Phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học hóa học lớp 8 trường trung học cơ sở Trà Kot

Nhằm thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước- những con người “vừa hồng vừa chuyên”. Mặt khác, nhằm thực hiện cuộc vận động hai không với năm nội dung của Bộ giáo dục. Bản thân là một giáo viên đứng lớp giảng dạy bộ môn Hóa Học cảm thấy việc lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh là hết sức khó khăn. Mặt khác, Hóa học là một môn học hoàn toàn mới lạ đối với HS ở THCS, mà khối lượng kiến thức HS cần lĩnh hội tương đối nhiều. Phần lớn các bài gồm những khái niệm mới, rất trừu tượng, khó hiểu.

doc13 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4817 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học hóa học lớp 8 trường trung học cơ sở Trà Kot, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. TÊN ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 8 TRƯỜNG THCS TRÀ KOT 2. ĐẶT VẤN ĐỀ: Nhằm thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước- những con người “vừa hồng vừa chuyên”. Mặt khác, nhằm thực hiện cuộc vận động hai không với năm nội dung của Bộ giáo dục. Bản thân là một giáo viên đứng lớp giảng dạy bộ môn Hóa Học cảm thấy việc lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh là hết sức khó khăn. Mặt khác, Hóa học là một môn học hoàn toàn mới lạ đối với HS ở THCS, mà khối lượng kiến thức HS cần lĩnh hội tương đối nhiều. Phần lớn các bài gồm những khái niệm mới, rất trừu tượng, khó hiểu. Do đó, giáo viên cần tìm ra phương pháp dạy học gây được hứng thú học tập bộ môn giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép là điều cần quan tâm. Khi HS có hứng thú, niềm say mê với môn Hóa sẽ giúp HS phát huy được năng lực tư duy, khả năng tự học và óc sáng tạo. để từ đó nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình dạy học của giáo viên. Chính vì vậy, Tôi nghĩ đổi mới phương pháp dạy học phải thể hiện được ba tính chất cơ bản sau: Một là: Phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, óc sáng tạo, khả năng tự học và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Hai là: Giảng dạy và học tập phải gắn liền với cuộc sống sản xuất, học đi đôi với hành. Ba là: Rèn luyện được kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên trong thực tế trong nhiều thập kỷ gần đây chủ yếu thực hiện phương pháp dạy học “thuyết trình kết hợp với đàm thoại” nhưng thực chất “thầy truyền đạt, trò tiếp nhận ghi nhớ” là chủ yếu hoặc“thầy đọc, trò chép”. Dạy học theo kiểu nhồi nhét kiến thức, dạy chay…sẽ tạo cho học sinh lối học thụ động, ỷ lại, lười suy nghĩ, ích kỉ ít chia sẻ ý kiến cho bạn bè và lắng nghe ý kiến từ bạn bè tức là không có sự hợp tác trong học tập nên đó là những phương pháp kém hiệu quả trong dạy học nói chung và dạy học Hóa học nói riêng. Với lối dạy đó không thể thực hiện được mục tiêu ở trên được, đồng thời không thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội trên con đường công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu phát triển nhân lực trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế cũng như xu thế dạy học tích cực phổ biến trên thế giới hiện nay. Với các phương pháp dạy học tích cực hiện nay đã phát huy tính tích cực của học sinh. Trong các phương pháp dạy học tích cực, việc tổ chức hoạt động nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí lực của học sinh, giúp học sinh tự hoạt động khám phá nội dung kiến thức, kĩ năng mới. Đối với môn hóa học, hình thức hoạt động theo nhóm không thể thiếu . Là một môn khoa học thực nghiệm, khoa học mở luôn luôn