ đánh A Sử. “ Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lăng vào giữa mặt “. Người trai ấy đã không ngần ngại “ nắm cái vòng cổ “ có tua ngũ sắc, biểu hiện của con quan thống lý mà “đánh tới tấp”, “ một trận đánh rất hả hê”. Và A Phủ cũng như Mị, cũng là những nhân vật mà nhà văn mong muốn cho họ có một cuộc sống tốt đẹp như họ đáng có. 2. Chính vì thế khi Mị và A Phủ lần lượt rơi vào tay thống lý Pá Tra và chịu đựng sự hành hạ, đè nén , đoạ đày thì nhà văn đã thật sự cảm thương và đã tìm mọi cách gợi sự cùng cảm thương trong người đọc. Tô Hoài đã nói đến cả hai nỗi khổ mà những người như Mị và A Phủ phải chịu. Nhà văn không quên nói đến những nỗi cực về phương diện vật chất và lại càng không quên nói đến những nỗi khổ về phương diện tinh thần. Nhưng Tô Hoài không chỉ nói đến một cô Mị lúc nào cũng phải vùi đầu vào công việc suốt đêm ngày. Nhà văn còn cho ta thấy một người con gái hết lên nương lấy củi rồi lại xuống suối cõng nước, trong tay lúc nào cũng “ gài một bó đay để tước thành sợi”, một người con gái bị sự cực khổ làm cho giá trị con người bị hạ thấp xuống. Tấm lòng nhân đạo đã làm Tô Hoài hiểu rằng cuộc sống cực khổ làm cho những người như Mị và A Phủ phải sống một kiếp sống thậm chí không bằng con trâu, con ngựa.” Con ngựa , con trâu làm còn có lúc , đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày”. Chính vì thế, ngay từ vào truyện, chúng ta đã bắt gặp một cô gái có khuôn mặt “ buồn rười rượi ngồi quay sợi”. Nhưng không chỉ vậy, nhà văn còn khiến người đọc thấm thía hơn khi viết về một Mị “ ngồi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa “. Những vật ấy vốn là những vật vô tri. Và như thế, Mị cũng hiện lên như thể một trong số những thứ vô tri trong nhà thống lý, một con người với kiếp sống khổ sở thậm chí còn hơn con vật. Tuy nhiên, sự thương cảm của Tô Hoài còn thấm thía nhiều hơn khi nhà văn nói đến nỗi khổ về phương diện tinh thần. Chính tấm lòng nhân đạo ấy đã khiến Tô Hoài khi nghĩ đến cuộc sống tinh thần của những người miền núi đã tạo ra những hình ảnh rất cảm động không thể nào quên. Thiếu một tấm lòng thương cảm về những con người đáng sống mà không được sống, Tô Hoài hẳn đã không thể sáng tạo ra chi tiết về “con rùa nuôi trong xó cửa” câm lặng, lùi lũi như sự câm lặng của một người mất đi quyền sống. Hay nhà văn đã viết nên hình ảnh căn buồng của Mị đầy ám ảnh, căn buồng cách xa cuộc đời, được miêu tả như một nhà ngục, không phải của thể xác mà là như một nhà tù cầm cố người con gái về mặt tinh thần. “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng.” Căn buồng - nhà ngục ấy đã giam hãm tuổi xuân, làm lạnh lẽo, héo mòn khao khát sống của người con gái ấy. Và có lẽ thấm thía hơn cả là hình ảnh cô Mị trong đêm mùa đông trên núi cao ngồi thổi lửa hơ tay, một cô Mị hoàn toàn cô đơn mà bầu bạn duy nhất chỉ còn là ngọn lửa. Đó còn là một cô Mị tê dại đến mức bị A Sử đánh ngã bên bếp lửa cũng không cảm thấy đau đớn gì, để hôm say lại lặng lẽ như một cái bóng, lại đến hơ tay bên ngọn lửa. Một con người chỉ biết sống với những thói quen mà dường như chai sạn với mọi sự đớn đau về thể xác. Cái khổ ấy nhà văn đã cho thấy là cái khổ của người không thiết sống đến mức không thiết