Sổ thực tập sư phạm - Trường THPT Hai Bà Trưng

Trường THPT Hai Bà Trưng

(thành phố Huế) là một trong những ngôi trường lớn ở miền Trung và trên toàn quốc với tổng diện tích là 32.000 m2. Trường THPT Hai Bà Trưng là một ngôi trường có lịch sử phát triển lâu đời. Ngày 15 tháng 7 năm 1917 vào lúc 7h ông albertsamous- toàn quyền Đông Dương và Đức Khải Định- hoàng đế An Nam đã đặt viên đá đầu tiên để xây dựng trường nữ trung học đầu tiên ở Huế, lúc đó trường mang tên Đồng Khánh. Tên gọi này thể hiện sự tôn kính của hoàng đế Khải định đối với vua cha Đồng Khánh.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, trường được mang nhiều tên gọi khác nhau. Từ 1919 đến 1954, trường mang tên Cao đẳng tiểu học Đồng Khánh. Từ 1955 đến 1975, trường mang tên trường Nữ trung học Đồng Khánh gồm hai cấp: Đệ Nhất cấp và Đệ Nhị cấp. Sau ngày thống nhất đất nước, trường được mang tên Trường cấp III Trưng Trắc. Từ năm 1981 đến nay, trường được đổi tên thành Trường THPT Hai Bà Trưng

 

doc147 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2609 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sổ thực tập sư phạm - Trường THPT Hai Bà Trưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN – HUẾ TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG -----š›&š›----- SỔ THỰC TẬP SƯ PHẠM Năm học: 2010 – 2011 Giáo viên hướng dẫn: Thầy Lê Đức Hóa Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Tâm Thái Nguyên, tháng 07 năm 2011  SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN – HUẾ TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG -----š›&š›----- PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ TRƯỜNG HAI BÀ TRƯNG PHẦN II: THỰC TẬP GIẢNG DẠY PHẦN III: THỰC TẬP CHỦ NHIỆM PHẦN IV: BÀI THU HOẠCH  SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN – HUẾ TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG -----š›&š›----- THÂM NHẬP THỰC TẾ PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ TRƯỜNG HAI BÀ TRƯNG  PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HAI BAI BÀ TRƯNG A. Sự hình thành và các giai đoạn phát triển của trường: Trường THPT Hai Bà Trưng (thành phố Huế) là một trong những ngôi trường lớn ở miền Trung và trên toàn quốc với tổng diện tích là 32.000 m2. Trường THPT Hai Bà Trưng là một ngôi trường có lịch sử phát triển lâu đời. Ngày 15 tháng 7 năm 1917 vào lúc 7h ông albertsamous- toàn quyền Đông Dương và Đức Khải Định- hoàng đế An Nam đã đặt viên đá đầu tiên để xây dựng trường nữ trung học đầu tiên ở Huế, lúc đó trường mang tên Đồng Khánh. Tên gọi này thể hiện sự tôn kính của hoàng đế Khải định đối với vua cha Đồng Khánh.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, trường được mang nhiều tên gọi khác nhau. Từ 1919 đến 1954, trường mang tên Cao đẳng tiểu học Đồng Khánh. Từ 1955 đến 1975, trường mang tên trường Nữ trung học Đồng Khánh gồm hai cấp: Đệ Nhất cấp và Đệ Nhị cấp. Sau ngày thống nhất đất nước, trường được mang tên Trường cấp III Trưng Trắc. Từ năm 1981 đến nay, trường được đổi tên thành Trường THPT Hai Bà Trưng Trong suốt khoảng thời gian từ khi thành lập đến 1975, đây là ngôi trường nữ duy nhất ở miền Trung dạy đủ các môn: Văn, thể, mỹ và lao động kỹ thuật. Là một ngôi trường lớn, trung bình hàng năm, trường có trên 40 lớp học, đảm nhận giảng dạy cho hơn hai nghìn học sinh cấp THPT cho thành phố. Từ năm học 1992 - 1993 đến năm học 2004 - 2004, trường đảm nhận giảng thêm cấp THCS, số lượng lớp học trong những năm này lên tới trên 60 và số lượng học sinh hàng năm là trên bốn nghìn em. Là một địa chỉ giáo dục có uy tín, 100% giáo viên có trình độ Đại họcTrưng. và trên Đại học. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm trên 95%. Tỷ lệ đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp trên 70%. Thường xuyên giữ những thứ hạng cao trong các kỳ thi Học sinh Giỏi của tỉnh cũng như các cuộc thi nghề phổ thông. Liên tục dẫn đầu trong các kỳ Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh và nhiều giải thưởng cao trong các kỳ thi khác. B. Sơ đồ tổ chức của nhà trường: TỔ HC - QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHUYÊN MÔN CÁC BAN GIÁO VỤ TOÁN - TIN LÝ - KTCN HOÁ HỌC SINH HỌC - KTNN NGỮ VĂN SỬ - ĐỊA - GDCD NGOẠI NGỮ THỂ DỤC KẾ TOÁN Y TẾ THƯ VIỆN THỦ QUỸ BẢO VỆ HĐ NGOÀI GIỜ LÊN LỚP LAO ĐỘNG - HN QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG I. Đội ngũ lãnh đạo: Hiệu Trưởng: Thầy Nguyễn Chơn Đức Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Văn học Trình độ quản lí: Tốt nghiệp trường CB Quản lý Giáo dục TW1 Trình độ chinh trị: Cao cấp Lĩnh vực phụ trách: Phụ trách chung, TCCB, tài chính, kế hoạch, lao động, CSVC Điện thoại: (054)848714 Di động: 0913.420545 Email: nguyenchonduc@thpt-haibatrung-tthue.edu.vn P. Hiệu trưởng: Nguyễn Thị Hoài Thu Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Vật lý Trình độ quản lí: Tốt nghiệp trường CB Quản lý Giáo dục TW1 Trình độ chinh trị: Trung cấp Lĩnh vực phụ trách: Chỉ đạo chuyên môn ngoài giờ Điện thoại: (054)825254 Di động: 0905.604955 Email: nththu@thpt-haibatrung-tthue.edu.vn P. Hiệu trưởng: Ngô Đức Thức Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Hóa học Trình độ quản lí: Chứng chỉ quản lý Giáo dục Trình độ chinh trị: Trung cấp Lĩnh vực phụ trách : Hướng nghiệp, dạy nghề, thanh tra chuyên môn, công nghệ thông tin Điện thoại: (054)895007 Di động: 0914.173640 Email: ngoducthuc@gmail.com P. Hiệu trưởng: Trần Khánh Phong Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Lý luận Văn học Trình độ quản lí: Chứng chỉ quản lý Giáo dục Trình độ chinh trị: Trung cấp Lĩnh vực phụ trách: Hoạt động ngoài giờ, chỉ đạo công tác Giám thị, hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Điện thoại: 054.3887920 Di động: 0983.887920 Email: phonghbt@gmail.com C. Tình hình năm học 2009 – 2010 Kế hoạch năm học 2010-2011 trường THPT Hai Bà Trưng - Huế I. TÓM TẮT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009 - 2010 VÀ TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC ĐẦU NĂM HỌC 2010 - 2011 1. Năm học 2009 – 2010 Tuy vẫn còn một số hạn chế, song có thể khẳng định rằng kế hoạch nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 đã được Thầy và Trò thực hiện tốt. Có thể nêu tóm tắt một số kết quả đạt được và hạn chế sau đây: a) Kết quả đạt được - TN THPT đạt tỷ lệ cao, có học sinh được UBND Tỉnh và Sở GDĐT biểu dương, khen thưởng. - Chất lượng, số lượng học sinh khối 12 thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ có chuyển biến tốt, cụ thể là có học sinh đỗ thủ khoa vào 1 trong những trường đại học lớn của miền Trung và cả nước (Bách khoa Đà nẵng). - Kỷ cương nề nếp trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường ngày càng được củng cố vững chắc. - Môi trường giáo dục, cảnh quan nhà trường ngày càng được lành mạnh, xanh sạch, đẹp, đảm bảo các tiêu chí của 1 trường học thân thiện, học sinh tích cực. Những kết quả đạt được nêu trên có ảnh hưởng tích cực đến việc chọn trường Hai Bà Trưng của các em học sinh cuối cấp THCS, vì vậy chất lượng tuyển sinh vào khối 10 năm học 2010 – 2011 tốt hơn hẳn so với các năm học trước. b) Hạn chế - Kết quả thi học sinh giỏi Tỉnh chưa đạt yêu cầu, một vài môn không chọn được học sinh hoặc ít học sinh dự thi. - Chất lượng dạy và học ở các lớp học cả ngày chưa đáp ứng được mong muốn của nhà trường và Cha mẹ học sinh. - Ý thức tự giác học tập của học sinh chưa cao nên còn ít học sinh khá, giỏi; vẫn còn một số học sinh vi phạm nội quy nhiều lần bị xử lí kỷ luật, xếp loại hạnh kiểm yếu. - Một số nề nếp chưa được xây dựng vững chắc, chẳng hạn: việc phê, kí sổ đầu bài của giáo viên; kéo cờ, hát quốc ca trong buổi lễ chào cờ; chấm, chữa, trả bài, công khai điểm, cập nhật điểm… Đầu