Phương pháp dạy học các loại văn bản lý luận văn học trong chương trình ngữ văn ở trường THPT

Câu 16: Phương pháp dạy học các loại văn bản lý luận văn học trong chương trình Ngữ văn ở trường THPT.

I. Khái niệm

Lí luận văn học là một hệ thống tri thức có tính chất đặc thù trong quá trình ngữ văn ở trường phổ thông, có khả năng trang bị những hiểu biết cơ bản về các khái niệm, đặc điểm có tính bản chất đặc trưng của văn học, có nhiệm vụ rèn luyện tư duy cho học sinh.

II. Vị trí, vai trò

Lý luận văn học có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh hoàn thiện, nâng cao trí thức văn học.

Là loại tri thức có khả năng rèn luyện tư duy khoa học, tư duy logic, giúp học sinh nâng cao khả năng cảm thụ văn học.

Các khái niệm có tính chất lý thuyết có tác dụng như những chìa khóa nhận thức về văn học.

III. Phương pháp dạy học các loại văn bản lý luận văn học trong chương trình Ngữ văn ở trường THPT( PP diễn giảng, PP nêu vấn đề, PP trực quan):

Chương trình môn văn trung học phổ thông đã chính thức xác định kiến thức lí thuyết văn học như là một bộ phận văn học. Như vậy hệ thống kiến thức lí luận đã giữ vị trí quan trong trong chương trình Ngữ văn PTTH. Giúp học sinh có thể vận dụng những tri thức về lí luận vào sự phân tích đánh giá tác phẩm, tác giả, vào sự tìm hiểu các trào lưu, các trường phái, các qui luật phát truyển trong tiến trình lịch sử văn học Việt nam. Để truyền thụ những kiến thức lí luận cụ thể, lại khá phong phú, trong điều kiện khống chế của thời lượng, giáo viên cần đảm bảo những yêu cầu và phương pháp sau:

1. Phương pháp diễn giảng

a . Cơ sở lí luận

Đây là phương pháp thường được dùng nhiều ở trường phổ thông. Từ một bài văn, bài thơ cụ thể, từ những hiện tượng văn học cụ thể, giáo viên giúp học sinh đi đến một kết luận có tính kháo quát về văn học

Một bài lí luận văn học thường chứa đựng những mệnh đề khái quát, các tri thức minh họa và tiêu biểu. Mỗi tri thức là một khái quát trên các bình diện khác nhau chứa đựng bao nhiêu khái niệm cần giải thích, bao nhiêu định nghĩa định ngữ phải minh họa, bao nhiêu mối quan hệ logic trong câu phải phân tích, giải thích. Vì vậy, dùng phương pháp diễn giảng là phù hợp đối với một bài giảng lí luận văn học.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4732 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy học các loại văn bản lý luận văn học trong chương trình ngữ văn ở trường THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 16: Phương pháp dạy học các loại văn bản lý luận văn học trong chương trình Ngữ văn ở trường THPT. ( Nguồn: https://sites.google.com/site/nvluongbt/3et ).  Câu 16:  Phương pháp dạy học các loại văn bản lý luận văn học trong chương trình Ngữ văn ở trường THPT.   I.                  Khái niệm Lí luận văn học là một hệ thống tri thức có tính chất đặc thù trong quá trình ngữ văn ở trường phổ thông, có khả năng trang bị những hiểu biết cơ bản về các khái niệm, đặc điểm có tính bản chất đặc trưng của văn học, có nhiệm vụ rèn luyện tư duy cho học sinh. II.   Vị trí, vai trò Lý luận văn học có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh hoàn thiện, nâng cao trí thức văn học. Là loại tri thức có khả năng rèn luyện tư duy khoa học, tư duy logic, giúp học sinh nâng cao khả năng cảm thụ văn học. Các khái niệm có tính chất lý thuyết có tác dụng như những chìa khóa nhận thức về văn học. III.  Phương pháp dạy học các loại văn bản lý luận văn học trong chương trình Ngữ văn ở trường THPT( PP diễn giảng, PP nêu vấn đề, PP trực quan):  Chương trình môn văn trung học phổ thông đã chính thức xác định kiến thức lí thuyết văn học như là một bộ phận văn học. Như vậy hệ thống kiến thức lí luận đã giữ vị trí quan trong trong chương trình Ngữ văn PTTH. Giúp học sinh có thể vận dụng những tri thức về lí luận vào sự phân tích đánh giá tác phẩm, tác giả, vào sự tìm hiểu các trào lưu, các trường phái, các qui luật phát truyển trong tiến trình lịch sử văn học Việt nam. Để truyền thụ những kiến thức lí luận cụ thể, lại khá phong phú, trong điều kiện khống chế của thời lượng, giáo viên cần đảm bảo những yêu cầu và phương pháp sau:         1. Phương pháp diễn giảng            a . Cơ sở lí luận Đây là phương pháp thường được dùng nhiều ở trường phổ thông. Từ một bài văn, bài thơ cụ thể, từ những hiện tượng văn học cụ thể, giáo viên giúp học sinh đi đến một kết luận có tính kháo quát về văn học Một bài lí luận văn học thường chứa đựng những mệnh đề khái quát, các tri thức minh họa và tiêu biểu. Mỗi tri thức là một khái quát trên các bình diện khác nhau chứa đựng bao nhiêu khái niệm cần giải thích, bao nhiêu định nghĩa định ngữ phải minh họa, bao nhiêu mối quan hệ logic trong câu phải phân tích, giải thích. Vì vậy, dùng phương pháp diễn giảng là phù hợp đối với một bài giảng lí luận văn học.     Ngoài ra diễn giảng là phương pháp tiết kiệm được thời gian, có khả năng trình bày tri thức một cách có hệ thống, kết hợp được tính logic và tính truyền cảm           b. Cách thực hiện - Giáo viên phân tích, trình bày các tri thức kết hợp với ghi bảng, còn học sinh nghe hiểu và ghi chép vào vở riêng. - Giáo viên sử dụng phương pháp diễn giảng có thể theo hình thức qui nạp tức là đi từ các hiện tượng đến các nhận định. - Diễn giảng phải dựa vào sách giáo khoa nhưng không phải là đọc, là chép sách giáo khoa hay nói theo sách giáo khoa mà là giảng giải, minh họa nhằm giúp học sinh hiểu sách giáo khoa: hiểu các khái niệm, nhận định và các dẫn chứng. - Phải đảm bảo tính truyền cảm để bài giảng có sức thu hút, tránh sự nhàm chán đối với người nghe.       -  Giáo viên cần giúp học sinh nắm vững các khái niệm về thuật ngữ văn học. Việc giảng dạy lí luận văn học giáo viên phải coi trong việc hình thành, khắc họa cho học sinh hiểu rõ các khái niệm, nắm chuẩn xác các thuật ngữ. c. Ví dụ - Khi dạy bài “một số thể loại văn học:thơ, truyện” giáo viên có thể sử dụng phương pháp này. Sở dĩ nên sử dụng phương phương pháp này vì kiến thức bài này tồn tại rất nhiều khái niệm khó hiểu đối với học sinh. Mặc dù các từ như: loại, thể hay thơ là gì? Các em đã được tiếp xúc nhiều, nhưng để hiểu được nội hàm bản chất của  nó thì giáo viên phải diễn giải một cách cụ thể để giúp học sinh hiểu rõ các khái niệm trừu tượng đó. -  Đầu tiên giáo viên nên giải thích cho học sinh hiểu người ta dựa vào cơ sở chung đó là phương thức (cách thức phản ánh hiện thực,tình cảm của tác phẩm) để phân chia thể loại tác phẩm. -  Tiếp theo giáo viên giảng giải các khái niệm như: thế nào là “loại” và tác phẩm văn học được chia làm mấy loại? +  Yêu cầu kiến thức giáo viên cần giảng giải như sau: “Loại” là phương thức tồn tại chung, là loại hình chủng loại. Có sự so sánh phân biệt giữa các thành phần. Giáo viên đưa ra 3 loại hình tác phẩm văn học và những đặc điểm cơ bản của nó để chứng minh cho khái niệm trên: * Trữ tình là bộc lộ tình cảm, cảm xúc, tâm trạng con người bao gồm: thơ, ca dao, tục ngữ, hò vè… * Tự sự là kể lại (miêu tả) trình tự các sự việc, có nhân vật, cốt truyện…bao gồm: truyện, tiểu thuyết, bút kí,phóng sự, kí sự, tùy bút… * Kịch là thông qqua lời thoại, hành động của các nhân vật để thể hiện mâu thuẫn, xung đột kịch, bao gồm: Kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại,bi kịch, hài kịch.     Sau khi đưa ra các dẫn chứng chứng minh đầy đủ cho khái niệm về “Loại” giáo viên tiếp tục đưa ra khái niệm về “Thể” và lấy dẫn chứng đầy đủ chứng minh. + “Thể” là hiện thực hóa của loại, nhỏ hơn loại. Các tiêu chí dùng để phân chia “Thể” rất đa dạng: dựa vào độ ngắn dài, đề tài, cấu trúc, cảm hứng chủ đạo, tính chất mâu thuẫn… Như vậy với việc đưa ra các dẫn chứng đầy đủ, trong quá trình giảng bài giáo viên sẽ giúp học sinh dễ hình dung cụ thể các khái niệm. Phương pháp diễn giảng này phát huy hiệu quả đối với những bài có lượng kiến thức mới, học sinh khó khăn trong việc tìm hiểu. Do đó giáo viên nên áp dụng phương pháp này dể hướng dẫn học sinh khám phá những khái niệm đó.  2. Phương pháp nêu vấn đề          a. Cơ sở lí luận Dạy học nêu vấn đề là quá trình xây dựng và giải quyết một cách khéo léo hệ thống tình huống có vấn đề và dạy học nêu vấn đề là một hệ thống tình huống có vấn đề được đặt ra gắn liền với nhau và trong quá trình đó học sinh dưới sự giúp đỡ và lãnh đạo của giáo viên, nắm được nội dung bộ môn, phương thức học tập và phát triển ở mình những phẩm chất cần thiết cho một thái độ sáng tạo đối với khoa học và đời sống Dạy học nêu vấn đề với những câu hỏi phải mang tính hệ thống liên tục, dẫn dắt học sinh từng bước khám phá ra quan điểm tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả. Cho nên quá trình phân tích là quá trình giải quyết từng bước những vấn đề đặt ra trước học sinh. Mỗi câu hỏi là một cái mốc trong quá trình khám phá đó. Câu sau bổ sung cho câu trước, câu trước chuẩn bị cho câu sau, làm thành một chuỗi những liên hệ nối tiếp nhau trong một hệ thống vấn đề, phản ánh được bản chất nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.    Trong việc dạy học các văn bản lí luận thì phương pháp nêu vấn đề sẽ gúp học sinh hệ thống lại những kiến thức cũ đã học qua các tác phẩm văn chương cụ thể, phương pháp này giúp học sinh tư duy một cách logic và hệ thống các kiến thức mình đã học để vận dụng vào việc tìm hiểu các khái niệm lí luận văn học.    Muốn học sinh làm được những điều đó thì giáo viên phải đưa ra những “tình huống có vấn đề”, sau khi đưa ra được tình huống thì giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở để hướng học sinh giải quyết “tình huống có vấn đề” đó. Tình huống có vấn đề sẽ gợi cho học sinh những khó khăn, những kích thích, sự tò mò, đem đến nhu cầu cần khám phá các khái niệm về lí luận văn học. Từ đó học sinh bắt buộc phải trải qua quá trình suy nghĩ, sự sáng tạo, những suy nghĩ tích cực phát huy tính chủ động cá nhân. Phương pháp này giúp học sinh chủ động trong việc lĩnh hội những kiến thức, những nội hàm về các khái niệm lí luận văn học.          b. Cách thực hiện Để thực hiện được phương pháp nêu trên cần có các điều kiện sau:     Giáo viên phải biết tự mình liên tưởng và đưa ra hệ thống các câu hỏi mang tính chất gợi mở, tìm các nội dung mà học sinh cần nắm được có lien quan đến đến vấn đề mà giáo viên đã đua ra. Giúp học sinh xác định được mục đích của vấn đề đang tìm hiểu.     