đến cả việc chết đi. Hay như A Phủ, cũng là một người khỏe khoắn, mạnh mẽ, tràn đầy niềm vui sống, sự ham thích tự do, nhưng sau khi vào nhà thống lý Pá Tra làm người ở thì lại trở thành lầm lụi. Một con người bị mất đi rất nhiều sức mạnh đến mức mà chúng ta có thể thấy một A Phủ nhẫn nhục trong lần bị phạt vạ hay lần bị Pá Tra trói lại, cứ cung cúc hệt như một con vật trung thành. A Phủ “lẳng lặng vác cuộn dây mây, tự tay đóng cái cọc gỗ xuống bên cột” để cho Pá Tra trói lại. Đau xót cho con người làm sao. Những chi tiết ấy cứ như xoáy vào tâm can, làm cho những người đọc có tâm không khỏi quặn lòng đau xót. 3. Đi liền với những xót thương ấy là sự căm giận, phẫn nộ đối với những kẻ đã hành hạ con người, cho dù đã được nhà văn nói đến một cách kín đáo. Đọc “ Vợ chồng A Phủ”, không thể không thấy bộ mặt bất nhân của những kẻ thống trị. Một thống lý Pá Tra lợi dụng việc con trai bị A Phủ đánh kể kiếm thêm một người ở đợ. Vì vậy Pá Tra đã chẳng thèm hỏi han xem A Sử bị đánh ra sao mà chỉ chăm chăm xử kiện và gạt nợ A Phủ. Hay như A Sử cũng vậy, có thể hãm hại đến chết những người trong nhà, bắt những người con dâu gạt nợ phải làm như trâu ngựa. Chúng, tội ác ấy còn thể hiện ở sự dửng dưng, không một chút động lòng nào khi hãm hại con người. A Sử trói Mị bình thản như trói một đồ vật nào đó, đánh ngã Mị xuống bếp lửa như một hành động do ngứa ngáy chân tay. Rõ ràng tình người đã hoàn toàn đông cứng trong trái tim của kẻ thống trị vốn coi con người không bằng loài vật, nếu như bọn chúng còn có một trái tim. Đó hoàn toàn là một tình cảm đầy ý nghĩa nhân đạo mà Tô Hoài đã thể hiện trong tác phẩm. * Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị : Tô Hoài đã xây dựng Mị như một con người dào dạt sức sống, khao khát sống. Nhưng sự sống ấy đã tưởng như bị dập vùi, lụi tắt, đã không còn nữa kể từ khi Mị bị bắt vào nhà thống lý Pá Tra để làm con dâu gạt nợ. Sau nhiều năm cô đã trở thành một “con rùa” lùi lũi nơi xó cửa, một người tù trong căn nhà, một con người câm lặng, một con người chính vì không thiết sống nên dường như đã không còn thiết chết. Hình ảnh của những đêm trên núi cao gợi ta nghĩ đến một tâm hồn vô cảm. Ngọn lửa sống đã leo lét dần và dường như đang tắt hẳn trong tâm hồn Mị. Nhưng Tô Hoài cũng như nhiều những nhà văn nhân đạo kháccho rằng : sức sống của con người đẹp như Mị sẽ không bao giờ bị mất đi. Nó chỉ lặn sâu vào bên trong, ẩn giấu vào một góc khuất tăm tối nào của tâm hồn, và như thế vẫn cứ âm thầm tồn tại, âm ỉ cháy ở bên dưới lớp tro buồn. Không thể có cách nào khác hơn là cách Tô Hoài sử dụng trong tác phẩm này để nhận ra sức tiềm tàng ấy trong lòng người con gái. Nhà văn cho ta thấy sức sống bình thường đang lặn sâu, giấu dưới đáy tâm hồn bằng cách chứng tỏ cho chúng ta thấy sức sống ấy, vẻ đẹp tâm hồn ấy trong hoàn cảnh đặc biệt nào đó sẽ lại cháy lên trong con người Mị. Bằng cách đó, ta thấy sức sống ở Mị không mất đi mà chỉ bị che lấp đi, lẩn khuất đi. Và niềm tin vào sức sống không mất đi ấy,mong muốn được biểu hiện sự cháy lên, thắp sáng trở lại nguồn sức sống trong tâm hồn Mị đã đưa ta đến những trang văn đẹp nhất của “Vợ chồng A Phủ” : đoạn văn viết về đêm tình mùa xuân Mị muốn đi chơi và đêm