Quy trình hướng dẫn học sinh Tiểu học giải toán có lời văn

 

Khi dạy và học giải toán có lời văn ở tiểu học là một khâu mà nhiều trẻ khó và hay lúng túng. Nhiều khi tôi và thầy cô vẫn cứ dạy hàng ngày . Nhưng xét kĩ ra thì dạy thế nào cho đúng nhất và học sinh hiểu nhanh nhất thì là cả một vấn đề . Hãy xem bài viết của tôi về dạy học sinh giải một bài toán có lời văn ở tiểu học.

Quy trình hướng dẫn học sinh Tiểu học giải toán có lời văn

giải các bài toán có lời văn theo các bước sau.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 26867 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình hướng dẫn học sinh Tiểu học giải toán có lời văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy trình hướng dẫn học sinh Tiểu học giải  toán có lời văn Khi dạy và học giải toán có lời văn ở tiểu học là một khâu mà nhiều  trẻ khó và hay lúng túng. Nhiều khi tôi và thầy cô vẫn cứ dạy hàng ngày . Nhưng xét kĩ ra thì dạy thế nào  cho đúng nhất và học sinh hiểu nhanh nhất thì là cả một vấn đề . Hãy xem bài viết của tôi về dạy học sinh giải một bài toán có lời văn ở tiểu học. Quy trình hướng dẫn học sinh Tiểu học giải  toán có lời văn giải các bài toán có lời văn theo các bước sau. 1. Tìm hiểu đề bài. Bước này yêu cầu học sinh phải đọc kỹ đề bài, nhớ những dữ kiện bài toán đã cho một cách chính xác và nắm vững yêu cầu của đề bài. Trong quá trình này học sinh cần nhận ra bài toán đã cho thuộc dạng toán nào. Sau đó giáo viên toán tắt đề bài bằng cách đặt câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán yêu cầu gì? Khi học sinh đã trả lời tôi thường giúp các em gạch chân dưới những từ quan trọng mà nhiều khi học sinh đọc không đọc kĩ đề bài nên đã bỏ sót dẫn tới làm bài sai. Tuỳ theo từng dạng bài mà có cách tóm tắt phù hợp dễ hiểu. 2. Phân tích đề bài để tìm ra cách giải. Dựa và việc nhận dạng bài toán ở bước 1, ở bước này tôi hướng dẫn học sinh cách giải bắt đầu từ yêu cầu bài toán. + Muốn giải đáp những yêu cầu của đề bài thì cần phải biết những gì? Những điều đó đề bài đã cho biết chưa? Nếu chưa biết thì tìm bằng cách nào? dựa vào đâu để tìm? Cứ lần lượt như vậy cho đến khi nào học sinh có thể tìm được cách giải đáp từ những dữ kiện cho sẵn trong đề bài. Đây là bước quan trọng vì nó giúp học sinh hiểu được cách giải bài toán. 3.Tổng hợp lời giải. Bước này ngược với bước 2. Dựa vào bước 2 các em vạch ra được thứ tự trình bày lời giải: “Cần tìm điều gì trước, điều gì sau”. Tất nhiên những gì tìm được nhờ vào những dữ kiện cho sẵn trong bài sẽ được trình bày trước để làm cơ sở cho phân tích sau. Bước này giúp học sinh trình bày lời giải một cách chặt chẽ, logic. 4. Trình bày lời giải. Đây là bước trình bày giải một cách hoàn chỉnh dựa vào bước 3. =0=0=0=0=0=0=0=0=0=0= 7 cách giải một bài toán Bài toán :  "Một người đi từ A đến B với vận tốc 15 km/h. Sau đó 1 giờ 30 phút, người thứ hai cũng rời A đi về B với vận tốc 20 km/h và đến B trước người thứ nhất 30 phút. Tính quãng đường AB". Đọc qua, bài toán có vẻ rườm rà khó hiểu : đi sau, đến trước. Đọc lại một lần nữa ta thấy: “đi sau 1 giờ 30 phút ; ... đến trước 30 phút”. Như vậy là đi ít hơn 2 giờ. Vậy ta sẽ đưa bài toán trên về bài toán đơn giản