Giáo viên hướng dẫn để học sinh biết tự mình liên tưởng và biết tận dụng nhiều mảng kiến thức có liên quan để từ đó xác định được trọng tâm giải quyết vấn đề về các kiến thức lí luận.    Để giúp học sinh giải quyết những tình huống có vấn  đề ngoài việc giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi gợi mở thì giáo viên  cũng cần phải cho học sinh thực hành các bài tập ứng dụng, những câu hỏi ứng dụng trực tiếp qua các giờ giảng văn, lịch sử văn học để học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc giải quyết các tình huống mà giáo viên đưa ra.     Các khái niệm như: sử thi, nhân vật anh hùng ca chỉ được học sinh thực sự hiểu thông qua các bài giảng về sử thi Ấn Độ, về Iliat-Ôdixe ở lớp 10. Thông qua việc dạy văn học dân gian và văn học cổ điển Việt Nam, giáo viên sẽ kết hợp việc đưa ra các câu hỏi để học sinh so sánh về các biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, ước lệ, tượng trưng, điển cố…giữa văn học dân gian và văn học cổ điển.Bằng những cách như thế này sẽ giúp học sinh hiểu về các kiến thức lí luận một cách nhanh nhất. Hay ở lớp 12, cùng với việc dạy học văn học hiện đại Việt Nam và thế giới, giáo viên sẽ đưa ra các vấn đề về thể loại thơ, tiểu thuyết, kịch. các thể kí…các câu hỏi để học sinh tìm hiểu về các khái niệm về phong cách và các kiểu sáng tác hiện thực, lãng mạng và các khái niệm liên quan tới vấn đề lịch sử văn học.    Từ việc đưa học sinh về các tác phẩm văn học cụ thể, giáo viên sẽ giúp học sinh dễ hình dung ra các kiến thức về lí luận văn học rất gần gũi với các tác phẩm văn chương. Có như vậy khi sử dụng phương pháp nêu vấn đề mới đạt được hiệu quả.     Tuy nhiên không phải khi dạy bất kì bài nào về văn bản lí luận giáo viên sử dụng phương pháp này cũng mang lại hiệu quả cao. Đối với những bài kiến thức có tính chất trừu tượng, học sinh khó nắm bắt, nếu không kết hợp với phương pháp diễn giảng của giáo viên thì học sinh rất khó nắm được bài. Phương pháp này chỉ phù hợp với những văn bản lí luận mà ở đó học sinh đã có một nền tảng về kiến thức cũ, giáo viên chỉ đưa ra tình huống có vấn đề và hệ thống câu hỏi hướng dẫn thì học sinh mới hiểu được các kiến thức về lí luận c. Ví dụ Khi dạy bài “Quá trình văn học và phong cách văn học”.  Giáo viên áp dụng phương pháp nêu vấn đề bằng cách đưa ra một tình huống khơi gợi học sinh tìm hiểu như sau: - Đối với việc tìm hiểu khái niệm “Quá trình văn học” giáo vên nêu câu hỏi: + Tại sao khi tiến hành xem xét một hiện tượng văn học cụ thể nào đó, chúng ta cần phải xác định đúng vị trí của nó trong quá trình văn học?  Việc xác định chính xác có ý nghĩa như thế nào? - Giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh giải quyết câu hỏi vấn đề đã nêu: Câu 1: Văn học là gì? Câu 2: Lịch sử văn học khác với quá trình văn học như thế nào? Câu 3: Bản thân văn học và toàn bộ đời sống văn học khác nhau như thế nào? Câu 4: Giữa văn học và lịch sử có mối quan hệ ra sao? câu 5: Tại sao để hiểu được bản chất của một hiện tượng văn học nào đó thì chúng ta phải tìm hiểu những thay đổi trong các thời kì lịch sử?  3. Phương pháp trực quan          a.Cơ sở lí luận - Trực quan là hoạt động quan sát và nhận thức trực tiếp từ những sự vật, hiện tượng, con người…cụ thể hoặc các yếu tố phi ngôn ngữ như ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ, nụ cười, nét mặt…trước khi trải qua phương pháp suy luận của lí trí. Đó là những cơ sở làm cho học sinh khi quan sát có được những hình ảnh cụ thể từ chính những điều đã quan sát hay nhận thức được. -  Phương pháp trực quan trong việc dạy các văn bản lí luận văn học là một phương pháp tương đối quan trọng để thực hiện thao tác quan sát và nhận thức các vấn đề lí thuyết và thực hành nhằm thực hiện hoạt động tiếp nhận văn bản và hoạt động tìm hiểu các khái niệm lí luận. -  Cụ thể hơn, phương pháp trực quan có thể được xem xét là một phương pháp học lí luận mà học sinh sử dụng để tận mắt chứng kiến một sự vật, hiện tượng nào đó, để tìm hiểu một vấn đề, tìm kiếm một ý tưởng, hay một thái độ…thông qua phương pháp quan sát và trình bày trực quan. - Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan chủ yếu là phục vụ cho vấn đề thực hành như: tìm dẫn chứng chứng minh cho một khái niệm lí luận văn học, hay thực hành các ý tưởng, sắp sếp các sự kiện về kiến thức văn học sử, các trào lưu văn học…thông qua sử dụng thao tác quan sát để trực tiếp nhìn thấy sự vật, hiện tượng hoặc nghiên cứu một vấn đề nào đó về lí luận văn học. Nếu như học sinh thực hiên hoạt động quan sát tốt thì mới có thể nắm vững được hình thức, đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng…rồi mới có thể tìm ý, nắm bắt các ý tưởng có liên quan tới những kiến thức đó.     