mùa đông Mị cởi trói cho A Phủ. Trong những đoạn văn ấy, Tô Hoài đã làm cho người đọc cùng tin và cùng mến yêu cái sức sống tiềm tàng ấy của Mị thông qua ngôn từ đẹp và tinh tế. Và như thế, Tô Hoài thực sự đã nắm được phép biện chứng của tâm hồn. Tô Hoài đã thấy trong Mị nỗi tê tái của một tâm hồn đã lặng câm đi, vẫn còn đâu đó một cô Mị của ngày xưa. Và cô Mị trong ngày xưa ấy sẽ thức dậy trong hôm nay nếu có một hoàn cảnh thích hợp. Và hoàn cảnh ấy đã đến trong đêm tình mùa xuân. Bắt đầu bằng một tác động kì lạ của hơi rượu. “Mị cứ uống ừng ực từng bát”, như thể muốn nuốt trôi đi mọi đau khổ, cùng cực trong cuộc sống vào tận sâu trong lòng, dìm tắt hẳn đi một cái gì như thể khát khao đang muốn vùng dậy. Hơi rượu và tiếng sáo tạo trong Mị hai trạng thái đối lập nhau.Hơi rượu ấy vừa gây quên, vừa gợi nhớ. Quên đi hiện tại và Mị bắt đầu phảng phất nhớ về ngày xưa. Trong những đêm như thế này, Mị cũng đã từng đi chơi. Đến đây, nỗi nhớ của Mị được trợ lực bằng tiếng sáo, và Tô Hoài đã viết rất hay về tác động của tiếng sáo đối với tâm hồn Mị. Lúc đầu tiếng sáo ấy ở xa Mị, ở ngoài Mị, của một người khác. “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi”. Tiếng sáo ấy cứ dần dần trở nên gần lại, nhiều tình ý hơn, hoà nhập với lòng Mị nhiều hơn. Một tiếng sáo “lửng lơ bay ngoài đường” như chờ đợi. Dần dần tiếng hát trở thành tiếng hát của chính Mị. Nỗi nhớ cứ nồng nàn dần lên nhưng sự thay đổi không dễ gì diễn ra ngay vì khi Mị đứng lên chỉ để về buồng, và ý nghĩ đến với Mị chưa phải là cảm giác muốn đi chơi mà là cảm giác muốn ăn lá ngón tự tử ngay để chết. “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Có thể Mị chưa biết nhưng rõ ràng là Mị đã muốn sống, sống cuộc sống của ngày xưa. “Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng”, như một sự chủ động của tâm hồn đang hướng về phía ánh sáng. Và ngay sau đó, tiếng sáo không còn ở bên ngoài mà hoà nhập vào trong Mị, biến Mị trở thành một con người khác, một con người của thời còn đang đầy ắp sức sống trong tâm hồn. “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Dường như Mị đang khơi sáng lên ngọn lửa tình yêu, ngọn lửa của tâm hồn tuổi trẻ vốn từ lâu đã lụi tắt. Việc lấy áo chuẩn bị đi chơi cũng là một hành động ngày xưa trong cô Mị ngày hôm nay. Hành động ấy giống như một người sống trong giấc mộng. Và như vậy, sự sống được bộc lộ ra, như để chứng tỏ sự sống trước đó đã tiềm tàng trong lòng người đàn bà đau khổ. Sự nổi loạn của tâm hồn đã diễn ra không lâu vì rồi Mị sẽ bị A Sử trói, để rồi dần quay trở lại với hiện tại. Sức sống lại lắng xuống, thiếp đi trong một trái tim tê tái. Nhưng ngay cả sự chuyển biến ấy Tô Hoài cũng miêu tả cho thấy nó không đơn giản. Đầu tiên Mị không nhận ra là mình bị trói mà vùng chạy theo tiếng gọi của mùa xuân. Nhưng dây trói đã siết chặt, “tay chân đau không cựa được”, Mị mới nhận ra là mình bị trói. Nhưng cái quá trình diễn biến nhớ-quên ấy cũng đan xen lẫn lộn, lúc thấy hơi rượu toả ra trong tiếng sáo nhưng rồi lại thấy “tiếng chân ngựa đạp vào vách”, đưa Mị trở lại làm một người con dâu gạt nợ. Mị dường như còn tê dại hơn trước đó. Nhưng Tô Hoài một lần nữa cứ tin rằng ngay cả trong cô Mị vô cảm ấy, sức sống tiềm