Sáng kiến kinh nghiệm: Liên hệ thực tế để đạt vấn đề và dạy một bài vật lý như thế nào cho hiệu quả

Thấm nhuần lời dạy của người, việc đào tạo thế hệ trẻ vừa “hồng”, vừa “chuyên”, những chủ nhân tương lai của đầt nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là trọng trách lớn lao đặt ra cho ngành giáo dục đào tạo . Mà người thực hiện là mỗi cán bộ giáo viên, đội ngũ tiên phong, then chốt trong phong trào “ nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài mà nghị quyết Trung ương 2 đã đề ra.

Trước vai trò to lớn của người giáo viên đứng trên bục giảng là truyền thụ trí thức cho học sinh, trước nhu cầu đổi mới không ngừng của phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, học sinh chủ động lắm kiến thức, phát huy năng lực sáng tạo ở người học , thì việc tìm ra một hướng đi đúng kích thích được óc quan sát, mong muốn nhận thức , khả năng tìm tòi, sáng tạo , phát hiện cái mới của học sinh là trăn trở không ngừng của người thầy giáo .

Như trong quan điểm của Mac-Ăng ghen đã từng thể hiện :

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Liên hệ thực tế để đạt vấn đề và dạy một bài vật lý như thế nào cho hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Liên hệ thực tế để đặt vấn đề và dạy một số bài vật lý như thế nào cho có hiệu quả A .Cơ sở lý luận và lý do chọn đề tài “ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm phải trồng người” Thấm nhuần lời dạy của người, việc đào tạo thế hệ trẻ vừa “hồng”, vừa “chuyên”, những chủ nhân tương lai của đầt nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là trọng trách lớn lao đặt ra cho ngành giáo dục đào tạo . Mà người thực hiện là mỗi cán bộ giáo viên, đội ngũ tiên phong, then chốt trong phong trào “ nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài ’’ mà nghị quyết Trung ương 2 đã đề ra. Trước vai trò to lớn của người giáo viên đứng trên bục giảng là truyền thụ trí thức cho học sinh, trước nhu cầu đổi mới không ngừng của phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, học sinh chủ động lắm kiến thức, phát huy năng lực sáng tạo ở người học , thì việc tìm ra một hướng đi đúng kích thích được óc quan sát, mong muốn nhận thức , khả năng tìm tòi, sáng tạo , phát hiện cái mới của học sinh là trăn trở không ngừng của người thầy giáo . Như trong quan điểm của Mac-Ăng ghen đã từng thể hiện : “Một cuộc đời đa dạng thì tư duy ấy cũng mang tính chất toàn diện như mọi biểu hiện trong cuộc sống của các nhân vật ấy” Quan điểm của Rubinsơn cho rằng: “ Quá trình, tư duy được bắt đầu từ phân tích tình hình huống có vấn đề” Quán triệt từ những quan điểm trên trong việc dạy bộ môn vật lý ở trường phổ thông cơ sở, hiểu rõ phương pháp bộ môn , nắm được người thầy là người giữ vai trò chỉ đạo trong truyền thụ tri thức, tổ chức các hoạt động động lĩnh hội tri thức. Thì việc điều khiển các hoạt động nhận thức của học sinh trên lớp như thế nào để học sinh có thể tiếp cận được những nội dung thức một cách dễ dàng nhất , hiệu quả nhất , hứng thú nhất , nhưng lại sâu sắc nhất là một câu hỏi lớn đặt ra đòi hỏi một người thầy phải có lời giải đáp. Bộ môn vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi các kết quả vật lý được rút ra từ thực nghiệm khách quan hoặc từ những hiện tượng vật lý sinh động trong