Sáng kiến kinh nghiệm: Vài suy nghĩ về dạy bài " Luyện nói"

 

Tiết " Luyện nói" là một tiết học vô cùng quan trọng đối với học sinh THCS, nhất là học sinh lớp 6. bởi muốn rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói thì không có cách nào tốt hơn là thông qua tiết luyện nói. Qua tiết luyện tập giáo viên luyện cho học sinh biết vận dụng từ ngữ và các quy tắc ngữ pháp cơ bản đã học để nói đúng, viết đúng, biết diễn đạt ý tưởng chính xác, rõ ràng, trong sáng. Hơn nữa giáo viên còn rèn luyện cho học sinh các mặt cụ thể: Lời nói( phải rõ nghĩa, rõ ý.), giọng nói( phải vừa nghe vừa cố gắng truyền cảm) và tư thế nói( phải mạnh dạn, tự tin giúp cho lời nói có sức thuyết phục hơn). Nói năng tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em không chỉ trong thời gian học tập ở trường mà còn trong suốt thời gian sống và làm việc sau này.

Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh là một việc khó, nhưng dù khó thế nào, yêu cầu rèn kỹ năng nói cũng phải luôn luôn được coi trọng.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3227 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Vài suy nghĩ về dạy bài " Luyện nói", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - Đặt vấn đề. I - Lời mở đầu. T iết " Luyện nói" là một tiết học vô cùng quan trọng đối với học sinh THCS, nhất là học sinh lớp 6. bởi muốn rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói thì không có cách nào tốt hơn là thông qua tiết luyện nói. Qua tiết luyện tập giáo viên luyện cho học sinh biết vận dụng từ ngữ và các quy tắc ngữ pháp cơ bản đã học để nói đúng, viết đúng, biết diễn đạt ý tưởng chính xác, rõ ràng, trong sáng. Hơn nữa giáo viên còn rèn luyện cho học sinh các mặt cụ thể: Lời nói( phải rõ nghĩa, rõ ý.), giọng nói( phải vừa nghe vừa cố gắng truyền cảm) và tư thế nói( phải mạnh dạn, tự tin giúp cho lời nói có sức thuyết phục hơn). Nói năng tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em không chỉ trong thời gian học tập ở trường mà còn trong suốt thời gian sống và làm việc sau này. Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh là một việc khó, nhưng dù khó thế nào, yêu cầu rèn kỹ năng nói cũng phải luôn luôn được coi trọng. II - Thực trạng. 1. Thực trạng: Trong thực tế giảng dạy môn ngữ văn ở trường THCS hiện nay, giờ luyện nói là giờ dạy mà giáo viên ít thành công mĩ mãn nhất. Vì vậy mà cả giáo viên và học sinh đều ngại dạy và học. Tiết học vừa khô khan lại vừa khó. phần lớn các bài luyện nói đều rất dài, dung lượng kiến thức nhiều. Mà học sinh ngoài giờ học, các em quen nói tự do. Còn trong giờ tập nói, các em phải trả lời, phải suy nghĩ, phải giữ gìn lời nói của mình dưới sự giám sát của giáo viên. Đề tài này do thầy đặt ra chứ không phải các em đề xuất. Bắt buộc các em phải nói trước thầy, trước các bạn một vấn đề nào đó. Bởi vậy người giáo viên phải làm thế nào để giờ dạy có chất lượng tốt? Nghĩa là phải đảm bảo được dung lượng kiến thức, không cháy giáo án mà lại cuốn hút được học sinh tham gia? Đối với bản thân tôi, đã có hơn 20 năm làm nghề dạy học, tôi thấy rằng dạy luyện nói cho các em thật sự là khó, tôi đã trăn trở suy nghĩ nhiều. Là giáo viên có kinh nghiệm dạy nhiều năm, là người cốt cán tiếp thu các chuyên đề thay sách môn ngữ văn trong những năm qua, tôi luôn tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp để tìm ra những nguyên nhân dạy tiết luyện nói chưa thành công? Từ đó có những biện pháp cụ thể nâng cao dần chất lượng giờ luyện tập này. Trong tình hình thực tế hiện nay, xã hội ngày càng phát triển thì môn ngữ văn càng được coi trọng; Việc thay sách trong 4 năm qua ở THCS càng cho chúng ta thấy học sinh phải rèn luyện thành thạo 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc và viết. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài này để nói những suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân khi dạy các bài " Luyện nói" cho học sinh. 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên. Do sự lúng túng của giáo viên trước yêu cầu của tiết luyện tập, chưa xác định đúng yêu cầu của tiết dạy. Yêu cầu của tiết dạy phải đạt được những gì? Đạt đến đâu? Giáo viên nên xác định rõ để từ đó hướng cho học sinh chẩn bị chu đáo về nội dung cũng như tâm thế để trình bày hoặc nhận xét sự trình bày của bạn trong tiết luyện tập. * Ví dụ: - Yêu cầu nội dung vấn đề gồm những gì? Cần đạt đến mức độ nào? - Trong số các bài tập mà sách giáo khoa đưa ra càn chọn bài tập nào là hợp lí nhất đối với đối tượng học sinh của mình. - Trong bài đã chọn phải định lượng kiến thức thế nào cho phù hợp, tránh quá tải, hoặc dàn trải kiến thức, thiếu trọng tâm. - Mấy học sinh trình bày ý 1, mấy học sinh trình bày ý 2, 3 ... phải xác định rõ. - Đối tượng tham gia luyện nói phải có đủ học sinh giỏi, khá trung bình, yếu, kém. - Nét đặc trưng của tiết luyện tập phải làm nổi bật yêu cầu : " nói, chứ không phải đọc". Đã không phải là đọc thì các em phải chuẩn bị dàn ý, đề cương chứ không nên viết cả bài. Khối lượng kiến thức trong sách giáo khoa nhiều làm choáng ngợp: Không trình bày cả thì sợ thiếu mà trình bày cả thì không đủ thời gian. Bởi trong tiết học giáo viên chỉ là người hướng dẫn các em nói, vì vậy việc không định hướng rõ nội dung phù hợp cho tiết luyện tập cũng là nguyên nhân dẫn đến giờ dạy không đạt hiệu quả cao. Học sinh phát âm chưa tốt, nói sai nhiều, tốc độ chậm, một số học sinh bị ảnh hưởng nhiều của tiếng địa phương. Khi trả lời thầy giáo học sinh có thói quen lặp lại từ ngữ nhiều, diễn đạt vụng về, thiếu mạch lạc. Khi trình bày thì tác phong chưa mạnh dạn, không dựa vào đề cương để nói mà thường là đọc. Học sinh nói nhỏ quá, cả lớp không nghe được. Tiết học có 45 phút, nếu giáo viên không phân lượng thời gian cho hợp lý mà tham kiến thức thì sẽ quên đi yêu cầu của việc " luyện nói". Từ đó dẫn đến tình trạng giáo viên nhận xét thay cho học sinh rồi cho điểm và đó chính là nguyên nhân dẫn đến những em không được gọi trình bày sẽ ít tập trung chú ý, theo dõi bạn trình bày, do đó hiệu quả giờ luyện tập bị hạn chế đi nhiều. Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu qua tốt hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp. Sau đây là những giải pháp và biện pháp cụ thể: B- Giải quyết vấn đề. 1. Các giải pháp thực hiện - Dạy tiết luyện nói phải kết hợp lý thuyết và thực hành, coi trọng thực hành về nói. Muốn cho học sinh nói được nhiều, giáo viên phải chuẩn bị từ khi ra đề, hướng dẫn học sinh chuẩn bị. Nói nhiều không chỉ về mặt số lượng em được nói mà còn vả về chất lượng nói nữa. Nói nhiều nhưng phải có nhận xét cụ thể, phải đạt hiệu quả về dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt. - Dạy luyện nói phải gây hứng thú học tập của học sinh, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tao