mới, kiến thức hóa học chủ yếu được hình thành bằng phương pháp quan sát, hoạt động tìm tòi, quan sát thí nghiệm thực hành…. Với đặc trưng đó, việc phối hợp giữa cá nhân học sinh để tự lực khai thác, tìm hiểu lượng tri thức kĩ năng mới thông qua hoạt động nhóm là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công mỗi tiết học. Với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số việc tổ chức hoạt động nhóm gặp rất nhiều khó khăn do đa số các em có học lực yếu, tâm lý còn nhiều e ngại trong giao tiếp nên đòi hỏi người giáo viên phải có cách thức tổ chức hoạt động phù hợp. Xuất phát từ thực tế nhiều năm dạy học, bản thân đã áp dụng phương pháp hoạt động theo nhóm với nhiều hình thức và cách thức khác nhau trong dạy học sinh học, năm học 2011-2012 tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học nhóm với bộ môn hóa học để nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh hơn. Với lí do đó tôi chọn đề tài: phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học lớp 8 trường THCS Trà Kót. 3. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Hóa học là một môn khoa học tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất. Hóa học ở THCS là một môn học mới lạ đối với học sinh mà khối lượng kiến thức học sinh cần lĩnh hội tương đối nhiều. Phần lớn các bài đều gồm kiến thức mới, trừu tượng, khó hiểu. - Điều kiện thiết bị tương đối đảm bảo nhưng chưa có phòng dành riêng cho thực hành thí nghiệm dẫn đến chưa đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh trong quá trình làm thí nghiệm. - Thời gian còn khống chế trong 45 phút mà có nhiều bài lượng kiến thức cần truyền thụ đòi hỏi thời gian nhiều hơn, dẫn đến không có thời gian rèn kĩ năng giải bài tập cho Học sinh. - Bản thân học sinh còn chưa nắm vững được vai trò học tập của bộ môn cũng chưa biết rõ được tầm quan trọng của nó, chưa biết liên kết được liên môn. Đồng thời tâm lí lứa tuổi học sinh còn nhỏ mới chỉ là học sinh THCS nên còn ham chơi hơn ham học nên chưa có sự suy nghĩ thấu đáo chín chắn về việc học tập của mình cũng như tương lai của bản thân. - Đa số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình… Chính vì vậy mà giáo viên rất khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh cũng như sự lĩnh hội kiến thức của học sinh một cách chủ động. Từ những thực trạng trên cũng như xuất phát từ nhu cầu giáo dục, vấn đề đặt ra với giáo viên bộ môn là làm thế nào để chất lượng bộ môn, môn mình phụ trách đạt học sinh giỏi, học sinh khá cao hơn, học sinh yếu kém giảm. Do đó giáo viên bộ môn phải phấn đấu làm sao chất lượng phải đạt như chỉ tiêu của nhà đề ra. Như vậy, dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm là làm cho học sinh “nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn” trên cơ sở tích cực, tự giác, tìm tòi, khám phá. Cụ thể là tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vần đề theo sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn và đánh giá của giáo viên. Giáo viên dạy tốt là làm cho học sinh biết học, biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Muốn vậy, cả giáo viên và học sinh phải có sự đồng bộ giữa các mắc xích trong mối quan hệ sau “ Mục tiêu – nội dung – phương pháp – phương tiện – những điều kiện khác” 4.CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trong những năm gần đây việc dạy học hóa học ở trường THCS Trà Kót đã chuyển biến đáng kể. Giáo viên đã cố gắng phá huy tính tích cực của học sinh thông qua các hoạt động nhóm song quá trình áp dụng gặp không ít khó khăn do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, những bỡ ngỡ ban đầu của học sinh trong hoạt động nhóm. Học sinh đa số là người dân tộc thiểu số nên các em còn mang nặng tâm lí e dè trong các hoạt động giao tiếp cách lĩnh hội kiến thức còn khá thụ động.Do vậy việc áp dụng phương pháp hoạt động nhóm nhằm phát huy tính tích cực của các em là một vấn đề khó đòi hỏi phải nổ lực và chuẩn bị chu đáo của người giáo viên. 