đời sống. Môn vật lý đó là một môn khó học, khó dạy vì nhưng kiến thức nếu không có thực nghiệm thì học sinh không thể hiểu được hoặc những kết quả thực nghiệm lại khác hẳn với vấn đề hiểu biết thông thường của học sinh. Vả lại , vật lý trung học cơ sở tuy gần gũi với đời sống và gồm những kiến thức đơn giản nhưng học sinh mới bắt đầu được học bộ môn nên còn gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức , nhiều thí nghiệm còn xa lạ , chưa vừa sức với HS . Trước tình hình đó, là một giáo viên dạy bộ môn vật lý tôi trăn trở không ngừng là : làm thế nào để truyền đạt tri thức một cách hiệu quả nhất? Làm thế nào dể học sinh lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất? và đi tới nhận định rằng không gì thuyết phục hơn bằng thực tế, có thực tế là có cơ sở để khẳng định, vì bản chất môn vật lý là xuất phát từ thực tế. Vậy tại sao không lợi dụng điều này để đưa vào các bài giảng, làm tăng tính thuyết phục, tạo thêm sức lôi cuốn, hấp dẫn với học sinh? Và thế là sáng kiến “ liên hệ thực tế để đạt vấn đề và dạy một bài vật lý như thế nào cho hiệu quả” đã nảy sinh trong tôi. Với những kiến thức học được ở trường phổ thông, được trang bị ở trường cao đẳng sư phạm, bằng thực tế giảng dạy học sinh ở trường THCS qua các năm , tôi rút ra những bài học kinh nghiệm riêng cho mình về phương pháp giảng dạy, về năng lực sư phạm, năng lực truyền thụ tri thức cho học sinh và tôi càng đi tới khẳng định rằng vấn đề sử dụng các liên hệ thực tế cho lời giảng vật lý đã đem lại những thành công đáng kể. Tuy không thể coi là bí quyết dẫn đến thành công, song đó cũng có thể coi là kinh nghiệm nhỏ trong công tác giảng dạy của tôi, tôi xin phép được đưa ra để Cỏc đồng nghiệp ,bạn bố cựng tham khảo, đóng góp ý kiến và rút ra kinh nghiệm cho tôi. B. những chủ trương và biện pháp thực hiên : I .Vật lý học là bộ môn khoa học thực nghiệm , giảng dạy vật lý theo phương pháp “ dạy học nêu vấn đề “ , đưa ra các” tình huống có vấn đề” là một trong những phương pháp tất yếu trên con đường truyền thụ tri thức : Trong những năm gần đây( từ 2002 đến nay), hệ thống giáo dục không ngừng được cải tiến và nâng cao cả về nội dung và phương pháp, đảng và nhà nước ta có nhiều cố gắng đổi mới và đa dạng hoá cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đổi mới nội dung giáo dục trong nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá , lấy người học làm trung tâm, thày chỉ đạo - trò chủ động lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo , biết áp dụng vào tình huống cụ thể. Chủ chương đổi mới là vậy. Nhưng người giáo viên giảng dạy trực tiêp ở các trường mới là người quyết định chất lượng và hiệu quả của học sinh. Nếu người thầy giáo không chịu đổi mới phương pháp truyền thụ, không tạo được hưng phấn học tập bộ môn cho các em, không nắm vững phương pháp bộ môn - vì vật lý phổ thông là môn khoa học thực nghiệm , các tri thức vật lý là sự khái quát hoá các kết quả nghiên cứu khoa học , là kết tinh của các hiện tượng diễn ra trong đời sống - thì sẽ không tránh khỏi lối dạy học áp đặt, giáo điều xa rời thực tế . Học sinh sẽ ít được quan tâm phát triển về trí tuệ, ít được làm việc độc lập nên các năng lực cá nhân không được phát huy và phát triển thoả đáng . Trình độ của học sinh không được nâng cao, các