của học sinh. Học sinh rất sinh động, hoạt bát trong nói năng hàng ngày nhưng vào giờ tập nói thì lại rụt rè, nói không nên lời. Nguyên nhân là phương pháp người giáo viên chưa khêu gợi được sự hứng thú của học sinh, chưa tạo được không khí chan hòa, đồng cảm giữa thầy và trò, giữa trò với nhau. Giờ luyện nói là giờ thể hiện cá tính, là giờ học sinh được làm chủ mình hơn cả, giáo viên đừng gò bó các em, đừng vội vàng phê phán các biểu hiện chưa tốt của các em. Vấn đề là phải tạo những điều kiện cần và đủ để các em nói. - Dạy luyện nói phải kết hợp việc rèn luyện kĩ năng với việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, tư dy cho học sinh. Dạy luyện nói trước hết phải giáo dục lòng yêu mến tự hào và tiếng Việt, từ đó mà tự hào về dân tộc ta. Dạy luyện nói không chỉ dạy lời nói, dáng điệu nói ... mà phải dạy chiều sâu của tâm hồn, tư tưởng của học sinh, mà cụ thể hơn cả là dạy nếp sống có văn hóa. Dạy học sinh nói năng tốt và chống lại nói năng xấu đang có nguy cơ lan tràn trong học sinh hiện nay ( như nói tục, nói trống không, nói tiếng lóng, ...) - Dạy luyện nói phải gắn với đời sống, vận dụng thực tế đời sống để rèn luyện kĩ năng và vận dụng kĩ năng nói vào đời sống. Giáo viên cần chọn những đề tài phản ánh cuốc sống đấu tranh và lao động nóng hổi hiện nay làm chất liệu luyện nói cho học sinh, thường xuyên uốn nắn những lời nói sai của học sinh trong sinh hoạt hàng ngày; tập cho học sinh kể chuyện, sinh hoạt văn hóa văn nghệ ngoại khóa, giới thiệu văn hóa địa phương. - Dạy luyện nói phải kết hợp nhà trường, đoàn thể và gia đình: Xuất phát từ phương châm giáo dục: " Kết hợp nhà trường, gia đình và xã hội". Cách nói của học sinh chịu nhiều ảnh hưởng của cách nói trong gia đình và địa phương. Vậy nên chỉ riêng tiết luyện nói không thể nào giúp các em nói đúng, nói hay được mà phải kết hợp với gia đình và các đoàn thể. Trước hết phải làm cho gia đình gương mẫu trong cách nói, không nói tục, không chửi rủa.. Mà phải biết yêu cầu rèn nói của nhà trường hiện nay để nhắc nhở, đôn đốc con cái. 2. Những biện pháp. * Biện pháp thứ nhất: Giáo viên phải nắm vững yêu cầu của tiết dạy, chúng ta phải hiểu rằng đây là tiết giúp học sinh " luyện nói" thì học sinh phải được nói. Phải thực sự luyện trên lớp cho từng em được nói. Giáo viên phải nêu thật rõ yêu cầu luyện nói, nếu cần, ghi tóm tắt lên bảng. Khi học sinh trình bày, giáo viên phải nắm bắt để nhận xét, đúng khả năng, thành tích đạt được của các em qua quá trình trình bày một vấn đề bằng miệng. Đồng thời giáo viên hướng cho học sinh đi đúng yêu cầu. Nói chứ không phải là đọc. Đã nói thì phải vận dụng đúng ngôn ngữ nói thể hiện rõ nhất là ngữ điệu trong sử dụng lời văn. Ngoài ra, các em còn biết thể hiện qua cử chỉ, nét mặt sắc thái tình cảm, thái độ khi trình bày. Việc luyện tập đúng theo yêu cầu trên trong những năm gần đây( đặc biệt là trong 4 năm thay sách giáo khoa) tôi thấy đã mang lại kết quả tương đối khả quan: Học sinh dần dần tập nói trước lớp, trình bày các vấn đề tương đối tự tin, lưu loát, diễn đạt đúng điều các em cần nói. Thêm vào đó, cái được lớn nhất trong giờ luyện tập là đã thu hút được sự chú ý của học sinh. Các em thấy được thực sự là tiết học tập hấp dẫn và thú vị, thực sự cần thiét đối với mỗi con người trong hiện tại và trong tương lai. * Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn việc chuẩn bị bài ở nhà cho học sinh. Muốn một giờ luyện nói đạt kết quả tốt, ngoài việc hướng dẫn học sinh đi đúng yêu cầu của một giờ luyện tập trên lớp thì việc cho các em chuẩn bị bài ở nhà cũng rất quan trọng. Muốn các em chuẩn bị bài tốt, có chất lượng thì sự chuẩn bị, hướng dẫn của giáo viên cũng phải chu đáo. Người thầy phải làm khâu này khoa học, cụ thể. Trong sách giáo khoa thường có một số vấn đề để giáo viên lựa chọn, vậy nên chọn đề nào cho phù hợp, để có hiệu quả cao cho đối tượng học sinh của mình dạy theo ý chủ quan của giáo viên. Khi đã chọn được đề phù hợp rồi, giáo viên phải phân việc cụ thể cho từng đối tượng học sinh ( có thể phân theo dãy bàn, tổ, nhóm) để học sinh chuẩn bị kĩ lưỡng, tránh đối phó qua loa, đại khái. * Ví dụ: Trong tiết luyện nói về văn miêu tả ở lớp 6 có đề bài: Tả lại hình ảnh thầy giáo Ha - Men qua văn bản " Buổi học cuối cùng". Với đề bài này ta thấy phần thân bài sẽ có 3 ý chính: Hình dáng, trang phục, diện mạo của thầy Ha - Men trong buổi học cuối cùng. Hành động, cử chỉ của thầy trong buổi học. Lòng yêu nước nồng nàn của thầy được gửi gắm qua việc yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ của dân tộc. Giáo viên phải phân cho học sinh như sau: Nhóm chuẩn bị phần "đặt vấn đề." Nhóm chuẩn bị phần "kết thúc vấn đề" 3 nhóm chuẩn bị phần "thân bài" với 3 ý trên. Khi dạy bài này giáo viên có thể cho học sinh xung phong trình bày các vấn đề, hoặc có thể gọi các đối tượng khá, giỏi, trung bình, yếu kém trình bày. Giáo viên căn cứ vào bài nói của học sinh để rút kinh nghiệm cho các em, làm sao lần sau nói tốt hơn lần trước. * Biện pháp thứ ba: Cả lớp đều phải tham gia luyện nói. Làm thế nào để cả lớp đều tham gia luyện nói theo đúng nghĩa của nó? Đó là yêu cầu quan trọng của tiết dạy. Thường thì những giờ luyện tập như thế này giáo viên không khéo léo điều khiển thì một số em sẽ lơ là, không tham gia luyện tập. Vì vậy giáo viên phải tìm ra những biện pháp tốt nhất mà trong đó không thể bỏ qua việc các em tham gia nhận xét đánh giá sự trình bày của bạn. Vấn đề đặt ra là giáo viên phải hướng cho học sinh biết đánh giá thế nào cho đúng. Giáo viên có thể yêu cầu các em như sau: - Bạn A trình bày nội dung đã được chưa? ( đã đủ chưa, có chỗ nào lệch lạc? Theo em, em sẽ trình bày như thế nào?) - bạn đã trình bày đúng phương thức nói chưa? ( bạn đọc hay nói) - Cử chỉ, thái độ giọng điệu của bạn trình bày đã phù hợp chưa? ( Cử chỉ, thái độ, giọng điệu biểu hiện như thế nào?) Giáo viên muốn đạt được yêu cầu này thì trước hết phải đặt ra những yêu cầu trước đối với các em như: Biết nhận xét đúng, sai của bạn tức là mình đã có sự chuẩn bị bài ở nhà hoặc giáo viên có thể khuyến khích bằng cách nếu nhận xét tốt thì được điểm cao, nhận xét không tốt sẽ điểm thấp. Có làm như vậy các em mới thực sự chú ý đến việc trình bày của bạn và suy nghĩ để đánh giá ưu nhược điểm của bạn mà rút ra bài học cho bản thân. Yêu cầu cả lớp luyện tập phải là như vậy. * Biện pháp thứ tư: Rèn luyện nội dung và hình thức, tác phong nói: + Rèn luyện nội dung nói: - Học sinh nói phải có nội dung, nói có suy nghĩ, điều chỉnh kịp thời nội dung để đáp ứng yêu cầu người nghe. - Nói theo đề cương mà nội dung đã chuẩn bị. - Nói tập chung vào vấn đề, chọn dẫn chứng tiêu biểu. - Điều chỉnh nội dung nói: Nhấn lại điều người nghe chưa hiểu, lướt những điều người nghe đã rõ. - Kết