Sáng kiến kinh nghiệm cho trẻ từ 18 tháng đến 24 tháng

Ngày nay với sự phát triểi không ngừng của nền kinh tế xã hội. Đời sống con ngươì được nâng cao thì việc chăm sóc giáo dục con cái càng được các bậc phụ huynh quan tâm. Với các cháu còn đang ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ chưa ý thức được bản thân, tư duy còn non nớt, ngôn ngữ chưa rõ ràng. Vậy phải chăm sóc giáo dục như thế nào để hình thành cho trẻ thói quen nề nếp, nhân cách tốt cho trẻ. Trẻ em không tự lớn lên được mà cần có sự chăm sóc của người lớn, của gia đình nhà trường và toàn xã hội. Vì vậy cô giáo mầm non là người mẹ thứ hai dậy dỗ, dìu dắt tập cho các cháu những bước đi, những tiếng nói đầu tiên trong cuộc đời trẻ. Các cháu ở lứa tuổi nhà trể đây là giai đoạn nền tảng cho sự phát triển của trẻ sau này vì vậy không chỉ có lời nói phát trển mà tư duy, các cơ quan vận động cũng phát triển đặc biệt là giai đoạn trẻ từ 18 đến 24 tháng.

Một trong những biện pháp góp phần phát triển toàn diện cho trẻ là thông qua bộ môn văn học

Ở Trường Mầm non làm quên với bộ môn văn học giữ vị trí vô cùng quan trọng thông qua môn văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, luyện phát âm đúng rõ ràng mạch lạc giúp cho việc học các môn khác được rễ ràng hơn, sự giao tiếp hàng ngày có hiệu quả hơn. Qua nội dung bài thơ, câu truyện giáo dục trẻ biết yêu quý ông bà, bố mẹ, yêu thiên nhiên, yêu thích cái đẹp.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11230 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm cho trẻ từ 18 tháng đến 24 tháng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: lý do chọn đề tài I – Mở đầu. Ngày nay với sự phát triểi không ngừng của nền kinh tế xã hội. Đời sống con ngươì được nâng cao thì việc chăm sóc giáo dục con cái càng được các bậc phụ huynh quan tâm. Với các cháu còn đang ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ chưa ý thức được bản thân, tư duy còn non nớt, ngôn ngữ chưa rõ ràng. Vậy phải chăm sóc giáo dục như thế nào để hình thành cho trẻ thói quen nề nếp, nhân cách tốt cho trẻ. Trẻ em không tự lớn lên được mà cần có sự chăm sóc của người lớn, của gia đình nhà trường và toàn xã hội. Vì vậy cô giáo mầm non là người mẹ thứ hai dậy dỗ, dìu dắt tập cho các cháu những bước đi, những tiếng nói đầu tiên trong cuộc đời trẻ. Các cháu ở lứa tuổi nhà trể đây là giai đoạn nền tảng cho sự phát triển của trẻ sau này vì vậy không chỉ có lời nói phát trển mà tư duy, các cơ quan vận động cũng phát triển đặc biệt là giai đoạn trẻ từ 18 đến 24 tháng. Một trong những biện pháp góp phần phát triển toàn diện cho trẻ là thông qua bộ môn văn học ở Trường Mầm non làm quên với bộ môn văn học giữ vị trí vô cùng quan trọng thông qua môn văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, luyện phát âm đúng rõ ràng mạch lạc giúp cho việc học các môn khác được rễ ràng hơn, sự giao tiếp hàng ngày có hiệu quả hơn. Qua nội dung bài thơ, câu truyện giáo dục trẻ biết yêu quý ông bà, bố mẹ, yêu thiên nhiên, yêu thích cái đẹp. II- Nhận thức lý luận Ngành học Mầm non là ngành học vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó làm nền tảng vững chắc cho các bậc học sau này. Trong Đai hội Đảng lần thứ IX đã đề ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục là “ Chăm lo phát triển giáo dục mầm non, mở rộng các trường lớp nhà trẻ, mẫu giáo trên mọi địa bàn nhất là nông thôn ở vùng sâu vùng