Sáng kiến: Một số phương pháp dẫn nhập trong giảng dạy môn Ngữ Văn

“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Điều 24, Luật giáo dục). Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy.

M.Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Thế nhưng, một thực trạng đáng lo ngại đó là học sinh yêu thích và theo đuổi môn Văn rất ít. Một phần vì môn Văn là bộ môn khó chiếm lĩnh, thứ hai một số em dù rất thích môn Văn nhưng không phải em nào cũng tiếp thu dễ dàng. Học sinh có năng khiếu về môn Văn rất hạn chế. Vậy nguyên nhân xuất phát từ đâu ? Từ học sinh ? Hay từ đặc thù môn học ? Hay do chính người truyền đạt, chưa thắp được ngọn lửa đam mê cho các em ?

Từ nhiều năm nay, phương pháp đổi mới dạy văn đã được chú trọng phát triển hứng thú học văn của học sinh. Một trong những mục đích của giờ văn là làm sao gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Ai đó đă nói rằng: “Dự đó dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được”. Vậy nên, người dạy cần nắm được kiến thức trọng tâm, cần nghiên cứu, chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi lên lớp. Thiết nghĩ, trong cuộc sống cũng như trong dạy học bước khởi đầu của một tiết sẽ tạo tiền đề vững chắc, có yếu tố tiên quyết đảm bảo cho tiến trình dạy học được “đầu xuôi đuôi lọt”.

Dẫn nhập chỉ là khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm bài dạy, nhưng lại ở vào vị trí mở đầu, có tác dụng đặt nền móng và gắn bó với các hoạt động còn lại. Vậy nên, người dạy không thể bỏ qua. Xuất phát từ những lí do mang tính thiết thực đó, trong phạm vi của một sáng kiến tôi xin đề cập đến Một số phương pháp dẫn nhập trong giảng dạy bộ môn Ngữ Văn - THPT.

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10912 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến: Một số phương pháp dẫn nhập trong giảng dạy môn Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT CÀ MAU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT PHÚ TÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------o0o--------- ----------o0o---------- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẪN NHẬP TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN - THPT 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến a. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Điều 24, Luật giáo dục). Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy. M.Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Thế nhưng, một thực trạng đáng lo ngại đó là học sinh yêu thích và theo đuổi môn Văn rất ít. Một phần vì môn Văn là bộ môn khó chiếm lĩnh, thứ hai một số em dù rất thích môn Văn nhưng không phải em nào cũng tiếp thu dễ dàng. Học sinh có năng khiếu về môn Văn rất hạn chế. Vậy nguyên nhân xuất phát từ đâu ? Từ học sinh ? Hay từ đặc thù môn học ? Hay do chính người truyền đạt, chưa thắp được ngọn lửa đam mê cho các em ? Từ nhiều năm nay, phương pháp đổi mới dạy văn đã được chú trọng phát triển hứng thú học văn của học sinh. Một trong những mục đích của giờ văn là làm sao gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Ai đó đă nói rằng: “Dự đó dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được”. Vậy nên, người dạy cần nắm được kiến thức trọng tâm, cần nghiên cứu, chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi lên lớp. Thiết nghĩ, trong cuộc sống cũng như trong dạy học bước khởi đầu của một tiết sẽ tạo tiền đề vững chắc, có yếu tố tiên quyết đảm bảo cho tiến trình dạy học được “đầu xuôi đuôi lọt”. Dẫn nhập chỉ là khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm bài dạy, nhưng lại ở vào vị trí mở đầu, có tác dụng đặt nền móng và gắn bó với các hoạt động còn lại. Vậy nên, người dạy không thể bỏ qua. Xuất phát từ những lí do mang tính thiết thực đó, trong phạm vi của một sáng kiến tôi xin đề cập đến Một số phương pháp dẫn nhập trong giảng dạy bộ môn Ngữ Văn - THPT. b. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến Khoa học giáo dục hiện đại cho rằng dạy học vừa là lĩnh vực mang tính thực tiễn, vừa mang tính nghệ thuật. Dẫn nhập chính là biện pháp hợp thành của quá trình nghệ thuật dạy học. Nó mở đầu và đặt nền móng cho cả quá trình dạy học, gắn bó xuyên suốt với hoạt động trên lớp. Đồng thời cũng là quá trình then chốt thúc đẩy tính tích cực ở học sinh. Mục đích của dẫn nhập là dẫn vào bài học, nối liền bài cũ với bài mới, gợi ý cho học sinh, kích thích hứng thú, làm rõ mục đích, tạo được không khí học tập tích cực, sôi nổi ở học sinh. Có thể nói dẫn nhập có vai trò như trải nệm để dẫn dắt học sinh nhận thức tác phẩm văn học một cách hứng thú, say mê. Ngoài ra, nghiên cứu đề tài để tìm ra biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả và nâng cao chất lượng trong dạy học văn ở nhà trường phổ thông. Đó cũng là hướng tiếp cận quan điểm giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong học tập, là cơ sở thực tiễn, là nền tảng cho việc hình thành thói quen tốt, hình thành nhân cách cho các em trong tương lai. Theo đà hiện đại hóa, hệ thống hóa, thì dạy học môn Ngữ Văn sẽ đi vào chiều sâu như một điều tất yếu và kĩ năng dẫn nhập cũng ngày càng được coi trọng. 2. Phạm vi triển khai của sáng kiến Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài là ở chương trình Ngữ văn THPT. Phạm vi áp dụng ở lớp 11C1 và lớp 12C2 của trường THPT Phú Tân. Đối tượng chủ yếu mà đề tài nghiên cứu là các phương pháp dẫn nhập trong giảng dạy môn Ngữ Văn ở chương trình THPT. 3. Mô tả sáng kiến 3.1. Cơ sở lí luận 3.1.1. Khái niệm dẫn nhập Dẫn nhập còn gọi là “lời mở đầu”, là một phương thức dẫn dắt học sinh một cách có ý thức, có mục đích đi vào tri thức mới, là khâu mở đường, bắt đầu của dạy học trên lớp. Dẫn nhập (theo nghĩa chữ): Là phát huy tác dụng của “nhập” (vào) và “dẫn” (hướng dẫn, dẫn dắt). Vậy nhập có nghĩa là đưa vào, tiến vào để cho học sinh từ từ đi vào tinh thần tâm thái, sự chú ý đều được đưa vào trong quá trình giảng dạy bài mới, càng nhập càng tốt. 3.1.2. Vai trò của dẫn nhập Nhà khoa học vĩ đại Anh-xtanh từng nói: “Vật có giá trị chân chính không phải được sinh ra từ dã tâm hoặc tinh thần trách nhiệm mà được sinh ra từ lòng đam mê và nhiệt thành đối với sự vật khách quan”. Vì thế, dẫn nhập trong quá trình dạy học của bất kì phân môn nào – đặc biệt môn Ngữ Văn sẽ kích thích lòng ham muốn đi tìm chân lí và hứng thú của học sinh. Xét lâu dài, dẫn nhập còn có vai trò bồi dưỡng tinh thần tự giác học tập cho học sinh. Đúng như Lênin nói: “Không có ham muốn của con người, thì trước nay chưa hề có và cũng không thể có sự tìm tòi của con người đối với chân lí”. Dạy học là một quá trình. Quá trình đó bắt đầu từ khâu thiết kế, biên soạn và lên lớp. Trong đó, khâu biên soạn lời dẫn nhập (nếu được biên soạn kĩ càng) sẽ có vai trò rất to lớn, có thể kể đến những vai trò cụ thể: @ Vai trò mở đường cho tiến trình dạy học. @ Vai trò khái quát nội dung bài