Sáng kiến - Môn Hoá Học

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chương trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình dạy học . Vì vậy, Kiểm tra-Đánh giá là khâu không thể thiếu được của quá trình dạy học, biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Kiểm tra-Đánh giá có quan hệ hữu cơ với các nhân tố mục tiêu, nội dung, phương pháp.vừa chịu sự chi phối , vừa đóng vai trò phản hồi, góp phần hoàn thiện các nhân tố đó.

Việc Kiểm tra-Đánh giá nói chung và thi cử nói riêng đang là vấn đề thời sự được cả nước quan tâm, đặc biệt là sau sự kịên Đỗ Việt Khoa tại kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2006. Rất nhiều người đã lên tiếng đòi hỏi phải cải tiến cách Kiểm tra-Đánh giá, đặc biệt là việc cải tiến cách thi cử để đạt đến sự khách quan, công bằng , chính xác và nghiêm minh, có tác dụng tốt về mặt giáo dục.đặc biệt, Nguyên bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển đã nói: " Thi là một khâu rất quan trọng trong quá trình đào tạo, nếu tổ chức thi tốt thi sẽ thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy và học. Ngược lại nếu tổ chức thi không tốt sẽ làm hư con người, làm mất con người. Thi cũng là cũng giải pháp điều chỉnh quá trình đào tạo, quy mô giáo dục đào tạo, phân luồng đào tạo, cơ cấu vùng miền, thành phần xã hội, dạy thêm, học thêm tràn lan, thi thế nào thì học như thế, nên phải đổi mới cách thi để đổi mới cách học."

Một lần nữa Tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân cũng đã nhấn mạnh công việc này trong toàn nghành Giáo dục đồng thời kêu gọi toàn nghành GD hưởng ứng cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD".

 

doc27 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến - Môn Hoá Học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chương trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình dạy học . Vì vậy, Kiểm tra-Đánh giá là khâu không thể thiếu được của quá trình dạy học, biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Kiểm tra-Đánh giá có quan hệ hữu cơ với các nhân tố mục tiêu, nội dung, phương pháp...vừa chịu sự chi phối , vừa đóng vai trò phản hồi, góp phần hoàn thiện các nhân tố đó. Việc Kiểm tra-Đánh giá nói chung và thi cử nói riêng đang là vấn đề thời sự được cả nước quan tâm, đặc biệt là sau sự kịên Đỗ Việt Khoa tại kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2006. Rất nhiều người đã lên tiếng đòi hỏi phải cải tiến cách Kiểm tra-Đánh giá, đặc biệt là việc cải tiến cách thi cử để đạt đến sự khách quan, công bằng , chính xác và nghiêm minh, có tác dụng tốt về mặt giáo dục...đặc biệt, Nguyên bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển đã nói: " Thi là một khâu rất quan trọng trong quá trình đào tạo, nếu tổ chức thi tốt thi sẽ thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy và học. Ngược lại nếu tổ chức thi không tốt sẽ làm hư con người, làm mất con người. Thi cũng là cũng giải pháp điều chỉnh quá trình đào tạo, quy mô giáo dục đào tạo, phân luồng đào tạo, cơ cấu vùng miền, thành phần xã hội, dạy thêm, học thêm tràn lan, thi thế nào thì học như thế, nên phải đổi mới cách thi để đổi mới cách học...." Một lần nữa Tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân cũng đã nhấn mạnh công việc này trong toàn nghành Giáo dục đồng thời kêu gọi toàn nghành GD hưởng ứng cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD". Trong