xa” ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo trẻ đang trong thời kì phát triển các chức năng tâm lí chưa rõ rệt. Do vậy trẻ chưa lĩnh hội được kiến thức một cách riêng biệt mà có thể tiếp nhận kiến thức theo các hình thức mang tính tích hợp theo chủ đề xuyên suốt và tổ chức bài dạy dưới dạng trò chơi hay theo một kịch bản thì trẻ sẽ hứng thú học và tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, không gò bó vì ở lứa tuổi này trẻ “ Học mà chơi, chơi mà học”. Chính vì vậy những cô giáo mầm non là người đang hàng ngày hàng giờ không ngừng tìm tòi sáng tạo, nghiên cứu tim ra những phương pháp dạy tốt để đạt kết quả cao nhất. Cho dù khó khăn đến đâu mối giáo viên mầm non chúng ta cũng quyết tâm thực hiện lời dậy củ Bác Hồ “ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Dậy trẻ cũng giống như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo”. III – Mục đích nghiên cứu Như chúng ta đã biết làm quen với văn học là bộ môn trẻ rất yêu thích song nó vấn là một môn học khó đối với trẻ bởi nó đòi hỏi sự ham thích khả năng chú ý quan sát của trẻ. Văn học đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ tư duy óc sáng tạo của trẻ. Văn học là một trong những phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, giúp trẻ chuẩn bị cơ sở kiến thức và năng lực để chuẩn bị tâm thế bước vào mẫu giáo. Nhận thức được điều này tôi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ Phương pháp tổ chức cho trẻ nhà trẻ 18 – 24 tháng làm quen với môn văn học”. Nhưng với bộ văn có nhiều nội dung cho trẻ làm quen trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu “phương pháp cho trẻ nhà trẻ 18 – 24 tháng làm quen với thể loại thơ”. IV - Đối tượng nghiên cứu Trẻ nhà trẻ 18 – 24 tháng trường mầm non Phương Thông V – Phương pháp nghiên cứu - Tham khảo sách “ hướng dẫn trẻ làm quen với văn học - Tham khảo tạp trí giáo dục mầm non - Các tài liệu có liên quan đến môn văn học - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp điều tra Phần II: Thực trạng I – Đặc điểm tình hình Trường mầm non phương thông là một trong những trường trọng điểm của huyện Bạch Thông, trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo hai đia phương, phòng giáo dục và các ban ngàng đoàn thể trong huyện. Trường có trách nhiệm tiếp nhận trẻ của hai đơn vị hành chính là xã Phương Linh và thi trấn Phủ Thông. Trường đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ đáp ứng nhu cầu vui chơi học tập của các cháu. Vì vây số trẻ ra lớp tương đối cao trẻ 5 tuổi đạt 100%, trẻ nhà trẻ và mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi đạt chỉ tiêu cao. Từ những đặc điểm tình hình nêu trên cùng với điều kiện thực tế của bản thân nên trong quá trình nghiên cứu đề tài còn gặp một số thuận lợi và khó khăn sau. II – Thuân lợi – Khó khăn 1- Thuận lợi - Bản thân tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của cán bộ chuyên môn mầm non, phòng giáo dục đào tạo và ban giám hiệu nhà trường cùng các bạn bà đồng nghiệp - Do trường ở trung tâm nên việc cập nhật thông tin nhanh với những thông tin đổi mới qua các lớp tập huấn các chuyên đề trong năm học - Lớp học được xay dựng khang trang sạch sẽ đáp ứng được nhu cầu vui chơi và học tập của các cháu, được đầu tư tương đối đầy đủ bàn ghế, tủ đồ chơi cho các góc, một số đồ dùng tranh ảnh cần thiết. Đặc biệt là quan tâm của các bậc phụ huynh cùng sưu tầm tranh ảnh, những phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi - Nhà trường gồm có 7 nhóm lớp được phân theo từng độ tuổi nên việc dạy trẻ theo chương trình của từng độ tuổi rất thuận lợi 2- Khó khăn - Các cháu còn nhỏ thời gian đầu đến lớp trẻ nhớ mẹ nhớ gia đình nên trẻ còn khóc nhiều cùng với ngôn ngữ còn hạn chế, một số trẻ chưa biết nói nên việc dạy trẻ gặp rất nhiều khó khăn - Tài liệu tham khao cho giáo viên còn ít chủ yếu giáo viên tự sưu tầm - Nhân thức của phụ huynh về ngành học mầm non không đồng đều, đời sống của một số gia đình còn gặp nhiều khăn. Do vậy việc đóng góp kinh phí hỗ trợ cho lớp chưa kịp thời. Phần III- Các biện pháp thực hiện 1- Khảo sát chất lượng đầu năm Từ những đặc điểm của nhà trường cùng với những thuận lợi và khó khăn nêu trên. Bước vào đầu năm học để đánh giá chung chất lượng của trẻ, tôi đã kết hợp với Ban Giám hiệu nhà trường tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng đầu năm. Từ đó đề ra những phương pháp, giải pháp tốt để khắc phục những hạn chế của trẻ. Bảng khảo sát chất lượng đầu năm môn văn học Tổng số trẻ Trẻ nói được tiếng Phổ thông Trẻ mạnh dạn giao tiếp với cô Trẻ phát âm không ngọng Trẻ biết đọc thơ 9 5/9 2/9 1/9 1/9 Với kết quả khảo sát trên. Tuy nhóm lớp tôi thực hiện chương trình cải cánh nhưng tôi mạnh dạn đưa vào các tiết dạy một số hình thức đổi mới một số bài xây dựng theo kịch bản. Tôi cố gắng tìm tòi những cách tốt nhất để giúp trẻ tiếp thu bài có hiệu quả. 2- Phương pháp cho trẻ làm quen với thể loại thơ Với trẻ 18-24 tháng làm quen với thể loại thơ là nghe và đọc thơ ở lứa tuổi này trẻ rất thích nghe cô đọc thơ, trẻ nhẩm đọc theo cô và học thuộc bài thơ. Vì vậy khi đọc thơ cho trẻ nghe, cô đọc diễn cảm rõ ràng toàn bài thơ làm nhiều lần, kết hợp với động tác minh hoạ, cô đọc vừa phải đủ để cả lớp nghe cô phát âm chuẩn tránh nói ngọng, đọc ngắt nghỉ đúng chỗ thể hiện được vần điệu của bài thơ, nhấn mạnh những câu chữ mang hình tượng đẹp, những ý thơ hay gần gũi với trẻ Với thơ ở nhà trẻ bé học chương trình cải cách thì mỗi bài thơ trẻ được học trong vòng 1 tháng với 4 lần dạy trên tiết học. Vậy làm thế nào để trẻ không nhàm chán và tiếp thu bài học có hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà khi xây dựng một tiết dạy tôi luôn tạo tình huống để trẻ hứng thú vào bài học Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Đi dép” thì với tiết 1 tôi tạo tình huống là: Hôm nay là sinh nhật bạn Dung cô chuẩn bị món quà tặng bạn. Tôi cho trẻ lên mở hộp quà và cầm đôi dép ra cho cả lớp cùng quan sát thử cho cả lớp xem. Khi đó tôi dẫn dắt vào đọc thơ cho trẻ nghe đọc diễn cảm và nhấn đọc vào các từ “ Êm êm”, “Là nhà”. Lần 2, 3 kết hợp cho trẻ xem tranh minh hoạ và giảng giải đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ. Kết hợp giáo dục nhẹ nhàng cuối cùng hát tặng sinh nhận bạn Dung bài “Đôi dép xinh” Với tiết hợc như vậy tôi thấy trẻ tiếp thu bài rất tốt nên ở các tiết tiếp theo, tôi tạo tình huống để gây hứng thú cho trẻ. Sau đó đọc diễn cảm nhiều lần cho trẻ nghe. Khuyến khích trẻ đọc theo cô. Với tiết 3, 4 cô gọi từng trẻ hoặc tốt trẻ lên đọc cùng cô ở nhóm trẻ 18-24 tháng, chương trình học là 6 tháng, mỗi tháng học 1 bài thơ cụ thể những bài thơ sau: Yêu mẹ, Đi dép, Con cua, Đàn bò, Chú gà con, Quả thị. Trong mỗi bài thơ khi dạy tôi đều tạo tình huống sao cho phù hợp với nội dung của từng bài để trẻ hứng thú và tiếp thu bài tốt