Sáng kiến rèn kĩ năng quan sát, tưởng tượng trong văn tả cảnh

Thực hiện đổi mới trong giáo dục trước hết là đổi mới về phương pháp dạy-học lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.

Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm Ngữ văn 6 tôi nhận thấy:

- Đối tượng học sinh lớp 6 THCS rất hồn nhiên trong trắng còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với phương pháp học mới đặc biệt là phương pháp độc lập sáng tạo trong khi viết bài tập làm văn. Các em quen với những bài mẫu được học thuộc lòng từ cấp một. Mặt khác văn học từ lâu đã là một bộ môn khoa học xã hội hay song lại là một môn học khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết. Vậy đối với giáo viên giảng dạy bộ môn ngữ văn lớp 6 ngoài việc cung cấp nội dung bài dạy theo hướng dẫn của sách giáo khoa, sách giáo viên, chúng tôi còn phải rất quan tâm đến phương pháp rèn kỹ năng làm văn cho học sinh . Đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi khối 6.

- Việc rèn kỹ năng quan sát ,tưởng tượng trong làm văn tả cảnh này trước hết rất thiết thực cho phần làm văn tả cảnh nằm trong chương trình ngữ văn 6 học kỳ II.Đặc biệt việc rèn kỹ năng làm văn tả cảnh cho học sinh theo tôi còn là việc tháo gỡ những vướng mắc, xoá đi mặc cảm ngại học văn của một số học sinh. Từ đó xây dựng và phát triển tình yêu với môn văn học trong nhà trường cho học sinh. Giúp các em có được tình yêu với những cảnh vật bình thường như: dòng sông, cánh đồng, mái trường rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn các em học sinh .