báo cáo giải trình trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp gần đây, Bộ trưởng cũng đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề tăng cường các biện pháp đảm bảo tính nghiêm túc, công bằng, chính xác, khách quan của các kỳ thi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, lựa chọn cách tổ thi đơn giản có hiệu quả để tiết kiệm thời gian, tiền của và công sức trong tổ chức thi cử... Bộ trưởng cũng đã đề cập không ít đến vấn đề sử dụng phương tiện kỹ thuật vào công tác thi cử, thành lập cơ quan chuyên trách về công tác thi cử ...v... v... Tác giả: Lê Kính ái nêu lên kinh nghiệm tiến hành đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách công khai, công bằng, khách quan thông qua quy trình kiểm tra tập trung các môn học. Tác giả : Nguyễn Nghĩa Dân lại nhấn mạnh vấn đề Dạy-Học-Thi là một quá trình sư phạm thống nhất không thể rời nhau. Tác giả nhấn mạnh đến vấn đề cần phải có những cơ quan kiểm định từ bên ngoài để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường Đại học. Đặc biệt nếu áp dụng cách này cho các trường phổ thông, sẽ khắc phục được nhiều hiện tượng tiêu cực trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Nhưng "đánh giá trong dạy học là một vấn đề hết sức phức tạp, luôn chứa đựng nguy cơ không chính xác, dễ sai lầm, vì thế để đổi mới dạy học thì nhất thiết phải đổi mới cách thức Kiểm tra-Đánh giá, sử dụng những kỹ thuật tiên tiến, có độ tin cậy cao hơn và dễ thao tác hơn. Cần có công cụ Kiểm tra-Đánh giá có thể trao vào tay người học để họ tự đánh giá kết quả lĩnh hội của bản thân" . Trong các công trình nghiên cứu của mình, nhiều tác giả đã khẳng định rằng: Trước đây, việc Kiểm tra-Đánh giá ở trường phổ thông nói chung còn chưa khách quan, công bằng và chính xác. Các giáo viên phổ thông chưa coi trọng đến công tác Kiểm tra-Đánh giá. Việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh còn mang nặng tính chủ quan của người giáo viên. Phương pháp và kỹ thuật đánh giá còn lạc hậu và đơn điệu. Đặc biệt là giáo viên chưa phối hợp các phương pháp Kiểm tra-Đánh giá nhằm đánh giá kết quả học tập nói chung và kết quả học tập môn Hoá học nói riêng của học sinh một cách khách quan, công bằng và chính xác. Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan ( PPTNKQ) có ưu điểm là: Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra nắm vững kiến thức, kỹ năng trong phạm vi rộng của chương trình với số lượng lớn học sinh, tiết kiệm thời gian chấm bài, hạn chế việc học tủ, học lệch của học sinh, việc chấm bài đảm bảo được tính khác quan và công bằng. Đặc biệt nếu áp dụng máy Computer và sử dụng ngân hàng câu hỏi sau đó đảo đề, tổ chức kiểm tra, chấm bài thì việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh sẽ đạt được sự khách quan và công bằng tới mức tối đa, ngoài ra, học sinh có thể tự mình đánh giá được kết quả học tập của chính mình. Chính vì những ưu điểm trên PPTNKQ đang được nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiêm cứu như: Quang An, Vũ Trường Giang, Nguyễn Quang Lạc và Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Nguyễn Trọng Phúc, Trần Doanh Thụ, TrầnQuốc Tuấn, Nguyễn Vĩnh, Lê Đức Ngọc, ... áp dụng PPTNKQ trong việc đánh giá kết quả học tập môn Hoá Học đã được một số tác giả quan tâm như: Quang An, Nguyễn Phước Hoà Tân, Cao Thị Thặng,... Tuy việc nghiên cứu áp dụng PPTNKQ vào việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Hoá Học đã được các nhà nghiên cứu, các nhà Sư phạm quan tâm thoả đáng, việc đưa PPTNKQ vào việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Hoá Học đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và chính thức áp dụng trong phạm vi các trường THPT và các kỳ thi các cấp bắt đầu từ năm học 2006-2007. Các phần mềm hỗ trợ cho việc tổ chức thi, phần mềm đảo đề, phầm mềm hỗ trợ chấm thi, chấm kiểm tra đã lần lượt ra đời và được áp dụng. Tuy vậy việc đưa máy tính thay thế con người trong việc chấm kiểm tra, thi còn nhiều hạn chế, trong đó phải kể đến một trong những hạn chế lớn là: Trình độ hiểu biết của cán bộ giáo viên về máy tính, điều kiện kinh tế của giáo viên còn nhiều khó khăn, khó có thể tự trang bị cho mình máy chấm bài, thậm chí là cả máy tính. Đặc biệt là với điều kiện kinh tế của Cán bộ giáo viên trong phạm vi tỉnh Hoà Bình một tỉnh miền núi phía Bắc. Trước thực trạng đó thì việc chấm bài kiểm tra bằng PPTNKQ lại gặp không ít khó khăn và tiềm ẩn những nguy cơ không thật khách quan, do sự sai lệch kết quả khi chấm bài của Giáo Viên. Việc khắc phục những tồn tại hạn chế trước mắt đó hiện nay lại chưa được các tác giả, các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm nghiên cứu. Chính vì vậy tôi đặt vấn đề "Nghiên cứu việc áp dụng PPTNKQ và việc chấm bài kiểm tra TNKQ theo phương pháp thủ công áp dụng trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Hoá Học của học sinh PTTH". Mục Đích của đề tài là: Đánh giá mặt tích cực, tính khách quan chính xác của PPTNKQ và nghiên cứu việc chấm bài kiểm tra TNKQ theo phương pháp thủ công trong việc Kiểm tra- Đánh giá kết quả học tập môn Hoá Học của học sinh PTTH. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1- Hệ thống hoá các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Hoá Học trong trường THPT hiện nay; ưu nhược điểm của mỗi phương pháp Kiểm tra - Đánh giá. Cách sử dụng phương pháp TNKQ trong quá trình Kiểm tra - Đánh giá. 2- Thực nghiệm sư phạm việc sử dụng phương pháp TNKQ trong quá trình Kiểm tra - Đánh giá, để đánh giá mức độ khách quan, chính xác của PPTNKQ. 3- Nghiên cứu việc chấm bài kiểm tra TNKQ theo phương pháp thủ công trong việc Kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập môn Hoá Học của học sinh PTTH. 4- Thực nghiệm sư phạm về kết quả nghiên cứu việc chấm bài kiểm tra TNKQ theo phương pháp thủ công trong việc Kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập môn Hoá Học của học sinh PTTH. Phương pháp nghiên cứu: 1- Nghiên cứu lý luận: Cơ sở lý thuyết của PPTNKQ và các tài liệu liên quan đến kiểm tra đánh giá nói chung. 2- Phương pháp khảo sát, điều tra. 3- Phương pháp thống kê trong nghiên cứu khoa học giáo dục. 4- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Như vậy kết quả nghiên cứu của tôi một mặt đánh giá được tính khách quan, công bằng và chính xác của PPTNKQ, để từ đó có cơ sở áp dụng rộng rãi phương pháp này trong quá trình Kiểm tra - Đánh giá; mặt khác đánh giá được tính khả thi của phương pháp chấm kiểm tra trắc nghiệm theo hình thức thủ công, biện pháp áp dụng phương pháp này đạt hiệu quả cao nhất. Tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này tại trường THPT Nam Lương Sơn - tỉnh Hoà Bình. Việc nghiên cứu của tôi đã được sự cổ vũ quan tâm của Ban Giám Hiệu, của tập thể cán bộ giáo viên trường THPT Nam Lương Sơn, nhất