dạy. @ Vai trò định hướng học sinh tiếp cận văn bản. Tóm lại, lời dẫn cũng như khúc dạo đầu của một bản nhạc. Nó sẽ có tác dụng chỉ huy, phát hiệu lệnh, nắm giữ toàn cục đối với các khâu giảng dạy ở phần sau. 3.1.3. Yêu cầu đối với phương pháp dẫn nhập Thời gian lên lớp chỉ gói gọn trong vòng 45 phút, nên khi soạn giảng cũng như tiến trình lên lớp người dạy không được “rộng rãi”, và công phu ở bước này. Thông thường, người dạy chỉ giành khoảng 2-3 phút để dẫn vào bài mới (bằng nhiều cách). Vậy nên, yêu cầu đầu tiên của lời dẫn cần ngắn gọn, súc tích, khái quát cao, lời gọn ý sâu, lấy ít dẫn nhiều chứ không dài dòng, tùy tiện. Nội dung dẫn nhập cần khái quát, cô động nhưng phải phong phú. Về ngôn ngữ thì cần trong sáng, tinh tế, súc tích. Sự tinh luyện của nội dung, sự tinh tế của hình thức ngôn ngữ sẽ làm cho lời dẫn tự nhiên, lôi cuốn. Thứ hai, tùy vào từng bài dạy mà giáo viên có thể vận dụng và chú ý từng yêu cầu riêng. Trong đó, có những yêu cầu sau mà người dạy cần lưu ý: @ Làm nổi bật tính mũi nhọn của bài dạy. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên khi thiết kế lời dẫn phải có chọn lọc về ngôn ngữ, làm sao để lời gọn mà ý sâu chứ không nên dài dòng, vòng vo tạo cho học sinh cảm giác dễ hiểu, hứng thú hứa hẹn một tiết dạy hấp dẫn, hiệu quả. @ Làm nổi bật tính quan hệ giữa các phần, giữa nội dung bài học. @ Làm nổi bật tính thú vị mang tính nghệ thuật của hoạt động dạy học. @ Làm nổi bật tính đơn giản, dẽ hiểu của ngôn ngữ. @ Làm nổi bật tính khái quát tập trung, nâng cao gợi ý. Bởi vậy, phương pháp dẫn nhập mang yêu cầu rất cao, đòi hỏi người dạy không được máy móc, khô khan mà phải linh động, kết hợp nhiều biện pháp sinh động, nhiều ý tưởng sáng tạo. 3.2. Cơ sở thực tiễn 3.2.1. Về phía giáo viên Từ khi có chính sách cải cách giáo dục, việc tách môn “Văn” ra khỏi “Ngữ” đã giúp cho người dạy và người học có nhiều điều kiện hơn để đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu nội dung của từng phân môn. Từ đây, giúp ta nhìn rõ hơn sự tích hợp của phân môn Ngữ Văn. Nếu người dạy không khéo léo giảng dạy sẽ khó lòng đi hết và “nung chảy” được chất liệu ngôn từ trong từng tác phẩm. Một tác phẩm văn chương đích thực không chỉ mang lại thông tin cho người đọc mà phải là một hệ thống tín hiệu kích thích để bùng nổ thông tin cả hai chiều. Ở đây, cái mới, cái lạ, cái ẩn bên trong cần được khám phá bởi người tiếp cận văn bản. Hoạt động dạy học không phải là hoạt động một chiều. Người giáo viên không còn là người “duy nhất” truyền đạt kiến thức, mà chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, có vấn cho học sinh tự tìm tòi và phát hiện để chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Người dạy phải làm sao thông qua từng tác phẩm văn học, giúp học sinh thêm yêu cái thiện, biết quý trọng cái cao cả, biết căm ghét cái ác và khinh bỉ cái tầm thường. Hướng đến lẽ sống cao thượng đúng như M.Gorki nói “Văn học là nhân học”. Ý thức được điều đó, trong quá trình giảng dạy bản thân người dạy đã nỗ lực cố gắng rất nhiều. Nhanh chóng tiếp cận và đưa vào áp dụng những phương pháp đổi mới trong giảng dạy môn Ngữ Văn. Đổi mới có nghĩa là không rập khuôn theo trình tự năm bước lên lớp, không đơn thuần dùng phương pháp thuyết trình, không thiết kế bài giảng một cách máy móc, không sử dụng giáo án mẫu, không làm tê liệt sự hào hứng ở học sinh; mà biến giờ học thành quá trình tương tác biện chứng hai chiều