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: a..Mục đích của hoạt động nhóm trong dạy học hóa học: Hoạt động nhóm trong dạy học hóa học nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình tìm hiểu và khám phá những nội dung kiến thức và kĩ năng mới của bài học.Trong các nội dung kiến thức và kĩ năng mới không phải nhiệm vụ học tập nào học sinh cũng có thể hoàn thành được bằng hoạt động cá nhân, thông qua hoạt động nhóm các cá nhân có sự phối hợp chặt chẽ, mạnh dạn bày tỏ chính kiến thức của mình để cùng phân tích phối hợp giải quyết vấn đề chung. Bên cạnh mục tiêu tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập chủ động đạt được các kiến thức kĩ năng, hoạt động nhóm còn phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kĩ luật, tính tập thể tinh thần tương trợ, hợp tác năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ rõ ràng tạo không khí sinh động cho tiết học. Tổ chức hoạt động nhóm hợp lý sẽ mang lại hiệu quả dạy học cao, tuy nhiên để tổ chức thành công hoạt động nhóm dòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỉ lưỡng và cách thức tổ chức hoạt động khoa học phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện thực tế. b..Định hướng việc tổ chức hoạt động: Công việc chuẩn bị bài dạy, dự kiến các hoạt động tổ chức trong giờ học là một công việc hết sức quan trọng. Người giáo viên xác định rõ đưa hoạt động nhóm vào mục nào của bài học, cách thức tổ chức thời gian cho hoạt động, mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được… Học tập Hoá học hợp tác giúp cho trong giờ Hoá học, học sinh biết làm việc với tinh thần trách nhiệm, chia sẻ trách nhiệm, lắng nghe ý kiến của người khác, giúp đỡ nhau trong học tập Hoá học tạo được không khí hợp tác đoàn kết thi đua trong học tập hoá học. Đặc biệt có thể rèn luyện khả năng tổ chức chỉ đạo cho các nhóm ttrưởng, khả năng nắm bắt và ghi chép thông tin cho các thư kí nhóm. Học tập hợp tác giúp khắc phục nhược điểm của học tập cá nhân: các HS giỏi chỉ biết mình, còn các em HS yếu thì tự ti không giám phát biểu và xây dựng bài. Học tập hợp tác trong hoá học góp phần phát triển năng lực hợp tác – một năng lực rất cần trong cuộc sống học tập và lao động *Ý nghĩa của phương pháp: Đối với Học sinh: Tạo điều kiện phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, kĩ năng vận dụng sáng tạo giải thích các hiên tượng trong thực tế đời sống và sản xuất. Hình thành kĩ năng học tập hoá học, bồi dưỡng khả năng tự học, các học sinh đều tham gia tìm tòi phát hiện kiến thức. Tạo điều kiện phát triển kĩ năng học tập hợp tác kết hợp học tập cá nhân một cách linh hoạt hiệu quả. Tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Đối với Giáo viên: Linh hoạt trong khâu tổ chức và điều khiển học sinh hoạt động, khai thác và tận dụng triệt để được nguồn thông tin từ thí nghiệm, phương tiện trực quan, hiện tượng thực tế để hình thành tình huống có vấn đề nhằm để học sinh giải quyết vấn đề đạt kết quả tốt nhất. Đánh giá chính xác được năng lực học sinh để nhằm bồi dưỡng phát triển năng lực cho học sinh. Tương ứng với mỗi yêu cầu công việc và điều kiện thực tế giáo viên sẽ định hướng hoạt động của học sinh trong khi soạn giảng, chuẩn bị