năm học 2010 - 2011 - Đã chuẩn bị tốt các mặt nên các hoạt động của nhà trường được tiến hành sớm (từ 16/8/2010). - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học và các hoạt động giáo dục khác được tu sửa mua sắm thêm, chẳng hạn: làm đường chạy ở sân vận động, nhà xe giáo viên, nhà xe học sinh, quạt bàn giáo viên ở các phòng học, ghế ở phòng giáo viên, ghế ngồi của học sinh, máy tính và một số hóa chất… - Công tác dạy và học trong 6 tuần qua được thực hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch, tuy nhiên, vẫn còn một số ít giáo viên vi phạm quy định về phê, kí sổ đầu bài, tham dự chào cờ, trang phục… - Về nhân sự cán bộ giáo viên: Có 1 giáo viên xin thôi việc, 2 giáo viên nghỉ hưu, 7 giáo viên mới về trường, hợp đồng 1 nhân viên thư viện. - Học sinh: Toàn trường: 1852, trong đó nữ 1123, có 5 học sinh khiếm thị. Chia ra:  + Khối 10: 642 + Khối 11: 635 + Khối 12: 575 Học sinh học ở các ban như sau: + Ban A: 719 + Ban Cơ bản: 1133, trong đó: BA 626,  BD 487 + Có 147 học sinh ở cả 3 khối đăng kí học cả ngày + Có 70 học sinh ở khối 10 và 11 học ngoại ngữ 1 là tiếng Nhật, 09 học sinh 12 học ngoại ngữ 1 là tiếng Pháp, số còn lại học ngoại ngữ 1 là tiếng Anh. Trong các tuần đầu của năm học 2010 - 2011, nhìn chung đa số học sinh chấp hành tốt nội quy, tích cực học tập, tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, nhất là thực hiện công tác lao động vệ sinh khá tốt; song vẫn còn một số học sinh vi phạm về trang phục, cá biệt có học sinh sử dụng tài liệu (2 học sinh), trộm tài sản của bạn cùng lớp (1 học sinh), vi phạm luật an toàn giao thông (2 học sinh). 2. KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2010 - 2011 Đặc điểm tình hình Năm học 2010- 2011 là “Năm học tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”, là năm học tiếp tục thực hiện 3 cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; “Mỗi Thầy giáo, Cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; đồng thời là năm học tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đối với thầy và trò trường THPT Hai Bà Trưng Huế, đây còn là năm học bản lề, tiếp tục giữ vững và phát huy hơn nữa những thành tích xuất sắc để tổ chức kỷ niệm 95 năm ngày thành lập trường Đồng Khánh - Hai Bà Trưng Huế. Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2010-2011, thầy và trò trường Hai Bà Trưng có được những thuận lợi cũng như gặp phải những khó khăn sau đây: 1. Thuận lợi - Tập thể CBGVNV của nhà trường đoàn kết nhất trí, tất cả vì mục đích chung là từng bước xây dựng nhà trường phát triển ngang tầm với truyền thống vốn có, xứng đáng với bề dày lịch sử của ngôi trường gần một thế kỷ. - Được sự phối hợp chặt chẽ của Cha mẹ học sinh, sự cộng đồng trách nhiệm, giúp đỡ của các thế hệ cựu học sinh Đồng Khánh – Hai Bà Trưng, của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong   xã hội. - Kết quả đạt được trong năm qua có tác động tích cực đến việc học tập và rèn luyện của học sinh cũng như xác lập dần vị thế của nhà trường trong phụ huynh học sinh và xã hội. - Chất lượng đầu vào của lớp 10 khá tốt. 2. Khó khăn - Ý thức tự giác học tập, rèn luyện của học sinh còn hạn chế. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học tuy ngày càng được nâng cấp, cải tạo song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu: bàn ghế học sinh xuống cấp, khuôn viên tường rào hư hỏng nặng, khu vực hành chính chưa được xây dựng, tình trạng hư hỏng do dơi, mối phá hoại khó được khắc phục v.v… - Một bộ phận giáo viên do một số nguyên nhân khách quan nên sử dụng CNTT vào dạy và học còn khó khăn, hạn chế. 3. Phương hướng chung Phát huy những kết quả đã đạt được, khai thác triệt để các thế mạnh của nhà trường, quyết tâm khắc phục những tồn tại, hạn chế, nêu cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ CBGV, tích cực đổi mới PPDH, tăng cường hơn nữa kỷ cương nề nếp trong mọi hoạt động giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, ngang tầm với vị thế của trường. 