Phân tích tác phẩm Đây thôn vĩ dạ

Trong phong trào Thơ mới 1932 - 1942 có một nhà thơ hết sức đặc biệt. Đặc biệt về tài thơ trác tuyệt, đặc biệt về

cuộc đồi bất hạnh, ngắn ngủi, về cái chết trong đau đớn và về cả những mối tình đơn phương, vô vọng. Nhưng chính

đó lại là một trong những nguồn cảm hứng để thi nhân viết được nhũng tuyệt tác. Hàn Mặc Tử với Đây thôn Vĩ Dạ là

một trường hợp như thế.

Thôn Vĩ Dạ (Giạ) chỉ là một trong nhũng thôn làng nhỏ nhắn xinh xinh với những ngôi nhà vườn thanh thoáng đáng

yêu nơi ngoại vi thành phố Huế, nơi gia đinh cô gái Hoàng Thị Kim Cúc từng sống một thời. Nhưng từ hơn 60 năm

nay, thôn Vĩ Dạ đã trở nên rất nổi tiếng, đi vào trí nhớ của hàng triệu người đọc, ấy là nhờ bài thơ hay một cách kì lạ

của chàng thi sĩ đa tình và tài hoa Hàn Mặc Tử - Nguyên Trọng Trí vốn quê ở Đồng Hới (Quảng Bình).

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3758 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích tác phẩm Đây thôn vĩ dạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Văn Hải – HAILENET – hailesuper@gmail.com ĐÂY THÔN VĨ DẠ Trong phong trào Thơ mới 1932 - 1942 có một nhà thơ hết sức đặc biệt. Đặc biệt về tài thơ trác tuyệt, đặc biệt về cuộc đồi bất hạnh, ngắn ngủi, về cái chết trong đau đớn và về cả những mối tình đơn phương, vô vọng. Nhưng chính đó lại là một trong những nguồn cảm hứng để thi nhân viết được nhũng tuyệt tác. Hàn Mặc Tử với Đây thôn Vĩ Dạ là một trường hợp như thế. Thôn Vĩ Dạ (Giạ) chỉ là một trong nhũng thôn làng nhỏ nhắn xinh xinh với những ngôi nhà vườn thanh thoáng đáng yêu nơi ngoại vi thành phố Huế, nơi gia đinh cô gái Hoàng Thị Kim Cúc từng sống một thời. Nhưng từ hơn 60 năm nay, thôn Vĩ Dạ đã trở nên rất nổi tiếng, đi vào trí nhớ của hàng triệu người đọc, ấy là nhờ bài thơ hay một cách kì lạ của chàng thi sĩ đa tình và tài hoa Hàn Mặc Tử - Nguyên Trọng Trí vốn quê ở Đồng Hới (Quảng Bình). 1. Tác giả Hàn Mặc Tử - Nguyễn Trọng Trí (1912 - 1940) về cuộc đời bất hanh và ngắn ngủi của Hàn (bị bệnh phong hành hạ). Về bút danh Hàn Mặc Tử và các bút danh khác: Lệ Thanh, Phong Trần... Về vị trí trong phong trào Thơ mói và thơ hiện đại Việt Nam, một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh, dồi dào nhất trong Trường thơ loạn (Bình Đinh) gồm Yến Lan, Bích Khê, Chế Lan Viên và phong trào Thơ mới. Thơ ông kì dị, đầy bí ẩn và phức tạp, qua đó thấy một tài năng lớn, một tình yêu đau đớn với con người và cuộc sống. 2. Tác phẩm - hoàn cảnh sáng tác (1939) 3. Thể thơ và bố cục Thất ngôn trường thiên (3 khổ/bài, mỗi khổ 4 câu). Bố cục: tự chia làm ba khổ: (1) Thôn Vĩ buổi bình minh trong hồi tưởng và tưởng tượng; (2) Tưởng tượng dòng sông, con thuyền chở trăng đêm nay; (3) Nghi ngờ, trách móc, mộng mơ khi ngắm hình ứong bưu ảnh. II. PHÂN TÍCH 1.Khổ 1 Mở đầu là một câu hỏi tu từ đé gợi lên ấn tượng chung của bài thơ: đó là nỗi nhớ, là hồi tưởng về cảnh và người thôn Vĩ Dạ. ở khổ này là cảnh và người thôn Vĩ trong buổi bình minh sáng đẹp. Cầu thơ mở đầu là một câu hỏi tu từ rất có dụng ý, có những cách hiểu khấc nhau: + Tác giả mượn lời của cô gái thôn Vĩ Dạ (Hoàng Cúc) trách người bạn xa lâu không vể chod. Từ anh là lời cô gái nói vể chàng trai ấy (ngôi thứ hai). + Lòi chính tác giả tự hỏi