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5641 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến rèn kĩ năng quan sát, tưởng tượng trong văn tả cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến rèn kĩ năng quan sát, tưởng tượng trong văn tả cảnh I,Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài Thực hiện đổi mới trong giáo dục trước hết là đổi mới về phương pháp dạy-học lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm Ngữ văn 6 tôi nhận thấy: - Đối tượng học sinh lớp 6 THCS rất hồn nhiên trong trắng còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với phương pháp học mới đặc biệt là phương pháp độc lập sáng tạo trong khi viết bài tập làm văn. Các em quen với những bài mẫu được học thuộc lòng từ cấp một. Mặt khác văn học từ lâu đã là một bộ môn khoa học xã hội hay song lại là một môn học khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết. Vậy đối với giáo viên giảng dạy bộ môn ngữ văn lớp 6 ngoài việc cung cấp nội dung bài dạy theo hướng dẫn của sách giáo khoa, sách giáo viên, chúng tôi còn phải rất quan tâm đến phương pháp rèn kỹ năng làm văn cho học sinh . Đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi khối 6. - Việc rèn kỹ năng quan sát ,tưởng tượng trong làm văn tả cảnh này trước hết rất thiết thực cho phần làm văn tả cảnh nằm trong chương trình ngữ văn 6 học kỳ II.Đặc biệt việc rèn kỹ năng làm văn tả cảnh cho học sinh theo tôi còn là việc tháo gỡ những vướng mắc, xoá đi mặc cảm ngại học văn của một số học sinh. Từ đó xây dựng và phát triển tình yêu với môn văn học trong nhà trường cho học sinh. Giúp các em có được tình yêu với những cảnh vật bình thường như: dòng sông, cánh đồng, mái trường …rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn các em học sinh . Lý do trên đây khiến tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến rèn kỹ năng quan sát, tưởng tượng trong làm văn tả cảnh cho học sinh giỏi khối 6 nói riêng, học sinh đại trà nói chung. 2, Đối tượng áp dụng sáng kiến này. Tôi nghĩ rằng việc rèn kỹ năng tả cảnh cho học sinh giỏi khối 6, trước hết là áp dụng cho học sinh có lực học khá của khối. Song người giáo viên cũng có thể vận dụng được sáng kiến này ở góc độ hẹp hơn, sơ lược hơn cho đối tượng là học sinh lớp 6 đại trà vào những buổi phụ đạo. Tuỳ cơ ứng biến, tôi còn có thể sử dụng sáng kiến này một cách tỉ mỉ, kiên trì cho đối tượng là những học sinh ngại học văn, chưa có tình cảm với thể loại văn tả cảnh. 3, Cơ sở nảy sinh sáng kiến a. Cơ sở lý luận: Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị. Có thể coi mỗi một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế nào cho học sinh mình cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường cũng như có thể sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật giá trị ? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi giáo viên đang tìm cách đi nhẹ nhàng nhất và có hiệu quả nhất. Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy:chương trình ngữ văn lớp 6 so với chương trình tiểu học mà các em đã làm quen và có nhiều những khái niệm trừu tượng. Riêng làm văn, đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn, sinh động hơn và đặc biệt trong văn tả cảnh phải có hình ảnh sống động,thuyết phục lòng người. điều đó không thể đi từ lý thuyết sang thực hành ngay được, bởi tư duy của lứa tuổi các em học sinh lớp 6 còn là tư duy cụ thể, chưa tiếp nhận ngay được những kiến thức trừu tượng. Cảm quan của các em chưa có nhiều tính hình ảnh, sáng tạo nghệ thuật. b. Cơ sở thực tế: Thực sự mà nói thì các em đã quá quen với việc thực hành viết văn dạng văn bản mẫu và tái tạo văn bản tương tự mẫu ở cấp tiểu học. Cho nên việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh lớp 6 là việc làm vô cùng khó khăn và không có hứng thú. Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn học của các em học sinh ( thời nay) quả là ít ỏi, hầu như là không có bởi những thông tin hiện đại: hoạt hình, truyện tranh, đặc biệt là những dịch vụ In-tơ-nét tràn lan cuốn hút lòng trẻ. Điều đó đương nhiên làm nghèo nàn vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗi học sinh. Từ những cơ sở trên chúng tôi thiết nghĩ :quá trình rèn kỹ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 6 là một việc làm thiết thực nên làm và làm một cách cặn kẽ để có hiệu qủa tốt nhất. II, nội dung . 