tàng vẫn không thể mất đi. Sức sống ấy sẽ cháy lên, mãnh liệt hơn, tha thiết hơn và bất ngờ hơn. Và đoạn nhà văn viết về đêm mùa đông trên núi cao ấy có thể nói là mẫu mực tuyệt vời của sự phân tích tâm lý theo đúng tinh thần biện chứng. Người phụ nữ đã thể hiện những mâu thuẫn nội tâm quyết liệt, những chuyển biến dồn dập, nhanh chóng, bất ngờ với không ít người đọc những vẫn hợp lí, vì đó là diễn biến theo đúng qui luật của phép biện chúng tâm hồn. Tô Hoài đã không dễ dãi cho Mị cảm thấy thương A Phủ ngay từ phút đầu tiên. Tô Hoài đã để cho nhân vật Mị nhìn A Phủ suốt mấy đêm mà không mảy may xúc động. Vào cái đêm đau khổ nhất của đời A Phủ thì Mị lại sống gần như trong trạng thái vô tri. Mị chẳng còn tha thiết gì ngoài việc thổi lửa, hơ tay để chống lại cái rét của đêm mùa đông trên núi cao mà chẳng để ý đến bất kì ai. Tô Hoài đã viết một câu văn hết sức táo bạo bởi một cây bút không đủ bản lĩnh vững vàng chắc không dám hạ xuống trang văn một câu như thế : “Nếu A Phủ có là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Câu văn thật hay, bởi phải nói thế mới thấu hết sự lạnh lẽo, tê dại của tâm hồn Mị. Song, sau đó chính Tô Hoài đã có một sự lí giải : đêm hôm ấy lại có một cái gì khác so với mọi đêm hôm trước, bất ngờ vì một chi tiết nhỏ tưởng chừng như không đáng kể. Bởi Mị đã nhìn thấy A Phủ khóc, “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xạm đen”. Người đàn ông ấy khóc không thành tiếng, ít nước mắt thôi nhưng cũng đủ làm “giọt nước tràn ly” bởi giọt nước mắt ấy lay thức một sức sống bấy lâu vẫn ngủ yên trong tâm hồn Mị. Tình thương A Phủ cũng xuất hiện ở Mị ngay lúc ấy, tình thương đi theo một con đường thật hơn và cũng phức tạp hơn. Mị nhận ra hình ảnh của mình trong cái đêm bị trói đứng. “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không biết lau đi được”. Và chính dòng nước mắt A Phủ đã giúp Mị nhớ ra mình, xót xa cho mình. Và phải biết nhớ lại mình, biết nhận ra là mình cũng từng, cũng đang khổ nỗi khổ của con người mới có thể thấy có con người nào đó cũng khổ giống mình. Sự thương người không thể sinh ra khi sự thương mình còn chưa có. Đúng là từ lúc biết thương mình, Mị mới dần có với A Phủ tình thương đối với một người cùng cảnh ngộ. Từ ấy, tình thương dần dần chuyển hoá sang “người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này”, cũng bị “bắt trói đến chết”. Tình thương ấy cứ lớn dần lên, lớn hơn cả tình thương mình. Đó cũng là qui luật tất yếu của những tình cảm chân chính, nó sẽ sinh ra cái hạnh phúc được hi sinh. Và như thế, chuyển ý nghĩ từ mình sang những người cùng cảnh ngộ, Mị dần dần phảng phất nghĩ : “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi”, nhưng còn “người kia việc gì phải chết thế”.Và hai tiếng “A Phủ...” lần đầu tiên rung động phảng phất trong lòng Mị, nhè nhẹ, nghe như hơi thở của tình thương... Song phải đến khi cho Mị nghĩ : “một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy” thì “làm sao Mị cũng không thấy sợ”. Phải đến lúc ấy, Tô Hoài mới thực sự có cơ sở để Mị cầm dao cắt nút dây mây giải thoát cho A Phủ. Nhưng Tô Hoài rất hiểu con người, thương con người, bởi nga

File đính kèm:

  • docLuyen thi Vo chong A Phu.doc
Giáo án liên quan