là trong kỳ thi học kỳ II của năm học 2006-2007. Tôi xin chân thành cảm ơn BGH và các thầy cô giáo trường THPT Nam Lương Sơn đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Tôi xin trân thành cảm ơn. Chương I: Phương pháp trắc nghiệm khách quan a. Hệ thống các phương pháp kiểm tra- đánh giá: Hiện nay, đa số các nhà khoa học giáo dục phân chia các phương pháp kiểm tra, đánh giá làm 03 nhóm chính, đó là: Quan sát, Vấn đáp và Viết. Theo tôi có thể phân chia các phưong pháp kiểm tra đánh giá trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Hoá Học trong phạm vi trường THPT như bảng sau: Bảng 1: Phân loại các phương pháp kiểm tra đánh giá: Các phương pháp kiểm tra đánh giá Viết Quan sát Vấn đáp Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm tự luận Giải bài tập ( Định Tính, định lượng ) Điền vào chỗ trống trong 1 câu dài Trả lời ngắn ( đôi khi chỉ một vài ý nhỏ) Trả lời bằng một cách tự do hay theo một cấu trúc Câu hỏi bằng hình vẽ Câu hỏi đúng sai Câu hỏi nhiều lựa chọn Câu hỏi điền khuyết Câu hỏi ghép đôi I. Loại quan sát: Giúp người giáo viên xác định những thái độ, những khó khăn, những phản ứng vô thức, những kỹ năng thực hành và một số kỹ năng về nhận thức. VD: Cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang được nghiên cứu... II. Loại vấn đáp: Có tác dụng khi nêu các câu hỏi phát sinh trong một tình huống cần kiểm tra. Phương pháp vấn đáp thường được dùng khi sự tương tác giữa người học là quan trọng, chẳng hạn cần xác định thái độ học tập của học sinh... Phương pháp này có tác dụng rèn luyện ngôn ngữ "nói" cho học sinh. III. Loại Viết: Loại này được dùng nhiều nhất, vì nó có những ưu điểm sau: - Cho phép kiểm tra nhiều thí sinh một lúc. - Cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời. - Đánh giá được một vài loại tư duy ở mức độ cao. - Cung cấp bản ghi rõ ràng các câu trả lời của thí sinh để dùng khi chấm. Loại viết được chia làm 2 nhóm chính: + Nhóm các cấu hỏi kiểm tra buộc thí sinh phải trả lời theo dạng mở, các em phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra. Người ta gọi nhóm này là trắc nghiệm tự luận ( TNTL). TNTL cho phép có một sự tự do tương đối nào đó để trả lời vấn đề đặt ra, nhưng đòi hỏi học sinh lại phải nhớ lại hơn là nhận biết thông tin và phải biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của mình một cách sáng sủa và chính xác. * Bài TNTL trong một chừng mực nào đó được chấm điểm một cách chủ quan và cách cho điểm, đánh giá của những người chấm khác nhau có thể khác nhau, thậm chí là cùng một người chấm nhưng tại những thời điểm khác nhau, trạng thái tâm lý khác nhau thì kết quả chấm cũng khác nhau. Đây chính là hạn chế cơ bản của nhóm này. + Nhóm các câu hỏi kiểm tra mà trong đó đề thi thường bao gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết sao cho thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt cho từng câu. Nhóm phương pháp này được gọi là phương pháp trắc nghiệm khách quan (PPTNKQ). * Bài "Trắc Nghiệm khách quan" được gọi là khách quan vì cách chấm, cho điểm là khách quan chứ không chủ quan như bài "TNTL". Bài TNKQ được chấm bằng cách đếm số lần mà người làm bài trắc nghiệm đã chọn được những câu trả lời đúng trong số những câu trả lời đã đựơc cung cấp. Có thể coi là kết quả chấm điểm sẽ như nhau chứ không phụ thuộc vào ai chấm bài trắc nghiệm đó. Đặc biệt nếu sử dụng máy chấm bài thì kết