bài dạy. Ví dụ: khái niệm “Đơn chất và hợp chất”: - Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau: - Phiếu học tập: dựa vào thành phần nguyên tố tạo nên chất hãy chia những chất trong bảng dưới đây thành 2 nhóm Chất Nguyên tố Phân loại Nhóm … Nhóm … 1 2 3 4 5 6 Khí hiđrô Nước Khí oxi Đồng Muối ăn Đường H H,O O Cu Na,Cl C,H,O 1.Hãy thử đặt tên cho nhóm ? Dựa vào đó cho biết chất được chia thành mấy loại? 2. Thế nào là đơn chất ? Thế nào là hợp chất ? Đối với yêu cầu này giáo viên dạy ở vùng thấp có thể cho học sinh hoạt động theo nhóm 4-6 em để có thể hoàn thành được yêu cầu đặt ra. Nhưng đối với vùng học sinh trường THCS Trà Kót thì giáo viên không thể cho học sinh hoạt động nhóm một lần hết những yêu cầu đặt ra như trên, giáo viên có thể cho học sinh hoạt động nhóm với các yêu cầu: Hãy thử đặt tên cho nhóm? Dựa vào đó cho biết chất được chia thành mấy loại. Sau khi học sinh thảo luận trả lời xong, giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm với số lượng ít (nhóm bàn 2 em) để trả lời khái niệm về đơn chất và hợp chất. bài Quy tắc “hóa trị”: - Sau khi giáo viên giới thiệu trong đó a,b lần lượt là hóa trị của nguyên tố A và B. - Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập - Phiếu học tập: CTHH x . a y . b Na2O H2O CO2 2 I 1 II 1. So sánh các tích x . a và y . b ? 2. Hãy nêu quy tắc hóa trị ? Với yêu cầu trên giáo viên có thể cho học sinh hoạt động nhóm với số lượng ít (nhóm bàn 2 em), thời gian ngắn. Ở đây với học sinh dân tộc thiểu số giáo viên không thể cho học sinh thảo luận hết nội dung trên với thời gian ngắn được mà giáo viên chỉ cho học sinh thảo luận với nội dung câu hỏi ngắn gọn: yêu cầu học sinh thảo luận hoàn thành phiếu học tập, sau đó so sánh tích x.a và y.b.Tiếp tục cho học sinh thảo luận chung cả lớp để rút ra quy tắc hóa trị. Khái niệm “Oxít”: - Giáo viên yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập sau: - Phiếu học tập: Dựa vào thành phần cấu tạo của chất nhận xét điểm giống nhau và khác nhau của các chất: CTHH Giống nhau Khác nhau SO2 P2O5 Fe3O4 Thế nào là oxít ? Với nội dung trên giáo viên cho Hs thảo luận với thời gian ngắn nhưng đối với học sinh trường THCS Trà Kót giáo viên không thể cho Hs thảo luận một lần mà giáo viên có thể cho Hs thảo luận với nội dung: Dựa vào thành phần cấu tạo của chất nhận xét điểm giống nhau và khác nhau của các chất bằng kĩ thuật khăn trải bàn, sau khi học sinh thảo luận và trình bày xong, giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm với số lượng ít (nhóm bàn 2 em) để trả lời khái niệm về oxit Khái niệm “axít”: - Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau: - Phiếu học tập: Tên chất Công thức Thành phần Hoá trị gốc axit Số nguyên tử hiđrô Gốc axít Axít clohiđríc HCl 1 Cl I Axít nitríc HNO3 Axít sunfuríc H2SO4 Axít cacboníc H2CO3 Axít photphoríc H3PO4 1. Dựa vào thành phần cấu tạo của các chất cho biết sự giống nhau giữa các hợp chất trên ? 2. Hãy nêu định nghĩa axít ? 3. Viết công thức dạng chung của axít ? 4. Cho biết sự khác nhau giữa các hợp chất axít trên ? 