giữa người dạy – người học. Đặt trong bối cảnh hiện nay, phương pháp dẫn nhập trong giảng dạy môn Ngữ Văn – xét đến cùng cũng chỉ là một yếu tố đổi mới trong phương pháp giảng dạy nhằm kích thích sự hứng thú học tập ở học sinh. 3.2.2. Về phía học sinh Là người trực tiếp hay không trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn, chúng ta đều dễ dàng nhận thấy thực trạng hiện nay đó là học sinh không mấy hứng thú đối với môn Ngữ Văn – nếu không nói là thờ ơ. Đa số các em chỉ học theo kiểu đối phó, cố gắng học, cố gắng thi đạt điểm trung bình để không bị khống chế khi xếp loại học tập. Khi một học sinh được hỏi “Em có thích môn Văn không ?” Sẽ rất ít học sinh đứng về phía bạn để trả lời là "có”. Vì vậy, số lượng các em chọn khối C để thi Đại học cũng giảm dần trong những năm gần đây. Là người trong cuộc – trực tiếp đứng lớp, chứng kiến những giờ dạy mà các em học rất uể oải theo kiểu chịu đựng, đối phó, miễn cưỡng. Có những lúc chấm bài, người chấm phải giật mình vì những cách diễn đạt vụng về, ngây ngô, sai cấu trúc cú pháp ngỗn ngang mà không nghĩ đó là bài viết của học sinh THPT. Thực trạng trên khiến những người trong cuộc như chúng tôi phải suy nghĩ, trăn trở về vị trí, tầm quan trọng của môn Ngữ Văn và khả năng truyền đạt của người dạy. 3.2.3 Nguyên nhân Dạy học là một quá trình. Tiến trình lên lớp cũng có quá trình của nó. Thế nhưng, thao tác vào bài (lời dẫn) của giáo viên thường hạn chế, thường chỉ giới thiệu tên bài học. Kiểu dẫn dắt này quá đơn điệu không thể thu hút được sự chú ý của học sinh. Hơn nữa, văn học là một bộ môn khó chiếm lĩnh, kén người học và người dạy. Dung lượng tác phẩm khá lớn nên thời gian để tìm hiểu một tác phẩm văn học không nhỏ. Trong thời đại khoa học công nghệ như hiện nay, người ta “xa lánh” môn văn học nói riêng và ban xã hội nói chung cũng là điều dễ hiểu. Nhiều gia đình thường hướng các em học ban tự nhiên (Toán – Lí – Hóa,…). Vì thế các em cứ học và đi theo con đường đã vạch sẵn mà vô tình “lãng quên” những môn còn lại – trong đó có văn học. Như chúng ta biết, Ngữ Văn là bộ môn có sự hạn chế về đồ dùng trực quan (tranh ảnh minh họa). Một số văn bản có độ dài tương đối lớn, chữ nhiều mà hình ít cũng là một cản trở khi học sinh tiếp cận văn bản. Địa bàn của trường đóng ở vùng ven biển, kinh tế còn nhiều khó khăn. Đa số học sinh ngoài giờ lên lớp thì phần thời gian còn lại phải phụ giúp gia đình. Vì thế, việc đầu tư cho việc học cũng hạn chế. Kết quả chưa được như mong muốn. Căn cứ vào những nguyên nhân thực tế trên. Cùng với quá trình nỗ lực khắc phục những hạn chế trong khi giảng dạy. Tôi tin “Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học” (Khổng Tử). 3.3. Biện pháp cụ thể Người Việt Nam chúng ta quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt”, mốc khởi đầu làm nền tảng vô cùng quan trọng cho những việc tiếp theo. Tiến trình lên lớp gồm 5 bước, tôi chọn bước khởi đầu cũng là có nguyên do của vấn đề. Với tư cách là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn, rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy tôi xin đề xuất một số biện pháp dẫn nhập trong giảng dạy môn Ngữ Văn như sau: 3.3.1 Trích dẫn danh ngôn a. Khái niệm Danh ngôn là chỉ những lời răn dạy và những câu triết lí hàm nghĩa sâu sắc, có tác dụng răn dạy, được mọi người sử dụng hằng ngày trong cuộc sống. Có danh ngôn là lời nói, lời răn của danh nhân như: “Học, học nữa, học mãi” (Lê – nin); “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn khó chữa” (M. đơ Mông – te – nhơ); “Tình yêu là niềm say mê đem lại hạnh phúc cho người khác” (F.Sile); “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học)…Cũng có danh ngôn là thành ngữ, tục ngữ như “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Chuột sa chĩnh gạo”, “Ăn cây nào rào cây ấy”, “Đũa mốc đòi chòi mâm son”, “Ở hiền gặp lành”, “Uống nước nhớ nguồn”,…. Trích dẫn danh ngôn để vận dụng vào dẫn nhập khi dạy học trên lớp có thể thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo sự mới mẻ, khác lạ, kích thích và nâng cao hứng thú học tập ở học sinh. b. Dạy mẫu [Dạy mẫu 1]: Bài Tấm Cám (truyện cổ tích) [trang 65, Ngữ Văn 10 - tập 1] - GV: Trong quan niệm của dân gian, chúng ta thường nghe “ác giả ác báo – gieo gió gặp bão”, hoặc “ở hiền gặp lành”,… những triết lí đó chúng ta vẫn gặp trong cuộc sống thường nhật. Đó dường như đã trở thành triết lí nhân sinh được ông cha ta đúc kết mà nên. Những triết lí sống đó, được đúc kết trong những tác phẩm nào đây các em? - HS: Thạch Sanh, Tấm Cám ạ. - GV: Đúng rồi. Trong truyện Tấm Cám sự chiến thắng trọn vẹn của cái THIỆN đã chứng minh cho quy luật “ác giả ác báo”, “ở hiền gặp lành” của dân gian. Muốn hiểu tình tiết của câu chuyện như thế nào – chúng ta cùng đi vào bài học. [Dạy mẫu 2]: Bài Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu [trang 3, Ngữ Văn 11 - tập 2] - GV: Chúng ta đã từng nghe “Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân đã trải Đồng Nai đã từng” (ca dao). Chí làm trai – một đề tài không mới, không hiếm trong thơ Việt Nam. Vậy trong thơ văn trung đại có những tác giả nào đã đề cập đến chí làm trai đây các em? - HS: Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát ạ,… - GV: Đúng rồi. Nhưng đến Phan Bội Châu – vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng, đã tiếp thu và kế thừa chí làm trai để làm nên một chí làm trai với những điểm táo bạo, mới lạ. Điều này được thể hiện rất rõ trong bài Lưu biệt khi xuất dương. c. Tiểu kết Khi dẫn nhập trong dạy học, nếu giáo viên vận dụng đúng mức phương pháp trích dẫn danh ngôn, sẽ khiến ngôn ngữ có sức mạnh hơn hẳn những lời nói tản mản, vụn vặt. Có một số tục ngữ, thành ngữ có thể phát huy được những khả năng không ngờ, kích thích trí tưởng tượng của học sinh – và như thế người dạy vừa truyền đạt được kiến thức, vừa rèn luyện khả năng tiếp thu ở các em. Dẫn nhập như thế sẽ thu hút sự chú ý của các em ngay từ đầu tiết học, hứa hẹn một tiết dạy hấp dẫn, sôi nổi. 3.3.2 Kết hợp thực tế a. Khái niệm Kết hợp thực tế có nghĩa là kết hợp thực tế giữa học sinh – giáo viên – phụ huynh, là kết hợp giữa thực tế học tập – cuộc sống – xã hội. Kết hợp thực tế sẽ giúp cho hoạt động dạy học thân thiết hơn, gần gũi và khoáng đạt hơn. Dùng phương pháp này chỉ là cái “cớ” để dẫn vào bài học, vừa làm phong phú nội dung dạy học, vừa phát huy tính tích cực ở học sinh và tính chỉ dẫn của người dạy. b. Dạy mẫu [Dạy mẫu 1]: Bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [trang 113, Ngữ Văn 10 - tập 1] - GV: (có thể lấy dẫn chứng từ thực tế để hỏi học sinh). Quá trình giao tiếp giữa bạn bè trong giờ ra chơi, hoạt động dạy học trong nhà trường, hoạt động mua bán ngoài chợ,… theo các em thuộc ngôn ngữ gì? - HS: Ngôn ngữ sinh hoạt ạ! - GV: Đúng rồi. Những quá trình giao tiếp đó thuộc ngôn ngữ sinh hoạt. Vậy ngôn ngữ sinh hoạt có phong cách