em không biết vận dụng trí thức vào cuộc sống. Chính vì lẽ đó, là một giáo viên đứng trên bục giảng, được phân công giảng dạy môn vật lý tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, luôn tâm niệm phải tìm ra những cái mới cho những bài giảng của mình, tạo ra phong cách giảng dạy riêng , thu hút được sự chú ý của học sinh ngay từ lúc bắt đầu, giúp học sinh có ý thức tham gia tích cực vào bài giảng, đưa ra những phán đoán, nói lên những hiểu biết của mình chủ động lĩnh hội tri thức, vận dụng tri thức , đặc biệt là khả năng quan sát, óc sáng tạo, xây dựng cho học sinh niềm tin yêu khoa học và yêu thích học tập bộ môn. Để thực hiên điều đó tôi luôn cố gắng liên hệ thực tế một cách rõ nét và sâu sắc vào từng bài giảng trong khả năng của mình sao cho tự nhiên , dễ hiểu phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh . Đúng như quan điểm của triết học đã khẳng định : “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng là con đường tất yếu của nhận thức tri thức .” Qua đó học sinh thấy được từ những hiện tượng trong tự nhiên , trong đời sống, xuất phát từ lao động , trong sinh hoạt …mà nhân loại đã xây dựng lên những tri thức có tính quy luật, những định luật vật lý …mà ứng dụng của nó vô cùng quan trọng và hữu ích, có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống, trong khoa học kỹ thuật và công nghệ. II . Biện pháp thực hiện : 1 )Tạo nên “tình huống có vấn đề”, gây sự chú ý , kích thích trí tò mò , khả năng phán đoán, thích nghiên cứu ở học sinh là bước đầu thành công của một tiết dạy vật lý: * Dạy học nêu vấn đề gồm các bước sau : - Giáo viên nêu vấn đề bằng cách đưa ra một tình huống , kể một câu truyện nhỏ , đưa ra các câu hỏi hoặc bài tập , hay làm một thí nghiệm nhỏ…để đặt học sinh vào tình huống có vấn đề , yêu cầu học sinh cần suy nghĩ để giải quyết vấn đề đó . - Học sinh tự đưa ra các giả thuyết và tìm cách giải quyết vấn đề bằng các giả thuyết đã đưa ra . - Kiểm tra lại lời giải bằng các thí nghiệm hoặc các phương pháp khác từ đó đi tới kết kuận . - Vận dụng kiến thức vừa mới xây dựng vào thực tế . Khi dạy một tiết vật lý phải nắm rõ vị trí vai trò của tiết dạy là nằm trong phần nào? chương nào? liên quan tới những kiến thức gì ? mục tiêu bài dạy, những kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt được sau tiêt dạy là gì ? đối tượng nhận thức là gì ? Khả năng nhận thức như thế nào? Từ đó giáo viên tìm tòi, nghiên cứu tổng hợp những kiến thức có liên quan trong thực tế, đời sống và khoa học , từ đó xây dựng bài giảng theo hướng đi lên từ thực tế , đưa ra những “tinh huống có vấn đề” , đặt ra những câu hỏi mở để học sinh tìm hướng giải quyết, hay tìm ra những thí nghiệm tương tự làm phong phú thêm cho bài học, tăng sức thuyết phục trước học sinh , tích cực hoá hoạt động của học sinh , các em tự muốn suy nghĩ , tìm hiểu , muốn tự mình khám phá bày tỏ hiểu biết và nhận thức của mình từ đó hiểu bài nhanh hơn, khắc sâu kiến thức tốt hơn , tạo niềm say mê hứng thú học tập . Bên cạnh đó giáo viên cần có những câu hỏi nhanh kích thích tư duy sáng tạo của học sinh , các câu hỏi mang tính chất gần gũi với nhận thức của các em , theo mức độ cao dần nhằm phát hiện những học sinh có năng khiếu học tập bộ môn , sau mỗi phần cần có câu chuyển tiếp kích