Phân tích bảng số liệu thống kê và sử dụng atlat Địa lí Việt Nam

I. Phân tích bảng số liệu thống kê

 1. Yêu cầu

 - Đọc kỹ bảng số liệu để thấy yêu cầu và phạm vi cần phân tích .

 - Tìm ra tính qui luật hoặc mối liên nào đó giữa các số liệu.

 - Không bỏ sót các dữ liệu, nếu bỏ sót các dữ liệu dẫn đến việc phân tích thiếu chính xác.

 - Cần bắt đầu bằng việc phân tích các số liệu có tầm khái quát cao, sau đó phân tích các số liệu thành phần.

 - Tìm các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất theo cột, hàng (đặc biệt chú ý đến những số liệu mang tính đột biến tăng hoặc giảm).

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bảng số liệu thống kê và sử dụng atlat Địa lí Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ VÀ SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. Phân tích bảng số liệu thống kê 1. Yêu cầu - Đọc kỹ bảng số liệu để thấy yêu cầu và phạm vi cần phân tích . - Tìm ra tính qui luật hoặc mối liên nào đó giữa các số liệu. - Không bỏ sót các dữ liệu, nếu bỏ sót các dữ liệu dẫn đến việc phân tích thiếu chính xác. - Cần bắt đầu bằng việc phân tích các số liệu có tầm khái quát cao, sau đó phân tích các số liệu thành phần. - Tìm các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất theo cột, hàng (đặc biệt chú ý đến những số liệu mang tính đột biến tăng hoặc giảm). - Có thể phải chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối để dễ so sánh, phân tích, tổng hợp. - Tìm mối quan hệ giữa các số liệu theo hàng ngang và hàng dọc * Phân tích số liệu thống kê thường gồm 2 phần: + Nhận xét về các diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu. + Giải thích nguyên nhân các diễn biến và mối quan hệ đó (dựa vào kiến thức đã học). 2. Bài tập vận dụng: Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm (1975 - 2005) Đơn vị: Nghìn ha Năm Cây CN hàng năm Cây CN lâu năm 1975 210.1 172.8 1980 371.7 256.0 1985 600.7 470.3 1990 542.0 657.3 1995 716.7 902.3 2000 778.1 1451.3 2005 861.5 1633.6 a. Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 - 2005. b. Sự thay đổi cơ cấu diện tích có liên quan như thế nào đến sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp? Hướng dẫn: 1. Xử lí số liệu Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm (1975 - 2005) (Đơn vị: %) Năm Cây CN hàng năm Cây CN lâu năm 1975 54.9 45.1 1980 59.2 40.8 1985 56.1 43.9 1990 45.2 54.8 1995 44.3 55.7 2000 34.9 65.1 2005 34.5 65.5 2. Nhận xét: - Về tốc độ tăng trưởng: + So với năm 1975 tổng diện tích cây công nghiệp năm 2005 tăng lên 6,4 lần tương ứng với diện tích tăng lên là 1825,7 ha. + Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm. Trong giai đoạn trên cây công nghiệp lâu năm tăng 9,2 lần, cây công nghiệp hàng năm tăng 4,1 lần. - Về chuyển dịch cơ cấu: + Tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm giảm từ 54,9% (1975) xuống còn 34,5 % (2005) + Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm tăng từ 45,1% (1975) lên 65,5% (2005). * Sự thay đổi diện tích cây công nghiệp đã kéo theo sự thay đổi trong phân bố cây công nghiệp với việc hình thành 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ. II. Sử dụng átlát Địa lí Việt Nam Cách đọc átlát địa lí - Nắm được nội dung yêu cầu cần đọc. - Nắm được mục đích, yêu cầu khi đọc átlát để tìm kiếm và rút ra được những thông tin cần thiết. - Cần kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng địa lí được thể hiện trong bản đồ. - Đọc átlát theo trình tự từ khái quát đến chi tiết . Các mức độ đọc átlát địa lí - Mức độ 1 (đơn giản): HS chỉ cần đọc kĩ chú giải, tìm và xác định đối tượng trên bản đồ. - Mức độ 2: HS cần dựa vào màu sắc, kí hiệu, ước hiệu để tìm ra những đặc điểm không thể hiện trực tiếp trên bản đồ - Mức độ 3: Cần phải kết hợp nhiều bản đồ và những kiến thức đã học để tìm ra kiến thức liên quan, đồng thời giải thích các hiện tượng địa lí được thể hiện trên átlát. * Các bước sử dụng átlát Địa lí 1. Tìm hiểu cấu trúc của átlát (Gồm những trang nào, mục nào, sắp xếp ra sao) 2. Xem chú giải ở trang 1 để biết kí hiệu thể hiện trên bản đồ và cố gắng ghi nhớ các kí hiệu đó để tránh phải lật đi lật lại nhiều lần. Ví dụ: Nắm vững các kí hiệu, ước hiệu của từng loại mỏ khi đọc bản đồ khoáng sản. - Biết sử dụng màu sắc khi đọc bản đồ khí hậu, địa hình,... - Biết sử dụng ước hiệu khi đọc bản đồ nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp... 3. Khai thác kiến thức từ các bản đồ - Thông thường mỗi bản đồ kinh tế có từ 1- 3 biểu đồ thể hiện sự tăng giảm về giá trị tổng sản lượng, cơ cấu của các ngành kinh tế. Vì vậy GV cần rèn luyện cho HS kĩ năng dựa vào kí hiệu, ước hiệu của bản đồ để tìm ra qui mô sản lượng, cơ cấu của các ngành (căn cứ chiều cao các cột, độ lớn các hình tròn, biểu đồ trên bản đồ, VD các trang 14, 15, 16, 17, 19, 20...). 