1,Giải pháp cụ thể . a.Trước nhất giáo viên cần giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng hướng làm bài. * Ví dụ: 1/ Đề bài: miêu tả cảnh như sau: “Em hãy miêu tả quê hương em vào một buổi bình minh”. Giáo viên cho học sinh thấy: Trên đây là một đề bài dạng tả cảnh tổng hợp. Vậy thế nào là cảnh tổng hợp? - Giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy ta xác định cảnh tổng hợp nhờ những từ ngữ nào. Ví dụ: Đề yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như: “một miền quê, quê hương em, cảnh vùng quê, hoặc cảnh nơi em ở..” cảnh tổng hợp là như thế nào?- là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những cảnh nhỏ, của quê hương hay miền quê thường là cánh đồng, dòng sông, con đường làng, cây đa giếng nước sân đình, khu vườn nhà...sau đó giúp học sinh hình dung được cụ thể về cảnh miêu tả ở thời gian nào (mùa nào), ở không gian nào ( cảnh đó như thế nào) ?... Việc xác định được đúng yêu cầu của đề như ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định hình được đối tượng miêu tả. b.Hướng dẫn cách quan sát các đối tượng Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối tượng miêu tả nhưng để có bài văn miêu tả hay học sinh phải làm nổi bật được đăc điểm tiêu biểu của đối tượng. Trong thực tế có những em khi làm bài thấy gì tả lấy khiến bài viết của các em có những hình ảnh sự việc vừa thô vừa tức cười. Để giúp học sinh lựa chọn đựoc những đặc điểm tiêu biểu tôi đã hướng dẫn học sinh kĩ năng quan sát đối tượng bằng nhiều bước như sau : Bước 1:Tái hiện lại đối tượng miêu tả một cách khái quát. Bước 2:Phân chia thành những cảnh nhỏ. Bước 3:Liệt kê những đặc điểm của mỗi cảnh miêu tả. Bước 4:Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của mỗi cảnh cần miêu tả. Các bước trên giúp các em biết quan sát từ khái quát đến cụ thể một đối tượng cần miêu tả để lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng. Lựa chọn được đặc điểm tiêu biểu học sinh còn cần quan sát kĩ từng đặc điểm tiêu biểu để hình dung tưởng tượng. * Một ví dụ cụ thể: Ví dụ: Cảnh khu vườn vào buổi sáng mùa thu thì có những đặc điểm gì nổi bật? Đầu tiên giáo viên cho học sinh xác định chủ đề của cảnh sẽ dựng là một cảnh khu vườn tươi tốt, đầy hoa thơm trái ngọt, rất thanh bình, dân giã mà mang được vẻ trù phú của chốn quê hương yêu dấu, đặc biệt cảnh phải mang được dáng dấp của thời gian, không gian mà đề quy định ( có đặc trưng của mùa thu). Sau đó giáo viên hướng cho học sinh tái hiện từng hình ảnh của khu vườn theo trí tưởng tượng nhưng phải sát với hiện thực . Ví dụ: Cảnh giàn thiên lý trước sân nhà ngào ngạt dậy hương buổi sớm, hình ảnh cây cau cạnh bể nước với những tàu lá già dang rộng, đọt lá non cao vút; hình ảnh vườn hoa đua sắc vàng thu cùng ong bướm; hình ảnh vườn rau tươi tốt cũng rất mang đặc trưng mùa thu:cải sen làm dưa đang lên ngồng đang trổ hoa vàng rực, những ngọn mồng tơi đang quăn mình leo lên bờ dậu để ra quả vắt mình sang thu; tiếp đó là hình ảnh hàng cây ăn quả với những hương vị màu sắc của thu. Ví dụ: Thơm lựng chuối tiêu đốm vàng, những trái na mở mắt nhìn nắng thu, cây hồng trái chín như những chấm son trên nền trời thu... Với cách làm như trên tôi đã cho học sinh luyện tập tìm đặc điểm cho nhiều cảnh khác nhau với những thời gian, không gian đa dạng.Các em được luyện tập dưới hình thức: “thi nhau tìm đặc điểm”, giáo viên hệ thống và giúp các em chọn lựa những đặc điểm tiêu biểu nhất trong mỗi cảnh. Như thế sẽ tạo được hứng thú của học sinh với cảnh sẽ tả. c. Rèn kỹ năng liên tưởng tưởng tượng cho học sinh. Tìm được đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả đã là một bước quan trọng song chưa phải là đã tả cảnh. Miêu tả cảnh là dựng lại được cảnh một cách sống động, chân thực, nghệ thuật. Vậy những đặc điểm vừa tìm được ở trên sẽ diễn đạt như thế nào là một điều giáo viên chúng tôi rất quan tâm. Thực tế là qua nhiều năm chấm bài văn miêu tả của học sinh chúng tôi thấy đáng buồn một điều là những bài văn miêu tả mà chẳng khác nào bài văn kể hoặc bài liệt kê sơ sài, diễn đạt lủng củng, hoặc chọn những hình ảnh so sánh đối chiếu không phù hợp... như vậy để làm bài văn của học sinh có sức hấp dẫn chúng tôi nghĩ rằng không có cách nào khác ngoài việc trau rồi kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cho mỗi học sinh. Để học sinh tự giác làm điều này là một việc làm rất khó, mà nên để học sinh tự làm sau khi