sự ham tìm hiểu, khám phá tiếp, hoặc tạo ra tình huống có vấn đề để chuyển tiếp giữa các phần gây hưng phấn học tập nghiên cứu. Giỏo viờn cần phải biết động viờn khớch lệ kịp thời những phỏn đoỏn, ý kiến hay chớnh xỏc , có tính sáng tạo , những cõu trả lời đỳng. Đồng thời uốn nắn , sửa chữa những cõu trả lời cũn sai sút, từ đú học sinh nhận ra những ưu nhược điểm trong nhận thức của mỡnh để ngày càng tiến bộ hơn. Những lời “cảm ơn” đỳng lỳc, đỳng chỗ , nụ cười hay ỏnh mắt đầy thiện cảm gửi tới cỏc em, biết lắng nghe tiếng núi , quan điểm của cỏc em như những động lực thỳc đẩy tinh thần tạo nờn niềm tin yờu vững chắc vào người thầy . Người thầy phải là chỗ dựa tinh thần cho cỏc em, trỏnh gõy khụng khớ nặng nề, căng thẳng, làm giảm hiệu quả học tập . Thực tế giảng dạy cho thấy, mỗi một tỡnh huống dạy học cú vấn đề là mỗi lần kớch thớch cỏc em tham gia tớch cực vào hoạt động dạy và học trờn lớp. Mặc dự trong chương trỡnh sỏch giỏo khoa vật lý hiện hành hầu như trước cỏc bài học đó cú đưa ra tỡnh huống cú vấn đề , nhưng nếu bài nào giỏo viờn cũng theo như vậy là rất khuụn phộp và mỏy múc, khụng tự nhiờn, sức thuyết phục khụng cao. Vỡ thế , giỏo viờn cần sang tạo thờm những tỡnh huống mới gần gũi với học sinh nhất là những tỡnh huống mà học sinh nào cũng biết nhưng hiểu ngọn nguồn, bản chất tỡnh huống đú thỡ cỏc em chưa nắm được , từ đú thầy trũ cựng nhau tỡm ra hướng giải quyết theo kiểu dạy học nờu lờn vấn đề , và cú thể thực hiện theo tiến trỡnh sau: - Thu thập thụng tin - Xử lý thụng tin - Vận dụng - Ghi nhớ * Vớ dụ về một số tỡnh huống đặt vấn đề: a) Khi dạy bài : “Trọng lực- Đơn vị lực” - (Vật lý 6) Hoạt động của giỏo viờn -Trờn tay cụ cú một hũn sỏi ? Khi buụng tay ra cú hiện tượng gỡ ? ? Tại sao hũn sỏi lại rơi xuống ? - Nhận xét các phán đoán của HS vànêu: Khụng chỉ với hũn sỏi này mới cú hiện tượng đú mà với nhiều vật khỏc cũng cho ta kết quả tương tự . Điều đú chứng tỏ cú 1 lực tỏc dụng lờn cỏc vật đú, lực này được gọi là trọng lực . Vậy trọng lực là gỡ ? Đơn vị của lực là gỡ? Ta cựng nghiờn cứu bài học hụm nay. Hoạt động của học sinh - Quan sỏt , lắng nghe và trả lời : Hũn sỏi rơi xuống . - HS đưa ra cỏc phỏn đoỏn…. - Nghe giáo viên nhận xét và giới thiệu vào bài mới. b) Khi dạy bài “Rũng rọc” – (Vật lý 6) Hoạt động của giỏo viờn - Đưa ra tỡnh huống : Khi xõy dựng những ngụi nhà cao tầng làm thế nào người dõn cụng cú thể đưa được gạch, vữa lờn cao ? Vậy rũng rọc cú cấu tạo như thế nào? -Đưa ra chiếc ròng rọc cụ thể và cho HS nhận xét . -Yêu cầu HS quan sát hình 16.1 -Ròng rọc là gì ? Có tác dụng gì ? Có những loại ròng rọc nào ? Ta cùng nghiên cứu nội dung bài hôm nay . Hoạt động của học sinh Lắng nghe và trả lời : người ta dựng rũng rọc để kộo gạch vữa lờn cao -Nêu cấu tạo của ròng rọc theo hiểu biết của cá nhân mình. -Đối chiếu với chiếc ròng rọc cụ thể . -Hình16.1: nâng ống bê tông bằng ròng rọc -Lắng nghe GV giảng và nghiên cứu bài mới . c) Dạy bài : “Sự bay hơi và sự ngưng tụ” - Vật lý 6 : Hoạt động của giỏo viờn ?Khi rửa tay cứ để như vậy một lúc tay sẽ khô ? Tại sao vậy ? Có phải nước đã ngấm vào da không? ? Hãy đưa ra ví dụ về các hiện tượng tương tự và giải thích ? -Chốt:các hiện tượng đó gọi là sự bay hơi . Vậy sự bay hơi là gì ? Có đặc điểm gì ? ?Khi đun , nấu: mở vung