hợp đúng mực nội dung và ngữ điệu, không để cho ngữ điệu lấn át nội dung. + Rèn luyện hình thức, tác phong nói: - Nắm vững đề tài cần nói, huy động kịp thời chất liệu phục vụ cho đề tài. - Huy động nhanh vốn từ đúng, từ hay, đặt câu đúng và hay, dựng đoạn. - Bài nói phải rõ ràng, mạch lạc phát âm chuẩn, tránh phát âm địa phương. - Vận dụng nét mặt, cử chỉ, dáng điệu phù hợp với nội dung nói. - Có thái độ khiêm tốn chân tình với người nghe, quán xuyến, theo dõi thái độ người nghe. * Biện pháp thư năm: Sử dụng giờ học ngoại khóa để luyện nói cho học sinh. Như ta đã biết, rèn luyện nói là điều rất khó. Chỉ có giờ tập làm văn nói thì không thể nào rèn luyện được kĩ năng nói cho học sinh. Cần phải cho học sinh tập nói thêm ngoài lớp, ngoài trường, phối hợp công tác với Đoàn - Đội, gia đình và xã hội. Cần quan niệm rằng, mỗi lần học sinh có dịp nói là một lần tập nói. Một nguyên tắc rất quan trọng trong việc tập nói là không một lúc nào, một nơi nào giáo viên dung túng cho học sinh nói cẩu thả, tục tĩu, thiếu văn hóa. Muốn vậy, ta cần luyện nói cho học sinh trong các hoạt động ngoại khóa. Tổ chức ngâm thơ, dựng hoạt cảnh, dựng kịch từ các văn bản các em đã được học. Dựng hoạt cảnh, dựng kịch một mặt giúp các em cảm thụ văn hơn, mặt khác luyện cho các em nói đối thoại và độc thoại. Tổ chức thi đọc diễn cảm, đọc sách báo nghe chung nhằm rèn ngữ điệu và cách phát âm chuẩn cho học sinh. Tổ chức cho học sinh nói chuyện trước lớp, trước tổ, trước trường. Có thể cho các em kể chuyện vui, chuyện cười hoặc các tác phẩm văn học. Tổ chức và hướng dẫn cho các em nghe và học cách nói, cách đọc qua băng đĩa hoặc trên truyền hình. Trên đây là những biện pháp mà tôi đã làm trong mấy năm học gần đây, đã đưa đến kết quả thiết thực trong từng tiết dạy luyện nói. Nhưng đây mới chỉ là những kinh nghiệm ít ỏi. Muốn đạt được kết quả cao trong giờ luyện nói thì chúng ta - những người giáo viên - chưa phải là đã hết trăn trở mà chúng ta phải tiếp tục tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để rút ra những bài học tốt nhất, đạt được hiệu quả cao nhất mỗi khi dạy tiết luyện tập này ở bậc THCS. 3. Giáo án dạy 1 tiết Tập làm văn nói lớp 6. Tiết 96: Luyện nói về văn miêu tả. * Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: Nắm được cách trình bày miệng một đoạn, một bài văn miêu tả. Luyện tập kĩ năng trình bày miệng những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lý. * Tổ chức các hoạt động dạy và học. Hoạt động 1: Nêu yêu cầu và ý nghĩa của giờ học. Hoạt động 2: Cho học sinh đọc lướt qua 3 bài tập và nhận xét về nội dung yêu cầu. Hoạt động 3: Tìm hiểu các bài tập luyện nói. Bài tập 1: - Học sinh đọc lại bài tập 1 và nêu yêu cầu cụ thể của bài : Tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong buổi học cuối cùng. - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng. Các nhóm phải chuẩn bị các nội dung : - Giờ học gì? Thầy Ha - Men làm gì? Học sinh của thầy làm gì? - Không khí trường, lớp lúc ấy? - Âm thanh, tiếng động nào đáng chú ý? Giáo viên lần lượt đại diện cho từng nhóm trình bày. Bài tập 2: * Yêu cầu bài tập: Tả miệng chân dung thầy giáo Ha - Men. * Các nhóm chuẩn bị nội dung theo gợi ý của sách giáo khoa. - Thầy Ha - Men có dáng người như thế nào? Nét mặt, quần áo thầy mặc lên lớp trong buổi học cuối cùng? - Giọng nói? Lời nói? Hành động? - Cách ứng xử đặc biệt của thầy