Tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “chữ người tử tù”

Nêu những nét chính trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuấn

* Cần trình bày các ý sau:

a- Trước Cách mạng:

- Nguyễn Tuấn (1910- 1987)

+ là một trí thức giàu tinh thần dân tộc, gắn bó tha thiết với những giá trị văn hoá cổ truyền.

+ Từ 1938, Nguyễn Tuấn mới khẳng định được sở trường của mình ở thể laoij tuỳ bút và có những thành công xuất sắc với những tác phẩm tiều biểu “Một chuyến đi” (1938), “Vang bóng một thời” (1939), “Thiếu quê hương” (1940), “Chiếc lư đồng mắt cua” (1941).

- Sáng tác trước Cách mạng: chủ yếu xoay quanh 3 đề tài: “Chủ nghĩa xê dịch”, “Vang bóng một thời”, “Đời sống truỵ lạc”.

+ “Chủ nghĩa xê dịch” vốn là một lí thuyết vay mượng của phương Tây, chủ trương lãng du, đi không mục đích, cốt chỉ để thay đổi, xê dịch về không gian để tìm cảm giác mới lạ, thoạt li trách nhiệm với gia đình, xã hội.

=> Việc tìm đến chủ nghĩa xê dịch thể hiện tâm trạng bế tắc, bất mãn trước thời cuộc, nhưng qua đó Nguyễn Tuấn lại có điều kiện thể hiện sự gắn bó tha thiết tấm lòng của mình với cảnh sắc và hương vị đa dạng và phong phú của đất nước.

+ Đề tài “Vang bóng một thời”: tập trung thể hiện tình yêu tha thiết với những vẻ đẹp xưa của đất nước; những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc tao nhã, những cách ứng xử nền nếp, gia giáo, nhiều nghi thức mà nhẹ nhàng, cảm động, những con người tài hoa, nghĩa khí, lương tâm trong sạch

=> Qua đó, nhà văn bộc lộ cảm hứng chán ghét thực tại, không tin tưởng ở + + Đề tài Đời sống truỵ lạc: bộc lộ một cái tôi hoang mang, bế tắc, tìm sự thoát li thực tại trong tiếng đàn, giọng hát, rượu và thuốc phiện. Tuy nhiên, trong tình trạng khủng hoảng về tình thần ấy, người ta vẫn thấy vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, sa đoạ là một niềm khao khát mãnh liệt về một thế giới thanh khiết, thanh cao, được nâng đỡ trên đôi cánh nghệ thuật

b-Sau Cách mạng:

Nguyễn Tuân mau chóng đến với cách mạng, kháng chiến. Từ 1945 trở đi, ông đem ngòi bút phục vụ cho cuộc chiến đấu của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước.

Cá tính và phong cách của Nguyễn Tuân được phát huy mạnh mẽ nên đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo, tài hoa đầy tính nghệ thuật, ca ngợi sự giàu đẹp của quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động sản xuất và chiến đấu trong tư thế người chủ nhân của một dân tộc ngàn năm văn hiến đang chiến đấu và xây dựng cuộc đời mới.

Thành công chính của Nguyễn Tuân sau cách mạng vẫn là trên 2 thẻ loại bút kí và tuỳ bút.

Tác phẩm tiêu biểu: Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1973), Kí Nguyễn Tuân (1965-1975)

