Phương pháp dạy học môn Âm nhạc lớp 1

A. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PPDH VẬN DỤNG VÀO BỘ MÔN ÂM NHẠC LỚP 1:

- phát huy tính tích cực của HS trên cơ sở thực hành hát + hoạt động

- Tăng cường cho HS tiếp xúc trực tiếp với âm thanh (qua tiếng đàn, giọng hát hay băng đĩa nhạc) để phát triển khả năng nghe nhạc.

- Tăng cường mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS. Giúp các em tìm tòi, phát hiện các nội dung, kiến thức, tập sáng tạo và độc lập tự biểu hiện trong quá trình tiếp thu và cảm nhận âm nhạc thông qua mỗi bài hát, mỗi trích đoạn nhạc.

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5497 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy học môn Âm nhạc lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp dạy học môn âm nhạc lớp 1 * * * A. định hướng đổi mới ppdh vận dụng vào bộ môn âm nhạc lớp 1: - phát huy tính tích cực của HS trên cơ sở thực hành hát + hoạt động - Tăng cường cho HS tiếp xúc trực tiếp với âm thanh (qua tiếng đàn, giọng hát hay băng đĩa nhạc) để phát triển khả năng nghe nhạc. - Tăng cường mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS. Giúp các em tìm tòi, phát hiện các nội dung, kiến thức, tập sáng tạo và độc lập tự biểu hiện trong quá trình tiếp thu và cảm nhận âm nhạc thông qua mỗi bài hát, mỗi trích đoạn nhạc. B. Nội dung và mức độ cần đạt. I, nội dung: Nội dung chương trình môn Âm nhạc ở lớp 1 gồm 35 tiết học, được thực hiện trong 35 tuần, mỗi tuần 1 tiết, mỗi tiết 35 phút. Học kì I: 18 tiết, học kì II: 17 tiết. HS được học 12 bài hát theo chương trình quy định, trong đó có 9 bài hát là ca khúc Thiếu nhi Việt Nam, còn lại là 2 bài hát dân ca, 1 bài hát nước ngoài. Những bài hát này được lựa trọn phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS lớp 1. Số lượng 12 bài hát được dạy trong 24 tiết (mỗi bài 2 tiêt). Thời lượng còn lại (11 tiêt) dành cho các nội dung như: - Ôn tập - Biểu diễn và thực hiện một số các hoạt động khác nhằm nâng cao hiểu biết của các em với môn Âm nhạc. Chương trình môn Âm nhạc lớp 1 có hai nội dung chính: 1. Học hát Danh mục 12 bài hát: 1. Quê hương tươi đẹp Dân ca Nùng 2. Mời bạn vui múa ca Phạm Tuyên 3. Tìm bạn thân Việt Anh 4. Lí cây xanh Dân ca Nam Bộ 5. Đàn gà con Phi-lip-pen-cô 6. Sắp đến tết rồi Hoàng Vân 7. Bầu trời xanh Nguyễn Văn Quỳ 8. Tập tầm vông Lê Hữu Lộc theo Đồng dao 9. Quả Xanh Xanh 10. Hoà bình cho bé Huy Trân 11. Năm ngón tay ngoan Trần Văn Thụ 12. Đi tới trường Đức Bằng 2. Phát triển khả năng âm nhạc Nội dung này gồm: - Nghe một số bài hát và trích đoạn nhạc không lời. - Đọc 1, 2 truyện kể về âm nhạc đời sống. - Tập phân biệt âm thanh cao-thấp, dài-ngắn. - Tập nghe để nhận ra hướng của âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang. - Tập sử dụng một vài nhạc cụ gõ với các tiết tấu đơn giản. Dùng nhạc cụ gõ đệm theo bài hát. Chương trình môn Âm nhạc lớp 1 có 2 nội dung chính là Học hát và Phát triển khả năng âm nhạc. 12 bài hát đều có giai điệu đơn giản, ngắn gọn, HS dễ nhớ, dễ thuộc. Số lượng được dạy trong 24 tiết, còn lại 11 tiết dành để ôn tập và kết hợp một số kiến thức cùng các hoạt động khác nhằm mở rộng và phát triển hiểu biết về Âm nhạc cho HS, đồng thời tăng tính hấp dẫn, phong phú cho mỗi tiết dạy, tạo cho các