5. Axít có mấy loại ? Kể tên ? Đối với nội dung này, học sinh vùng thấp giáo viên có thể cho học sinh thảo luận cùng một lần nhưng đối với học sinh của trường giáo viên chia nhỏ đơn vị kiến thức trên cho học sinh thảo luận, đầu tiên giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ ( nhóm bàn 2em) với nội dung điền vào bảng sau đó dựa vào thành phần cấu tạo các chất cho biết sự giống nhau giữa các hợp chất trên sau khi học sinh thảo luận và trình bày xong, tiếp theo giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 4 học sinh với nội dung:nêu định nghĩa axit và viết công thức dạng chung của axit, cho biết sự khác nhau giữa các hợp chất axít trên, axít có mấy loại , kể tên . Khi xác định nội dung yêu cầu và cách tổ chức hoạt động nhóm giáo viên chuẩn bị những câu hỏi gợi mở, những lưu ý để định huớng hoạt động của học sinh vào trọng tâm nội dung hoạt động, ngoài ra giáo viên còn dự kiến các phương án trả lời có thể có của học sinh. Muốn thành công trong hoạt động nhóm đòi hỏi người giáo viên cần phải có sự đầu tư chuẩn bị kĩ lưỡng trong việc soạn giảng, định hướng hoạt động của học sinh. c..Mô hình hoạt động nhóm: Giáo viên có thể qui định mô hình nhóm cho học sinh như sau: Nhóm 2 học sinh cùng bàn: thường áp dụng với các yêu cầu ở mức đơn giản. Nhóm 4-6 học sinh: thường áp dụng cho các yêu cầu ở mức độ cao, khối lượng công việc nhiều. Nhóm cả dãy bàn( chia theo đơn vị tổ): thường áp dụng cho các yêu cầu có khối lượng công việc lớn. Xây dựng mô hình hoạt động nhóm ngay từ đầu giúp học sinh hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng và hiệu quả trong công việc. d..Cách thức thực hiện: Để tổ chức tốt hoạt động nhóm trong dạy học Hóa học người giáo viên cần: Nghiên cứu và xây dựng cách thành lập nhóm ngay từ đầu năm học để thông báo về tổ chức nhóm cho học sinh giúp các em nhanh chóng làm quen với hoạt động. Thông báo với học sinh về hiệu lệnh khi thực hiện thảo luận nhóm. Nghiên cứu nội dung bài học, định hướng hoạt động nhóm của học sinh cụ thể nhằm giúp học sinh nắm được mục đích của hoạt động, trình tự và cách thức tiến hành, kết quả cần đạt được….. Xây dựng phiếu học tập, phiếu giao việc hợp lý với đối tượng học sinh và đơn vị kiến thức bài học. Đề ra những quy định cụ thể trong mỗi hoạt động nhóm của học sinh như: không được tiến hành khi chưa có hiệu lệnh… Đối với lần đầu áp dụng, giáo viên nên chỉ định nhóm trưởng, các nhóm báo cáo kết quả, đối với các học sinh yếu nên khuyến khích các em đưa ra nhận định của mình hoặc tham gia tập thể bằng nội dung công việc thích hợp. Sau nhiều lần tổ chức, các thành viên trong nhóm đã mạnh dạn trao đổi với nhau, các em đã làm quen cách thức làm việc theo nhóm và hiệu quả công việc đã cao giáo viên thay đổi cách đánh giá hoạt động của học sinh như gọi bất kì một thành viên nào trong nhóm báo cáo kết quả hoặc trình bày lập luận của mình. 6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Với phương pháp này đã phát huy được tính tích cực, tư duy sáng tạo, tăng cường khả năng giao tiếp và sự mạnh dạn của mọi đối tượng học sinh. Tiết kiệm thời gian, tăng cường khả năng làm việc của học sinh, trong khi đó giáo viên chỉ là người tổ chức, điều khiển mọi hoạt động. Phù hợp với nội dung chương trình thay sách giáo khoa mới, phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước. Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nếu trong quá trình tổ chức và điều khiển không tốt, không bao quát được học sinh thì sẽ có một số học sinh chỉ ngồi trông chờ vào kết quả của một bạn để trả lời kết quả. Tuy vậy với việc áp dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học hóa học với học sinh lớp 8 đã đem lại hiệu quả học tập cao đối với các tiết dạy hoá học và các em có tiến bộ. Đặc biệt chất lượng học tập của học sinh nâng cao rõ rệt, đa số các em có hứng thú trong học tập hơn thế nữa học sinh còn mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình trước lớp. Cũng cần lưu ý rằng, khi thực hiện phương pháp này không phải chúng ta coi nhẹ hoặc bỏ qua các phương pháp học tập đặc trưng của bộ môn mà phải kết hợp một cách hiệu quả, phù