Vì vậy, phương pháp này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động tiếp nhận các văn bản lí luận văn học.          b. Cách thực hiện - Khi thực hiện phương pháp này, giáo viên khi đưa ra những dẫn chứng, hình ảnh cụ thể để giải thích minh họa cho các khái niệm lí luận phải thật chính xác và khoa học. Các nội dung giáo viên sử dụng, hỗ trợ cho bài giảng phải có thực và không sai lệch. -  Đồng thời khi sử dụng phương pháp trực quan, giáo viên cũng phải chú ý tránh đưa ra những hình ảnh minh hoa, những ý kiến làm học sinh phân tán tư tưởng không chú ý tới phần trọng tâm của phương tiện trực quan. - Để thực hiện được phương pháp này giáo viên phải biết tạo thói quen quan sát cho học sinh như: Tìm hiểu về hình thức các sự vật, hiện tượng thật hoặc là các sự vật, hiện tượng tượng trưng(sơ đồ, đồ thị…) hoặc các sự vật tạo hình (tranh ảnh, phim, mô hình…) để có cơ sở tìm hiểu các kiến thức lí luận. - Khi đưa ra các dữ liệu để học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn học sinh các thao tác quan sát: Học sinh phải luôn luôn thực hiện quan sát kết hợp với thực hiện ghi chép, tích lũy dữ liệu …Trên cơ sở đó học sinh sẽ tự tìm được nhiều ý tưởng, những dẫn chứng, luận cứ chứng minh cho một hiện tượng văn học. c. Ví dụ -  Khi dạy bài “Giá trị văn học”, giáo viên có thể sử dụng sở đồ để hướng dẫn học sinh tiếp cận các giá trị văn học một cách cụ thể và dễ hiểu hơn. So với phương pháp diễn giảng thì đối với bài này giáo viên sử dụng phương pháp trực quan sẽ mang lại kết quả cao hơn. * Để hướng học sinh tìm hiểu khái niệm về giá trị văn học, giáo viện đưa ra sơ đồ sau: Người đọc   Nhà văn               Người đọc   - Với sơ đồ này giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người. * Để hướng dẫn học sinh đi tìm hiểu cụ thể từng giá trị văn học, giáo viên có thể đưa ra một số sơ đồ mẫu để học sinh theo dõi như sau: -  Giá trị thẫm mĩ: Cơ sở Cảm nhận         +  Các giá trị văn học tiếp theo giáo viên cũng trình bày theo sơ đồ trên sẽ giúp học sinh dễ hình dung và thấy được mối quan hệ giữa: nhà văn-tác phẩm-bạn đọc, vừa giúp học sinh dễ dàng nhớ bài. * Hay để hướng dẫn học sinh nắm được mối quan hệ giữa các giá trị văn học, giáo viên có thể đưa ra sơ đồ sau:   Sự hài hòa 3        giá trị: chân- thiện-mĩ                     Như vậy với việc sử dụng phương pháp trực quan này sẽ có tác dụng giúp học sinh dễ hình dung ra bài học, thấy được các mối quan hệ giữa các giá trị văn học,giáo viên vừa biểu hiện sở đồ, vừa giải thích cho học sinh hiểu. Học sinh vừ chép bài, vừa quan sát và nghe giáo viên giảng, chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn so với cách giáo viên chỉ diễn giảng kiến thức. Thực chất của các văn bản lí luận là rất  khô cứng và không gây được hứng thú cho học sinh.Vì vậy  việc sử dụng các phương pháp như diễn giảng, hay nêu vấn đề thì phương pháp trực quan sẽ khiến học sinh không cảm thấy nhàm chán trước những kiến thức khô cứng đó. Đây cũng là một trong những cách mà giáo viên sử dụng trong giảng dạp lí luận một cách hiệu quả nhất. IV. Kết luận Giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp tối ưu tùy theo đặc điểm đối tượng, tài liệu giảng dạy và điều kiện dạy học cụ thể. Đặc điểm của chương trình ký luận văn học của học sinh phổ thông đòi hỏi giáo viên phải biết phối hợp các phương pháp trên đây một cách linh hoạt để tận dụng được mặt mạnh, hạn chế mặt yếu của từng phương pháp, để việc giảng dạy lý luận văn học khỏi trừu tượng khô khan và phù phiếm. Trong giảng dạy giáo viên phải nắm vững hệ thống khái niệm lý luận văn học, cần hình thành cho học sinh qua mỗi lớp học để có thể liên kết một cách chặt chẽ, chủ động vói các bài học và bài tập văn trong cả năm.  

File đính kèm:

  • docPP giảng dạy văn học c16.doc