4. Chú ý khi trả lời câu hỏi khai thác átlát địa lí: - Nội dung, mục đích của câu hỏi. - Trên cơ sở nội dung của câu hỏi cần phải xem phải trả lời một hay nhiều vấn đề từ đó xác định những trang bản đồ cần thiết trong átlát. a. Dạng câu hỏi chỉ cần sử dụng một bản đồ: Ví dụ 1: Dựa vào átlát địa lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân bố nguồn tài nguyên khoáng sản của nước ta? Với dạng câu hỏi như trên HS chỉ cần sử dụng bản đồ địa chất - khoáng sản (trang 6) là đủ để nêu lên được sự phân bố của khoáng sản nước ta. * Gợi ý trả lời: - Tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng, bao gồm: + Khoáng sản kim loại đen: Sắt, Mănggan... + Khoáng sản kim loại màu: Đồng, kẽm,.... + Khoáng sản phi kim loại: Apatit, + Khoáng sản vật liệu xây dựng: Đá vôi, đất sét, ... + Khoáng sản năng lượng: Than, dầu mỏ, khí đốt. - Phân bố: + Sắt: Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang + Măng gan: Cao Bằng. + Đồng, vàng: Lao Cai; đồng, Niken: Sơn La; chì, kẽm: Bắc Kạn; vàng: Quảng Nam ..... + Apatit: Lào Cai; đất hiếm: Lai Châu. - Ý nghĩa: Sự phong phú của tài nguyên khoáng sản thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp nặng. Ví dụ 2: Dựa vào Átlat địa lí Việt Nam: a. Hãy kể tên các vùng có diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng ở các mức: trên 40%; từ 15% - 40% b. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm. Gợi ý: Với câu hỏi trên thì học sinh chỉ cần sử dụng Bản đồ cây công nghiệp (trang 14) là đủ và trả lời các nội dung sau: a. Các vùng có diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng ở mức: - Trên 40%: Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ - Từ 15% - 40%: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ... b. Vùng phân bố của các cây công nghiệp lâu năm: + Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ + Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên + Chè: Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên + Dừa: các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nam Bộ (Bến Tre)...... b. Dạng câu hỏi dùng nhiều bản đồ trong átlát. * Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển một ngành VD 1: Đánh giá tiềm năng để phát triển công nghiệp: Cần sử dụng nhiều bản đồ để khai thác như: + Bản đồ địa hình để phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp; + Sử dụng bản đồ khoáng sản để thấy được cơ sở nguyên liệu để phát triển công nghiệp nặng; + Sử dụng bản đồ nông nghiệp để thấy được cơ sở nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến. + Sử dụng bản đồ dân cư để thấy được nguồn nhân lực và nguồn tiêu thụ để phát triển công nghiệp... VD 2: Đánh giá tiềm năng để phát triển nông nghiệp: Cần sử dụng các bản đồ để khai thác như: + Bản đồ địa hình, bản đồ khí hậu, bản đồ phân bố các loại đất, động thực vật để thấy được ảnh hưởng của các nhân tố đó đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp; + Bản đồ dân cư để thấy được tiềm năng về lao động và nguồn tiêu thụ sản phẩm... * Những câu hỏi đánh giá thế mạnh của một vùng kinh tế: + HS phải tìm Bản đồ nông nghiệp chung (trang 13) để xác định giới hạn của vùng, phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí vùng. Đồng thời đối chiếu với các bản đồ: địa hình, đất, động thực vật... để phân tích tiềm năng phát triển nông nghiệp; đối chiếu với bản đồ địa chất - khoáng sản để phân tích thế mạnh phát triển công nghiệp; đối chiếu với bản đồ dân cư để phân tích nguồn lao động và nguồn tiêu thụ sản phẩm của vùng... * Đối với những câu hỏi yêu cầu phải giải thích thì không những cần sử dụng nhiều bản đồ mà còn phải vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng địa lí thể hiện trên bản đồ . Ví dụ: Dựa vào átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a/ Hãy kể tên các trung tâm công nghiệp theo quy mô từ lớn đến nhỏ ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và các vùng phụ cận. b/ Giải thích vì sao đồng bằng sông Hồng và các vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất nước ta? * Gợi ý: Với đề bài như trên HS cần sử dụng các bản đồ: + Bản đồ công nghiệp chung - trang 16 + Bản đồ vùng kinh tế Bắc Bộ - trang 21 + Bản đồ dân số trang 11 và bản đồ địa chất - khoáng sản - trang 6 + Bản đồ nông nghiệp chung - trang 13 - Trả lời: a/ Các trung tâm công nghiệp theo quy mô từ lớn đến nhỏ ở khu vực đồng bằng sông Hồng và các vùng phụ cận: - Trung tâm quy mô lớn (10 - 15 nghìn tỉ đồng): Hà Nội, Hải Phòng - Trung tâm trung bình (3 - 9,9 nghìn tỉ đồng): Việt Trì, Phúc Yên, Thái Nguyên, Cẩm Phả... - Trung tâm nhỏ (1 - 2,9 nghìn tỉ đồng): Bắc Ninh, Hà Đông, Hải Dương, Hạ Long, Nam Định, Thanh Hoá.... b/ Giải thích: ĐBSH và các vùng phụ cận là nơi có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước vì: + Có vị trí địa lí thuận lợi; + Tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu khá phong phú như than, sắt, vật liệu xây dựng, tài nguyên nông - lâm - ngư nghiệp; + Nguồn lao động dồi dào, nhất là lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; + Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất khá mạnh.

File đính kèm:

  • docKI NANG PHAN TICH BANG SO LIEU THONG KE SU DUNGATLAT DLVN.doc