hợp linh động phương pháp dạy học trên. Sau một học kỳ vừa qua tôi thấy chất lượng học sinh nâng cao hơn so với chất lượng năm học trước, tỉ lệ học sinh yếu cũng giảm hơn. như sau: Năm học 2010-2011 Năm học: 2011-2012 Tăng Giảm Giỏi 0 0 Khá 4,6% 13,3% 8,7% TBình 50% 53,3% 3,3% Yếu 45,4% 33,4% 12% Kém 7. KẾT LUẬN : Thực hiện đổi mới phương pháp dạy- học trong nhà trường là việc làm hết sức quan trọng nhằm đáp ứng nhịp độ phát triển cuả xã hội. Từ quá trình tổ chức thực hiện hoạt động nhóm trong các giờ dạy, tôi nhận thấy nếu tổ chức dạy học đúng quy trình phần nào đã kích thích được tính tự giác làm việc một cách tự chủ ở mỗi học sinh để lĩnh hội tri thức mới. Tôi mong rằng giải pháp này thực sự mang tính thiết thực và đáp ứng phần nào trong việc dạy học nói chung và bộ môn Hóa học nói riêng ở trường THCS đặc biệt là ở những vùng khó khăn. 8.ĐỀ NGHỊ: a. Cấp ngành: Đầu tư thêm các tài liệu dành cho bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ như sách giáo khoa, sách tham khảo, bổ sung thiết bị dạy học còn thiếu, hư hỏng, kém chất lượng…. b. Cấp trường: Qua đề tài này mong có sự đóng góp của BGH trường để điều chỉnh những thiếu sót và áp dụng vào không chỉ ở bộ môn hóa học lớp 8 mà có thể áp dụng đề tài này ở tất cả bộ môn trong phạm vi trường THCS Trà Kót. 9.TÀI LIỆU THAM KHẢO: Phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học THCS (Tác giả: Lê Xuân Trọng-Nguyễn Cương- Đỗ Tất Hiển- Nguyễn Phú Tuấn) . Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004 – 2007) môn hoá học của Bộ GD&ĐT. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa môn hoá học của Bộ GD&ĐT. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn hoá học lớp 8. 10. MỤC LỤC Nội dung Trang 1.Tên đề tài 2.Đặt vấn đề 3.Cơ sở lí luận 4. Cơ sở thực tiễn 5. Nội dung nghiên cứu 6. Kết quả nghiên cứu 7. Kết luận 8.Đề nghị 9. Tài liệu tham khảo 10. Mục lục 1 1 2 3 4-7 8 8 9 10 11 Trên đây là đề tài SKKN của bản thân trong năm học 2011 – 2012 . Trong thời gian nghiên cứu không tránh khỏi hạn chế thiếu sót. Rất mong sự góp ý của quý cấp lãnh đạo. Trà Kót, ngày 22 tháng 3 năm 2012 Người viết Trần Thị Kim Cúc Mẫu SK 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2011 – 2012 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường THCS Trà Kót 1. Tên đề tài : Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học lớp 8 trường THCS Trà Kót 2. Họ và tên tác giả : Trần Thị Kim Cúc 3. Chức vụ : Giáo viên Tổ : Khoa học – Tự nhiên 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài : a) Ưu điểm :………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… b) Hạn chế :……………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. Đánh giá, xếp loại : Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH trường THCS Trà Kót thống nhất xếp loại :……………… Những người thẩm định : Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) …………………………………….. …………………………………….. …………………………………….. II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Bắc Trà My. Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT Bắc Trà My thống nhất xếp loại :………………….. Những người thẩm định : Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) …………………………………….. …………………………………….. …………………………………….. III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam. Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng nam thống nhất xếp loại :………………….. Những người thẩm định : Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) …………………………………….. …………………………………….. ……………………………………..

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem.doc
Giáo án liên quan