Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong bài hệ điều hành Tin học 6

- Họ và tên: TRẦN THỊ THU HÀ Bí danh (nếu có) Nam, nữ: nữ

- Sinh ngày: 17 tháng 02 năm 1977

- Quê quán: Phong Bình – Phong Điền - Thừa Thiên Huế

- Nơi thường trú: 108 Trần Quốc Toản - Tây Lộc - Huế

- Đơn vị công tác: Trường THCS Phong Hiền

- Chức vụ hiện nay: Giáo viên

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học Tin

- Những khó khăn,Thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ:

+Thuận lợi:

Học sinh trong độ tuổi 12, 23, các em rất thích tìm tòi khám phá nên việc tìm hiểu hệ điều hành của máy tính hoạt động như thế nào? sẽ gây nhiều hứng thú cho các em.

+ Khó khăn:

Kiến thức về Tin học nói chung và hệ điều hành nói riêng là kiến thức còn mới mẻ đối với học sinh nên tiếp xúc và làm quen còn rất khó khăn trong việc giảng dạy. Học sinh thói quen tự giác học tập chưa cao.

Đa số ở nhà các em chưa có máy vi tính nên việc tìm tòi học thêm kiến thức của học sinh ở nhà còn hạn chế.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3098 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong bài hệ điều hành Tin học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHONG ĐIỀN TRƯỜNG THCS PHONG HIỀN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC Đề nghị công nhận danh hiệu “Lao động Tiên tiến” năm học 2011 - 2012 Đề tài: “PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG BÀI HỆ ĐIỀU HÀNH TIN HỌC 6” Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà Môn: Tin Học Phong Hiền tháng 4 / 2012 PHÒNG GD & ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS PHONG HIỀN Độc lập - Tự do – Hạnh phúc Phong Hiền, ngày 28 tháng 3 năm 2012 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC Đề nghị công nhận danh hiệu “Lao động Tiên tiến” năm học 2011 – 2012” Tên đề tài: “ Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong bài hệ điều hành chương trình tin học 6” Sơ yếu lý lich: - Họ và tên: TRẦN THỊ THU HÀ Bí danh (nếu có)………Nam, nữ: nữ - Sinh ngày: 17 tháng 02 năm 1977 - Quê quán: Phong Bình – Phong Điền - Thừa Thiên Huế - Nơi thường trú: 108 Trần Quốc Toản - Tây Lộc - Huế - Đơn vị công tác: Trường THCS Phong Hiền - Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học Tin - Những khó khăn,Thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ: +Thuận lợi: Học sinh trong độ tuổi 12, 23, các em rất thích tìm tòi khám phá nên việc tìm hiểu hệ điều hành của máy tính hoạt động như thế nào? sẽ gây nhiều hứng thú cho các em. + Khó khăn: Kiến thức về Tin học nói chung và hệ điều hành nói riêng là kiến thức còn mới mẻ đối với học sinh nên tiếp xúc và làm quen còn rất khó khăn trong việc giảng dạy. Học sinh thói quen tự giác học tập chưa cao. Đa số ở nhà các em chưa có máy vi tính nên việc tìm tòi học thêm kiến thức của học sinh ở nhà còn hạn chế. II. Sơ lược những đặc điểm tình hình đơn vị: Nêu tóm tắt tình hình đơn vị: Đơn vị lao động tiên tiến xuất sắc Thuận lợi và khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ của SKKN: + Thuận lợi: Nhà trường đã tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn tin học. Có một số em học sinh nhà đã có máy vi tính nên cũng có những thuận lợi nhất định. + Khó khăn : Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, mỗi tiết thựưc hành ngồi tới 2- 3 em ngồi một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành, làm bài tập một cách đầy đủ. Hơn nữa có nhiều máy cấu hình đã cũ , chaats lượng không còn tốt nên hay hư hỏng, ảnh hưởng đến rất nhiều chất lượng học tập của học sinh. Đa số học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu. Do đó, sự tìm tòi khám phá máy vi tính đối với các em còn hạn chế. - Trong thời gian thực hiện đề tài: Bản thân là giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học 9, tin học 6 được nhà trường phân công Tôi đã tìm hiểu một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong các tiết về hệ điều hành nhằm định hướng cho học sinh cách thức học tập để phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học, chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh. Học sinh là người tự tìm hiểu để lĩnh hội tri thức chứ không phải tiếp thu những cái có sẵn. Do vậy việc sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp là một trong những phương pháp quan trọng để tích cực hóa