Phát hiện – Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí

Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định" Giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển" điều đó được thể hiện trong các Nghị quyết Trung ương

Nghị quyết TW VIII " phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học. Bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên".

 " Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nề nếp, tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học".

 Nghị quyết TW IV " Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Mục tiêu đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người năng động sáng tạo".

 

doc14 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát hiện – Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định" Giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển" điều đó được thể hiện trong các Nghị quyết Trung ương Nghị quyết TW VIII " phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học. Bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên". " Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nề nếp, tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học". Nghị quyết TW IV " Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Mục tiêu đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người năng động sáng tạo". ở nước ta cũng như hầu hết các nước trên Thế giới, vấn đề dạy học và chất lượng dạy học nói chung, dạy học Địa lý nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Trong dạy học hiện nay thì “Học phải đi đôi với hành”. Để rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống Địa lí là một bộ môn khoa học thực nghiệm có liên quan nhiều đến thực hành thí nghiệm. Được giảng dạy trong trường THCS cùng với nhiều bộ môn khác. Trong đời sống hàng ngày trong lao động sản xuất, chúng ta gặp rất nhiều các sự vật hiện tượng mà kiến thức của môn vật lí, toán học, sinh học không thể giải thích được.. Mục đích giúp học sinh có những tri thức khoa học, phát triển năng lực, tư duy, sáng tạo và định hướng được nghề nghiệp trong tương lai, tự tin bước vào cuộc sống. Là một bộ môn khoa hoc ngoài việc nắm bắt kiến thức còn rèn luyện cho học sinh đức tính cần cù, cẩn thận, tỉ mỉ, khoa học và chính xác. Từ những kiến thức thực tế học sinh áp dụng giải thành thạo các dạng bài tập, giúp học sinh củng cố kiến thức phát triển tư duy sáng tạo. . Phần thứ hai: nội dung 1.Cơ sở khoa học: ở nước ta Việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng được chú trọng ngay từ khi dựng nước vì như Thân Nhân Trung đã nói “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thế nước lên nguyên khí suy thế nước xuống ” Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước Việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng càng được chú trọng nhằm hình thành những con người có ý thức và đạo đức XHCN, có trình độ, có văn hoá, có hiểu biết kỹ thuật, có năng lực lao động cần thiết, có óc thẩm mĩ và có kiến thức tốt để kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với mục tiêu giáo dục: Nâng cao dân trí – Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài Hiện nay cùng với các nhà trường thuộc các cấp học bên cạnh việc chú trọng nâng câo chất lượng giáo dục đại trà còn quan tâm đúng mức đến chất lượng giáo dục mũi nhọn. Đó là công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn, trong đó có bộ môn Địa lí Môn Địa lí có khả năng bồi dưỡng cho học sinh một khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên – Kinh tế – xã hội và những kỹ năng kỹ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống , đặc biệt là kỹ năng về bản đồ mà không một môn học nào đề cập tới. Và còn có khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng học sinh thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn, khả năng hình thành cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn: ở bậc học phổ thông từ trước tới nay quan niệm vẫn cho rằng bộ môn Địa lí là môn học phụ. Một phần do thiếu giáo viên dạy Địa lí nên ở nhiều trường hiện phân công giáo viên dạy bộ môn khoa học xã hội sang dạy chéo ban, nên chất lượng giảng dạy thấp. Giáo viên lên lớp chủ yếu đọc cho học sinh chép bài vì vậy hầu hết học sinh đều không thích học và không có hứng thú học,khi học lại chủ yếu là học vẹt để đối phó với giáo viên khi kiểm tra nên chất lượng rất thấp và số lựơng học sinh giỏi bộ môn cấp trường rất ít, càng không có học sinh giỏi cấp huyện cấp tỉnh, Là một giáo viên trẻ được đào tạo chính ban mới ra trường về nhận công tác tôi thấy rất băn khoăn trước chất lượng bộ môn Địa lí trong nhà trường và những quan niệm đó tôi thấy mình phải có trách nhiệm thay đổi quan niệm đó và không có cách gì tốt hơn là chứng minh bằng thực tiễn rằng Địa lí là một môn học chính và học Địa lí có vai trò hết sức to lớn trong đời sống hằng ngày và trong sản xuất. Muốn vậy tôi phải xây dựng cho mình một kế hoạch thật cụ thể để trong thời gian ngắn nhất đạt được kết quả cao nhất.Là đưa chất lượng nói chung và chất lượng môn Điạ lí nói riêng đi lên, có học sinh giỏi bộ môn cấp trường và cấp huyện - cấp tỉnh. III/ Một số giải pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí. 1/ Phát hiện học sinh giỏi môn Địa lí. Ngay từ khi nhận HS lớp 6 tôi đã có kế hoạch phân loại HS làm 3 đối tượng: + Yếu + Trung bình + Khá - giỏi Bằng cách kiểm tra thường xuyên, thông qua các bài kiểm tra định kỳ ( có phần nâng cao cho học sinh Khá - giỏi) sau khi đã phân loại được học sinh, tôi có kế hoạch bồi dưỡng đối với học sinh khá - giỏi và có biện pháp giúp đỡ học sinh yếu. Trong quá trình giảng dạy tôi áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nói chung đặc biệt là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, tạo ra các tình huống có vấn đề để học sinh tự giải quyết vấn đề, hoặc có sự hướng dẫn của giáo viên. sử dụng tối đa TBDH, tổ chức các trò chơi địa lí.Thi kể chuyện về Địa lí, Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra và đối tượng kiểm tra, có điểm thưởng cho học sinh. Thường xuyên ra các bài tập về nhà cho học sinh làm rồi thu vở chấm nhằm phát hiện những lỗi sai của học sinh từ đó uốn nắn, sửa lỗi kịp thời. Lồng ghép những kiến thức thực tế trong sản xuất và đời sống vào bài giảng làm cho bài giảng sinh động và thiết thực Nhờ các thế mà học sinh từ chỗ không thích học môn Địa lí thành yêu thích môn Địa lí từ đó có hứng thú học tập và học tập tích cực. Làm cho chất lượng bộ môn nâng lên rõ rệt. Khi đó tôi tiến hành chọn lựa những học sinh yêu thích môn Địa lí và học tập tích cực có những kỹ năng cơ bản, để hướng dẫn các em ôn luyện những kiến thức cơ bản và các kỹ năng Địa lí thông qua các giờ dạy ở trường, giao bài tập về nhà cho các em làm. đồng 2/ Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí. ở các trường xa thị trấn tỉ lệ học sinh khá giỏi thấp các em lại thích học các môn như Văn, Toán , Vật lý, Hoá học, Lịch sử...vì vậy việc phát hiện chọn lựa được đội tuyển bộ Môn Địa lí là vô cùng khó khăn, vất vả mất nhiều thời gian và công sức của giáo viên. Sau khi chọn được đội tuyển ( chỉ có 02 học sinh theo quy định) Tôi bắt tay ngay vào hướng dẫn các em ôn tập từ năm lớp 8 2.1 Về kiến thức. Tôi hướng dẫn các em ôn tập từ kiến thức lớp 6 đây là phần kiến thức đại cương rât khó nhưng cũng rất quan trọng là nền tảng cho các kiến thức sau này trọng tâm ở phần, bản đồ xác định phương hướng, đo đạc ,tính toán trên bản đồ... Tiếp theo là phần chuyển động của Trái Đất quanh trục ,quanh Mặt Trời và các hệ quả. ở phần này học sinh phải nắm chắc và giải thích được 04 vị trí của Trái Đất vào các ngày xuân phân, thu phân, đông chí và hạ chí. Vận dụng vào giải thích được một số hiện tượng và kinh nghiệm của dân gian như: “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”... Tính thành