em một tinh thần thoải mái học vui – vui học. Nội dung cụ thể: SGK hoặc SGV (từ tiết 1 đến tiết 35). Nội dung chủ yếu của chương trình Âm nhạc lớp 1 có thể phân chia thành các hình thức bài dạy chủ yếu như sau: - Dạy hát và tập biểu diễn. - Dạy hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Dạy hát kết hợp tổ chức trò chơi, đố vui. - Dạy hát và nghe nhạc. - Dạy hát và kể chuyện. II. mức độ cần đạt. 1. Về kiến thức: -HS biết nội dung các bài hát qua lời ca cùng với giai điệu vui tươi, trong sáng và gần gũi với tâm hồn tuổi thơ. - HS biết phân biệt âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, nhanh – chậm thông qua học 12 bài hát. 2. Về kĩ năng: - HS biết tập hát đủ 12 bài hát quy định trong chương trình lớp 1, hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - HS biết dùng nhạc cụ gõ đệm theo các bài hát với cách đệm phù hợp. -HS biết tập hát nhẹ nhàng, phát âm rõ lời, thể hiện đúng tốc độ của bài hát và biết thể hiện bài hát phù hợp với năng lực. 3. Về thái độ: - HS yêu thích ca hát, chăm chú khi học hát, khi nghe nhạc. - HS tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc trong lớp, trong trường. C. Phương pháp dạy học. Chương trình Âm nhạc lớp 1 chủ yếu vẫn là dạy hát. I. Dạy hát 1. Các bước dạy hát: Quy trình dạy hát gồm 7 bước: Bước 1: Giới thiệu bài hát. - GV dùng tranh, ảnh để minh hoạ (chân dung các nhạc sĩ, bản đồ…) - Một số câu hỏi ngắn gọn, gợi mở cho HS nhận xét, trả lời sau khi quan sát tranh ảnh. - GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát. Bước 2: Đọc lời ca. - GV hướng dẫn cả lớp đọc lời ca (có thể đọc trơn, có thể đọc theo tiết tấu lời ca). - GV giải thích những từ khó (nếu có). - GV chia câu hát, lưu ý cho HS những chỗ cần quan tâm để chỉnh sửa. Bước 3: Nghe hát mẫu. - GV mở băng, đĩa tiếng cho HS nghe hoặc GV tự trình bày. - GV cho HS nói cảm nhận của mình khi được nghe bài hát. Bước 4: Khởi động giọng - GV đàn từng chuỗi âm ngắn, đơn giản rồi cho HS hát theo bằng các nguyên âm A, O, I hoặc Ma, Mo, Mi… - GV lưu ý tầm cữ giọng cho phù hợp với đối tượng HS. Bước 5: Dạy hát từng câu. - Mỗi câu hát, GV hát mẫu. (GV cũng có thể đàn 2 – 3 lần để HS nghe và hát nhẩm theo). - GV đếm, bắt nhịp để HS hát hoà vào theo đàn. - Hướng dẫn HS lấy hơi sau mỗi câu hát và sửa sai (nếu có). - GV chỉ định HS khá hát mẫu. - GV hướng dẫn HS hát theo các hình thức khác nhau (đơn ca, tốp ca, theo tổ, theo nhóm…), cho HS nhận xét, đánh giá sau đó GV kết luận và có thể minh hoạ lại. - GV hướng dẫn tập hát tiếp theo đến hết bài. Bước 6: Hát cả bài. - GV đệm đàn cho HS hát cả bài. - GV sửa những chỗ HS hát sai (nếu có). - Cho HS hát đúng tốc độ. - GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát. Bước 7: Củng cố, kiểm tra. - Sau khi đã học xong bài hát, GV cần có những câu hỏi gợi mở, hướng về nội dung giáo dục thẩm mỹ cho HS thông qua nội dung bài hát. - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời ( Nội dung bài hát nói gì? Cảm nhận của em về giai điệu: Vui tươi, trong sáng, trầm hùng…) - Cho HS hát lại kết hợp gõ đệm hoặc hát kết hợp vận động phụ hoạ (biểu diễn). 