Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng

Mở bài

Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ là một trong những tượng đài đẹp nhất, đáng tự hào nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Họ là những người sống có lí tưởng sẵn sàng lấy máu mình để tô thắm lá cờ cho Tổ quốc, đồng thời đó cũng tràn đầy tâm hồn lãng mạn hào hoa. Qua việc tìm hiểu hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ “Tây Tiến”, một bài thơ tiêu biểu nhất của Quang Dũng nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung, chúng ta có thể thấy rõ.

Thân bài

1. Người lính Tây Tiến được viết với bút pháp lãng mạn

Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng viết về những người lính chiến đấu nơi biên cương miền Tây Tổ quốc. Bài thơ được viết theo bút pháp lãng mạn. Bút pháp này sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập và có khuynh hướng tô đậm những cái khác thường, phi thường để tác động mạnh vào cảm xúc của người đọc.

2. Người lính Tây Tiến là những người rất hào hoa, hào hùng

Bài thơ ra đời năm 1948, một năm sau cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Cái hào khí của cả một dân tộc vừa giành được độc lập đã phải vùng lên cầm gương súng để bảo vệ nền độc lập tự do non trẻ, thiêng liêng của mình đã truyền vào người lính, tạo cho họ một vẻ đẹp lãng mạn hào hùng. Tâm hồn lãng mạn ấy luôn hướng về các khác thường, phi thường.

3. Đời sống, môi trường chiến đấu của người lính và đời sống phi thường

Người lính Tây Tiến, qua cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng được xuất hiện trên cái bối cảnh hoang sơ, kì vĩ, dữ dội, hiểm trở mà cũng rất khỏe đep và thi vị với đủ núi cai, vực thẳm, dốc đứng, thác gầm cùng với những cồn mây heo hút, sương lấp, mưa xa khơi, cọp trêu người:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thẳm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuồng

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 14966 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng. Đáp án – Hướng dẫn làm bài Mở bài Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ là một trong những tượng đài đẹp nhất, đáng tự hào nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Họ là những người sống có lí tưởng sẵn sàng lấy máu mình để tô thắm lá cờ cho Tổ quốc, đồng thời đó cũng tràn đầy tâm hồn lãng mạn hào hoa. Qua việc tìm hiểu hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ “Tây Tiến”, một bài thơ tiêu biểu nhất của Quang Dũng nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung, chúng ta có thể thấy rõ. Thân bài 1. Người lính Tây Tiến được viết với bút pháp lãng mạn Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng viết về những người lính chiến đấu nơi biên cương miền Tây Tổ quốc. Bài thơ được viết theo bút pháp lãng mạn. Bút pháp này sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập và có khuynh hướng tô đậm những cái khác thường, phi thường để tác động mạnh vào cảm xúc của người đọc. 2. Người lính Tây Tiến là những người rất hào hoa, hào hùng Bài thơ ra đời năm 1948, một năm sau cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Cái hào khí của cả một dân tộc vừa giành được độc lập đã phải vùng lên cầm gương súng để bảo vệ nền độc lập tự do non trẻ, thiêng liêng của mình đã truyền vào người lính, tạo cho họ một vẻ đẹp lãng mạn hào hùng. Tâm hồn lãng mạn ấy luôn hướng về các khác thường, phi thường. 3. Đời sống, môi trường chiến đấu của người lính và đời sống phi thường Người lính Tây Tiến, qua cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng được xuất hiện trên cái bối cảnh hoang sơ, kì vĩ, dữ dội, hiểm trở mà cũng rất khỏe đep và thi vị với đủ núi cai, vực thẳm, dốc đứng, thác gầm… cùng với những cồn mây heo hút, sương lấp, mưa xa khơi, cọp trêu người: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thẳm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuồng Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” Những chi tiết, hình ảnh thơ của tác giả đầy ấn tượng. Sương dày như lấp cả đoàn quân, mưa nhiều đến nỗi làm cho những ngôi nhà trôi nổi bồng bềnh giữa biển khơi… Nhiều câu thơ sử dụng hàng loạt thanh trắc: “dốc”, “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”… làm hiện lên cái gập ghềnh, thăm thẳm, khúc khuỷu, cheo leo của con đường hành quân. Tiếp đó là những chữ dùng rất bạo, nhất là ba chữ “súng ngửi trời” gợi lên độ cao chóng mặt. Hai câu sau có sự phối thanh rất độc đáo. Câu trên nhiều thanh trắc, đổ xuống gần như thẳng đừng: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”, và câu thơ sau thì toàn thanh bằng: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, dòng thơ mở ra một khoảng không gian bát ngát, câu thơ như bay ngang trời. Ta như hình dung được người lính đang leo lên những cồn mây, một hôm nào đó, dừng chân bên dốc núi phóng tầm mắt nhìn ngang ra xa, thấy nhà ai đó thấp thoáng ẩn hiện qua một không gian mù mịt sương mù, mây núi. Những địa danh như Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Pha Luông… rất xa lạ, làm tăng thêm ấn tượng về sự hoang sơ, kì vĩ, bí mật của rừng thiêng. Chúng không chỉ cho biết không chỉ miền đất mà người lính đã đi qua mà khi “vừa mới đọc lên thôi đã thấy mòn chân mỏi gối” (Trần Lê Văn). 4. Trên cái nền thiên nhiên hiểm trở, hoang vu, hùng vĩ đó, người lính Tây Tiến xuất hiện cũng thật oai phong lẫm liệt, dữ dội, phi thường. a. Phi thường ở sự gian khổ cùng cực: ăn đói, mặc rách, bệnh tật, sốt rét đến xanh da, trọc tóc. Hình ảnh người lính được tác giả khắc họa thật độc đáo và có phần kì lạ. Sốt rét làm cho thân thể của họ tiều tụy. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được vẻ hào hùng. Với bút pháp lãng mạn, tác giả đã nhấn mạnh sự tương phản giữa ngoại hình và nội tâm, giữa hình thức có phần xanh xao tiều tụy với sức mạnh tinh thần mãnh liệt bên trong. b. Đó là những con người phi thường: tràn đầy khí phách anh hùng chẳng những dám đương đầu với mọi thử thách gian truân: đói rét, bệnh tật, rừng thiêng nước độc, thú dữ…, mà còn có thái độ, tư thế, khí phách hiên ngang trước cái chết: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” Câu thơ “Rải rác… viễn xứ” còn gợi lên một cái gì đó hơi bi thảm. Những câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” đã nâng ý thức lên thành bi tráng bởi cái phương châm sống, triết lí sống rất đẹp của tuổi trẻ thời ấy. Người lính Tây Tiến mâng dáng vẻ của những người anh hùng kiểu Kinh Kha sang Tần, người chinh phu thời xưa một đi không trở về, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng: “Gió hiu hiu hề! Nước sông Dịch lạnh tê Tráng sĩ ra đi, không trở về” Chú nghĩa lãng mạn cũng thường hay nói về nỗi buồn, cái chết với ý nghĩa biểu hiện cái đẹp với chất bi hùng. Do phải chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng ác liệt, cực khổ, các chiến sĩ chết vì sốt rét rừng nhiều hơn là vì chiến trận, và khi chôn cất, đến ngay manh chiếu che thân cũng không có nhưng dù vậy, hình tượng người lính trong thơ vẫn phải đẹp, phải sang, phải hào hùng. Người lính ngã xuống trong tiếng nhạc bi tráng của núi sông: “Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Tiếng gầm của sông Mã như một khúc độc hành tiễn đưa người chiến sĩ đi về trong lòng đất mẹ vĩnh hằng, gợi lên biết bao tiếc thương ngậm ngùi. Điều đó làm cho cái chết của người lính có bi mà không có lụy, vẫn đẹp và hào hùng. Bài thơ “Tây Tiến” có một màu sắc bi tráng rất độc đáo. 5. Người lính Tây Tiến còn có một vẻ đẹp khác: chất lãng mạn, hào hoa - Người lính Tây tiến không chỉ có vẻ đẹp lãng mạn hào hùng, mà còn có một vẻ đẹp đáng yêu khác. Đó là chất hào hoa, thanh lịch, chất mơ mộng rất lãng mạn. Đoàn quân Tây Tiến gồm hầu hết là những người thanh niên Hà thành tài hoa, trong đó tác giả Quang Dũng là một trong những con người tài hoa nhất. - Chất tài hoa ấy bắt rất nhạy với những hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ, cái nét tinh tế của cảnh và người, đặc biệt là những cái đẹp mang màu sắc xứ lạ phương xa. Từ một làn sương chiều mờ ảo đến một dáng hoa lau núi phất phơ, đơn sơ, gợi cảm; từ một đêm hội đuốc hoa như trong truyện cổ tích đến những bông hoa “đong đưa” rất tình tứ bên dòng nước lũ, tất cả đều in rất đậm trong tâm hồn người lính để tạo nên những bức tranh vừa thực, vừa mộng: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa …Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” - Những con người ấy sống vô cùng gian khổ nơi rừng núi, thường xuyên phải tiếp xúc với thần chết, nhưng đêm đêm hồn mộng của họ vẫn bay về với những cô gái Hà Nội đẹp một cách thanh lịch, dịu dàng: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” Kết luận Quang Dũng đã khắc họa một cách khá đầy đủ chân dung tập thể của người lính Tây Tiến từ diện mạo đến tâm hồn, khí phách anh hùng, thái độ trước cái chết cũng như vẻ hào hoa rất Hà Nội của họ. Bài thơ xứng đáng là một tượng đài bằng ngôn ngữ đã bất tử hóa phẩm chất anh hùng của anh bộ đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp rất đỗi gian khổ và vui tươi, hào hùng: “Tây Tiến biên cương mờ khói lửa Quân đi lớp lớp động cây rừng Và con người ấy, bài thơ ấy Vẫn sống muôn đời cùng núi sông” (Giang Nam)

File đính kèm:

  • docHinh anh nguoi linh Tay Tien trong bai tho Tay Tiencua Quang Dung.doc