Vào đầu năm học khi đọc thơ cho trẻ nghe, trẻ còn bỡ ngỡ dường như trẻ chưa quen với hình thức đọc thơ như vậy. Mà ở gia đình thì thủa lọt lòng trẻ thường được nghe tiếng hát ru của bà, của mẹ. Khi đến trường học được nghe cô đọc thơ nhưng không giống như giọng bà, giọng mẹ. Rồi ngày qua ngày trẻ quen với những câu thơ cô đọc những câu thơ thấm dần vào tâm hồn của trẻ, lời hay ý đẹp của thơ sẽ giúp các cháu biết nói đúng, nói hay, không nói bừa, chửi bậy nữa và hình thành cho trẻ những hành vi việc làm tốt Ví dụ: Lớp tôi có 2 cháu không chịu đi dép. Nhưng khi học xong bài thơ “Đi dép” các cháu rất thích được đi dép. Bởi vì qua bài thơ trẻ được quan sát tranh các bạn đi dép thật đẹp, qua những câu thơ được nhân cách hoá khiến trẻ rất thích vì vậy trẻ cũng muốn bắt trước và từ đó hình thành cho trẻ thói quan tốt luôn luôn đi dép. Với các cháu ở lứa tuổi này nhiều thứ rất gần gũi thân quen nhưng lại mới lạ, trẻ chưa bao giờ được nhìn được biết đến. Nhưng qua những bài thơ, câu thơ cùng với quan sát đồ dùng trực quan vốn hiểu biết về thế giới xung quanh của trẻ được mở rộng Ví dụ: Trẻ chưa bao giờ nhìn thấy trẻ con bò. Nhưng khi học xong bài thơ “Đàn bò” trẻ biết con bò có bộ lông vàng, đuôi dài, biết tiếng kêu của con bò Tư duy của trẻ lúc này là tư duy trực quan hình tượng nên bất cứ một bài thơ nào trước khi dạy tôi nghiên cứu kỹ xem bài đó cần những đồ dùng gì và đồ dùng đó có đem lại hiệu quả cho tiết dạy không, sẵn có ở địa phương hay không Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Con cua” thì tôi chuẩn bị đồ dùng trực quan là Cua thật bỏ vào trong chậu và tranh vẽ con cua đang bò ở ngoài đồng Những đồ dùng cho trẻ quan sát tôi đều đảm bảo tính khoa học tính an toàn và thẩm mỹ… tranh ảnh rõ nét, rõ màu sắc dễ cho trẻ quan sát Cùng với đồ dùng trực quan thì một điều nữa cũng rất cần thiết khi đọc thơ cho trẻ nghe là nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ của cô giáo thể hiện sao cho phù hợp với nội dung bài thơ Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Quả thị” cô thể hiện nét mặt vui tươi và kết hợp cử chỉ điệu bộ thể hiện quả thị ở trên cây cao (đưa tay lên cao) thể hiện quả thị thơm (đưa tay khùm trước miệng khi cô làm như vậy trẻ cũng làm theo cô, trẻ thấy thích, hứng thú, qua đó không chỉ ngôn ngữ phát triển mà các cơ quan vận động cũng phát triển theo) Sau mỗi tiết dạy khi kết thúc bài thơ tôi thường nhẹ nhàng chuyển trẻ sang trò chơi sao cho phù hợp với nội dung bài thơ Ví dụ: Bài thơ “Con cua” cho trẻ chơi làm con cua bò đi chơi Bài thơ “Quả thị” cho trẻ chơi Hái quả Bài thơ “Chú gà con” chơi làm chú gà mổ thóc… Ngoài 4 lần dạy trên giờ cô đọc thơ cho trẻ nghe ở mọi lúc mọi nơi trong giờ buổi chiều, lồng ghép trong giờ hoạt động khác, nghe băng đọc thơ… và đọc cho trẻ nghe một số bài thơ khác ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi của trẻ. ở lứa tuổi này dạy trẻ một bài thơ không chỉ trong 4 lần mà tăng hơn nữa. Người dạy thơ cho trẻ không cứ phải là cô giáo mà có thể là ông bà, bố mẹ, anh chị… vì vậy tôi luôn luôn kết hợp với gia đình để cùng đọc thơ và dạy thơ cho các cháu. Có như thế mới thấm dần cái hay cái đẹp của bài thơ vào mỗi đứa trẻ và cũng qua đó ngôn ngữ của trẻ phát triển, khả năng nói rõ ràng hơn, vốn từ được mở rộng Trong quá trình đọc thơ tôi luôn chú ý tạo điều kiện thuận lợi cho những cháu mạnh dạn cháu khá hơn được phát huy hết năng lực