ra , ở dưới nắp vung có hiện tượng gì? -Đó là sự ngưng tụ . Thế sự ngưng tụ là gì ? Bài học hôm nay sẽ giải đáp cho các em các hỏi đó . Hoạt động của học sinh - Suy nghĩ và đưa ra các phán đoán của mình …. - Thực hiện theo yêu cầu của GV , có giải thích . - Nghe GV nêu vấn đề và tìm hiểu . -Có những giọt nước đọng lại dưới nắp vung d) Dạy bài 11 “Độ cao của õm” - Vật lý 7: Hoạt động của giỏo viờn Sau khi kiểm tra bài cũ, giỏo viờn hỏi: ? Khi gẩy đàn ghita, bộ phận nào dao động phỏt ra õm ? ? Cú phải gẩy bất kỳ dõy đàn nào õm phỏt ra cũng như nhau khụng ? GV kiểm chứng câu trả lời của HS bằng cỏch gẩy 2 dõy ( dõy to và dõy nhỏ, lực gẩy đều như nhau) . ? Có nhận xét gì ? - Vậy khi nào õm phỏt ra trầm ? khi nào õm phỏt ra bổng ? Hoạt động của học sinh - Trả lời : dây đàn và thùng đàn - Không , dây càng to âm phát ra càng trầm - Nêu nhận xét . Dạy bài “Vận tốc” - Vật lý 8 : Hoạt động của giỏo viờn -Kiểm tra bài cũ ? So sỏnh chuyển động của một người đi xe đạp và một người đi bộ trờn cựng một đoạn đường và cựng chiều , xuất phát cùng một lúc .? ? Dựa vào đõu cú thể khẳng định người đi xe đạp đi nhanh hơn . -Để biết một vật chuyển động nhanh hay chậm ta cú thể dựa vào vận tốc của vật ấy. Vậy vận tốc là gỡ ? Vận tốc được xỏc định như thế nào ? Hoạt động của học sinh - Lên bảng trả lời . - Người đi xe đạp đi nhanh hơn . - HS đưa ra ý kiến của mình : vì xe đạp đi nhanh hơn , vì người đi xe đạp đến nơi trước , vì vận tốc xe đạp lớn hơn… 2) Đưa ra các tình huống có vấn đề để chuyển tiếp giữa các phần trong một bài dạy là một nghệ thuật thu hút sự chú ý của học sinh , kích thích học sinh tư duy với mong muốn tiếp tục tìm ra tri thức mới , góp phần tạo lên một bài giảng phong phú, liền mạch , có sự gắn kết nhịp nhàng giữa phần trước với phần sau , kiến thức cũ nảy sinh kiến thức mới , tạo hưng phấn thôi thúc học tập , lôi cuốn học sinh . * Các tình huống minh hoạ : a) Bài “ Lực – hai lực cân bằng” – Vật lý 6 : Sau khi giới thiệu xong khái niệm “lực” , để chuyển tiếp sang nội dung ” phương và chiều của lực “ giáo viên làm như sau : -GV : Có hai xe lăn đang đứng yên + đẩy một xe chuyển động trên mặt bàn + nâng một xe lên cao ? Hai xe đã chịu tác dụng của những lực nào ? Hai lực này có như nhau không? -HS : Lực đẩy và lực nâng . Hai lực này không như nhau , vì một lực làm vật chuyển động nằm ngang , một lực làm vật được nâng lên theo phương thẳng đứng -GV : Thực tế đã chứng tỏ mỗi lực có phương và chiều nhất định . Vậy phương và chiều của lực là gì ? Ta sang phần II . b) Bài “ Lực ma sát “ – Vật lý 8 : Sau khi học sinh nắm được lực ma sát trượt , biết lấy ví dụ về lực ma sát trượt , giáo viên hỏi : ? Một HS lấy chân gảy quả bóng , quả bóng lăn trên sân . Quả bóng có chịu tác dụng của lực ma sát trượt không ? -HS : Không . -GV : vậy quả bóng có chịu tác dụng của lực ma sát nào không ?