mình, trách mình; là ao ước thầm kín được về thăm thôn Vĩ. Từ anh chính là để chỉ mình (tôi, ngôi thứ nhất). Về chơi thân mật hơn, gần gũi hơn về thăm có vẻ khách sáo, xa cách. Bức tranh thôn VI ứong sáng bình minh được vẽ qua vài nét bút gọi tả, qua cái nhìn trong hồi tưởng và tưởng tượng từ những quan sát tinh tế. Hình ảnh nhũng hàng cau thẳng tắp vươn lên trong nắng mới. Điệp từ nắng đi liền với hàng cau và mới lên cho thấy vẻ riêng của nắng miền Trung, nắng Huế, nắng chiếu trên thân nhũng hàng cau trong vườn, nắng rực rỡ, mới lên, trong trẻo, tinh khiết. Hình ảnh lá xanh mướt trong vườn ai. Đại từ ai nói trống và hỏi bâng quơ một cách duyẽn dáng, còn thêm nghĩa "ở đây", thành phố - vườn, làng - vườn, thì vườn ai mà chẳng thế, đều đẹp như thế)! Mướt chứ không phải mượt, là màu xanh mỡ màng, non tơ, như là loáng nước, mềm mại, phản ánh sức sống của vườn. So sánh xanh như ngọc làm hiện rõ vẻ quý phái, sang trọng của lá hoa trong vườn. (Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá - Xuân Diệu). Hình ảnh mặt chữ điền đã gây nên nhiều cách hiểu khấc nhau: Đó là khuôn mặt của cô gái thôn Vĩ, khuôn mặt của người ngay thẳng, phúc hậu theo quan niệm truyền thống. Đó là khuôn mặt chàng trai thôn VI. Khuôn mặt của chính anh - chủ thể trữ tìnhễ Khuôn cửa sổ hình vuông. Dù hiểu theo cách nào thì hình ảnh ấy cũng là hình ảnh của con người và cuộc sống làm cho cảnh vật, hoa lá trong vườn cây càng thêm sức sống sinh động. Và đó cũng chỉ là hình ảnh tưởng tượng của nhà thơ gợi lên cái thần thái của thôn VI: cảnh xinh xắn, người phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hoà trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng. 2. Khổ 2 Nét độc đáo của nghệ thuật (tư duy thơ) Hàn Mặc Tử là ở sự đứt đoạn bên ngoài của bố cục, cấu tứ nhưng vãn chìm ẩn mạch cảm xúc thống nhất. Đang từ cảnh bình minh, thôn VI, không hề báo trước, chuẩn bị, bắt ngay sang cảnh đêm trăng trên sông Hươngỗ Tâm trạng đang từ bồi hồi vui, mong đợi, ao ước, bỗng chuyển sang buồn thiu - như dòng nước buồn thiu. Ở hai câu đầu, thiên nhiên có gì đó ứái ngược, khác thường, rời rạc, không liên hệ hài hoà: gió theo lối gió, mây đường mây chứ không phải gió thổi mây bay cùng hướng, thuận chiều. Trong cảm nhận của nhà thơ, dòng sông Hương vẫn thế êm ả trôi xuôi trở nên buồn thiu vì ít mây, ít gió. cả những bông hoa ngô (bắp) tím nhạt bên bờ cũng chỉ đu đưa, lay động khe khẽ. Nhưng vụt cái, dòng nước vô hồn, buồn thiu ấy lại thành dòng sông trăng lóng lánh với con thuyền chở đầy trăng. Tác giả lại đặt câu hỏi: Thuyền ai đậu bến sông trăng? - Có chở trăng về kịp tối nay? Thế là dòng sông hiện thực đã thành dòng sông mơ mộng, huyền ảo, đẹp lung linh, lãng mạn với tràn trề ánh trăng, với khao khát hưởng thụ cho Lê Văn Hải – HAILENET – hailesuper@gmail.com kịp thòi hiện tại, cái bây giờ. Nhưng tại sao lại kịp tối nay? Có gì ảnh hưởng, gây cản trở làm chậm trễ con thuyền trăng ấy? Chẳng có gì! Cũng chỉ mình nhà thơ tưởng tượng phóng túng, lãng mạn vậy mà thôi! Đến đây, Hàn Mặc Tử lại gặp lại truyền thống trong thi tứ con thuyền - vầng trăng - dòng sông. Đóng góp của tác giả là sự biến đổi xuất kì bất ý và mong mỏi về kịp, SỢ muộn thuyền trăng. 3. Khổ 3 Câu thơ vóri điệp ngữ khách đường xa rất có dụng ý. Nó làm tăng nhịp độ cảm xúc đang từ chậm buồn, phiêu diêu ở khổ 2 chuyển thành nhanh gấp, phiêu bồng hơn nữa, mờ ảo hơn nữa (mơ, trong mơ, giấc mơ, hoàn toàn ảo). Khách đường xa là chủ thé trữ tình đang hồi nhớ khi đắm mình ngắm chiếc bưu ảnh từ xứ Huế gửi vào; là hình ảnh trong mơ của người trong mộng (cô gái - người yêu). Một chữ em cụ thể hoá hình ảnh cô gái (trong bưu ảnh là cô gái áo trắng chèo thuyền trong sương mờ trên sông Hương) nhưng lập tức lại mờ nhoà thành ảo ảnh trong màu trắng của áo lẫn vói màu trắng của sương khói mịt mờ. Màu trắng hư ảo rất được Hàn Mặc Tử ưa thích {dọc bờ sông trắng nắng chang chang). Liên tưởng đến câu thơ Nguyễn Gia Thiều (Cung oán ngâm khúc): Cái quay búng sẵn trên trời -Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm. Nếu ở hai khổ trên, tác giả hoà với cảnh, đến khổ này, tâm tình với ngưòi xứ Huế, nhà thơ lại lùi ra xa. Giữa người trong cảnh và ngưòi ngắm cảnh, ngắm người lại có màn sương khói che ngăn, khiến cho người chỉ còn là bóng ảnh nhạt nhoà. Câu hỏi chất chứa hoài nghi, băn khoăn: Ai biết tình ai có đậm đà? mang hai ý nghĩa trái ngược: + Làm sao mà biết được tình cảm của ngưòi xứ Huế phương xa có đậm đà hay không, hay cũng chỉ như làn sương khói mù mịt rồi tan đi? + Và cô gái Huế thương yêu và thương nhớ ấy làm sao mà biết được tình cảm nhớ thương tha thiết, đậm đà của khách đường xa, là anh đây? + Cầu thơ thể hiện nỗi cô đơn, trống vắng, khắc khoải của một tâm hồn thiết tha yêu mến cuộc sống và con người trong hoàn cảnh đã nhuốm bi thương, bất hanh. III. TỔNG KẾT (Cảm động, thông cảm, cảm thương, khâm phục một thi sĩ tài hoa, đa tình mà bất hanh, vượt lên hoàn cảnh để sáng tạo nghệ thuật). IV. THAM KHẢO 1. Tôi mệt lả sau gần tháng trời đọc thơ Hàn Mặc Tử. Vườn thơ người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lanh... Tôi nghĩ đến người đã sống trong một túp lều tranh phải lấy bì thư và giấy nhật trình (báo) che mái nhà cho đỡ dột. Mỗi bữa cơm đưa đến người không sao nuốt được vì ăn khổ quá. Cảnh cơ hàn và chứng bệnh kinh khủng đã bắt người chịu bao cảnh phũ phàng, bao nhiêu ruồng rẫy. Sau cùng, người bị vứt hẳn ra ngoài cuộc đời, bị giữ riêng một nơi, xa hẳn hết thảy mọi ngưcd thân thích. Bao nhiêu năm người bó tay nhìn cả thể xác lẫn linh hồn mình cùng tan rã... Một ngưòi đau khổ chừng ấy, lúc sống ta hững hờ bỏ quên, bây giờ mất rồi, ta xúm lại chê khen. Chê hay khen đều có gì bất nhẫn. (Theo Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, sđd) 2. Là một trong những bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử, lần đầu in ở tập Nắng xuân (1937), Đây thôn Vĩ Dạ dược sáng tạo từ hai nguồn cảm hứng - cảnh đẹp của thôn Vĩ Dạ: Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn, Biếc che cần trúc không buồn mà say. (Bích Khê) Thiên nhiên đẹp, làng quê đất đai trù phú tạo cho tác giả tình yêu cuộc sống, con người. Nguồn mạch thứ hai là tình yêu nửa thực nửa hư như một mong ước được tỏ bày. Tấm bưu ảnh của Hoàng Cúc gửi gợi cho Hàn những cảm hứng thơ. Đó là nguyên nhân trực tiếp sự ra đời của bài thơ. Câu mở đầu như một lời chào mời, thăm hỏi, trách móc, dường như tất cả đều có và ẩn ý trong lòi thơ. Thôn Vĩ bên bờ sông Hương là một làng quê đẹp, có nhiều khu vườn