khi Frăng đến muộn? - Tóm lại thầy là người như thế nào? - Cảm xúc của em về thầy? ( Mỗi ý học sinh chỉ cần trình bày 2 - 3 câu) Bài tập 3: * Yêu cầu bài tập: Nói về phút giây cảm động của thầy, cô giáo cũ của em khi gặp lại em nhân ngày 20/11? * Các nhóm chuẩn bị khoảng 5 - 7 phút rồi cử đại diện trình bày theo các nội dung sau: - Tâm trạng của thầy giáo cũ khi gặp ại em? - Cảnh nhà thầy thay đổi so với trước kia như thế nào? - Thầy đón trò như thế nào? Khi nhận ra học trò cũ thầy có biểu hiện gì khác thường? ( Nét mặt? Lời nói?) - Trong câu chuyện với em, thầy tỏ ra ngỡ ngàng? Câu nói nào hôm đó của thầy làm em nhớ nhất? - Phút chia tay của em với thầy như thế nào? C kết luận I. Kết quả nghiên cứu. Năm học Tên bài dạy Lớp SốHS gọi trình bày Số HS đạt yêu cầu Số HS không đạt yêu cầu 2002 - 2003 Luyện nói về quan sát, tưởng tượng và nhận xét trong văn miêu tả 6A 10 8 2 6B 10 7 3 2003 - 2004 Luyện nói về văn miêu tả 6A 8 6 2 6B 9 8 1 2004 -2005 Luyện nói văn biểu cảm về sự vật và con người 7A 8 8 0 7B 9 9 1 2005 - 2006 Luyện nói kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm 8A 10 9 1 8B 7 7 0 8C 11 10 1 Từ những thành công trong năm thực hiện biện pháp trên, đặc biệt trong 4 năm thay sách giáo khoa qua, bản thân tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây: 1. Trước hết, người giáo viên dạy văn phải thấy được tầm quan trọng của tiết luyện nói ở lớp 6 nói riêng và ở bậc THCS nói chung. Người giáo viên phải có sự trăn trở, tìm tòi và đem hết trách nhiệm của mình để đạt kết quả cao nhất cho tiết học này. 2. Muốn giờ "Luyện nói" đạt kết quả tốt, người giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo. Trước hết là chuẩn bị giáo án, sau đó là chuẩn bị cụ thể, tỉ mỉ cho việc hướng dẫn sự chuẩn bị bài của học sinh. Có như vậy cả thầy và trò mới thực hiện tốt việc luyện tập nói trên lớp. 3. Trong giờ luyện tập, người giáo viên phải phát huy trí tuệ của học sinh, áp dụng các biện pháp tốt nhất để cả lớp tích cực tham gia luyện tập. Từ đó giúp các em hiểu được yêu cầu của tiết luyện tập cũng như nâng cao kĩ nă ng trình bày bài nói trước tập thể học sinh. 4. Để đảm bảo thời gian, giáo viên phải chủ động ngay từ lúc chuẩn bị bài. Phải phân lượng thời gian và phân công học sinh đảm nhiệm nội dung trình bày thế nào cho phù hợp để được kết quả cao. 5. Để giờ dạy thực sự có hiệu quả, người giáo viên phải có tình thương yêu thực sự đối với học sinh, phải tâm huyết với nghề nghiệp và cần phải trăn trở mỗi khi bài giảng của mình chưa thành công. 6. Cuối cùng là người giáo viên thông qua môn dạy ngữ văn, đặc biệt là các tiết luyện nói giáo dục cho học sinh lòng tự hào được nói tiếng việt, biết tôn trọng và giữ gìn sắc thái ngữ âm độc đáo của tiếng Việt. Lòng tự hào về tiếng việt của học sinh phải thể hiện : Học tập, xây dựng tiếng nói và chống những cách nói không đúng, không lành mạnh, không Việt Nam. Phải làm thế nào cho tiếng Việt vang lên tất cả sự giàu đẹp và nhạc điệu của nó trong giờ học ngữ văn. Trên đây là những bài học được rút ra từ thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua. Rất mong được các đồng nghiệp góp ý giúp đỡ tôi có được những bài học kinh nghiệm tốt hơn. II. Đề xuất: Phòng giáo dục tổ chức báo cáo SKKN có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học. Thọ Xuân, ngày 20 tháng 4 năm 2006.

File đính kèm:

  • docSKKNLuyen noi.doc