giáo viên đã tạo được trong lòng học sinh sự yêu thích sáng tạo. Dựa vào tâm lý lứa tuổi, chúng tôi đã gieo luồng yêu thích này qua việc cung cấp và phân tích một số tư liệu được giáo viên chọn lọc kỹ càng trích trong các tác phẩm của các nhà văn. Ví dụ: đoạn trích miêu tả cảnh sau đây: Ví dụ 1: Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dày theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bàng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,...lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. (đoàn Giỏi) Ví dụ 2: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. (Nguyễn Tuân) Sau mỗi một đoạn văn như thế giáo viên phân tích những hình ảnh ngôn từ nghệ thuật những hình ảnh liên tưởng so sánh để thấy được giá trị của nó trong việc tái hiện đối tượng miêu tả sao cho tạo được hứng khởi ở học sinh , kích thích các em thích tìm tòi sáng tạo Để tạo được kĩ năng cho học sinh cần phải mất một quá trình có nhiều bước . Sau khi tạo hướng thú cho học sinh qua cách tiếp xúc với các tư liệu chọn lọc , chúng tôi mới cho các em luyện tập diễn đạt bằng hình thức giáo viên đưa ra một loạt hình ảnh , yêu cầu học sinh tưởng tượng, tìm hình ảnh tương đồng, dùng lời văn kết hợp biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, sử dụng những từ láy gợi hình gợi âm để tập diễn đạt . Ví dụ : Hình ảnh cây đa - Cây đa xum xuê, um tùm như chiếc ô khổng lồ, hứng lấy nắng mưa bảo vệ cho cái giếng làng thân quen, thấp thoáng sau tán lá đa là mái đình cổ kính quê em ... -Hình ảnh cánh đồng-Cánh đồng mênh mông tựa tấm thảm khổng lồ màu xanh non đang làm duyên dưới nắng mai ngọt. ở giai đoạn luyện kỹ năng diễn đạt như thế này chúng tôi đặc biệt chú ý đến phép so sánh trong các câu văn. Có thể coi so sánh hay để tạo những nốt luyến cho những bản nhạc ngôn từ, những nét đậm của bức tranh ngôn ngữ. Chúng tôi đã hướng cho học sinh luyện tập cách dùng nhiều từ so sánh khác nhau sao cho thật đa dạng phong phú gợi cảm , tạo ấn tượng cho người đọc. Cách này chúng tôi cũng cho học sinh luyện trong nhiều tiết học để trở thành thao tác thuần thục, nhuần nhuyễn, đồng thời cho học sinh kết hợp về tìm đọc tư liệu sao cho có những lời văn miêu tả sống động gợi cảm nhất . Cứ theo cách hướng dẫn như trên giáo viên cho học sinh luyện viết thành nhiều đoạn cho nhiều cảnh . * Quá trình thực hiện sáng kiến của tôi qua nhiều năm bồi dưỡng đội tuyển văn 6 áp dụng kỹ năng cơ bản như vừa nêu ở trên đã mang lại hiệu quả đáng kể, chí ít là đã phá bỏ được mặc cảm của học sinh với môn văn trừu tượng là môn ngại viết, ngại nghĩ .Chất lượng học sinh giỏi và đại trà môn Ngữ văn 6 do tôi đảm nhiệm giảng dạy không ngừng được nâng cao. Đã có một số em sáng tạo được những tác phẩm giá trị của mình trên các báo tường hàng năm. 2,Đề xuất để áp dụng, phát huy sáng kiến . Từ những kinh nghiệm nhỏ bé trên của tôi, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài đề xuất sau : Khi thực hiện sáng kiến này về phía giáo viên phải thực sự kiên trì, kiên trì trong việc kiểm tra, đánh giá, sửa chỉnh các phần viết luyện kỹ năng của các em. Mặt khác giáo viên cũng phải tích cực sưu tầm,chọn lọc tư liệu có giá trị để cung cấp cho các em đồng thời tìm cách hướng các em cách vận dụng sáng tạo các tư liệu để biến thành cách diễn đạt riêng của bản thân mỗi học sinh. - Về phía học sinh phải nhiệt tình, tự giác trau dồi vốn từ, ngôn từ nghệ thuật bằng cả trái tim. Phải quan sát tỉ mỉ những cảnh vật thiên nhiên thường nhật, phải tưởng tượng phong phú và cần phải nhập tâm vào cảnh vật để có được những cảm xúc chân thực với cảnh vật thiên nhiên khi miêu tả . 3, Lời kết. Niềm vui của mỗi giáo viên ngữ văn đứng lớp đâu chỉ là chất lượng tính bằng con số của mỗi năm, mà chính là những ánh mắt long lanh vì đã hiểu bài , những bàn tay tự viết ra được những lời văn óng ánh, những nụ cười thiện cảm với môn văn từ phía học sinh .Để đạt được những điều vô cùng quí giá đó mỗi giáo viên chúng tôi đâu chỉ có say mê nhiệt tình với công tác giảng dậy mà còn phải tìm tòi hướng đi hiệu quả nhất . Trên đây chỉ là một vài ý kiến nhỏ bé của riêng tôi. Rất mong sự đóng góp của lãnh đạo chuyên môn và các thầy cô đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn trong những năm dạy sau . Xin chân thành cảm ơn ! Ngày 26 tháng 3 năm 2011

File đính kèm:

  • docsang kien va giai phap khoa hoc 20112012.doc
Giáo án liên quan