xanh tươi. Buổi sáng, khi mặt tròi mọc, cảnh thiên nhiên rất gợi cảm. Nắng mai và vườn cây tươi tốt tạo nên tình cảm gắn bó tha thiết với cuộc sống. Những hàng cau thân vút cao trong nắng mới khoẻ khoắn và trong lành, gợi không khí làng quê lâu đời. Chữ mướt dùng rất khéo, nói cái tươi tốt của sự sống trong vườn. Mướt là trạng thái tơ non, mượt mà, mềm dịu. "Xanh như ngọc" là màu xanh lọc qua ánh sáng đẹp và gợi cảm, màu xanh ban mai bừng sáng, trong ứẻo. Vườn cây vừa chiếm lĩnh chiều cao của không gian với những hàng cau vút thẳng và bề rộng cây trái xanh tốt. Trong vườn, ẩn hiện khuôn mặt phúc hậu: lá trúc che ngang mặt chữ điển. Cảnh và người hài hoà, phù hợp và gắn bó tuy chỉ thấp thoáng nhưng cũng gợi lên ấn tượng về những con người chân chất quê kiểng lao động trung thực "khuôn mặt chữ điền". Nhìn chung, khổ 1 miêu tả vẻ đẹp vùng quê xứ Huế, chủ quan là tình cảm mến yẽu cuộc sống, tình cảm yêu đòi, tình cảm riêng gắn bó với mảnh đất, con người thân quen. Khổ 1 gây ấn tượng về sự hiện diện của nhà thơ trong cách miêu tả làng quê bên sông Hương. Tuy nhiên đọc kĩ cả bài, thấy tất cả ứôi trên dòng tâm tưởng của tình cảm tha thiết và dè dặt của nỗi nhớ thương như nén lại trong cảnh ngộ của riêng mình. Tứ thơ vận động theo cảm xúc bẽn trong rồi bộc lộ qua những hình ảnh phù hợp bên ngoài, tứ thơ phát triển không theo một dòng chảy tự nhiên, liên tục mà gián cách, bất ngờ xuất hiện những ý tứ lạ, hình ảnh mới. Thiên nhiên Huế có nhiều sắc thái, khung cảnh vui buồn. Khi lòng tác giả thiết tha nhớ vể nơi ấy và những con người ấy thì tránh sao khỏi buồn. Lê Văn Hải – HAILENET – hailesuper@gmail.com Bức ứanh thiên nhiên ở khổ 2 gợi buồn, gợi nhớ. Nỗi buồn nhẹ nhưng không kém phần tha thiết; cảnh có thực phản ánh tâm trạng thật của nhà thơ. Hàn Mặc Tử tả sông Hương thành sông Trăng, không gian ngòi ngợi ánh trăng. Thơ Hàn đầy trăng: -Không gian đắm đuối toàn trăng cả —Tôi cũng trăng má nàng cũng trăng. -Mới lớn lên, trăng đã hẹn hò - Thom như tình ái của ni cô. - Trăng nằm sóng soài trên cành liễu -Đợi gió đông về để lả lơi. Khổ cuối có hình ảnh mơ mộng khách đường xa. Phải chăng khách đường xa nhớ đến miền đất này để tìm lại một hình ảnh, một kỉ niệm như đã có trên đòi hay đúng hơn chỉ là niềm mong ước? Như thực như hư. Một tình cảm lãng mạn, một bóng dáng xa xôi, một ước mơ đẹp. Vì thế mới nảy câu hỏi rất thực mà rất văn chương cuối cùng. Thiên nhiên đẹp và tình người với những mơ ước, dè dặt, tình đời nửa thực nửa hư, bộc lộ nhiều mơ ước và hiểu rõ giói hạn mà mình có thể tìm đến với đòi. Đó là bài thơ vào loại ứong sáng nhất của Thơ mới. (Theo Hà Minh Đức, Văn học Việt Nam hiện đại: bình giảng và phân tích tác phẩm, NXBHàNội, 1998) 7.4. Thơ Hàn Mặc Tử có những bước nhảy về ý. Đặc sắc của thơ ông là ở đó. Những ý thơ rất xa nhau lại có chỗ rất liền nhau. Đó là trạng thái xúc cảm. Mà trạng thái này càng về cuối càng kì lạ, độc đáo. Đó là chìa khoá mở vào thế giới thơ điên của Hàn. Đây thôn Vĩ Dạ hình ảnh dễ tiếp nhận, câu nào cũng dễ hiểu, chữ dùng bình dị, âm điệu quen thuộc. Tuy vậy vãn có sự đứt ý. Đoạn đầu tả vườn rất gần vói thôn VI. Đoạn 2 tả sông vái gió, mây, trăng, hoa bắp lay, không thấy gì gắn với thôn Vĩ, mặc dù thôn Vĩ cũng có thể có những cảnh