Sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn Hoá học lớp 8

 Hoá học là môn khoa học tự nhiên nhưng các em chỉ học ở 2 năm cuối của cấp hỏctung học cơ sở . Vì học sinh chỉ tiếp thu được môn học này trên cơ sở đã tích luỹ kiến thức về toán học đặc biệt là vật lý học. Những khái niệm mở đầu khán trừu tượng như: Nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, mol, thể tích mol của chất khí, công thức hoá học, cách thiết lập phương trình hoá học. Các em bắt đầu làm quen với một số chất cụ thể, nghiên cứu tính chất của các chất . Đây là những kiến thức hoàn toàn mới đối với học sinh, ít tiếp xúc trong thực tế nên khó tưởng tượngđể hình thành khái niệm. Khi giáo viên giảng dạy nếu chỉ thuyết trình hoặc mô tả bằng lời thì học sinh tiếp thu bài một cách thụ động chóng nhàm chán và dễ quên. Do đó trong quấ trình giảng dạy giáo viên cần phải khai thác triệt để các phương pháp dạy học để cuốn hút học sinhvào hoạt động học tập , đặc biệt là phương pháp trực quan trong các tiết học hình thành khái niệm mới , nghiên cứu tài liệu mới hay khi dạy bài thực hành. Để thực hiện phương pháp này đạt hiệu quả , chất lượng giờ dạy được nâng cao đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên. Khi tận mắt quan sát hiện tượng vật lý , hiện tượng hoá học xảy ra các em sẽ tiếp thu kiến thức một cách chủ động tránh được hiện tượng giáo viên thông báo áp đặt kiến thức , học sinh tiếp thu bài thụ động không hiểu được bản chất nên khó đạt mục tiêu của môn học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1747 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn Hoá học lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn hoá học lớp 8 I. đặt vấn đề: 1. Cơ sở lý luận: Hoá học là môn khoa học tự nhiên nhưng các em chỉ học ở 2 năm cuối của cấp hỏctung học cơ sở . Vì học sinh chỉ tiếp thu được môn học này trên cơ sở đã tích luỹ kiến thức về toán học đặc biệt là vật lý học. Những khái niệm mở đầu khán trừu tượng như: Nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, mol, thể tích mol của chất khí, công thức hoá học, cách thiết lập phương trình hoá học... Các em bắt đầu làm quen với một số chất cụ thể, nghiên cứu tính chất của các chất . Đây là những kiến thức hoàn toàn mới đối với học sinh, ít tiếp xúc trong thực tế nên khó tưởng tượngđể hình thành khái niệm. Khi giáo viên giảng dạy nếu chỉ thuyết trình hoặc mô tả bằng lời thì học sinh tiếp thu bài một cách thụ động chóng nhàm chán và dễ quên. Do đó trong quấ trình giảng dạy giáo viên cần phải khai thác triệt để các phương pháp dạy học để cuốn hút học sinhvào hoạt động học tập , đặc biệt là phương pháp trực quan trong các tiết học hình thành khái niệm mới , nghiên cứu tài liệu mới hay khi dạy bài thực hành... Để thực hiện phương pháp này đạt hiệu quả , chất lượng giờ dạy được nâng cao đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên. Khi tận mắt quan sát hiện tượng vật lý , hiện tượng hoá học xảy ra các em sẽ tiếp thu kiến thức một cách chủ động tránh được hiện tượng giáo viên thông báo áp đặt kiến thức , học sinh tiếp thu bài thụ động không hiểu được bản chất nên khó đạt mục tiêu của môn học. 2. Cơ sở thực tiễn: Từ thực tế giảng dạy cho thấy khi hình thành khái niệm mới, tính chất mới không có thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm chứng minh hay thí nghiệm thực hành cho học sinh quan sát nhận xét sẽ ảnh hưởng chất lượng bài giảng. Để tăng cường hoạt động phát huy tính tích cực của học sinh trong các giờ học thì việc sử dụng đồ dùng trực quan, thí nghiệm biểu diễn , chứng minh trong giờ hoc là rất cần thiết , là phương tiện không thể thiếu trong các giờ lên lớp. Song sử dụng như thế nào cho phù hựp với nội dung bài học, đạt hiệu quả cao gây hứng thú môn học là điều đáng quan tâm, đáng chú ý khi giảng dạy. II. Giải quyết vấn đề: Hoá học là môn khoa học thực nghiệm vì vậy việc sử dụng đồ dùng dạy học trong phương pháp