gì? Chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu nội dung bài học. [Dạy mẫu 2] Bài Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt [trang 31, Ngữ Văn 21 - tập 1] - GV: (lấy 1 hoặc vài bài viết của học sinh để làm mẫu + áp dụng trong tiết trả bài kiểm tra). Yêu cầu học sinh khác phát hiện và sửa lỗi chính tả cho đúng. - GV: (Sau khi học sinh đã phát hiện và sửa lỗi). Như các em biết cùng với quốc kỳ, quốc ca thì ngôn ngữ tiếng Việt đã trở thành một biểu tượng của sự thống nhất độc lập của quốc gia đó. Nên việc nói đúng viết chuẩn tiếng Việt cũng là một biểu hiện của thái độ tự tôn, ý thức bảo vệ tài sản quốc gia dân tộc. Vậy làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài học. [Dạy mẫu 3] Bài Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu [trang 69, Ngữ Văn 12- tập 2] - GV: Nền kinh tế càng phát triển sẽ kéo theo nhiều sự đổi thay trong cuộc sống. Và một trong những vấn đề đó là sự suy đồi về đạo đức, xuống cấp trầm trọng của các mối quan hệ vợ - chồng, cha – con, anh – em,… Vậy, trong đời thường, đã bao giờ các em chứng kiến cảnh một người chống vũ phu đánh vợ? Một đứa con bất chấp đạo lí đánh lại cha không? - HS: Có ạ! - GV: Đúng vậy. Thực trạng đau lòng đó đã được Nguyễn Minh Châu khám phá trong bình diện của nền văn học mới – bình diện đạo đức thế sự thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. c. Tiểu kết Do yêu cầu về mặt thời gian của phương pháp dẫn nhập phải ngắn gọn, giản dị dễ hiểu nhưng phải đầy đủ mang tính thuyết phục cao, tránh dài dòng làm phân tán sự chú ý của học sinh. Mẫu dạy này hết sức hiệu quả về điều đó. Chỉ trong thời gian ngắn, giáo viên đã đặt học sinh vào tình thế “phán – xử”, vừa là người thách thức, vừa lấy chính mình để đi tìm câu trả lời. 4.3.3 Nêu câu hỏi (Nêu ra nghi vấn) a. Khái niệm Nêu câu hỏi có hai loại: 1. Loại câu hỏi thiết vấn (thiết lập câu hỏi để tự trả lời). 2. Loại câu hỏi đề vấn (nêu câu hỏi để học sinh trả lời). Nội dung câu hỏi có thể nêu ra từ những mặt khác nhau, góc độ khác nhau nhhưng chỉ cần phù hợp với nội dung bài học là được. Đây là phương pháp dẫn nhập đơn giản được sử dụng rất phổ biến trong quá trinhg giảng dạy. b. Dạy mẫu [Dạy mẫu1]: Bài Phát biểu theo chủ đề [trang 115, Ngữ Văn 12-tập 1] - GV: Trong cuộc sống hằng ngày, cũng như trong quá trình học tập chúng ta thường nảy sinh nhiều vấn đề buộc phải suy nghĩ và đưa ra những ý kiến của mình để cùng với mọi người tìm ra một điểm chung, tìm ra những giải quyết thỏa đáng nhất. Thao tác trên gọi là thao tác gì các em? - HS: Phát biểu theo chủ đề ạ. - GV: Đúng rồi. Để có một bài phát biểu phù hợp với chủ đề đưa ra và thuyết phục người nghe. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học để có câu trả lời. [Dạy mẫu 2]: Bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ [trang 31, Ngữ Văn 11- tập 2]. - GV: (đưa ra câu hỏi) Muốn học tốt môn Ngữ Văn, chúng ta chỉ cần đọc nhiều sách thuộc nhiều thơ văn. Như thế đã đủ chưa các em? - HS1: Đủ rồi ạ. - HS2: Chưa đủ ạ. - GV (thiết vấn): Nếu chỉ cần đọc nhiều sách thuộc nhiều thơ văn thì chỉ có kiến thức sách vở, thiếu kiến thức đời sống, đây là quan niệm phiến diện. Cần bác bỏ. Trong cuộc sống cũng thế, chúng ta đứng trước những sự lựa chọn và những vấn đề sai lầm chúng ta cần loại trừ nhưng không phải ai cũng biết cách bác bỏ để có kết quả như mong muốn. Để tìm ra phương pháp bác bỏ chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài. [Dạy