Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp dạy môn tập làm văn

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

 Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở trường THCS và nghiên cứu tài liệu. Tôi thấy trong khi giảng dạy phân môn tập làm văn ở lớp 7giúp những khó khăn và rất lúng túng trong việc giảng dạy khi diễn đạt ý và nội dung của bài đã mở rộng ngôn ngữ cho học sinh, trong khi giảng dạy trao đổi trong khối nên tôi đã chọn đề tài: Dạy môn tập làm văn nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao vốn hiểu biết, cách diễn đạt câu nói câu nói đầy đủ, trọn vẹn câu ở phần luyện nói lớp 7

 Từ việc xác định và chọn đề tài để nghiên cứu nhằm đánh giá đúng với thực trạng của việc dạy phần luyện nói ở HS lớp 7 hiện nay ở trường THCS. Nhất là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 7 có một quy trình dạy cụ thể. Biết sử dụng vốn hiểu biết về các diễn đạt vốn từ, có một phương pháp dạy học một cách linh hoạt phù hợp với từng nội dung và từng chủ đề để phát huy tính chủ động sáng tạo một cách tự nhiên của học sinh trong khi hỏi đáp từng cặp trước lớp. GV là người tổ chức thiết kế, hướng dẫn uốn nắn, chỉnh sửa, phát âm và diễn đạt câu để HS tiếp thu nội dung bài đúng mục đích và khoa học.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp dạy môn tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặt vấn đề Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở trường THCS và nghiên cứu tài liệu. Tôi thấy trong khi giảng dạy phân môn tập làm văn ở lớp 7giúp những khó khăn và rất lúng túng trong việc giảng dạy khi diễn đạt ý và nội dung của bài đã mở rộng ngôn ngữ cho học sinh, trong khi giảng dạy trao đổi trong khối nên tôi đã chọn đề tài: Dạy môn tập làm văn nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao vốn hiểu biết, cách diễn đạt câu nói câu nói đầy đủ, trọn vẹn câu ở phần luyện nói lớp 7 Từ việc xác định và chọn đề tài để nghiên cứu nhằm đánh giá đúng với thực trạng của việc dạy phần luyện nói ở HS lớp 7 hiện nay ở trường THCS. Nhất là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 7 có một quy trình dạy cụ thể. Biết sử dụng vốn hiểu biết về các diễn đạt vốn từ, có một phương pháp dạy học một cách linh hoạt phù hợp với từng nội dung và từng chủ đề để phát huy tính chủ động sáng tạo một cách tự nhiên của học sinh trong khi hỏi đáp từng cặp trước lớp. GV là người tổ chức thiết kế, hướng dẫn uốn nắn, chỉnh sửa, phát âm và diễn đạt câu để HS tiếp thu nội dung bài đúng mục đích và khoa học. II. Nội dung 1. Cơ sở khoa học: Lý luận a. Tâm lý học Sự nhận thức và phát triển của trẻ từ 12 – 13 tuổi còn hạn chế. Đối với học sinh lớp 7 vừa qua ba năm của THCS , quá trình nhận thức của các em ngày một nâng cao nhất là môn tập làm văn trong đó có phần luyện nói các em thường bắt trước những câu nói của người lớn, nếu như giáo viên không quan tâm chỉnh sửa thì học sinh sẽ có những câu nói không đúng, sai lệch. b. Triết học “Mác Lê Nin” đã chỉ rõ và khẳng định nhận thức của trẻ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và trở về thực tế khách quan. Đây là con đường nhận thức chung của loài người. Đối với HS ở lớp 7 biểu hiện càng rõ. c.Toán học Đối với học sinh trung học chủ yếu là ngôn ngữ, vì học sinh chưa hiểu biết thực tế bên ngoài. Nhưng rất cụ thể trong ngôn ngữ văn bản bài học mà nhà văn và ý tưởng của người biên soạn , cấu trúc SGK. Dạy ở bậc THCS và ở lớp 7 chính là sự chuẩn bị cho các em lên các lớp trên và ngoài cuộc sống hiện tại d. Văn học Dạy tập làm văn chính là nhằm cung cấp cho HS về ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, cách làm bài, cách diễn đạt một cách lưu loát trước tập thể, biết cách sử dụng tiếng việt và tiếng mẹ đẻ có sử dụng diễn đạt chính xác ngôn ngữ bằng tiếng việt qua các bài học cụ thể. e. Lý luận văn học. Quá trình nhận