Phiếu bài tập trắc nghiệm môn Vật lý - Đề 2

Cu 1. "Lúc 13 giờ 10 phút ngày hôm qua, xe chúng tôi chạy trên quốc lộ 1, cách Long An 20km". Việc xác định vị trí của xe như trên còn thiếu yếu tố gì ?

 A. Chiều dương trên đường đi. B. Mốc thời gian.

 C. Vật làm mốc. D. Thước đo và đồng hồ.

 Cu 2. Trong các phương trình sau đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng nhanh dần đều ?

 A. x = 4t. B. x = -3t2 - t. C. x = 5t + 4. D. x = t2 - 3t.

Cu 3. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng :

 x = 5 + 60 t ( x đo bằng km, t đo bằng giờ)

Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu ?

 A. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h. B. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5km/h.

 C. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h. D. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.

 Cu 4. Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm ?

 A. Chiếc máy bay đang bay thử nghiệm. B. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.

 C. Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội đi Tp Hồ Chí Minh. D. Chiếc máy bay đang chạy trên sân bay.

 Cu 5. Hai ô tô xuất phát cùng lúc tại hai điểm A và B cách nhau 15km trên cùng một đường thẳng qua A và B, chuyển động cùng chiều từ A đến B. Tốc độ của ô tô xuất phát tại A là 20km/h, của ô tô xuất phát tại B là 12km/h. Chọn gốc toạ độ tại A, gốc thời gian lúc xuất phát, phương trình chuyển động của hai xe là :