đó là lực ma sát gì? Ta nghiên cứu tiếp : 2) Ma sát lăn . c) Bài “ Điện năng – Công của dòng điện “ – Vật lý 9 : *Sau khi HS nắm được nội dung I.1: Dòng điện có mang năng lượng .GV hỏi : ?Có những dạng năng lượng nào mà em biết ? ?Theo em , điện năng có thể biến đổi thành dạng năng lượng khác được không? Đó là dạng năng lượng nào ? -HS nêu lên những hiểu biết của mình , giáo viên cho HS tranh luận khoảng 2-3 phút sau đó GV chốt lại bằng những quá trình chuyển hoá năng lượng diễn ra trong đời sống hàng ngày , đó chính là nội dung 2:Sự chuyển hoá điện năng * Để chuyển tiếp từ phần “ I. Điện năng “ sang phần “ II. Công của dòng điện” GV đưa ra câu hỏi có vấn đề : ? Làm thế nào để biết được mỗi tháng gia đình mình tiêu thụ điện nhiều hay ít ? Số tiền điện phải trả cho mỗi thành là bao nhiêu ? Trả lời cho câu hỏi này , ta cùng nghiên cứu nội dung lớn thứ II .” Công của dòng điện “. 3) Biết liờn hệ thực tế vào mỗi bài dạy sẽ làm tăng sức thuyết phục cho bài giảng , giỳp học sinh nắm vững kiến thức một cách cú cơ sở, phỏt huy úc tỡm tũi, ham thớch tỡm hiểu , khỏm phỏ tri thức của học sinh: Núi đến liờn hệ thực tế ở mỗi bài giảng là núi đến khả năng vận dụng tri thức đó học vào tỡnh huống cụ thể hay từ những hiện tượng, tỡnh huống cụ thể xõy dựng lờn tri thức , thể hiện mối quan hệ gắn bú, gần gũi giữa lý thuyết và thực tiễn. Vỡ thế cỏc cỏi mới giỏo viờn định đưa ra, những vớ dụ thực tế giỏo viờn định sử dụng trong mỗi bài học phải đảm bảo cỏc yếu tố : + Phải cú thật + Phải mang tớnh khỏi quỏt, khoa học. + Phải vừa sức với nhận thức của học sinh + Phải có tớnh sinh động, phong phỳ và giàu sức thuyết phục + Phải gần gũi với học sinh . *Cỏc vớ dụ cụ thể: a) Bài “Trọng lực – Đơn vị lực” - Vật lý 6 Sau khi giới thiệu xong trọng lực là gỡ , giỏo viờn cú thể kể cho học sinh nghe cõu truyện “Quả tỏo vàng của Niu Tơn” để thấy ụng đó tỡm ra lực hỳt của trỏi đất như thế nào . Và đú cũng chớnh là một trong rất nhiều những nền tảng khoa học đó- được các nhà bác học xõy dựng lờn từ chính thực tiễn đời sống . b) Khi học bài “Định luật truyền thẳng ỏnh sáng” - Vật lý 7 : GV cú thể giới thiệu cỏch ngắm cọc tiờu của người nụng dõn để tạo ra cỏc điểm thẳng hàng , để be bờ ruộng cho thẳng , để trồng cây … , người thợ mộc nõng thanh gỗ khi bào để ngắm xem đó thẳng chưa, đều dựa trờn định luật truyền thẳng ỏnh sáng . c) Khi dạy bài “ gương cầu lồi “ - Vật lý 7: Sau khi học sinh nắm được ứng dụng của gương cầu lồi trong lĩnh vực giao thụng như gương chiếu hậu của xe máy , ô tô … , gương cầu lồi lớn đặt ở những chỗ đường ngoằn nghèo , gấp khúc thỡ giỏo viờn cú thể nờu thờm ứng dụng trong lĩnh vực y tế : đó là chiếc thìa I nốc của bác sỹ nha khoa thường sử dụng đặt sát răng của bệnh nhân để kiểm tra mặt trong của răng , những chỗ khó quan sát . d) Khi dạy bài “ chuyển động đều – Chuyển động không đều “ Vật lý 8 : - Yêu cầu HS lấy các ví dụ về chuyển động đều và phân tích các ví dụ đó . - GV giới thiệu hai loại chuyển động không đều thường gặp : +Chuyển động nhanh dần : có vận tốc tăng dần theo thời gian Ví dụ: Xe ô tô bắt đầu khởi hành . +Chuyển động chậm dần : có vận tốc giảm dần theo thời gian. Ví dụ : Xe đang đi thì hãm phanh dừng lại … Khi dạy bài : “ Lực đẩy Ac-si-met “ Vật lý 8 : GV nêu các ứng dụng của lực đẩy Ac- si –mét trong cuộc sống ứng dụng công thức tính lực đẩy Ac-si-met vào chất khí mà người ta đã tạo ra những khí cầu – là một quả cầu rỗng có chứa một ít khí có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí ( thường là khí Hêli ). Khí cầu được dùng để nghiên cứu lớp khí quyển ở trên cao , phục vụ cho công tác dự báo thời tiết . Giảng dạy bài “Sự nhiễm từ của sắt , thép .Nam châm điện . ứng dụng của nam châm” – Vật lý 