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 19026 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “chữ người tử tù”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC GIẢ NGUYỄN TUÂN VÀ TÁC PHẨM “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” Đề 1: Nêu những nét chính trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuấn * Cần trình bày các ý sau: a- Trước Cách mạng: - Nguyễn Tuấn (1910- 1987) + là một trí thức giàu tinh thần dân tộc, gắn bó tha thiết với những giá trị văn hoá cổ truyền. + Từ 1938, Nguyễn Tuấn mới khẳng định được sở trường của mình ở thể laoij tuỳ bút và có những thành công xuất sắc với những tác phẩm tiều biểu “Một chuyến đi” (1938), “Vang bóng một thời” (1939), “Thiếu quê hương” (1940), “Chiếc lư đồng mắt cua” (1941). - Sáng tác trước Cách mạng: chủ yếu xoay quanh 3 đề tài: “Chủ nghĩa xê dịch”, “Vang bóng một thời”, “Đời sống truỵ lạc”. + “Chủ nghĩa xê dịch” vốn là một lí thuyết vay mượng của phương Tây, chủ trương lãng du, đi không mục đích, cốt chỉ để thay đổi, xê dịch về không gian để tìm cảm giác mới lạ, thoạt li trách nhiệm với gia đình, xã hội. => Việc tìm đến chủ nghĩa xê dịch thể hiện tâm trạng bế tắc, bất mãn trước thời cuộc, nhưng qua đó Nguyễn Tuấn lại có điều kiện thể hiện sự gắn bó tha thiết tấm lòng của mình với cảnh sắc và hương vị đa dạng và phong phú của đất nước. + Đề tài “Vang bóng một thời”: tập trung thể hiện tình yêu tha thiết với những vẻ đẹp xưa của đất nước; những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc tao nhã, những cách ứng xử nền nếp, gia giáo, nhiều nghi thức mà nhẹ nhàng, cảm động, những con người tài hoa, nghĩa khí, lương tâm trong sạch… => Qua đó, nhà văn bộc lộ cảm hứng chán ghét thực tại, không tin tưởng ở + + Đề tài Đời sống truỵ lạc: bộc lộ một cái tôi hoang mang, bế tắc, tìm sự thoát li thực tại trong tiếng đàn, giọng hát, rượu và thuốc phiện. Tuy nhiên, trong tình trạng khủng hoảng về tình thần ấy, người ta vẫn thấy vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, sa đoạ là một niềm khao khát mãnh liệt về một thế giới thanh khiết, thanh cao, được nâng đỡ trên đôi cánh nghệ thuật b-Sau Cách mạng: Nguyễn Tuân mau chóng đến với cách mạng, kháng chiến. Từ 1945 trở đi, ông đem ngòi bút phục vụ cho cuộc chiến đấu của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Cá tính và phong cách của Nguyễn Tuân được phát huy mạnh mẽ nên đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo, tài hoa đầy tính nghệ thuật, ca ngợi sự giàu đẹp của quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động sản xuất và chiến đấu trong tư thế người chủ nhân của một dân tộc ngàn năm văn hiến đang chiến đấu và xây dựng cuộc đời mới. Thành công chính của Nguyễn Tuân sau cách mạng vẫn là trên 2 thẻ loại bút kí và tuỳ bút. Tác phẩm tiêu biểu: Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1973), Kí Nguyễn Tuân (1965-1975)… ĐỀ 2: Trinh bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân. * Cần trình bày các ý sau: Mở bài Nguyễn Tuấn (1910- 1987) để lại trong văn học hiện đại một sự nghiệp phong phú với những trang viết độc đáo, tài hoa. Ông là một nhà nghệ sĩ, nhà văn hoá lớn và là một nhà văn có phong cách nghệ thuật riêng rất độc đáo. Thân bài - Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước hết thâu tóm được trong chữ “Ngông” + “Ngông” ?: là phản ứng tiêu cực và kiêu ngạo đối với xã hội. Người chơi ngông muốn lấy cái sang trọng, lịch lãm tài hoa hơn đời cảu mình để đặt mình lên trên thiên hạ, cao hơn thiên hạ. + Cái “ngông” của Nguyễn Tuân có màu sắc riêng: ông muốn dùng cái tài hoa, uyên bác cảu mình trong nghệ thuật văn chương, qua những trang viết tài hoa để “trêu nghẹo” cái thế giới thực tại tầm thường, phàm tục ở xung quanh. Mỗi sự vật, sự việc, con người được Nguyễn Tuân miêu tả , dù có khi chỉ là chuyện ăn uống, sinh hoạt, có khi là một anh phu xe, một nhà sư, một tên đao phủ…cũng đều được nhà văn quan sát, khai thác, miêu tat ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, dưới góc độ văn hoá nghệ thuật, đầy tính thẩm mĩ và tính nhân văn là chủ yếu. - Để phản ứng lại hiện thực đời sống văn minh cơ khí và xã hội kim tiền đã giết chết cái đẹp, Nguyễn Tuân chủ yếu đi tìm cái đẹp ở thời quá vãng. Ông chỉ cảm hứng đặc biệt trước những khung cảnh thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ và tuyệt mĩ, trước những con người tài hoa, nghệ sĩ, có nhân cách cao thượng và thiên lương trong sáng, tiêu biểu cho tinh hoa văn hoá dân tộc và giống nòi. Sau Cách mạng, cảm hứng ấy vẫn được duy trì và càng thăng hoa một cách khoẻ khoán hơn, ngòi bút của ông hướng mạnh vào sự ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, ca ngợi con người tài ba dũng cảm trên mặt trận chiến đấu và xây dựng cuộc sống mới của đất nước. - Nguyễn Tuân luôn quan niệm văn chương nghệ thuật là phải độc đáo từ đề tài, nhân vật cho đến cả ngôn ngữ và sự diễn đạt. Những trang văn của Nguyễn