hoạt động của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong đơn vị mình công tác. - Khi tham gia giảng dạy bộ môn hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi bản thân tôi nhận thấy đa số học sinh tích cực, tự lực, chủ động trong việc học tập của mình + Đề tài SKKN có những điều mới đối với bộ môn: giúp học sinh biết cơ bản và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập vào cuộc sống. + Ảnh hưởng của SKKN trong những năm gần đây. + Hiện nay trên thị trường đã có tài liệu biên soạn theo hướng chuẩn hóa kiến thức đối với bộ môn nhằm giúp các em học sinh THCS. + Mức độ áp dụng SKKN của bộ môn : Trước khi thực hiện đề tài tôi đã khảo sát khối lớp thông qua giờ dạy lí thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ . Kết quả thu được: Mức độ thao tác Trước khi thực hiện đề tài Số HS Tỉ lệ Thao tác nhanh, đúng 62/192 32,3 Thao tác đúng 70/192 36,5 Thao tác chậm 50/192 26 Chưa biết thao tác 10/192 5,3 III. Mục đích, yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài “ Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong bài hệ điều hành chương trình tin học 6” được thực hiện với mục đích là môn khoa học phát triển rất nhanh, phần cứng và phần mềm thường xuyên thay đổi và được nâng cấp nhằm mục đích trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề, quy trình công nghệ và kỹ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập vào cuộc sống. Tin học có vai trò to lớn đối với sự phát triển, tư duy thuật toán, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh đặc biệt là để học được môn Tin học (vì là môn khoa học mới vừa đưa vào chương trình phổ thông) nên tất cả các khái niệm về Tin học còn rất lạ đối với học sinh, máy tính hoạt động nhờ vào đâu? Vì vậy chương Hệ điều hành của máy tính giúp học sinh bước đầu hiểu rõ hơn về máy tính hoạt động như thế nào?… Nhưng làm thế nào để học sinh thực hiện được điều này đó là yêu cầu đặt ra cho mỗi giáo viên. Tất nhiên người giáo viên phải có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khoa học phù hợp với nội dung từng bài với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường, đồng thời phải gây được hứng thú tạo được hứng thú tính tích cực tự giác học tập của học sinh nhằm mang lại kết quả cao trong quá trình thu nhận kiến thức. đó chính là lý do mà tôi tìm hiểu và đưa ra“ Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong bài hệ điều hành chương trình Tin học 6”. Để phần nào giúp học sinh lĩnh hội kiến thức này một cách dễ dàng hơn.   Đề tài còn góp phần hình thành sự phát triển toàn diện cho học sinh về bộ môn ở lứa tuổi THCS để học sinh có hướng phát triển tốt hơn khi lên một lớp cao hơn. 1. Những yêu cầu đối với giáo viên khi thực hiện đề tài: - Chuẩn bị thật chu đáo những nội dung cần chuyển tải cho học sinh phân cấp theo từng cấp độ lứa tuổi. - Giới thiệu cho học sinh một số phương pháp cơ bản. - Trong quá trình giảng dạy cần tăng cường những điều gì để kích thích hứng thú học tập của học sinh, đồng thời thông qua việc chấm bài giáo viên sẽ phát hiện được mức độ nhận thức và sự tiến triển của học sinh nhằm điều chỉnh cách dạy và cách học sao cho quá trình dạy học đạt hiệu quả cao nhất. - Biểu dương kịp thời những học sinh tích cực học bài, làm bài tập ở nhà, biết tìm tòi, sáng tạo làm động lực cho quá trình học tập và nghiên cứu của học sinh ở nhà. 2. Những yêu cầu đối với học sinh khi thực hiện đề tài: - Là những người trực tiếp, tiếp thu những kiến thức có chọn lọc từ giáo viên, là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành công của nội dung đề tài nên các em phải có một thái độ học tập tích cực, phải học bài ở lớp và ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên. - Nắm vững những yêu cầu ảnh hưởng của đề tài. IV. Những giải pháp chính của sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp dạy học theo hình thức tổ chức phát triển trí thông minh, sáng tạo. - Tổ chức hoạt động dạy và học theo hình thức hoạt động giáo viên đóng vai trò điều khiển, tổ chức, hướng dẫn. Học sinh tìm hiểu phát triển ra tri thức nhầm phát huy tính tích cực của học sinh Vídụ: Nên hiểu rõ khái niệm hệ điều hành trong bài ”Vì sao cần có hệ điều hành” - Trong một máy tính cần có hệ điều hành không? - Máy tính không có hệ điều hành có làm việc được hay không? Tại sao? Qua đó học sinh sẽ biết vận dụng vào thực tế hằng ngày. Vídụ:Khi dạy bài tổ chức thông tin trong máy tính giáo viên hướng dẫn và tìm hiểu về tập tin, thư mục và các thao tác chính trong máy tính. - Phương pháp tổ chức theo nhóm: Tùy theo yêu cầu của từng vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hoặc thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc và mỗi thành viên phải làm việc tích cực không thể ỷ lại vào một vài người giỏi, năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau, tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử đại diện hoặc phân công mỗi nhóm làm việc khác nhau Để thực hiện việc dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ cần tiến hành các bước sau: + Bước 1: * Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. * Tổ chức các nhóm và giao nhiệm vụ. * Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm. + Bước 2: * Phân công trong nhóm * Cá nhân suy nghĩ độc lập trước rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm * Cử đại diện trình bày kết quả theo nhóm. + Bước 3: * Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. * Thảo luận chung và chấm điểm chéo. * Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho phần nội dung tiếp theo Ví d ụ: Khi tìm hiểu hệ điều hành làm những công việc gì? trước hết giáo viên phải hướng dẫn thông tin và quan sát trên máy tính cần tìm hiểu đồng thời nêu vấn đề. Học sinh xác định nhiệm vụ nhận thức của mình thực hiện việc giải đáp cho những yêu cầu sau: - Em hãy hình dung nếu máy tính không có hệ điều hành thì điều gì sẽ xảy ra? - Hệ điều hành có những nhiệm vụ gì đối với máy tính? Giáo viên hướng dẫn học sinh trong mỗi nhóm phân công thực hiện yêu cầu trên.Tuỳ theo số lượng học sinh trong mỗi nhóm mà phân công cho thích hợp. Sau khi học sinh trả lời xong cả nhóm cùng nhau nhận xét để ghi nhận ý kiến chung của nhóm. Tiếp theo là phần tổng kết trước toàn thể lớp, có thể thực hiện theo nhiều cách * Học sinh mỗi nhóm nêu ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung để đi đến kết quả đúng nhất. * Giáo viên đưa ra đáp án, các nhóm học sinh tiến hành chấm điểm chéo nhau dựa trên đáp án đó. - Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm. Nếu có những điểm mà học sinh thường sai hay mắc phải thì giáo viên cần lưu ý cho học sinh để các em rút kinh nghiệm.   Tùy theo nội dung từng bài, từng phần và khả năng của học sinh mà thực hiện bằng các hình thức với mức độ khác nhau. V. Dự đoán kết quả và ảnh hưởng có sức lan tỏa trong phạm vi toàn trường: Qua thực tế giảng dạy theo tinh thần của đề tài bước đầu đem lại một số kết quả: - Học sinh hứng thú, say mê hơn khi học, đạt được độ bền kiến thức. - Học sinh phát huy tính độc lập suy nghĩ, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh. - Học sinh được rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, thực hành, liên hệ thực tế tốt hơn. VI. Kết luận Trên đây là những kinh nghiệm, những sáng kiến nhỏ được đúc rút trong quá trình nghiên cứu, dạy và học môn tin học 6, là môn khoa học mới đưa vào chương trình giảng dạy học sinh bước đầu làm quen môn khoa học mới nên việc giảng dạy cho học sinh nắm và lĩnh hội kiến thức còn chưa đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là tiết thực hành, học sinh còn lung túng trong việc sử dụng chuột và bàn phím nên thời gian thực hành chưa đủ. T óm l ại,với những kinh nghiệm, sáng kiến nhỏ, những mẹo vặt trong quá trình giảng dạy tin học, trong những môi trường và đối tượng khác nhau, bản thân tôi viết lên đây bằng những thực tế, ít nhiều cũng đem lại tác dụng, có hiệu quả trong việc dạy và học tin học. Trong quá trình tích lũy từ thực tế giảng dạy, sưu tầm từ tài liệu, sách báo. Tôi viết lên đề tài này chưa hẳn đã hoàn chỉnh, còn nhiều hạn chế, không tránh khỏi sự thiếu sót trong quá trình viết lên sáng kiến. Do vậy, để đề tài được hoàn chỉnh, có chất lượng hơn, tôi mong được sự góp ý chân thành, tận tình của quý đồng nghiệp, quý thầy cô giáo kinh nghiệm để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh, đạt hiệu quả cao hơn, nhằm phần nào đưa chất lượng giảng dạy ngày càng tốt hơn. XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA ĐƠN VỊ NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Xếp loại: …………..... ( Họ tên và chữ ký) Hiệu trưởng Trần Thị Thu Hà

File đính kèm:

  • docskkntin7.doc