4. Những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể a) Số lượng * Nhiệm vụ Duy trì sĩ số học sinh hàng ngày trên lớp, hạn chế tối đa tình trạng bỏ học, vắng, chuồn học. * Giải pháp - Kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm, giám thị, cha mẹ học sinh để nhắc nhở, kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, xử lí các trường hợp vắng không phép, chuồn học, trốn, bỏ học. - Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm các lớp cần tổ chức những hoạt động VHVN vui tươi, sôi nổi nhằm lôi cuốn học sinh đến trường, lớp một cách chủ động, thích thú. b) Giáo dục chính trị, tư tưởng - Chi bộ, nhà trường, công đoàn thường xuyên tổ chức, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước cho toàn thể CBGVNV. - Tiếp tục triển khai tốt kế hoạch thực hiện các cuộc vận động và phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Đẩy mạnh công tác phê và tự phê nhằm đảm bảo sự thống nhất cao trong đội ngũ CBGVNV; cương quyết chống lại các biểu hiện tiêu cực, cá nhân chủ nghĩa. - Đoàn thanh niên và tổ GDCD phối hợp thực hiện tốt cuộc vận động “Thanh niên làm theo lời Bác”, tăng cường giáo dục về đạo đức, lối sống, ý thức giữ gìn về môi trường, đặc biệt là ý thức tự giác học tập, rèn luyện; cương quyết không để các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường. - Các tổ chuyên môn thực hiện tốt nội dung chương trình lồng ghép, giúp học sinh hoàn thiện nhân cách toàn diện. c) Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục - Thực hiện kế hoạch 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tiết, học kỳ II: 18 tuần). - Dựa trên PPCT của Bộ và Sở GDĐT, các tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất chương trình chi tiết, linh hoạt số tiết của các bài, bổ sung những tiết dạy tự chọn phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh, song phải đảm bảo tiến độ chung và thực hiện đúng tổng số tiết của mỗi chương, số tiết dạy các bài thực hành, thí nghiệm, đảm bảo số lượng và số lần kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ. - Chương trình, nội dung do các tổ CM đề xuất, phải được thống nhất trong tổ và được Hiệu trưởng phê duyệt trước khi thực hiện. - Đảm bảo kế hoạch giảng dạy chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, dạy nghề, GD quốc phòng, ngoại ngữ 2 tiếng Pháp, Anh, ngoại ngữ 1 tiếng Anh, Pháp, Nhật. - Thống nhất trong toàn trường về việc dạy học tự chọn + Ban KHTN học chủ đề tự chọn bám sát. + Ban Cơ bản học 3 môn nâng cao và chủ đề tự chọn bám sát. d) Đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá Thực hiện tốt các giải pháp sau: - Theo yêu cầu của Bộ GD ĐT, trong năm học 2010- 2011, bản thân mỗi cán bộ giáo viên phải xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH cụ thể, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH, các đơn vị xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH nhằm khắc phục triệt để lối dạy học theo kiểu đọc - chép. - Tập trung chỉ đạo tổ chức dạy học phân hóa theo từng năng lực của học sinh dựa trên tiêu chuẩn KT-KN của chương trình GD THPT. Thiết kế bài giảng khoa học, các hoạt động của giáo viên và học sinh được sắp xếp hợp lí, xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với những bài khó, nhiều kiến thức mới), chú ý hướng dẫn, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ của học sinh, gợi mở giúp học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, không ghi nhớ một cách máy móc. - Trong quá trình lên lớp, GV sử dụng sách giáo khoa một cách hợp lí, tránh tình trạng học sinh ghi chép quá nhiều. Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, khuyến khích, động viên học sinh học tập, khuyến khích học sinh làm việc theo nhóm hoặc làm việc một mình. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo. - Tăng cường sử dụng có hiệu quả CNTT trong các bài giảng. Khai thác tối đa hiệu năng các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn, coi trọng thực hành, thí nghiệm; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh theo chuẩn kiến thức và kỹ năng; chú trọng liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài dạy. - Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa bộ môn, thực hiện giảng dạy lồng ghép các nội dung liên quan nhằm giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động xã hội cho học sinh, cũng như giúp các em khắc sâu, củng cố kiến thức được học trên lớp. - Các tổ chuyên môn coi trong việc dự giờ thăm lớp, tổ chức các hội thảo chuyên đề tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm, qua đó giúp nhau thực hiện tốt công tác giảng dạy của mình. - Cải tiến, nâng cao chất lượng bài soạn của giáo viên. Bài dạy của giáo viênphải đáp ứng các yêu cầu của việc đổi mới phương pháp, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Các bài soạn tốt có có bổ sung, cập nhật và rút kinh nghiệm sau tiết dạy, được BGH, tổ trưởng chuyên môn thẩm định thì sẽ được sử dụng tối đa 3 năm. Bài soạn có thể viết tay hoặc đánh vi tính, tuyệt đối không chỉ ghi trên đĩa CD. Số tiết dự giờ của mỗi giáo viên được quy định tối thiểu là 18 tiết trong năm học (không tính tiết dự giờ của sinh viên kiến tập và thựctập sư phạm). Cần tập trung dự đầy đủ các tiết thao giảng để trao đổi, rút kinh nghiệm. Riêng cán bộ quản lí và tổ trưởng chuyên môn dự giờ theo chuẩn quy định tạ QĐ80/2008 và thông tư 12/2009 của Bộ GDĐT (4 tiết/ tháng). - Đánh giá việc học tập của học sinh phải với thái độ khách quan, công minh, trên cơ sở chuẩn KTKN của chương trình, tiến đến hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập của mình. Các tổ chuyên môn cần có kế hoạch xây dựng quỹ đề kiểm tra, thường xuyên được bổ sung, trao đổi với các đơn vị bạn, tham khảo ngân hàng đề thi trên Internet. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên cần kết hợp một cách hợp lí hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan. Đối với các môn KHXH như: Văn, Sử, Địa, GDCD cần đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng hạn chế ghi nhớ máy móc, không làm bài theo mẫu, khuyến khích ra loại đề “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và khả năng  vận dụng sáng tạo kiến thức, thể hiện chính kiến của mình khi làm bài. Đối với các môn KHTN, giáo viên ra đề cần phải nhằm mục đích giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy logic, kỹ năng thực hành, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. + Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THPT do Bộ GDĐT ban hành; thực hiện đủ số lần kiểm tra thường xuyên, định kỳ, học kỳ. + Tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất về việc ra đề, soạn đáp án và chấm bài. Kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm và bám sát chuẩn KTKN của chương trình giáo dục phổ thông theo các cấp độ: biết, thông hiểu, vận dụng, sáng tạo. Với các bài kiểm tra cuối học kỳ I, II dành tối thiểu 50% bài làm cho các nội dung thông hiểu, vận dụng, sáng tạo. + Khuyến khích giáo viên tham khảo các nội dung liên quan đến việc đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá trên các Website của Bộ, các Sở GDĐT, các trường THPT. e) Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Tiếp tục thực hiện các giải pháp sau: - Ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả “Quy tắc ứng xử văn hoá trong nhà trường”. - Chú trọng việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho học sinh bằng cách tổ chức các hoạt động GDNGLL, các ngoại khoá bộ môn, dạy lồng ghép vào các môn Văn, Sử, Địa, GDCD… - Đẩy mạnh công tác xây dựng trường lớp luôn xanh, sạch, đẹp. Chú