thực nghiệm trực quan để hình thành khái niệm là việc làm đương nhiên và cần thiết . Nhưng để thực hiện phương pháp này đạt hiệu quả trước hết giáo viên phải giáo dục cho học học sinh nguyên tắc an toàn kỹ thuật khi sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm để tránh những sai sót xảy ra khi làm thí nghiệm. Mặt khác thông qua những thí nghiệm đơn giản đến phức tạp để hình thành kỹ năng quan sát , nhận biết các hiện tượng khi có phản ứng hoá học xảy ra. Giáo viên hướng dẫn rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng một số dụng cụ thí ngiệm thông thường , tiếp xúc sử dụng một số loại hoá chất hoặc làm thí nghiệm đơn giản để chứng minh tính chất của một chất hoặc nghiên cứu tính chất mới của một chất , nhận biết một số chất hay điều chế một chất... Trong giảng dạy hình thành khái niệm hiện tượng hoá học, phản ứng hoá học , sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học, phương trình hoá học, tính chất hoá học của một số chất vô cơ: O xi, Hiđro, sắt, nhôm, Can xi oxit...hay điều chế một số chất như: O xi, Hiđro...dạng bài này thực sự có hiệu quả nếu giáo viên giao cho nhóm học sinh tự làm thí nghiệm, thực sự quan sát hiện tượng phát sáng, toả nhiệt, thay đổi màu sắc, mùi vị,nhiệt độ...chứng tỏ có chất mới sinh ra, tức là có sự biến đổi chất này thành chất khác. Thực nghiệm là một hoạt động độc lập của học sinh, trở thành một phương tiện để tích cực hoá hoạt động của học sinh. Cần coi trọng thí nghiệm thực hành trong giảng dạy bao gồm những thí nghiệm minh hoạ, thí nghiệm nghiên cứu do giáo viên và học sinh thực hiện. Thực hành thí nghiệm giúp học sinh hiểu sâu sắc , hứng thú trong học tập , tin tưởng vào khoa học. qua quan sát hiện tượng sẽ hiểu rõ vấn đề, nắm vững kiến thức để vận dụng giải thích các hiện tượng trong thực tế cuộc sống. Trong quá trình giảng dạy nếu người giáo viên chỉ nêu thí nghiệm trong sách giáo khoa bằng lời mà không biểu diễn thí nghiệm thì học sinh rất khó tưởng tượng mặc dù có những hiện tượng học sinh đã được quan sát trong thực tế-nhưng để giải thích được hiện tượng đó dựa trên kiến thức hoá họclại rất khó chính xác và lôgic. Vì vậy trong giảng dạy nếu có thí nghiệm để minh hoạ thì sẽ gây hứng thú kích thích tính tò mò, phát huy được tính sáng tạo trong học tập của các em kết quả sẽ cao hơn. Việc áp dụng thí nghiệm nghiên cứu trong các bài giảng rất quan trọng từ những thí nghiệm có đối chứng học sinh sẽ tự rút ra kết luận và giải thích được các hiện tượng đó vận dụng vào giải các dạng bài tập một cách thành thạo. Vận dụng dạy tiết 37 bài 24: Tính chất của O xi ( Tiết 1) Hoá học 8. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được trong điều kiện bình thường về nhiệt độ và áp suất, O xi là chất khí , ít tan trong nước, nặng hơn không khí. - Khí O xi là một đơn chất rất hoạt động , dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều phi kim, nhiều kim loại, nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hoá học O xi chỉ có hoá trị II. Viết được PTPƯ minh hoạ: O xi tác dụng với lưu huỳnh, sắt , phốt pho... 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng viết PTHH chương trìnho học sinh. - Kỹ năng quan sát thí nghiệm,tiến hành một số thí nghiệm đơn giản: điều chế o xi,đốt một vài đơn chất trong o xi... - Kỹ năng phân tích, tổng hợp. phán đoán, vận dụng kiến thức hoá học đã học để giải thích một số hiện tượng tự nhiên thường gặp trong cuộc sống. 3. Tình cảm thái độ : Bước đầu học sinh có lòng ham mê học tập môn hoá học, tin tưởng vào khoa học , có ý thức vận dụng kiến thức về o xi vào thực tế cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: -Dụng cụ : Khay, giá ống nghiệm, lọ thuỷ tinh có nút đậy, đèn cồn, môi sắt . - Hoá chất: Lưu huỳnh, Phốt pho đỏ, Dây thép, Than gỗ, Kalipemanganat -KMnO4. Trước khi tiến hành bài học

File đính kèm:

  • docSu dung do dung day hoc trong day hoc mon Hoa.doc
Giáo án liên quan