 A. xA = 20t ; xB = 12t. B. xA = 15 + 20t ; xA = 12t.

 C. xA = 20t ; xA = 15 + 12t. D. xA = 15 + 20t ; xB = 15 + 12t.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phiếu bài tập trắc nghiệm môn Vật lý - Đề 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1. "Lúc 13 giờ 10 phút ngày hôm qua, xe chúng tôi chạy trên quốc lộ 1, cách Long An 20km". Việc xác định vị trí của xe như trên còn thiếu yếu tố gì ? A. Chiều dương trên đường đi. B. Mốc thời gian. C. Vật làm mốc. D. Thước đo và đồng hồ. Câu 2. Trong các phương trình sau đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng nhanh dần đều ? A. x = 4t. B. x = -3t2 - t. C. x = 5t + 4. D. x = t2 - 3t. Câu 3. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng : x = 5 + 60 t ( x đo bằng km, t đo bằng giờ) Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu ? A. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h. B. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5km/h. C. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h. D. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h. Câu 4. Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm ? A. Chiếc máy bay đang bay thử nghiệm. B. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay. C. Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội đi Tp Hồ Chí Minh. D. Chiếc máy bay đang chạy trên sân bay. Câu 5. Hai ô tô xuất phát cùng lúc tại hai điểm A và B cách nhau 15km trên cùng một đường thẳng qua A và B, chuyển động cùng chiều từ A đến B. Tốc độ của ô tô xuất phát tại A là 20km/h, của ô tô xuất phát tại B là 12km/h. Chọn gốc toạ độ tại A, gốc thời gian lúc xuất phát, phương trình chuyển động của hai xe là : A. xA = 20t ; xB = 12t. B. xA = 15 + 20t ; xA = 12t. C. xA = 20t ; xA = 15 + 12t. D. xA = 15 + 20t ; xB = 15 + 12t. Câu 6. Khẳng định nào sau đây là đúng cho chuyển động thẳng chậm dần đều ? A. Gia tốc của chuyển động không đổi. B. Vận tốc của chuyển động giảm đều theo thời gian. C. Chuyển động có véctơ gia tốc không đổi. D. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian. Câu 7. Trong các phương trình sau đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng nhanh dần đều ? A. x = -3t2 + 1. B. x = t2 + 3t. C. x = 5t + 4. D. x = 4t. Câu 8. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng : x = - 50 + 20 t ( x đo bằng km, t đo bằng giờ) Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h chuyển động là bao nhiêu ? A. 10km. B. 40km. C. - 40km. D. - 10km. Câu 9. Giờ khởi hành của chuyến tàu từ Tp Hồ Chí Minh đi Hà Nội là lúc 19 giờ 30 phút hằng ngày, gốc thời gian được chọn là A. 7 giờ. B. 19 giờ 30 phút. C. 0 giờ. D. 12 giờ. Câu 10. Chuyển động thẳng đều không có đặc điểm nào dưới đây ? A. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại. B. Vật đi được những quãng đường như nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ. C. Quỹ đạo là một đường thẳng. D. Tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau. Câu 11. Phương trình chuyển động thẳng đều dọc theo trục Ox, trong trường hợp vật không xuất phát từ điểm O là : A. x = vt. B. s = x + vt. C. s = vt. D. x = x0 + vt. Câu 12. Trong các phương trình sau đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng chậm dần đều ? A. x = -4t. B. x = 5t + 4. C. x = -t2 + 3t. D. x = -3t2 - t. Câu 13. Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45 m xuống đất. Cho g = 10 m/s2. Thời gian giọt nước rơi tới mặt đất là bao nhiêu? A. 4,5s. B. 2s. C. 9s. D. 3s. Câu 14. Chuyển động nhanh dần đều và chậm dần đều khác nhau ở điểm căn bản nào? A. Chuyển động nhanh dần đều luôn có vận tốc đầu, chậm dần đều có thể có hoặc không. B. Gia tốc của chuyển động nhanh dần đều âm, chậm dần đều dương . C. Chuyển động nhanh dần đều có hoặc không có vận tốc đầu, chậm dần đều luôn có. D. Gia tốc của chuyển động nhanh dần đều dương, chậm dần đều âm. Câu 15. Đặc điểm nào sau đây không đúng cho chuyển động rơi tự do ? A. Chuyển động đều. B. Gia tốc không đổi. C. Chiều từ trên xuống. D. Phương thẳng đứng. Câu 16. Một xe đang chạy với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc. Sau 2 giây xe đạt vận tốc 54 km/h. Gia tốc của xe là bao nhiêu? A. 1 m/s2. B. 2,5 m/s2. C. 1,5 m/s2. D. 2 m/s2. Câu 17. Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 20 m xuống đất. Cho g = 10 m/s2. Thời gian giọt nước rơi tới mặt đất là bao nhiêu? A. 2s. B. 1s. C. 4s. D. 3s. Câu 18. Hai vật được thả rơi từ hai độ cao khác nhau h1 và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ hai gấp hai lần khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất. Tỉ số các độ cao là : A. 0,25. B. 0,5. C. 4. D. 2. Câu 19. Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 15 m/s bỗng hãm phanh và chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút tàu dừng lại ở sân ga. Quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm là : A. 225m. B. 900m. C. 500m. D. 600m. Câu 20. Một ôtô đi từ A đến B mất 5 giờ, trong 2 giờ đầu ôtô đi với tốc độ 50 km/h, trong 3 giờ sau ôtô đi với tốc độ 30 km/h. Tốc độ trung bình của ôtô trên đoạn đường AB là : A. 40 km/h. B. 38 km/h. C. 46 km/h. D. 35 km/h. Câu 21. Trong các phương trình sau đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng nhanh dần đều ? A. x = 5t + 4. B. x = t2 - 3t. C. x = -4t. D. x = -3t2 - t. Câu 22. Thả một viên bi từ một đỉnh tháp xuống đất. Trong giây cuối cùng viên bi rơi được 45m. Lấy g = 10m/s2. Chiều cao của tháp là : A. 450m. B. 350m. C. 245m. D. 125m. Câu 23. Một xe đang chuyển động với vận tốc 36 km/h bỗng hãm phanh và chuyển động thẳng chậm dần đều. Đi được 50 m thì xe dừng hẳn. Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe thì gia rốc của xe là : A. - 2m/s2. B. 2m/s2. C. - 1m/s2. D. 1m/s2. Câu 25. Khẳng định nào sau đây là đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều ? A. Vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian. B. Gia tốc của chuyển động không đổi. C. Chuyển động có véctơ gia tốc không đổi. D. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian. Câu 26. Một điểm nằm trên vành ngoài của một lốp xe máy cách trục bánh xe là 60 cm. Xe chuyển động thẳng đều. Khi đồng hồ tốc độ của xe nhảy 1,5 số ứng với 1,5 km thì số vòng mà bánh xe quay được là A. 2500 B. 428 C. 796 D. 90 Câu 27. Tốc độ góc của kim giây là A. B. C. D. Câu 28. Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều ? A. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi đang quay ổn định. B. Chuyển động của một mắc xích xe đạp. C. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. D. Chuyển động của con lắc đồng hồ. Câu 29. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 11,25m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật ngay khi chạm đất là : A. 20m/s. B. 15m/s. C. 30m/s. D. 25m/s. Câu 30. Một quạt trần quay với tần số 300 vòng/phút. Cánh quạt dài 0,75 m. Tốc độ dài của một điểm ở đầu cánh quạt là A. 23,55 m/s B. 225 m/s C. 15,25 m/s D. 40 m/s Câu 31. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 180m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật ngay khi chạm đất là A. 18m/s. B. 25m/s. C. 40m/s. D. 60m/s. Câu 32. Chuyển động tròn đều không có đặc điểm nào dưới đây ? A. Tốc độ góc không đổi. B. Tốc độ dài không đổi. C. Quỹ đạo là đường tròn. D. Véctơ gia tốc không đổi. Câu 33. Mặt Trăng được xem là vệ tinh của Trái Đất, chuyển động tròn đều quanh Trái Đất. Gia tốc của Mặt Trăng sẽ hướng về A. Mặt Trời. B. một nơi khác. C. Sao Thổ. D. Trái Đất. Câu 34. Tốc độ góc của kim phút là A. B. C. D. Câu 35. Tốc độ góc của kim giờ là A. B. C. D. Câu 36. Tần số của vật chuyển động tròn đều là A. số vòng tổng cộng vật quay được. B. số vòng vật quay trong 1 giây. C. thời gian vật quay n vòng. D. thời gian vật quay được 1 vòng. Câu 37. Gia tốc hướng tâm của chất điểm chuyển động tròn đều tăng hay giảm bao nhiêu nếu tốc độ dài giảm còn một nửa nhưng bán kính quỹ đạo tăng 2 lần ? A. Tăng 4 lần. B. Giảm còn một nửa. C. Giảm 8 lần. D. Không đổi. Câu 38. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 9,8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật ngay khi chạm đất là A. 10m/s. B. 14m/s. C. 8m/s. D. 15m/s. Câu 39. Chu kì của vật chuyển động tròn đều là A. số vòng vật quay trong 1 giây. B. thời gian vật quay n vòng. C. số vòng tổng cộng vật quay được. D. thời gian vật quay được 1 vòng. Câu 40. Một chiếc thuyền đang xuôi dòng với vận tốc 30 km/h, vận tốc của dòng nước là 5 km/h. Vận tốc của thuyền so với nước là : A. 25 km/h. B. 35 km/h. C. 20 km/h. D. 15 km/h. Câu 41. Một xuồng máy chạy xuôi dòng từ A đến B mất 2 giờ. A cách B 18 km. Nước chảy với tốc độ 3 km/h. Vận tốc tương đối của xuồng máy đối với nước là A. 6 km/h. B. 9 km/h. C. 12 km/h. D. 4 km/h.

File đính kèm:

  • docphieu BT Trac Nghiem 10 CB Chương I (HT).doc