thạo, góc nhập xạ và ngày lên thiên đỉnh của Mặt Trời và giờ khu vực Phần Khí quyển, học sinh nắm chắc đặc diểm cấu tạo của lớp vỏ khí nguyên nhân hình thành gió và các khối khí ảnh hưởng của nó tới khí hậu Thuỷ quyển học sinh nắm chắc nguyên nhân hình thành sóng biển và dòng biển ở kiến thức lớp 6 này do rất khó và trưù tượng nên tôi dạy bằng giáo án điện tử giúp học sinh dễ hiểu dễ nhớ và nhớ lâu Đối với chương trình lớp 7 chú trọng về các kiểu khí hậu và đặc biệt rèn luyện cho học sinh thành thục kỹ năng phân tích biểu đồ khí hậu. Sau đó tôi cho học sinh lập bảng so sánh các kiểu khí hậu và cảnh quan tương ứng. Sang lớp 8 chú trọng phần Địa lí tự nhiên Việt Nam học sinh phải nắm chắc kiến thức biết tư duy lozich cái sau là hệ quả của cái trước, biết cách chứng minh, lập luận và giải quyết vấn đề. Đến chương trình lớp 9 học sinh phải nắm chắc kiến thức SGK thấy được mối quan hệ giữa Vị trí Địa lí Điều kiện tự nhiên Dân cư, nguồn lao động Phát triển kinh tế Bảo vệ môi trường. Và vận dụng kiến thức đó để giải thích các vấn đề liên quan. 2.2 Về kỹ năng. Kỹ năng bản đồ. đây là một kỹ năng quan trọng nhất của việc học tập môn Địa lí. Việc rèn kỹ năng bản đồ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức Địa lí một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng. Và ghi nhớ lâu bền và còn là phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển năng lực tư duy nói chung và tư duy Địa lí nói riêng. Học sinh phải thuần thục các kỹ năng nhận biết, đọc, xác định phương hướng và đo đạc tính toán, xác định vị trí, mô tả các thành phần tự nhiên – kinh tế xã hội, các mối liên hệ địa lí, mô tả địa lí ... Và thành thạo các kỹ năng đọc, vẽ, phân tích các loại biểu đồ. Việc học sinh đạt được kết quả làm việc bằng biểu đồ ( các em tự vẽ) và qua biểu đồ ( kỹ năng đọc ) cũng là biểu hiện hết sức quan trọng của tính tích cực học tập. Các em được rèn luyện và hình thành kỹ năng quan sát, phân tích, nhận xét và giải thích hiện tượng sự vật . Một cách sinh động Khi vẽ cần đảm bảo các yêu cầu: - Khoa học (chính xác) - Trực quan (rõ ràng, dễ đọc ) - Thẩm mĩ (đẹp) Để bảo đảm tính trực quan và thẩm mĩ, khi vẽ biểu đồ người ta thường dùng kí hiệu để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ. Các kí hiệu thường được biểu thi bằng: - Gạch nền ( gạch dọc, ngang, chéo ...) - Dùng các ước hiệu toán học (dấu cộng , trừ , nhân ....) Khi chọn kí hiệu cho biểu đồ cần chú ý làm sao để biểu đồ vừa dễ đọc vừa đẹp Trong quá trình học tập Địa Lý đặc biệt là Địa Lý kinh tế- xã hội học sinh thường được tiếp xúc với những số liệu, những bảng thống kê, về sản lượng của các ngành công nghiệp , nông nghiệp hay cơ cấu kinh tế của một nước nào đó trên thế giới Ngoài một số số liệu quan trọng cần phải ghi nhớ học sinh làm việc với các số liệu thống kê bằng các phân tích , đối chiếu , so sánh, để tìm ra những kết luận cần thiết,giúp học sinh nhận định, đánh giá được chính xác về trình độ phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Các số liệu thống kê kinh tế có một ý nghĩa nhất định trong việc hình thành các tri thức dịa lý tự nhiên cũng như Địa Lý kinh tế- xã hội Chúng soi sáng và giải thích được nhiều khái niệm và quy luật về địa lý Những luận điểm lý thuyết cũng có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn khi có số liệu chứng minh. Trong Địa Lý kinh tế- xã hội nhờ những số liệu mà học sinh có thể xác định được cơ cấu các ngành kinh tế. Giải thích được tốc độ tăng trưởng, trình độ phát triển của các nước Phân tích số liệu là dựa vào một hoặc nhiều bảng số liệu để rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích nguyên nhân. Khi phân tích cần chú ý: - Đọc kỹ đề bài để thấy được yêu cầu và phạm vi cần phân tích. - Cần tìm ra tính quy luật hãy mối liên hệ nào đó. - Không được bỏ sót các số liệu giống như trong các bài toán các số liệu đã được khái quát hoá và có ý đồ rõ ràng. Nếu bỏ sót số liệu sẽ dẫn đến việc phân tích thiếu chính xác và có những sai sót đáng tiếc. - Cần bắt đầu bằng việc phân tích các số liệu có tầm khái quát cao (số liệu mang tính tổng thể) sau đó phân tích đến các số liệu thành phần. - Tìm những giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình. Đặc biệt chú ý tới những số liệu mang tính đột biến (tăng, giảm). - Có thể chuyển số liệu tuyệt đối sang tương đối để dễ so sánh, phân tích, tổng hợp. - Tìm mối quan hệ giữa các số liệu. - Việc phân tích số liệu thường gồm 2 phần: + Nhận xét về các biểu diễn và mối quan hệ của các số liệu. + Giải thích nguyên nhân của các diễn biến hoặc mối quan hệ đó thường phải dựa vào những kiến thức đã học để giải thích. + Tổng hợp + Khái quát hoá số liệu Đối với học sinh khá, giỏi học phần nào phải ôn luyện ngay từ phần đó giúp các em nắm chắc kiến thức cơ bản SGK,làm thành thạo các bài tập trong SGK – sách bài tập để nắm vững kiến thức cơ bản .Qua từng phần ,từng chương tuỳ thuộc vào lượng kiến thức hướng dẫn các em cách đọc tài liệu – sách nâng cao.Đưa các bài tập từ dễ đến khó ,từ đơn giản đến phức tạp ,từ phức tạp trở về đơn giản để giúp các em nhào trộn kiến thức ,Nắm kiến thức ,tư duy kiến thức một cách sáng tạo.Định hình cách giải ở mỗi dạng bài tập để mỗi khi đọc đầu bài là các em có thể hình dung luôn được cách giải .”Coi bộ nhớ như một màn hình vi tính”.Muốn đạt được điều đó thì giáo viên phải có những biện pháp gì ?Bồi dưỡng kiến thức cho các em như thế nào để có hiệu quả ?Làm thế nào để đa số các em hiểu bài nhanh ,nắm bài ,thuộc bài ngay trong tiết giảng ? Đó là những câu hỏi luôn đặt ra cho tôi. Để đạt được điều đó : - Về phía giáo viên: + Người giáo viên phải yêu nghề ,có tâm huyết với nghề ,có bề dày kinh nghiệm. + Tận tuỵ với HS. + Có kiến thức sâu – rộng – sáng tạo. + Nắm vững và vận dụng tốt, linh hoạt các phương pháp dạy học + Trong giảng dạy luôn tạo được không khí giờ dạy nhẹ nhàng thoải mái học mà chơi, chơi mà học ,giúp đỡ được cả 3 đối tượng HS đặc biệt là đối tượng HS giỏi và đối tượng HS yếu kém nhằm mục đích hạ tỉ lệ HS yếu kém nâng cao tỉ lệ HS khá giỏi giúp các em có hứng thú học tập và yêu thích môn học. - Về phía HS: + Nắm vững kiến thức cơ bản ,chú ý tới những mục SGK cần lưu ý + Chịu khó học bài và làm bài tập. + Tránh quay cóp – học vẹt vì thuộc bài chưa chắc đã áp dụng để làm bài tập được. + HS cũng tự xây dựng cho mình một tủ sách riêng. + Có kỹ năng phân loại bài tập + Thành thạo các kỹ năng Địa lí + Biết tư duy lozich Sau khi tiến hành Rèn luyện- bồi dưỡng học sinh giỏi tôi giao cho các em kèm cặp giúp đỡ học sinh yếu, các em vận dụng các kiến thức đã được học trao đổi giúp đỡ bạn như vậy các em vừa nắm chắc lại vừa hiểu sâu kiến thức và giúp bạn mình tiến bộ lên rất nhiều, tạo ra đôi bạn cùng tiến. Hiệu quả đạt được rất cao IV/ Hiệu quả của sáng kiến Sau khi thực hiện sáng kiến: “ Phát hiện - bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí THCS. Tôi nhận thấy có rất nhiều em nắm chắc bài hơn, có kỹ năng giải các dạng bài tập. Bài làm khoa học sạch sẽ, sáng tạo nhiều em có hứng thú và yêu thích môn học. Tạo được nhiều nhân tố tích cực tham dự kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Kết quả đạt được, số lượng học sinh giỏi đạt 35%, số lượng học sinh khá đạt 45%, số lượng học sinh trung bình đạt 20%, số lượng học sinh yếu kém 0%. Với phương pháp rèn luyện- bồi dưỡng học sinh như trên kết quả cho thấy nhiều năm liên tục tôi luôn có học sinh giỏi cấp huyện – cấp tỉnh môn Địa lí THCS. Năm học Học sinh giỏi Cấp Huyện Cấp Tỉnh 2003-2004 03 Học sinh 01 Học sinh (Đạt giải nhì) 2004-2005 02 Học sinh 01 Học sinh (Đạt giải ba) 2005-2006 02 Học sinh 01 Học sinh (Đạt giải ba) 2006-2007 01 Học sinh 01 Học sinh (Đạt giải nhì) 2007-2008 02 Học sinh 01 Học sinh (Đạt giải ba) Đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện do tôi trực tiếp bồi dưỡng