ấy. Đoạn 3 nói đến lòng người, tuy có áo trắng, đường xa nhưng thật mờ nhân ảnh. Câu cuối không biết là tình quê hay tình yêu. Đọc theo tâm trạng, sẽ thấy bài thơ liền khối lạ lùng, không có câu nào lạc kênh, lạc nhịp ngoài từ trường cảm hứng. Thôn Vĩ ở câu đầu, cảnh thôn Vĩ ở khổ đầu, thì ra chỉ là cái hích cho tâm tình, tâm ừạng ở hai khổ tiếp theo. Thơ tả cảnh của Hàn rất ít nét nhưng gợi nhớ lâu, đã chọn lọc kĩ ưong tiềm thức. Nói tói hàng cau vì có chi tiết khó quên: nắng mới lên. sắc nắng ấy giữ chính xác khoảnh khắc của cái cảnh này. Như cảnh nắng chiều đột kích mấy hàng cau (Nhớ - Hồng Nguyên). Tả vườn, chỉ nói tới cái mướt xanh của nó. Mướt là chủ yếu và so sánh như ngọc cũng là trong cảm giác không gì thay thế được. Trong màu xanh có ánh sáng. Tả như thế là đã đến chỗ linh diệu. Tiền hô là tả cây, hậu ủng tả lá. Câu thơ rất tạo hình, hai nét ờ hai bình diện lá trúc và mặt chữ điền. Hoi hướng Á Đông, cổ điển sinh ra từ cách chọn lá, tả mặt. Gương mặt nam giới ứng vái câu đầu: Sao anh... Bốn câu sau hoàn toàn khác nhung tâm trạng vãn thế: xa cách, ngóng đợi, vắng vẻ. Không thấy bóng người, chỉ thấy tâm trạng không còn chỉ là tình quê nữa. Cầu cuối là câu thơ của cõi mộng. Tác giả quay vào lòng mình. Đến đoạn cuối, tác giả lặng di trong mơ tưởng. Người khách đường xa này hình như không liên quan gì đến nhân vật anh ở câu đầu mà lại gợi ta nghĩ đến người khách má hồng thoáng gặp mà nhớ mãi. Đọc câu tiếp lại càng thấy thế. Màu trắng cũng là màu tâm tưởng, màu kí ức hư hư ảo ảo. Thôn Vĩ đến đây chỉ còn là địa điểm có liên quan đến màu trắng ấy. Bài thơ cảnh quê đã thành bài thơ tình yêu. Một tình yêu đơn phương khó xác định. Câu thơ cuối dẫn ta đến cõi nào của tâm tưởng. Ở đây là ở mối tình mới nhen, là khoảng khắc đắm đuối nhìn không ra. Ý thơ choi vơi, gợi mở, cảm được mà khó cắt nghĩa... Nhận xét bao quát: ở bài thơ này, mỗi câu thơ đều ôm chứa một chất thơ hoàn chỉnh, có thé trích độc lập mà vẫn có vị. Mỗi khổ là một bài tứ tuyệt. Nhưng gộp cả lại thì tất cả lại ràng buộc với nhau, không thể tháo bỏ, không cần thêm ý, không thể đảo lộn vị trí từng câu, không thể thay thế các từ. Bài thơ thật trong sáng. Hình như ai cũng cảm nhận được vẻ đẹp của nó nhưng phân tích mãi, vẻ đẹp ấy vẫn còn bí ẩn. Nỗi buồn của bài thơ trong sáng và thấm thìa. (Theo Vũ Quẩn Phương, Thơ với lời bình, NXB Giáo dục, 1987) Mặt chữ điền là khuôn mặt của: Những cô gái thôn VI phúc hậu, đoan trang; Mặt tác giả (Trong chuyến về thăm thôn Vĩ, Hàn Mặc Tử không dám vào nhà Hoàng Cúc, chỉ đứng ngoài cổng nhìn vào nên khuôn mặt bị những chiếc lá trúc trong vườn che ngang!). Mặt tám bình phong chữ điền (vuông) vẽ cành trúc... Theo tác giả Mai Văn Hoan: Mặt chữ điền là mặt chữ điền, thế thôi! Hư thực làm sao phân biệt được! Vì ở đây sương khói mờ nhân ảnh, vì ai biết tình ai, thuyền ai, vườn ai. . . Không cần thiết phải giải thích cặn kẽ, triệt để đó là khuôn mặt của ai, cứ để người đọc tha hồ phỏng đoán theo mạch liên tưởng đồng tác giả. (Theo Mai Văn Hoan) Mặt chữ điền là khuôn mặt đầy đặn, cân đối, đẹp, phúc hậu. Ca dao có những câu: Mặt má bầu ngó lâu muốn chửi Mặt chữ điền tiền rưỡi cũng mua. Anh thương em không thương bạc thương tiền Mà thương cái khuôn mặt chữ điền của em. Đây là khuôn