2. Lưu ý - GV phải nắm vững nội dung bài hát, phải tập hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Phải nắm vững quy trình, nếu GV biết đàn nên đàn cho HS nghe, để giúp HS cảm thụ âm nhạc, cho các em làm quen với giai điệu bài hát qua tiếng hát của GV và qua tiếng đàn, tránh được lối dạy truyền khẩu. II. Dạy các nội dung khác: 1. Dạy các trò chơi âm nhạc: - GV phải nắm vững trò chơi và vận dụng linh hoạt, sáng tạo. Cần hiểu được tác dụng giáo dục âm nhạc qua mỗi trò chơi. - Hướng dẫn kĩ cách chơi trước khi cho từng nhóm hoặc cả lớp thực hiện trò chơi. - Nếu trò chơi cần có đạo cụ, GV phải chuẩn bị trước. - Động viên tất cả HS cùng tham gia trò chơi; sau khi chơi theo tập thể lớp, GV có thể chia thành từng nhóm nhỏ để các em hoạt động. 2. Dạy kể chuyện âm nhạc: - GV phải nghiên cứu trước nội dung câu chuyện. - Có thể đọc diễn cảm hoặc kể tóm tắt cho HS nghe. - Đặt câu hỏi cho HS trả lời về những chi tiết của nội dung câu chuyện. - Có thể cho HS nghe hát hoặc nghe nhạc minh hoạ. 3. Nghe nhạc (hoặc nghe hát): - Trước khi cho HS nghe bài hát hay trích đoạn nhạc, GV phải giới thiẹu tên bài, tên tác giả và nội dung tác phẩm (nếu là bài hát). - Sau khi nghe 1 lần, Gv gợi ý cho Hs phát biểu ý kiến về bài hát (hoặc cảm nhận âm nhạc) rồi tiếp tục cho nghe lần thứ 2. - Cho HS nghe tác phẩm qua băng đĩa nhạc hay nếu có thể, GV tự trình bày cho HS nghe. III. Những điểm cần quan tâm về phương pháp dạy hát: Thông thường, trình tự dạy hát ở lớp 1 gồm có các bước như giới thiệu bài hát, đọc lời ca, giải thích từ khó, hát mẫu, dạy hát từng câu, củng cố bài, luyện tập theo tổ nhóm. Việc dạy hát cho HS lớp 1 còn phải qua tâm những vấn đề như giúp HS ngồi (đứng) hát đúng tư thế; cho các em hát kết hợp gõ đệm theo 1 trong 3 kiểu. Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ (hoặc múa đơn giản), tập biểu diễn tốp ca, đơn ca… Tập cho các em phát âm lời ca rõ ràng, chuẩn xác, không hát “ê a” với từng tiếng nhưng lại phải biết ngân giọng ở những tiếng có độ ngân dài. Bắt giọng cho các em hát phù hợp với tầm cữ chung của cả lớp cũng là điều GV phải quan tâm để tránh hát quá thấp hoặc quá cao làm nghẹt giọng hoặc giọng hát bị căng… D. Thiết bị, đồ dùng dạy học. I. Giới thiệu Để dạy hát, dạy nhạc cho HS, người GV cần có những công cụ và thiết bị chủ yếu sau: - Băng, đĩa tiếng lớp 1. - Đàn phím điện tử. - Kèn phím melodion, sáo dọc, ghi ta… - Các loại nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách, trống con,…) - Nhạc cụ tự làm (từ vỏ bia, chai nước…) - Tranh ảnh tự làm để minh hoạ cho bài hát hoặc cho câu chuyện. II. Hướng dẫn sử dụng băng đĩa lớp 1 Nội dung gồm 3 phần. - Phần thứ nhất: 12 bài hát quy định trong chương trình. - Phần thứ hai: Những bài hát bổ sung, thay thế. - Phần thứ ba: Nghe nhạc. Cách sử dụng băng đĩa tiếng. 12 bài hát quy định trong chương trình, các bài hát được xây dựng theo quy trình: - Dạo nhạc. - Hát. - Dạo nhạc. - Hát kết thúc. - Nhạc giai điệu để GV và HS hát (kiểu Karaoke) GV dùng đĩa tiếng lớp 1 để nghe cho chuẩn và dạy HS hát đúng giai điệu, lời ca và tiết tấu. HS nghe đĩa tiếng để cảm thụ học hát nhanh hơn. GV dùng nhạc cụ để dạy hát hoặc đệm cho HS hát. HS dùng nhạc cụ gõ như song loan, thanh phách, mõ…. để đẹm trong khi tập hát. GV dùng tranh ảnh để minh hoạ cho nội dung các bài hát, giới thiệu tác giả hoặc nội dung các câu chuyện. The end

File đính kèm:

  • docAm nhac(1).doc
Giáo án liên quan