luôn đạt kết quả cao, Năm học 2006 – 2007 có 01 giải nhì 03 giải ba và 05 giải khuyến khích Năm học 2007 – 2008 có 05 giải ba và 02 giải khuyến khích Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị 1/ Kết luận Tôi nhận thấy trong quá trình giảng dạy các bộ môn khoa học nói chung và môn Địa lí nói riêng, thì việc truyền thụ kiến thức và phương pháp giảng dạy của người thầy đối với học sinh trong một tiết dạy là quan trọng nhất. Trong giảng dạy phải làm sao để phát huy được tất cả các đối tượng học sinh cùng tích cực hoạt động. Đa số các em hiểu bài nắm bài ngay tại lớp, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Muốn đạt được điều đó người thày phải có bề dày kinh nghiệm, yêu nghề có tâm huyết với nghề và phải thật sự thương yêu, tận tuỵ với học sinh, nhiệt tình và sát sao với từng đối tượng học sinh, hiểu rõ hoàn cảnh của các em để áp dụng vào tiết giảng sao cho không khí của tiết học được nhẹ nhàng, thoải mái, trò thích học.Dưới Sự hướng dẫn của thày từ dễ đến khó, từ cụ thể đến tổng quát, có như vậy học sinh mới được đào sâu ôn luyện kiến thức, giúp các em hiểu bài nắm chắc kiến thức cơ bản, nắm sâu, nắm rộng, từ đó các em có hứng thú và yêu thích bộ môn tạo được nhiều nhân tố tích cực tham dự các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Như mục tiêu của môn Địa Lý bậc THCS đặt ra, cùng với những yêu cầu về kiến thức, thái độ tình cảm là yêu cầu về kỹ năng. Đó là :Giúp các em học sinh sử dụng tương đối thành thạo các kỹ năng Địa Lý , trước hết là kỹ năng quan sát, nhận xét, phân tích các hiện tượng tự nhiên, kinh tế- xã hội, kỹ năng đọc và sử dụng bản đồ ,biểu đồ , lập sơ đồ đơn giản để tìm hiểu Địa Lý địa phương và tự bổ xung kiến thức địa lý Bên cạnh đó là đặc điểm của môn Địa Lý về mặt nội dung học tập đã khẳng định : Cần phát triển ở học sinh khả năng tư duy Địa Lý, cụ thể là: “ Tư duy liên hệ tổng hợp, xét đoán dựa trên bản đồ” Người giáo viên Địa Lý phải luôn chú trọng đến việc hình thành cho học sinh các phương pháp học tập đặc trưng của bộ môn. khiến cho các em biết tự đặt ra và trả lời các câu hỏi : Cái gì ? ở đâu? như thế nào? tại sao? Có như vậy các em mới phát triển tư duy Địa Lý . Từ đó các em ham học và yêu thích môn Địa Lý . Có tình yêu thiên nhiên và người lao động thể hiện qua việc tôn trọng tự nhiên , và các thành quả kinh tế- xã hội của đất nước Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung . Các em cũng có động lực để tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ, cải tạo cảnh quan môi trường mà trước hết là nơi các em sinh sống, học tập, và vui chơi. Đó là điều có ý nghĩa thiết thực trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở bậc THCS . Đối với phạm vi sáng kiến tôi chỉ đưa ra một số phương pháp và những giải pháp nhỏ trong việc rèn luyện trong việc Rèn luyện- bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí cấp THCS. Trong quá trình viết sáng kiến chỉ là những kinh nghiệm của bản thân, có thể có những vấn đề nào đó chưa thật hợp lý. Tôi kính mong đồng nghiệp và hội đồng xét duyệt ý kiến đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn. 2/ Kiến nghị Do nhiều trường thiếu giáo viên nên vẫn phải phân công dạy chéo ban và có một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi học sinh giỏi, nên Sở GD và các phòng GD nên tổ chức các chuyên đề để cho giáo viên có kinh nghiệm và kỹ năng trong việc hướng dẫn học sinh Rèn luyện- bồi dưỡng học sinh giỏi Lương sơn, ngày 20 tháng 5 năm 2008 Người viết sáng kiến Đặng Việt Dũng Nhận xét của hội đồng khoa học trường THCS hợp hoà Nhận xét của hội đồng khoa học cấp trên Tài liệu tham khảo 1/ Mai Xuân San. Rèn luyện kỹ năng Địa Lý ,Nhà xuất bản Giáo Dục. 2/ Nguyễn Dược – Nguyễn Phú Trọng . Lý luận dạy học Địa Lý. 3/ Đỗ Ngọc Tiến – Phí Công Việt . Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kỹ năng địa lý

File đính kèm:

  • docSKKN on thi HSG.doc