ý giữ gìn vệ sinh chung, nhất là ở các nhà vệ sinh của CBGV và học sinh. Thực hiện tốt công tác y tế trường học, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh. - Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi giải trí tích cực; Tổ Thể dục tổ chức các hoạt động TDTT; tổ GDCD biên soạn các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống thông qua trò chơi dân gian, dân ca…để dạy lồng ghép cho học sinh. Tuỳ điều kiện thực tế, nhà trường sẽ tổ chức một số buổi ngoại khoá lớn vào các dịp lễ, kỷ niệm, chẳng hạn: tổ chức trại 26/3, các hoạt động nhân ngày 8/3, 19/5, 22/12, mừng Đảng, mừng Xuân… f) Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi Thầy Cô giáo là một tấm gương tự học, tự sáng tạo”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Chú ý triển khai tốt các giải pháp sau: - Quán triệt hơn nữa chỉ thị 06CT/TW của Bộ chính trị về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chỉ thị 33/2006 TTg của Thủ tướng chính phủ chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. - Nhà trường, công đoàn thường xuyên nhắc nhở, vận động CBGVNV thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, có kế hoạch để trau dồi thêm về chuyên môn nghiệp vụ; đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo; thực hiện đầy đủ quy chế CM của ngành và nội quy của cơ quan. - Đoàn thanh niên, tổ GDCD, GVCN các lớp tiếp tục hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện có chất lượng cao hơn các buổi kể chuyện về đạo đức Hồ Chí Minh (có thể dựng thành vở kịch ngắn, sưu tầm các đoạn phim để chiếu, liên hệ thực tiễn…); đồng thời phát động các đợt đấu tranh bài trừ triệt để các biểu hiện tiêu cực trong học tập, rèn luyện như: sử dụng tài liệu, không học bài cũ, chuồn giờ học, gây gỗ đánh nhau, hút thuốc, uống rượu bia… g) Bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, khẳng định vị thế của nhà trường trong hệ thống GDĐT của Tỉnh và cả nước. - Tất cả các tổ chuyên môn cần có kế hoạch chọn lọc, bồi dưỡng những học sinh giỏi bộ môn ở cả 3 khối, có học sinh dự thi học sinh giỏi Tỉnh năm học 2010 – 2011 và đạt giải. Trong quá trình bồi dưỡng HSG chú ý hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, tìm tòi các nguồn tài liệu, động viên, khích lệ các em chủ động chiếm lĩnh tri thức, không chỉ bằng lòng, thỏa mãn với những gì thầy cô truyền đạt trên lớp. Giáo viên bồi dưỡng HSG cần thường xuyên cập nhật thông tin liên quan; đồng thời dành thời gian thích đáng cho việc soạn, giảng, kể cả việc bố trí thời gian để cùng giải những bài tập khó với học sinh hoặc tổ chức hướng dẫn các em giải các bài tập trên các tạp chí chuyên ngành. (Nhà trường sẽ thưởng thích đáng cho giáo viên, học sinh có bài được chọn đăng trên các tạp chí chuyên ngành). - Cần chú ý bồi dưỡng học sinh ngay trong giờ giảng chung ở lớp (giao chuẩn bị nội dung, bài tập khó hơn chẳng hạn…). Các tổ không nên giao trách nhiệm bồi dưỡng HSG cho nhiều người mà chỉ nên chọn và giao trách nhiệm chính cho 1 -2 người / khối (và các giáo viên khác trong tổ có thể hỗ trợ thêm) Về việc phụ đạo học sinh yếu: Các tổ chuyên môn tích cực phụ đạo học sinh yếu, phấn đấu cuối năm không có học sinh yếu bộ môn, nhất là học sinh khối 12. (Trong kỳ thi TN THPT năm học 2009-2010 còn có học sinh đạt dưới 5 điểm: Văn: 49, Hóa: 3, Địa: 48, Sử: 141, Toán: 4, Anh văn: 82) Nhà trường, ban đại diện CMHS phối hợp chặt chẽ để tạo điều kiện về kinh phí, thời giam cho công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu; đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các đơn vị, tổ chức XH để động viên, khen thưởng kịp thời CBGV, học sinh có thành tích xuất sắc. h) Công tác thanh tra giáo dục Tập trung thực hiện các giải pháp sau: - Nhà trường phối hợp với công đoàn củng cố về tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân theo tinh thần Nghị