mặt người yêu của Hàn Mặc Tử. Không thể là khuôn mặt Tử vì chẳng ai lại tả mặt mình toong hoàn cảnh trữ tình như thế. Lá trúc che ngang mặt thiếu nữ thì mới thơ mộng, mới đẹp, mới hợp, còn che mặt đàn ông, phái manh thì thật vô duyên! Đó là khuôn mặt của ngưcd yêu nhà thơ trong bức ảnh chụp ở vườn nhà. (Phan Hiền Đức, trong Lê Huy Bắc, sđd) Lê Văn Hải – HAILENET – hailesuper@gmail.com 7.7. Câu mở đâu là lời trực tiếp của đối tuợng trữ tình. Chủ thé phát ngôn là một cô em nào đó đang trách hờn anh - chủ thể trữ tình của bài thơ. Ba câu tiếp theo là lời giải thích cho nguyên nhân trách dỗi sao anh kliônq về, còn nắng mới lên có thé ngắt thành câu độc lập. Nắng mới lên là lời cô gái đã ít nhiều nhập giọng của cái "tôi" trữ tình, thấp thoáng bóng người thứ hai. Phát ngôn này giữ vai trò then chốt, mở đường cho ý thức trữ tình xâm nhập manh hữn vào đối tượng trữ tình. Hai câu sau là lcd tả thôn Vĩ của cô gái hay dòng hồi tưởng của người đi xa, thật khó phân biệt. Tính chất giao thoa tăng cường độ, song xét trong chỉnh thể thì lời cô gái vẫn chiếm ưu thế. Khổ 2 có bước chuyển về chất vẫn là dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình nhập vai kỉ niệm tràn về mãnh liệt đến nỗi, từng bước lời chàng trai lan toả, ken dày cả không gian để cuối cùng xúc cảm ứào dâng, xoá tan ranh giới từng câu riêng lẻ, tạo thành tứ mênh mang dòng trăng. Đó là lời cô gái? Bóng hình chàng giờ chỉ còn là dư âm trong tâm thức chàng. Câu thơ thứ 9 nếu tách khỏi văn bản thì có thể là lời cô gái hay chàng trai, nhung đặt toong quan hệ với câu 10 thì nó phải là lời chàng trai... Chuyển dịch từ em sang anh, chủ thể thay đổi khiến giọng điệu cũng biến chuyển theo làm nảy sinh lòi nửa trực tiếp trong bài thơ. Dòng nội tâm của em lan toả trong tôi cùng cất lên lời cho quá tình tan rã, hợp quy các điệu thức cảm xúc, phức điệu ngôn từ. Trừ câu đầu tiên - lời cô gái; câu cuối cùng - lời chàng trai, 10 câu còn lại là sự khuếch tán âm thanh của lời trực tiếp sang lời gián tiếp. Tiếng nói của hai chủ thể cùng ngân lên ữong vỏ ngôn từ. Tính chất giao thoa giọng điệu làm cho hình tượng thơ dàn trải, mông lung... Đưa lời trực tiếp theo phong cách riêng của mình vào thơ, Hàn Mặc Tử đã thực hiện hiện đại hoá giọng điệu thơ, không chỉ nói cùng quá khứ, hiện tại mà còn với cả tương lai. Nhưng lời trực tiếp đưa vào thơ trữ tình sẽ bị nhược hoá, hoà tan trong giọng điệu của chủ thể trữ tình. Tính chất này tạo nên lời nửa trực tiếp của Hàn Mặc tử mang âm hưởng lạ mà còn mở rộng phạm vi lời thơ đến ranh giới đa thanh của văn xuôi hiện đại. Có điều trong văn xuôi, lời gián tiếp của người kể chuyên xâm nhập vào lời trực tiếp của nhân vật, để tiếng nói cuối cùng thuộc về nhân vật, thì trong thơ trữ tình, quá trình ấy diễn ra theo chiều ngược lại. Lời trực tiếp của nhân vật hay của tôi nhập vai bị chủ thể trữ tình lắh át. [...] Từ lời trực tiếp biến tấu trong lòi nửa trực trực tiếp, lời gián tiếp xuất hiện, chất giọng rạn võ, biên giới các loại hình ngôn từ rạn vỡ, vừa cách tân vừa cổ điển, tạo nên nét đặc trưng độc đáo của bài thơ... Đây thôn Vĩ Dạ led thơ trang nhã, tha thiết, vừa mãnh liệt, táo bạo, vừa pha chút dỗi hờn; với sự hài hoà độc đáo của truyền thống và cách tân được biểu hiện qua nhiều kiểu