quả chấm sẽ là khách quan tuyệt đối. Phân loại các câu hỏi TNKQ. Câu hỏi TNKQ về môn Hoá học thường bao gồm các loại sau: a. Câu ghép đôi Loại này thường 2 đến 3 dãy thông tin, một dãy là câu hỏi (hoặc câu dẫn) , một dãy là câu trả lời (hoặc phương án lựa chọn). Học sinh phải tìm ra các câu trả lời, thích ứng với câu trả lời hoặc câu dẫn đó. Loại TN này rất thích hợp để kiểm tra một nhóm kiến thức liên quan . VD: Ghép các câu ở hai cột lại với nhau sao cho thích hợp: Cột I Cột II A. Phân tử metan B. Phân tử etilen C. Phân tử axetilen D. Phân tử ankadien 1. Chỉ có liên kết s 2. Có một liên kết 3 3. Có một liên kết đôi. 4. Gồm có 3 liên kết p 5. gồm có 2 liên kết đôi liên hợp. b. Câu hỏi nhiều lựa chọn: Đây là câu hỏi đã có sẵn nhiều câu trả lời ( thường là 4 đôi khi là 3 hoặc 5 câu trả lời). Học sinh phải suy nghĩ để chọn một câu đúng hoặc đúng nhất tuỳ thuộc vào nội dung câu hỏi, tuỳ theo yêu cầu của từng bài cụ thể. Đây là loại câu hỏi thông dụng nhất. Nó cho phép kiểm tra những trình độ cao hơn về nhận thức, thuận tiện hơn so với các câu hỏi trắc nghiệm khác, thường được dùng khi muốn kiểm tra một số lượng lớn Học sinh trong một thời gian ngắn và đặc biệt khi muốn chấm bài bằng máy với một tốc độ cao. Chính vì ưu điểm này cho nên loại câu hỏi này được dùng chủ yếu, thậm trí là 100% trong các đề thi như Tốt nghiệp THPT, thi ĐH-CĐ... Trắc nghiệm nhiều lựa chọn có hai phần: Phần đầu được gọi là phần dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin hoặc nêu ra một câu hỏi, phần sau là phương án để lựa chọn, thường được đánh bằng các chữ cái A, B, C, D,... hoặc đôi khi là các con số 1, 2, 3, 4,... trong các phương án lựa chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc một phương án đúng nhất, các phương án khác đưa vào có tác dụng "gây nhiễu" đối với thí sinh. Nếu câu nhiều lựa chọn được soạn tốt một người không có kiến thức chắc chắn về vấn đề trên thì không thể nhận biết được trong tất cả các phương án để lựa chọn đâu là phương án đúng, đâu là phương án nhiễu. VD: Nước Clo dùng để tẩy uế ở nơi có khí H2S hoặc NH3 vì lí do nào sau đây: A. Cl2 tác dụng với H2S và NH3 tạo thành chất không mùi. B. Clo là chất có mùi hắc khử được 2 mùi trên. C. Clo có tính sát trùng. D. Khí Clo nặng hơn hai khí trên. c. Câu Đúng - Sai: Đây là một dạng đặc biệt của loại câu nhiều lựa chọn, nhưng chỉ có hai cách chọn. Trước một câu dẫn xác định (thường không phải là câu hỏi học sinh phải trả lời một trong hai phương án đó là Đúng hay Sai. Loại câu này rất thích hợp với việc kiểm tra kiến thức, sự kiện, định nghĩa, khái niệm, công thức... loại câu này rất có ích trong việc phát hiện ra những quan niệm sai thông thường vẫn có trong lĩnh vực môn Hoá học. VD: Khoanh tròn chữ Đ nếu câu phát biểu đúng và vào chữ S nếu câu phát biểu là sai: 1. Axit nitơric là một axit mạnh. Đ S 2. Axit nitơric loãng có tính khử mạnh. Đ S 3. Axit nitơric đặc có tính oxi hóa mạnh. Đ S 4. Ion H+ trong HNO3 có tính oxi hóa. Đ S 5. Ion N+5 trong HNO3 có tính oxi hóa. Đ S * Thuộc loại này còn có dạng " Có " hoặc "Không". Với mỗi lời phát biểu một công thức hoặc phương trình Hoá học (PTHH) học sinh phải nhớ lại, phân tích nhanh chóng để xác định là có hay không d. Câu điền khuyết: Nêu một mệnh đề có khuyết một vài bộ phận, học sinh phải nghĩ ra một nội dung thích hợp để điền vào chỗ trống tuỳ theo nội dung cụ thể của mệnh đề, chỗ trống cần