định 99/2005 và Nghị định 71/1998 của chính phủ, Quyết định 04/2000 của Bộ GDĐT. Ban Thanh tra nhân dân cần xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết trong năm và thực hiện có hiệu quả. - Thực hiện hướng dẫn của Bộ GD ĐT và Sở GD ĐT, trong năm học 2010-2011, nhà trường sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra nội bộ các nội dung sau đây: - Việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học, quy chế chuyên môn, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh, hồ sơ giáo viên, tổ chuyên môn. + Kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH của cá nhân, của tổ chuyên môn. + Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. + Việc dạy thêm, học thêm. - Việc sử dụng CNTT, các thiết bị dạy và học của các tổ chuyên môn, giáo viên. Đảm bảo trong năm học 2010-2011 thanh tra toàn diện ít nhất là 30% tổng số giáo viên của trường và 100% giáo viên được thanh tra từng mặt. Hồ sơ thanh, kiểm tra được lưu giữ cẩn thận ở trường, tổ chuyên môn. - Lưu ý: Ban thanh tra nhân dân không làm thay công việc thanh, kiểm tra nội bộ của thủ trưởng đơn vị mà chỉ thực hiện đúng chức năng được quy định tại NĐ 99/2005 của chính phủ. i) Công tác kiểm định chất lượng giáo dục - Có biện pháp quản lí tích cực, chủ động trong dạy và học, nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá để phản ánh đúng chất lượng dạy và học. - Tăng cường quản lí của BGH, TTCM trong việc ra đề kiểm tra định kỳ, bảo đảm công bằng, chính xác trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. (TTCM phải chịu trách nhiệm duyệt đề kiểm tra từ 1 tiết trở lên ở tất cả khối, lớp; giáo viên cần nộp đề trước cho tổ trưởng ít nhất là 3 ngày, nếu chưa được TTCM duyệt đề, giáo viên không được tiến hành kiểm tra; nhà trường sẽ yêu cầu giáo viên nộp đề, học sinh nộp bài kiểm tra (khi cần thiết). Đề các môn kiểm tra tập trung vào cuối học kỳ do BGH chịu trách nhiệm. Phối hợp có hiệu quả giữa các hình thức kiểm tra vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm khách quan. Các tổ cần xây dựng ngân hàng đề phục vụ cho việc kiểm tra một tiết, học kỳ. Riêng đối với học sinh khối 12, năm học này nhà trường sẽ tiến hành tổ chức thi thử  ĐH vào  thời gian thích hợp (học sinh đăng ký nguyện vọng). - Tổ chức quán triệt nghiệp vụ thi cho CBGV để thực hiện quy chế thi đảm bảo tính chính xác, trung thực, nghiêm minh, công bằng, khách quan trong thi, kiểm tra, đánh giá. - Cương quyết xử lý các biểu hiện tiêu cực trong học tập, kiểm tra, đánh giá, xếp loại, ghi điểm. - Tổ văn phòng giáo vụ tổ chức kiểm tra hồ sơ học sinh, bổ sung, sửa chữa các sai lệch, thiếu sót, chuẩn bị tốt cho việc nhập dữ liệu thi và tuyển sinh đúng thời gian, đúng quy chế. - Quản lý, bảo quản, lưu trữ văn bằng, hồ sơ học sinh theo đúng quy định. - Các tổ chuyên môn và các bộ phận công tác cần lưu trữ đầy đủ hồ sơ, văn bản của tổ, trường để phục vụ tốt cho công tác tự kiểm định chất lượng. k) Tiếp tục đổi mới công tác quản lí giáo dục Chú ý thực hiện các nội dung sau: - Tiếp tục thực hiện thông tư 09/2009 của Bộ GDĐT về quy chế thực hiện 3 công khai để người học và xã hội đánh giá, giám sát là: công khai về chất lượng đào tạo; công khai về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; công khai về thu, chi tài chính. - Tăng cường quản lí việc thực hiện chương trình và kế hoạch GD; tiếp tục củng cố kỷ cương nề nếp trong dạy và học, sinh hoạt giáo dục khác, trong kiểm tra đánh giá, bảo đảm chính xác, khách quan, công bằng; quản lí chặt chẽ việc dạy thêm học thêm theo QĐ 03/2007 của Bộ GD ĐT. - Triển khai tốt công tác kiểm định chất lượng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường. - Tiếp tục đẩy mạnh XHH giáo dục nhằm thu hút hơn nữa các nguồn lực phục vụ cho dạy và học của nhà trường. - G

File đính kèm:

  • docSo thuc tap su pham.doc
Giáo án liên quan