hơn : Giả sử người thứ hai đi sau người thứ nhất 2 giờ thì hai người sẽ đến B cùng một lúc. Với suy nghĩ : Thời gian đuổi kịp nhau của hai động tử chuyển động cùng chiều bằng khoảng cách lúc hai động tử bắt đầu cùng chuyển động chia cho hiệu hai vận tốc, ta có các cách làm sau. Cách 1: Trong 2 giờ người thứ nhất đi được: 15 x 2 = 30 (km) Mỗi giờ người thứ hai đi nhanh hơn người thứ nhất là: 20 - 15 = 5 (km) Thời gian để người thứ hai đuổi kịp người thứ nhất là: 30 : 5 = 6 (giờ) Quãng đường AB dài: 20 x 6 = 120 (km) Người thứ nhất đi chậm hơn người thứ hai nên đi nhiều thời gian hơn. Vậy nếu người thứ nhất cũng đi thời gian như người thứ hai hoặc người thứ hai cũng đi thời gian như người thứ nhất thì sao ? ... Ta có một số cách giải sau. Cách 2: Giả sử người thứ hai đi với thời gian như người thứ nhất thì người thứ hai đi quãng đường nhiều hơn người thứ nhất là: 20 x 2 = 40 (km)  Vận tốc người thứ hai hơn người thứ nhất là: 20 - 15 = 5 (km/giờ) Thời gian người thứ nhất đi là: 40 : 5 = 8 (giờ) Quãng đường AB dài: 15 x 8 = 120 (km) Cách 3 : Giả sử người thứ nhất đi với thời gian như người thứ hai thì người thứ nhất đi quãng đường ít hơn người thứ hai là : 15 x 2 = 30 (km) Một giờ người thứ nhất đi ít hơn người thứ hai 5 km nên thời gian người thứ hai đi là 30 : 5 = 6 (giờ) và ta tính được quãng đường AB là 20 x 6 = 120 (km) Theo suy nghĩ : cùng một quãng đường thì vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian ta có cách giải sau. Cách 4 : Gọi vận tốc người thứ nhất là v1 (km/h) ; người thứ hai là v2 (km/h) ; thời gian người thứ nhất đi quãng đường AB là t1 (giờ) ; người thứ hai là t2 (giờ)  Ta có : v1/v2 = 15/20 = 3/4 suy ra t1/t2 = 4/3 Biết tỉ số t1/t2 = 4/3 và t1 - t2 = 2 Ta tính được t1 = 8 (giờ) ; t2 = 6 (giờ) Do đó quãng đường AB dài : 15 x 8 = 120 (km) Thời gian người thứ hai đi ít hơn người thứ nhất là 2 giờ. Ta thử tính xem trong 1 km người thứ hai đi ít hơn người thứ nhất bao lâu ? Từ đó sẽ tìm được quãng đường AB. Ta có cách làm thứ 5. Cách 5 : Cứ 1 km người thứ nhất đi hết 1/15 giờ ; 1km người thứ hai đi hết 1/20 giờ Trong 1 km người thứ hai đi ít hơn người thứ nhất là : 1/15 - 1/20 = 1/60 (giờ) Vậy quãng đường AB dài : 2 : 1/15 = 120 (km) Ta có thể giả thiết (gọi) thời gian đi của người thứ nhất, người thứ hai để có cách nào làm khác  Cách 6: Gọi thời gian đi của người thứ nhất là x (giờ) thì thời gian đi của người thứ hai là x - 2 (giờ) Ta có : 20 x (x - 2) = 15 x x 20 x x - 40 = 15 x x 20 x x - 15 x x = 40 15 x x = 40  x = 8 Vậy quãng đường AB dài: 15 x 8 = 180 (km) Cách 7 : Tương tự như cách 6 ta gọi thời gian đi của người thứ hai là y (giờ) thì thời gian đi của người thứ nhất là y+2 (giờ). Ta có 20 x y =15 x (y + 2)  Ta tìm được y = 6 và quãng đường AB dài 20 x 6 = 120 (km).  Hãy áp dụng một cách sáng tạo có cơ bản để tìm ra nhiều cách giải cho một bài toán. Luôn cố gắng tìm tòi để giỏi hơn. Bài tập áp dụng. Một chiếc ôtô đi từ tỉnh A đến tỉnh B hết 4 giờ. Nếu trong mỗi giờ chiếc ôtô này đi thêm được 14 km thì thời gian đi từ A đến B chỉ mất 3 giờ. Hãy tính khoảng cách giữa hai tỉnh A và B.  (Đáp số : 168 km)

File đính kèm:

  • docCac buoc giai mot bai toan Tieu hoc co loi.doc