mẫu 3]: Bài Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử [trang 38, Ngữ Văn 11-tập 2] - GV: Các em có biết thôn Vĩ Dạ ở đâu không? - HS 1: Ở Huế ạ (để học sinh tự giới thiệu về thôn Vĩ). Trường hợp học sinh không biết, giáo viên thiết vấn: Thôn Vĩ là một thôn làng nhỏ xinh, với những ngôi nhà vườn thanh thoát đáng yêu nơi ngoại ô thành phố Huế - nơi gia đình Hoàng Cúc từng sinh sống. Nhưng từ hơn 60 năm nay, thôn Vĩ trở nên nổi tiếng đi vào trí nhớ của hang triệu người đọc ấy là nhờ bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. c. Tiểu kết Học sinh mang theo thắc mắc vào học tập, phân tích, tìm hiểu những thắc mắc để tìm đến lẽ phải có tính mục đích rõ ràng khiến cho kiến thức vững vàng và khắc sâu ở các em hơn. Tuy nhiên, khi giáo viên nêu câu hỏi cần lưu ý đó là những kiến thức quen thuộc với học sinh, đáp án đưa ra là duy nhất. Có như thế khi giải đáp thắc mắc sẽ có tính nhất quán và mục đích dẫn tới bài học sẽ hoàn hảo. 3.3.4 Sử dụng tranh ảnh minh họa a. Khái niệm Sử dụng tranh ảnh minh họa là phương pháp khá phổ biến trong giảng dạy các môn khoa học tự nhiên và các môn Địa lí, Sinh Học, Lịch sử,…Còn dạy học Ngữ Văn thì dựa vào văn bản là chủ yếu, hiếm khi sử dụng vật mẫu hay tranh ảnh minh họa. Vì thế, khi sử sụng tranh ảnh minh họa học sinh sẽ có được những cảm nhận mới mẻ khi tiếp cận văn bản. Đây là một biện pháp hỗ trợ dạy học không thể thiếu trong giảng dạy nói chung. Biện pháp này có thể thay cho lời dẫn để tạo cảm giác chân thực, tăng thêm tính rõ ràng, tính sinh động khi thuyết giảng. b. Dạy mẫu [Dạy mẫu 1] Bài Chiều tối - Hồ Chí Minh [trang 41, Ngữ Văn 11- tập 2] - GV: (cho học sinh xem hình trang bìa của tập thơ Nhật kí trong tù). Nhìn vào bức tranh, em nào cho cô biết tập thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - HS: Trong tù ạ! - GV: Đúng rồi. Mộ (Chiều tối) là một bài thơ đặc biệt, rút ra trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Bài thơ trước hết được sáng tác là để giải khuây, để di dưỡng tâm hồn trên đường chuyển lao “Quảng Tây giải khắp mười ba huyện - Mười tám nhà lao đã ở qua”. Trong hoàn cảnh tù đày, điều kiện sinh hoạt như thế nhưng Bác vẫn có thể viết nên những câu thơ “bát ngát tình; cô trò chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài học để thấy được bức chân dung tự họa con người – tinh thần Hồ Chí Minh. [Dạy mẫu 2]: Bài Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân [trang 185, Ngữ Văn 12- tập 1] - GV: (cho học sinh xem hình ảnh của con sông Đà – chú ý chọn hình ảnh con sông vừa hung bạo vừa trữ tình). Sau đó, để học sinh tự phát hiện vẻ đẹp của con sông rồi giáo viên dẫn vào bài mới. - GV: Nếu như sông Hương được ví như người con gái của Huế, đẹp cổ kính trầm mặc thì sông Đà lại mang một vẻ đẹp “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc Bắc lưu”. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài học để thấy được vẻ đẹp của con sông vừa hung bạo vừa trữ tình. [Dạy mẫu 3]: Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ Ngọc Tường [trang 197, Ngữ Văn 12 - tập 1] - GV: (cho học sinh xem hình ảnh con sông Hương – chú ý chọn được hình ảnh sông Hương ở thượng nguồn, ở ngoại vi thành phố và ở giữa lòng thành phố). Không phải lấy hình ảnh sông Hương để dạy học mà chỉ minh họa để học sinh phát hiện vẻ đẹp sông Hương tinh tế, trầm mặc cổ kính như thế nào? - GV: Chúng ta đã từng biết đến con sông Đà hung bạo qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, và chúng ta cũng đã tựng nghe “Con sông dùng dằng sông không chay – Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu bài mới để có cái nhìn so sánh đối chiếu về vẻ đẹp của hai con sông này. c. Tiểu kết Khi tranh ảnh khi treo lên, học sinh quan sát có thể tăng thêm tính trực quan rõ rang. Sự giảng giải sau dẫn nhập vẫn có thể kết hợp với nó, dùng tranh ảnh dẫn dắt học sinh tiếp cận nội dung văn bản là một hướng tiếp cận mới, quán xuyến cả quá trình dạy học. 3.3.5 Sử dụng máy chiếu, video a. Khái niệm Sử dụng máy chiếu là một loại dạy học trực quan so với sử sụng tranh ảnh minh họa, băng ghi hình,… Dù hình thức có khác nhau nhưng đều đem lại hiệu quả tích cực trong dạy học. Sử dụng máy chiếu có phạm vi tương đối rộng. Tiêu đề, các mục đề, tóm tắt nội dung, từ vựng, hình tượng trong bài, hiệu ứng,… đều có thể chiếu. Sử dụng máy chiếu so với việc dạy học truyền thống sẽ tiết kiệm thời gian, sức lực và học tập có phần hiệu quả nhanh gọn, khoa học hơn. b. Dạy mẫu [Dạy mẫu 1]: Bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân [trang 107, Ngữ Văn 11-tập 1] - GV: Sử dụng 3 bức ảnh chiếu: 1. Chữ thư pháp, 2. Hình ông đồ ngồi viết thư pháp, 3. Hình Huấn Cao cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang cho chữ. Chiếu bức ảnh thứ nhất: Các em có biết đây là loại chữ gì không? - HS: Chữ thư pháp ạ! - GV: Chiếu bức ảnh thứ 2. Các em biết, trước đây viết thư pháp là một nét đẹp truyền thống, thể hiện văn hóa của dân tộc. Nay nó chỉ còn “vang bóng” – “ông đồ vẫn ngồi đó; qua đường không ai hay”. Chiếu bức ảnh thứ 3. Hình người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang cho chữ trong bức tranh, các em có biết ai không? - HS: Huấn Cao ạ! - GV: Đúng rồi. Nhìn hình ảnh chúng ta sẽ thấy một cảnh tượng xưa nay chưa từng có như thế. Vậy vì sao lại gọi đó là cảnh xưa nay chưa từng có, chúng ta cùng tìm hiểu bài để có câu trả lời. [Dạy mẫu 2]: Bài Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành [trang 37, Ngữ Văn 12 - tập 2] - GV: (Sử dụng 2 bức ảnh chiếu: 1. Cây xà nu, 2. Rừng xà nu). Chiếu bức ảnh thứ nhất. Các em đã bao giờ trông thấy loại cây này chưa? - HS: Cây xà nu ạ! - GV: Chiếu bức ảnh thứ 2. Thiết vấn: Đây là hình ảnh rừng xà nu, một loại cây phổ biến của núi rừng Tây Nguyên. Các em có nhận xét gì về đặc điểm chung của loại cây này không? - HS 1: Cây thẳng, ngọn, lá và cành đều vươn lên. - HS 2: Cây nào cũng giống nhau là ham ánh sáng, ngọn thẳng tắp. - HS 3: Ngọn của nó nhọn như mũi lê, ... - GV: Các em trả lời đều có ý. Cô sẽ mang những câu trả lời này vào bài học để chiếu ứng tới con người Tây Nguyên xem họ có những đặc điểm gì nhé! c. Tiểu kết Dẫn nhập bằng máy chiếu khi giảng dạy môn Ngữ Văn sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động hơn. Khi dẫn nhập lại chèn thêm những bức ảnh chân thực làm tăng thêm sự thu hút mạnh mẽ ở học sinh. Có thể tạo cho học sinh một ấn tượng tổng thể, khắc sâu hơn nhận thức của học sinh. Tóm lại, dùng ảnh chiếu để dẫn nhập tạo cho việc dẫn nhập vào bài học được ấn tượng và gây sự chú ý ở các em cao hơn. 3.3.6 Thảo luận có chủ đề a. Khái niệm Phương pháp dẫn nhập thảo luận có chủ đề là lúc giáo viên vừa bước vào lớp, đúng lúc học sinh đang chờ đợi giáo viên giảng bài; hoặc khi lớp chưa ổn định, chưa chú ý thì

File đính kèm:

  • docSKKNMot so PP dan nhap trong giang day Ngu Van.doc
Giáo án liên quan