9 : GV đưa ra một số ứng dụng của nam châm điện trong đời sống và trong kỹ thuật : + Trong điện thoại :có tác dụng hút màng rung . + Rơ le điện từ : đóng ngắt mạch điện từ xa + Rơ le dòng : là loại được mắc nối tiềp với thiết bị cần bảo vệ . + Cần cẩu điện : di chuyển hoặc nâng , xếp hàng + Chuông điện . Khi dạy bài “ Thấu kính hội tụ “ – Vật lý 9 : GV giới thiệu một số cách nhận biết thấu kính hội tụ bằng mắt thường hoặc bằng thí nghiệm đơn giản : + Có dìa mỏng hơn phần chính giữa + Khi đưa ra trời nắng để hứng các chùm tia nắng song song thì thấu kính cho chùm tia hội tụ ở phía sau thấu kính . + Đặt thấu kính hội tụ lại gần những dòng chữ nhỏ thì cho ảnh lớn hơn dọng chữ thật . - ứng dụng : chế tạo ra các dụng cụ quang học giúp mở rộng khả năng nhìn của mắt , như : + ống nhòm + Máy ảnh . + Kính hiển vi . + Kính thiên văn . III . Kết quả : Giảng dạy bộ môn vật lý chú trọng đến phương pháp bộ môn theo hướng tích cực hoá - dạy học nêu vấn đề , lấy người học làm trung tâm , thầy chỉ đạo , trò chủ động lĩnh hội tri thức , biết liên hệ thực tế vào từng bài giảng , dạy học có trọn lọc - đã đem lại cho tôi một số thành công đáng kể : Được ban giám hiệu và đồng nghiệp tin tưởng đánh giá là người có năng lực chuyên môn , trình độ vững vàng , dạy học theo phương pháp mới . Ba hội thi liên tiếp đạt giáo viên dạy giỏi cấp thị môn vật lý : +Năm học 2004-2005 : giải 3 hội thi sử dụng đồ dùng cấp thị +Năm học 2005-2006 : đạt giáo viên dạy giỏi cấp thị . +Năm học 2007-2008 : giải 3 môn vât lý hội thi giáo viên giỏi cấp thị . IV. Bài học kinh nghiệm : Vật lý học là bộ môn khoa học thực nghiệm thể hiện tri thức văn minh nhân loại , là kết tinh của sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật qua bao thế kỷ . Người giáo viên giảng dạy bộ môn vật lý phải không ngừng phấn đấu vươn lên , tự hoàn thiện , tự đổi mới phương pháp dạy học , nâng cao năng lực chuyên môn , bồi dưỡng thế giới quan khoa học , có hiểu biết sâu rộng về đặc điểm tình hình , về nội dung , tính chất bộ môn . Bên cạnh đó người giáo viên phải luôn luôn phấn đấu và rèn luyện về đạo đức , tác phong , tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt . Có như thế mới xứng đáng trở thành một giáo viên giỏi – người chiến sỹ đứng trên mặt trận văn hoá, mới có thể đào tạo nên những lớp trò giỏi - có trí tuệ , có tri thức , có nhân cách , xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước , góp phần giàu đẹp thêm cho Tổ quốc , cho quê hương . V. Đề xuất ý kiến : Là một giáo viên giảng dạy môn Toán – Lý , đã được đứng trên bục giảng tám năm , do sự phân công công tác , tôi giảng dạy môn Toán là chủ yếu , thời gian được giảng dạy bộ môn lý không nhiều . Mặc dù đã có chút thành công nhỏ trong sự nghiệp trồng người , nhưng tôi tự nhận thấy kinh nghiệm về bộ môn còn non nớt , khả năng liên hệ và vận dụng thực tế còn chưa sâu . Tuy vậy , tôi vẫn mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm này . Tôi rất mong được các đồng nghiệp đóng góp ý kiến , chỉ bảo và xây dựng thêm cho tôi , đế bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được đầy đủ hơn, phong phú hơn , trọn vẹn hơn . Liên Phương ngày 18 tháng 05 năm 2008 ( Người viết ) Cao Thị Hồng Gấm Mục lục

File đính kèm:

  • docSKKN mon vat ly.doc
Giáo án liên quan