điền có thể là từ ngữ, công thức hoặc con số thích hợp. Loại trắc nghiệm này thường dùng để kiểm tra việc nhớ, hiểu các định nghĩa, định luật của các chất. Tuy nhiên trong một số trường hợp, học sinh cũng phải vận dụng các kiến thức, kỹ năng Hoá Học để giải . VD: Hãy lựa chọn một từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Cho 2 phản ứng Br2 + 2NaI = 2NaBr + I2 Cl2 + 2NaBr = 2NaCl + Br2 Phản ứng trên chứng tỏ rằng: Clo hoạt động hoá học ..................... brôm, brôm hoạt động hoá học ..................... iốt. e. Câu hỏi bằng hình vẽ: Đưa ra một hình vẽ, một mô hình, học sinh phải suy nghĩ xem hình vẽ này được dùng để điều chế chất nào, mô tả cái gì từ đó lựa chọn phương án trả lời theo câu hỏi đặt ra. Loại trắc nghiệm này thường dùng để kiểm tra việc nhớ, hiểu, vận dụng kỹ năng thực hành Hoá Học... VD: Dụng cụ vẽ sau đây có thể điều chế được những khí nào trong PTN trong các khí sau: A. Khí O2 B. Khí H2 C. Khí HCl D. A và B đúng B. Ưu nhược điểm của các phương pháp kiểm tra, đánh giá; vận dụng trong việc Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của Học sinh bậc THPT: Trong quá trình nghiên cứu và sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá, nhiều vấn đề được đưa ra, đặc biệt là vấn đề giữa PPTNKQ và TNTL phương pháp nào tốt hơn, khi nào nên sử dụng PPTNKQ, khi nào nên sử dụng PPTNTL Cần phải khẳng định ngay rằng, không thể nói phương pháp nào hoàn toàn tốt hơn; mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định được thể hiện qua các bảng sau: Bảng 2: Bảng so sánh dạng câu hỏi TNKQ với TNTL: Dạng câu hỏi Nội dung so sánh TNKQ TNTL Kết quả đánh giá Tốt ở mức độ: Biết, hiểu, ứng dụng, phân tích. Không thích hợp ở mức độ: Tổng hợp, đánh giá so sánh. Không thích hợp ở mức độ nhận biết. Tốt nhất ở mức độ tổng hợp, phê phán. Tính đại diện của nội dung Có thể toàn diện do nhiều câu hỏi. Phạm vi hỏi bị hạn chế. Chuẩn bị câu hỏi Khó và tốn thời gian, tốn kém về kinh tế. Dễ hơn, ít tốn kém về kinh tế, tốn ít thời gian. Cách cho điểm Khách quan, đơn giản, ổn định. Chủ quan, khó và không ổn định. Những yếu tố làm sai lệch điểm Khả năng đọc hiểu và phán đoán. Khả năng viết và cách thể hiện. Hiệu quả có thể có Khuyến khích ghi nhớ, phân tích ý kiến người khác. Khuyến khích tổng hợp và diễn đạt ý kiến bản thân. Bảng 3: So sánh các ưu điểm cơ bản của PPTNKQ với PPTNTL Vấn đề so sánh Ưu điểm thuộc về phưong pháp PPTNKQ PPTNTL ít tốn công ra đề x Đánh giá được khả năng diễn đạt và đặc biệt là diễn đạt tư duy trìu tượng x Đề thi phủ kín nội dung môn học x ít may rủi do trúng tủ, lệch tủ x ít tốn công chấm thi x Khách quan trong chấm thi x áp dụng được công nghệ mới trong chấm thi và phân tích kết quả chấm thi x Tiết kiệm tiền x ( Dấu (x) để chỉ ưu điểm về phương pháp đó) Từ bảng so sánh trên chúng ta thấy sự khác nhau trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh giữa 2 phương pháp là ở tính khách quan. Đối với TNTL, kết quả chấm thi phụ thuộc nhiều vào chủ quan của người chấm đặc biệt là tâm lý người chấm. Do đó rất khó công bằng và chính xác, để hạn chế mức độ chủ quan đó, người ta cải tiến việc chấm bài tự luận bằng cách đề ra các đáp án có thang điểm rất chi tiết. Tuy vậy, qua nhiều thử nghiệm tôi nhận thấy, mặc dù đã có thang điểm chi tiết nhưng nếu giáo viên chấm một tập bài ở các thời điểm, các trạng thái tâm lý khác nhau thì kết quả cũng vẫn khác nhau. Thậm