lời thơ nhưng giọng điệu chủ âm của nó vẫn là giọng diệu trữ tìnhduy nhất. Em hay tôi vẫn là sự phân thân của cái "tôi" trữ tình. Tiếng nói bài thơ được đinh hướng trong trường cảm xúc thống nhất. Nhung không phải vì thế mà nói thơ trữ tình chỉ có một giọng duy nhất. Càng phát triển, tính chất giao thoa giữa các giọng điệu của các loại hình văn học càng mạnh, càng rộng và sâu. Từ góc độ ấy, Đây thôn Vĩ Dạ xứng đáng là một trong nhũng bài thơ tiêu biểu của thế hệ mới, tiếng nói mới trên diễn đàn thơ ca Việt Nam hiện đại. (Theo Lê Huy Bắc, trong sđd) 7.8 ĐÓ là bài thơ gây ra nhiều bất đồng, trái ngược nhất khi phân tích, bình giảng. Nguyên nhân: thói quen xã hội học dung tục; không thuộc phong cách nghệ thuật của Hàn Mặc tử. Chỉ phân tích khách thé mà chưa chú ý đến tầng sâu của nội tâm, tâm trạng; vì cảm thụ nghệ thuật chưa nhạy bén và thái độ tuỳ tiện khi xác đinh tư liệu, khảo chứng... Tứ thơ cơ bản của Đây thôn Vĩ Dạ phải chăng là nỗi niềm lo âu cho hanh phúc, trong khát vọng cái Đẹp hoá giải trạng huống đau thương. Tứ thơ này thể hiện tập trung trong hai câu thoảng ý nghi vẫn: Có chở trăng về kịp tối nay? (Có diễm phúc chăng được hưởng hạnh phúc của đất trời?) -Ai biết tình ai có đậm đà? (có diễm phúc được hưởng nhận chăng, cái đẹp của tình người?) (Theo Văn Tâm, trong Giảng văn văn học lăng mạn Việt Nam, sđd) Điểm tựa cấu trúc bài thơ là bốn câu hỏi nghi vấn: Sao anh không về? Thuyền ai? Vườn ai? Ai biết tình ai? Muốn nắm bắt được nội dung tình cảm của bài thơ phải xác định ai hỏi, hỏi ai, hỏi gì và hỏi để làm gì? Cái "tôi" trữ tình của nhà thơ chính là chủ thé phát ngôn ba câu hỏi sau. Riêng câu hỏi đầu thường được hiểu là lời của cô gái Huế, của nhân vật trữ tình khác bên cạnh tiếng nói của chủ thé trữ tình - nhà thơ. Thực ra không phải vậy. Ở đây chẳng có tiếng chào mời phiền trách nào cả, ở đây, anh là chủ thể phát ngôn, không phải là đối tượng tác động của lòi nói trữ tình. Cái "tôi" trữ tình xung anh để bộc lộ tâm trạng, trò chuyện với lòng mình. Diễn xuôi: Sao anh (ta, mình, tôi) không về choi thôn Vĩ để được nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên như thế này! Tiếng nói trữ tình trong bài thơ là tiếng nói độc thoại, một giọng, cái "tôi" trữ tình của nhà thơ là chủ thể phát ngôn duy nhất của tiếng nói ấy. Vấn đề hỏi ai không cẩn đặt ra khi phân tích bốn câu hỏi trên, vì đó là những câu hỏi tu từ, câu hỏi chứa đụng quá nhiều thông tin trong câu ứả lời. Không có ai hỏi nhà thơ và nhà thơ cũng chẳng hỏi ai. Nhà thơ hỏi mình để bày tỏ lòng mình trò chuyện với lòng mình về thế giớiề Tiếng nói độc thoại nội tâm được liên kết bằng bốn câu hỏi mà mỗi câu bộc lộ một trạng thái của cảm xúc. Mọi chi tiết đều đẫm cảm xúc, tâm trạng trữ tình, cảnh - người hoà quyện nhưng không theo lôgic khách quan nào cả. Vì thế bài thơ bảy chữ ba khổ mà không có bóng dáng Đường thi, Tống thi nào. Đây là bản tốc kí tâm trạng. Khổ thơ đầu là tiếng nói bâng khuâng, rạo rực của cái "tôi" trữ tình trước vẻ đẹp trần thế đầy ắp ánh sáng. Cảm giác đắm say, rạo rực thấm đẫm các chi tiết văn bản hình tượng vừa cất lên thành giọng điệu trữ tình rưng rưng tha thiết trong văn bản ngôn từ. Lê Văn Hải – HAILENET – hailesuper@gmail.com Mọi chi tiết gần gũi với cảnh làng