của mình bằng cách ngoài giờ tôi luyện cho trẻ đọc diễn cảm, thể hiện xúc cảm của mình qua bài thơ Còn đối với trẻ chậm, nhút nhát, nói ngọng tôi chú ý quan tâm hơn, gọi trẻ trả lời nhiều hơn, luôn động viên khuyến khích trẻ để trẻ tự tin mạnh dạn hơn Vì vậy trải qua một năm học tôi khảo sát trên trẻ của lớp tôi về nội dung “cho trẻ làm quen với thơ” kết quả cụ thể như sau: Bảng so sánh kết quả sau 2 lần khảo sát : tổng số trẻ 9 Nội dung khảo sát Lần 1 Lần 2 Số trẻ nói được tiếng phổ thông 5/9 9/9 Trẻ phát âm không ngọng 1/9 6/9 Trẻ mạnh dạn giao tiếp với cô 2/9 9/9 Trẻ biết đọc thơ 1/9 9/9 Trên đây là kết quả khảo sát của trẻ lớp tôi nhìn vào bảng kết quả thấy rằng tuy dạy chương trình cải cách nhưng tôi mạnh dạn đưa một số hình thức đổi mới vào tiết học thì trẻ đạt kết quả rất tốt Phần IV: Bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị I- Bài học kinh nghiệm Qua thực tế hướng dẫn trẻ làm quen với văn học mà thể loại thơ nói riêng, muốn học tốt bộ môn này tôi thấy cần rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Phải nắm bắt tình hình thực tế cụ thể của nhóm lớp mình để xây dựng bài, chuẩn bị đồ dùng phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ - Cần vận dụng linh hoạt sáng tạo để bài học thu được kết quả tốt - Đặt câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với lứa tuổi - Giáo viên không ngừng học hỏi để trau dồi kiến thức - Tạo môi trường học tập tốt cho trẻ II- Một số kiến nghị - Mong muốn các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục trẻ ở địa phương đầu tư thêm cơ sở vật chất trong thiết bị dạy học, tài liệu nghiên cứu cho giáo viên Mầm non - Về chuyên môn: Cần tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên Mần non, tổ chức nhiều lớp tham quan học tập các trường bạn để giáo viên học hỏi nâng cao tay nghề Phần V: Kết luận ở lứa tuổi nhà trẻ nhu cầu về cái đẹp đang phát triển thì việc đọc thơ và dạy thơ cho trẻ mang một ý nghĩa đặc biệt nó có tác động mạnh mẽ về nhiều mặt đối với cuộc sống của trẻ về ngôn ngữ, về tình cảm, về suy nghĩ, tưởng tượng, về cách sống đẹp. Do đó có thể khẳng định rằng thơ là một loại hình nghệ thuật giàu sức gợi cảm đọc và dạy thơ cho trẻ là một hình thức giáo dục mang tính thích hợp cao có khả năng hình thành phát triển về mọi mặt “Đức-Trí-Thể-Mỹ”. Vì vậy giáo dục trẻ thơ là một việc làm rất cần thiết và cấp bách không chỉ với đồng chí giáo viên trực tiếp giảng dạy mà là trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Mỗi chúng ta hãy góp phần nhỏ bé của mình cho giáo dục nói chung và cho giáo viên Mầm non nói riêng Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi với sự hiểu biết còn hạn chế tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp trong quá trình giảng dạy về “Phương pháp cho trẻ 18-24 tháng làm quen với thơ”. Tôi mong rằng qua đề tài này sẽ được cán bộ chuyên môn Mầm non Phòng Giáo dục-Đào tạo Bạch Thông, Ban giám hiệu nhà trường, bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến vào những mặt đã đạt được mà những mặt còn hạn chế để bản thân tôi rút ra được kinh nghiệm khi thực hiện được tốt hơn Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Giáo dục-Đào tạo Bạch Thông và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. Phương Thông, ngày 02 tháng 5 năm 2008 Xác nhận của Hiệu trưởng Người viết đề tài Hoàng Thị Huệ

File đính kèm:

  • docSKKN 1824 thang.doc
Giáo án liên quan