trí là cùng một bài làm, của cùng một học sinh nhưng nếu được chấm ở các thời điểm khác nhau cũng có sự khác nhau về kết quả. Với các đề TNKQ, việc chấm bài theo đáp án là hoàn toàn khách quan, chính xác không phụ thuộc vào người chấm nhất là khi bài làm được chấm bằng máy. Đây là một ưu điểm lớn của PPTNKQ. Tuy nhiên cũng không thể nói PPTNKQ là tuyệt đối khách quan vì việc soạn thảo các câu hỏi có tuỳ thuộc vào người soạn. Để khắc phục hiện tượng này cần tuyệt đối tuân theo quy trình chuẩn bị và triển khai kỳ thi TNKQ. Qua những điều đã tìm hiểu có thể thấy rằng cả hai PPTNKQ và PPTNTL đều là những phương pháp hữu hiệu để đánh giá kết quả học tập. Nhưng từng phương pháp có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Cần nắm vững bản chất từng phương pháp để từ đó vận dụng hai phương pháp này phù hợp, đúng lúc đúng chỗ. Các chuyên gia về đánh giá cho rằng: TNTL nên dùng trong các trường hợp sau: 1. Khi thí sinh không quá đông. 2. Khi muốn khuyến khích và đánh giá cách diễn đạt. 3. Khi muốn tìm hiểu ý tưởng của thí sinh hơn là khảo sát thành quả học tập. 4. Khi có thể tin tưởng khả năng chấm bài tự luận của giáo viên là chính xác. 5. khi không có nhiều thời gian soạn đề nhưng có đủ thời gian để chấm bài. Còn PPTNKQ nên dùng trong trường hợp: 1. Khi số thí sinh rất đông. 2. Khi muốn chấm bài nhanh. 3. Khi muốn có điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào người chấm bài. 4. Khi phải tuyệt đối coi trọng yếu tố công bằng, vô tư chính xác và muốn ngăn chặn gian lận trong thi cử. 5. Khi muốn kiểm tra một phạm vi hiểu biết rộng, muốn ngăn ngừa nạn học lệch, học tủ. Theo tôi nên sử dụng các phương pháp trên trong quá trình Kiểm tra-Đánh giá học sinh cấp THPT môn Hoá Học trong những trường hợp cụ thể như sau: TNTL nên dùng trong các trường hợp sau: 1. 100% trong bài kiểm tra 15 phút. 2. 50% trong bài kiểm tra miệng và liểm tra 1 tiết. Vì tại những thời điểm này Giáo viên có đủ thời gian để chấm bài và do đó khả năng chấm bài của Giáo viên khách quan hơn, kết quả đánh giá của Giáo viên chính xác hơn. Mặt khác còn có tác dụng rèn các kỹ năng cơ bản cho Học sinh như: Kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, phát triển sự sáng tạo trong học tập cho Học sinh.... Còn PPTNKQ nên dùng trong các trường hợp: 1. 50% trong bài kiểm tra 1 tiết và trong bài kiểm tra miệng. 2. 100% trong bài kiểm tra học kỳ, bài khảo sát chất lượng và trong các kỳ thi lớn như thi TN, thi ĐH - CĐ... Vì trong các kỳ thi này Giáo viên thường bị hạn chế về thời gian chấm bài, phạm vi kiểm tra kiến thức rộng, cần ngăn ngừa tuyệt đối được nạn học lệch, học tủ. Mặt khác cần có được điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào người chấm bài, cần một kết quả chấm công bằng, vô tư chính xác và ngăn chặn gian lận trong thi cử. C. Kết luận Chương I 1. Qua kết quả nghiên cứu các tài liệu của các tác giả trong nước, qua kết quả bằng thực nghiệm quá trình dạy học của bản thân, qua tìm hiểu, thu thập ý kiến tham khảo các đồng nghiệp. Tôi khẳng định các phương pháp Kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập ở trường phổ thông như trước đây còn đơn điệu, lạc hậu nên việc đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa khách quan, công bằng và chính xác. 2. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhất định, những PPTNKQ có những ưu điểm rất lớn, đặc biệt là khi sử dụng phương pháp này chúng ta sẽ đạt được sự công bằng khách quan trong quá trình Kiểm tra - Đánh giá. 3. Mỗi phương pháp Kiểm tra - Đánh giá đều có những mặt mạnh và hạn chế của nó. Vì vậy theo tôi cần tránh lạm dụng việc sử dụng PPTNKQ trong việc Kiểm tra - Đánh giá Học sinh. Nên phối kết hợp và lựa chọn các phương pháp kiểm tra đánh giá khác song song với việc sử dụng phương pháp TNKQ chắc chắn như vậy sẽ nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo được sự công bằng, khách quan trong việc Kiểm tra - Đánh giá kiến thức của học sinh. Cụ thể chỉ nên sử dụng PPTNKQ 100% trong các bài kiểm tra Học kỳ hoặc trong các kỳ thi lớn như Tốt nghiệp THPT, thi ĐH - CĐ... Còn đối với các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra một tiết thì nên áp dụng song song cả hai phương pháp TNKQ và TNTL. Chương II Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả sư phạm của PPTNKQ Tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu đánh giá hiệu quả sư phạm của việc sử dụng PPTNKQ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Hoá học của học sinh THPT, Việc thực hiện đựơc tiến hành tại lớp 11A1 ( Lớp có lực học tương đối khá và đồng đều) và lớp 11A2 ( Lớp có lực học TB và chênh lệch nhau nhiều về chất lượng học tập) tại Trường THPT Nam Lương Sơn-Hoà Bình. I. Tiến hành thực nghiệm: Học sinh làm bài kiểm tra một tiết số 04 theo phân phối chương trình ở học kỳ II với 8 bộ đề đã được in sẵn cùng nội dung nhưng đã được đảo thứ tự câu hỏi và phương án lựa chọn, phương án trả lời. Số lượng và nội dung câu hỏi TNKQ đã hoàn thiện theo đúng quy trình tổ chức thi trắc nghiệm. Mẫu đề bài kiểm tra 45phút số 04, lớp 11 trường thpt nam lương sơn Mãđề: S1110 Đề kiểm tra 45' - số 04 Năm học: 2006-2007 Môn: Hoá Học Lớp: 11 Thời gian làm bài: 45' ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: Hãy nêu khái niệm đúng về Anken: A. Anken là những hiđrocacbon có một nối đôi trong phân tử. B. Anken là những hiđrocacbon mạch hở có một nối đôi trong phân tử. C. Anken là những hiđrocacbon mạch hở có liên kết bội trong phân tử. D. Anken là những hiđrocacbon có liên kết bội trong phân tử. Câu 2: Bản chất liên kết trong phân tử anken: A. Hoàn toàn là liên kết s B. Hoàn toàn là liên kết p C. Gồm cả liên kết s và p D. Gồm nhiều liên kết s và một liên kết p. Câu 3: Bản chất của phản ứng cộng: A. Phá vỡ liên kết s : C - C. B. Phá vỡ liên kết s : C- H C. Phá vỡ liên kết p: C - C. D. C và B đúng Câu 4: Phản ứng cộng : CH2 = CH2 + Br2 --------> CHBr - CHBr xảy ra khi nào : A. Điều kiện thường. B. Nhiệt độ cao . C. Xúc tác. D. Xúc tác Ni, Pt, Pd và nhiệt độ. Câu 5: Hãy phát biểu quy tắc cộng Macốpnhicốp đối với phản ứng cộng giữa HCl và một Anken. A. Phân tử hiđro (mang điện dương) cộng vào nguyên tử C có ít nguyên tử H hơn, còn phần còn lại cộng vào nguyên tử C có nhiều H hơn. B. Nguyên tử hiđro (hay phần mang điện dương) cộng vào nguyên tử C có nhiều nguyên tử H hơn, còn nguyên tử Clo (hay phần mang điện tích âm) cộng vào nguyên tử C có ít nguyên tử H hơn. C. Nguyên tử hiđro cộng vào nguyên tử C có ít nguyên tử H hơn, còn nguyên tử clo cộng vào nguyên tử C có nhiều nguyên tử H hơn. Câu 6: Khi oxi hóa Etilen bằng KMnO4 ta thu được sản phẩm: A. K2CO3, H2O, MnO2. B. C, H2, MnO2, KOH. C. C2H5OH, MnO2, KOH. D. C2H4 (OH)2, MnO2, KOH. Câu 7: Có mấy cách điều chế Etilen

File đính kèm:

  • docSKKN 06-07.doc
Giáo án liên quan