thức của học sinh THCS qua các con đường. - Từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, từ tư duy cụ thể đến tư duy trừu tượng, đó là con đường quy nạp truyền thống. - Từ trừu tượng đến cụ thể là con đường khi dạy phân môn tập làm văn cho HS. - Để giải quyết vấn đề trừu tượng khi giảng dạy môn tập làm văn cho HS muốn HS tiếp nhận được các yếu tố nội dung từng phần từng bài cụ thể và cũng trừu tượng, gần gũi và phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở. 2. Cơ sở thực tiễn. Bắt đầu từ cơ sở lý luận đến vấn đề thực tiễn của môn tập làm văn được cấu trúc trong chương trình lớp 7 rất gần gũi, phù hợp với đời sống của học sinh các chủ điểm sau: + Nhà trường, tình cảm con người, xã hội + Số phận con người + Thiên nhiên đất nước. Được phân bố hợp lý trong các tuần - Một số kiến thức nhất định thông qua các loại về tập đọc, chính tả, luyện nói nhằm cung cấp cho các em về một số vốn từ các luyện nói trước tập thể để nâng cao, mở rộng giúp các em sử dụng đúng. - Phần luyện nói: Cung cấp cho HS cách sắp xếp câu nói , trong khi giao tiếp có đầy đủ thành phần các câu, hơn nữa tập cho HS thói quen nói tiếng việt, hạn chế tiếng mẹ đẻ , trong học tập cho HS giao tiếp cuộc sống hàng ngày đó chính là nền tảng bắt đầu cho các em từ ngay khi học ở cấp THCS. - Chính tả: Giúp HS viết đúng theo yêu cầu và mục đích của chính tả, rèn kỹ năng nghe, viết chính xác biết trình bày theo từng bài viết sao cho đẹp khoa học. - Dạy tập đọc: Giúp HS hiểu biết về nội dung bài học và biết ngắt nghỉ chính xác vì các dấu chấm câu . Việc đọc đúng các bài học trong sách giáo khoa học sinh còn có thể biết đọc các văn bản hoặc báo, truyện, tài liệu để mở rộng vốn từ sáng tạo của mình trong học tập cũng như giao tiếp thực tế trong cuộc sống hàng ngày, biết ứng xử các tình huống xảy ra. Để đạt được những thực tiễn trên trong một trường THCS . - Người giáo viên phải thực sự yêu thương học sinh như con đẻ của mình , luôn hướng cho các em cách nói năng đi đứng theo chuẩn mực giáo viên nhẹ nhàng giúp đỡ chỉnh sửa cho HS. - Cơ sở vật chất đồ dùng dạy học, trang thiết bị dạy học phải đáp ứng yêu cầu nội dung bài dạy để gây hứng thú trong học tập , phát huy tính sáng tạo sự tìm tòi khám phá của HS qua bài học hiểu ra môi trường xung quanh cuộc sống hàng ngày. Điều này thể hiện rất rõ vì các em sống trong môi trường ít tổ chức giao lưu, thăm quan, du lịch mà trong khi đó nhiều nội dung bài học đòi hỏi trí tưởng tượng quá cao, học sinh thấy xa lạ dẫn đến học sinh thực hành hỏi đáp nhau nhưng không hiẻu nội dung bài học. Nếu cách diễn đạt và sử dụng phương pháp dạy học của người giáo viên chưa linh hoạt chưa rõ ràng với cách thức tổ chức, phân chia nhóm chưa phù hợp từng đối tượng học xen vào các hướng dẫn gợi ý của người tổ chức chưa khéo léo thì dẫn đến chiếm thời gian học sinh nhàm chán. Để có kết quả cao trong dạy học môn tập làm văn lớp 7 dựa vào thực tiễn dạy và học ở địa phương trong mấy năm thay sách. 3. Thực tiễn Qua khảo sát chất lượng và tham khảo điểm số tổng kết trung bình môn của những năm trước tôi thấy được kết quả bộ môn tập làm văn còn có phần thấp. Học sinh đọc trả lời các câu hỏi diễn đạt còn lúng túng, còn nhiều hạn chế. - GV dạy trong một tiết thường hay dập khuân máy móc, chưa đánh giá nội dung bài dạy chưa phối hợp các phương pháp vào nội dung cụ thể người dạy còn thiếu sót lỗ hổng kiến thức người dạy làm cho người học mắc phải từ đó tác động đến chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. * Nội dung thực nghiệm - Hoàn thiện và bổ sung thêm quy trình môn tập làm văn cho phù hợp với địa phương. Sử dụng phương pháp để HS ngoài đọc hiểu nội dung bài còn nâng cao được vốn hiểu biết ngôn ngữ qua từng bài học cụ thể , cách diễn đạt ngôn ngữ . Sau khi xem xét kết quả học tập của học sinh và thăm lớp dự giờ của đồng nghiệp, khảo sát sự hiểu biết của học sinh . Tổ chúng tôi đã xây dựng kế hoạch dạy học và chuẩn bị tốt cho việc thực nghiệm trên lớp để đánh giá kết quả dạy học rút ra kinh nghiệm cho việc dạy bộ môn tạp làm văn ở lớp 7. * Phân tích kết quả. Tiết 56: Luyện nói. Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Ngoài việc chuẩn bị tốt kế hoạch của tiết dạy tham khảo ý kiến đồng nghiệp, việc ổn định lớp tổ chức rất quan trọng để các em chuẩn bị tâm thế vào tiết học , kiểm tra sự chuẩn bị bài tâm thế vào tiết học. - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của các em. Bài mới. - GV cho HS chép bài kiểm tra. Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Bài “Cảnh khuya” - Cho HS tìm ý - Cho HS lập dàn bài - Cho các em nói trước lớp. - GV chú trọng phần luyện nói trong đề bài. - Chia nhóm các nhóm có thể trao đổi với nhau. -Tổng kết lại nội dung toàn bộ bài, dặn dò việc chuẩn bị tự học ở nhà và bài học tiếp theo. Qua tiết dạy của tôi hội đồng sư phạm đã đánh giá kết quả đạt được khá cao, đáp ứng được nội dung yêu cầu đề ra. Đã sử dụng phối hợp các phương pháp phù hợp với nội dung của đề, với đối tượng học sinh kết quả đạt 92% Qua kiểm tra với chất lượng trên đã chứng minh được vấn đề thực nghiệm là hoàn toàn đúng, với kết quả đạt được khá cao so với lớp tôi song bên cạnh đó phần nào chưa đạt kết quả do điều kiện hoàn cảnh học tập ở địa phương còn nhiều hạn chế. Với kết quả khả quan đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay. 4. Kết quả đề xuất ý kiến. Qua kinh nghiệm nhỏ trên đây thấy rằng thực trạng hiện nay việc dạy tập làm văn còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu vấn đề đặt ra. - Việc thực nghiệm nghiên cứu hiện trạng khẳng định thực nghiệm trên đây hoàn toàn sát thực góp phần vào việc dạy học nâng cao chất lượng ở THCS. Trình độ thời gian điều kiện phục vụ cho việc giảng dạy và học ở nhà trường nông thôn miền núi còn nhiều hạn chế, nhất là đồ dùng trang thiết bị. Tập cho HS thói quen tự giác học tìm tòi suy nghĩ về những cái mới lạ trong bài học. - Hình thành những kỹ năng chủ động trong học tập có một quy trình dạy môn tập làm văn phù hợp với đối tượng kết hợp với phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại một các hài hoà để phát huy tốt. - Phương tiện dạy học cần chú trọng nâng cao tính tích cực của học sinh cần tổ chức những cuộc tham quan thực tế để nâng cao vốn hiểu biết cho HS. Cần nghiên cứu tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy, thường xuyên thăm lớp dự giờ hội thảo để tiếp thu kinh nghiệm cho việc giảng dạy bộ môn tập làm văn ở bài luyện nói để nâng cao trình độ góp phần vào việc dạy học có chất lượng cao, luôn không ngừng tự học và trao đổi những thắc mắc với đồng nghiệp để có hướng đi đúng. Trên cơ sở thực nghiệm dạy tập làm văn người giáo viên cần phải có vốn hiểu biết rộng, tác phong sư phạm thao tác diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn dễ hiểu, đúng nội dung bài phù hợp với thực tiễn. - Phải có một quy trình dạy học môn tập làm văn, đổi mới phương pháp tạo cho HS học tập cá nhân, nhóm, phân loại học sinh để tiện cho việc kiểm tra, đánh giá, uốn nắn giúp học sinh ở nhóm lớp. Đối với HS giáo viên phải xây dựng cho các em động cơ học tập, đúng đắn, tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Qua thời gian áp dụng phương pháp trên tôi thấy học sinh có hứng thú học tập kiến thức, kỹ năng đọc –viết nói được nâng lên, học sinh yêu thích học môn tập làm văn hơn. ân nghĩa, ngày 25 tháng 4 năm 2007 Người viết Nguyễn thị thu Phòng giáo dục lạc sơn Trường trung học cơ sở ân nghĩa ************************ Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy môn tập làm văn Giáo viên: nguyễn thị thu ĐƠn vị: Trường THCS ân nghĩa Huyện lạc sơn – tỉnh hoà bình Năm học 2006 - 2007

File đính kèm:

  • docSKKN - VAN 7.doc
Giáo án liên quan