quê, lại có danh từ xác định địa danh, thành có không ít người lầm tưởng đây là tả phong cảnh thôn Vĩ, vẻ đẹp thơ mộng của ngoại thành Huế. Thật ra nét đẹp chủ yếu trong khổ thơ này là vẻ đẹp lãng mạn kín đáo, e ấp, trong sáng, non tơ, tinh khôi, trinh nguyên của bức tranh quê. Cảm hứng này cất lên thành tiếng nói trữ tình rưng rưng, tha thiết. Hai nhịp thơ tổ chức thành hai câu nghi vấn. Bao nhiêu thiết tha trong hai từ về chơi, nhìn, và luyến láy nắng hàng cau, nắng mới lên... câu nghi vấn biến thành câu cảm thán kết tụ vào từ quá, vào cách so sánh mang tính lí tưởng hoá, ước lệ. Câu thơ thứ tư đột ngột chuyển gợi tả càng giàu chất mộng mơ. Vẻ đẹp trinh nguyên đầy bí ẩn, không thé chiếm hữu. Vườn ai? Thuyền ai? Tình ai? Ai biết? Cho nên càng mê đắm say sưa rạo rực bao nhiêu, càng cảm thấy trống vắng, cô đơn bấy nhiêu. Đó là đặc trưng của cảm hứng lãng mạn. Bỏi vậy, đằng sau các câu nghi vẵh, khổ đầu bài thơ đã thổi ra khí lạnh của chút thoáng buồn man mác. Đến khổ 2, hoá thành đám mây đen phủ kín tâm hồn thi nhân. Đó là một thế giói rất khác. Phân lìa, chia li, trái ngược, buồn thiu, xám xịt, trống vắng, hờ hững, thoắt cái thay thế tất cả cái nắng mới hàng cau, vườn xanh như ngọc thoáng qua như mộng. Tiếng nói trữ tình rạo rực lắng xuống thay vào tiếng nói hờ hững của cõi lòng băng giá, nguội lạnh. Đó là hai mặt sáng - tối, trái ngược của cảm hứng lãng mạn, hai cách biểu hiện của niềm ham sống, yêu đời. Nửa đầu vừa khép lại nửa sau nổi dậy những con sóng mới. Mở đầu bài thơ là cảnh nắng, tiếp theo là cảnh trăng. Trăng, nắng đều là ánh sáng. Nhưng nắng là thực, trăng là mộng. Lời thơ miên man, phiêu lãng trong mộng ảo, xoá nhoà những nét nghĩa thông thường để phủ lên cả vũ trụ màu bạc của trăng. Bồng bềnh trên con thuyền trăng, ngưòi mơ vẫn phấp phỏng một chữ kịp. Khát khao, đồng cảm dồn vào chữ này. Nhưng cũng chính chữ kịp đầy tục luỵ đã trả nhà thơ về cõi thực. Ảnh trăng vụt tắt, thanh âm khổ lanh, ánh nắng xa xăm, người trong mộng thành ảo ảnh. Lồ lộ trắng lạnh. Giọng điệu trữ tình kết tụ vào từ quá như nghẹn ngào, xót xa, tiếc nuối... Nàng thơ cất cánh thần tiên tan vào khói sương lãng đãng. Tiếng nói trữ tình day dứt vang lên pha chút oán trách, giận hờn. Tình ai, ai biết? Đại từ phiếm chỉ ai đã biến tâm trạng riêng tư của thi nhân thành câu hỏi ngàn đời, dành cho tất cả những ai đang khao khát yêu đương, đồng điệu, cảm thông. Đi tìm cái đẹp của cõi thực, cõi thực hờ hững. Tìm đồng cảm, đồng điệu trong cõi mộng, cõi mộng hư ảo, mờ mịt. Cho nên, đắm say rồi nguội lạnh, mộng rồi tỉnh đó là lôgic vận động của cái "tôi" ham sống, yêu đòi trong bài thơ này. Lôgic tâm trạng chi phối lôgic phong cảnh và tổ chức giọng điệu trữ tình. Cảnh lúc như gần, lúc như xa, lúc thực, lúc ảo. sắc điệu trữ tình lúc âm u, lúc chói lanh. Nhưng giọng điệu chủ yếu của tiếng nói ấy vẫn là giọng bâng khuâng, đầy mơ mộng. Bài thơ là tiếng nói của cái "tôi" bơ vơ, cô đơn, là khát vọng ngàn đời của con người về sự đồng cảm, đồng điệu mà tình yêu lứa đôi và hạnh phúc là biểu hiện cao nhất. Là bản tốc kí tâm ứạng nhưng nhạc thơ chưa vượt khỏi lời thơ, phá vỡ lôgic ngữ ngtìĩa thông thường. Led thơ chưa thành chuỗi phát

File đính kèm:

  • pdfDay thon vi da Le Van Hai.pdf
Giáo án liên quan