Tuân luôn thể hiện sự tào hoa, độc đáo, một sự kì công hiếm thấy, một trí tuệ uyên bác, vốn kiến thức sâu rộng. Kết bài Bằng sự nghiệp văn học phong phú, với phong cách nghệ thuật tài hoa độc đáo của mình, Nguyễn Tuân đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển nền văn học và ngôn ngữ dân tộc. Đề 3 Anh (chị) hãy phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”. GỢI Ý LÀM BÀI 1- Vài nét về tác giả, tác phẩm: - Nguyễn Tuân, nhà văn lớn, độc đáo, tài năng. Ông nổi tiếng từ trước Cách mạng tháng Tám với những tác phẩm tiêu biểu như: Thiếu quê hương, Chiếc lư đống mắt cua, Vang bóng một thời…. - Truyện ngắn Chữ người tử tù” lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”, in 1938, sau đó được in lại trong tập Vang bóng một thời và đổi thành Chữ người tử tù. 2- Những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Chữ người tử tù”: - Nghệ thuật tạo tình huống độc đáo: đó là cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và quản ngục ở chốn lao tù. Xét trên bình diện xã hội họ là kẻ thù. Xét trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ. Thông qua tình huống truyện tính cách các nhân vật được khắc hoạ rõ nét và chủ đề tác phẩm được tô đậm. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật được nhìn từ phương diện tài hoa nghệ sĩ, được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn: + Quản ngục và Huấn Cao được đặt trong mối tương phản, soi sáng lẫn nhau. + Cách miêu tả gián tiếp… - Nghệ thuật tạo dựng cảnh cho chữ: “Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Trong cảnh này thủ pháp nghệ thuật đối lập được sử dụng một cách triệt để, góp phần khắc hoạ đậm nét tính cách nhân vật. - Nghệ thuật tạo không khí cổ kính bằng những chi tiết chọn lọc, câu văn có nhịp điệu thong thả, đĩnh đạc, ngôn ngữ sử dụng nhiều từ Hán Việt… 3- Đánh giá chung: Khẳng định thành công của Truyện ngắn “Chữ người tử tù” và tài năng của nhà văn Nguyễn Tuân. ĐỀ 3 Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, tại sao Nguyễn Tuân gọi tấm lòng quản ngục như là “một thanh âm trong trẻo chen vào một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” MỞ BÀI “Chữ người tử rù” là truyện ngắn xuẩ sắc trong tập “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân, xuất bản 1940. Cảm hững chủ đạo của truyện ngắn- tuỳ bút này là ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa trong cuộc sống ngày xưa mà nay chỉ còn là “vang bóng”. Bên cạnh nhân vật chính Huấn Cao, nhân vật quản ngục cũng là một hình tượng khác độc đáo để lại nhiều ấn tượng đối với người đọc. THÂN BÀI “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân tập trung ca ngợi cái đẹp, cái tài, cái thiên lương. Nhân vật trung tâm là Huấn Cao, một con người nghĩa khí hiện thân của cái tài, cái đẹp, cái thiên lương. Không chỉ có nhân vật Huấn Cao mà tấm lòng trong sáng, biết giữ gìn và thưởng thức cái đẹp còn được thể hiện ở nhân vật quản ngục mà Ngyễn Tuân gọi đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. - Quản ngục là một người mến trọng kẻ tài hoa với tấm lòng “biệt nhỡn liên tài: - Viên quản ngục đại diện cho bộ máy chính quyền phong kiến mục nát mà Huấn Cao và phong trào khởi nghĩa của ông đang chống lại. Là một người ở chốn quan trường phong kiến, với thân phận quản ngục, trong con mắt của mọi người đấy là một kẻ chỉ biết đến tiền bạc, quyền thế , chuyên bức bách, hành hạ tù nhân. Nhà tù, và quan cai tù là những nơi bụi bặm, ô trọc, những kẻ đại diện cho cái xấu, cái ác mà Huấn Cai hết sức khinh ghét. + Ngay khi tiếp nhận danh sách tù nhân, biết có người tử tù tên là Huấn Cao, đây là một tội phạm khá nguy hiểm. Son ông vẫn dò xét thái độ, tình ý của cấp dưới, rồi mới sai thơ lại, ngục tốt quét dọn buồng giam riêng. + Đêm ông thao thức không ngủ, ngồi bóp thái dương, mấy lần khêu ngọn bấc đã tàn của cây đèn ở góc phòng làm việc, nét mặt tư lự, kín đáo, nghĩ cách để biệt đãi tử tù “Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại”. + Bất chấp luật lệ hà khắc của chế độ phong kiến, bất chấp việc mình làm là thông tư với kẻ chống lại triều đình có thể sẽ bị trừng phạt tày đình, trong nửa tháng ông vẫn sai thuộc hạ của mình đến buồng tối biệt đãi ông Huấn Cao như ông từng nói với Huấn Cao “Biết ngài là người có nghĩa khí tôi muốn châm trước ít nhiều”. + Khi bị Huấn Cao tỏ ra khinh bạc, không muốn ông đến ‘quấy rầy”, thì từ đó ông cũng không để chân vào buồng giam Huấn Cao nữa. Trước thái độ khinh bạc của Huấn Cao, quản ngục tỏ ra là người lễ phép, vì ông rất kính trọng, cảm phục một cách trân thành tài năng, khí phách của người anh hùng Huấn Cao như ông suy nghĩ “Y thừa hiểu những người chọc trời khuấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thừ mình, chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. - Viên quản ngục có sở thích cao nhã là thú chơi chữ: + Sở nguyện muốn có được chữ ông Huấn Cao treo ở nhà riêng của mình thì là một vật báu ở đời. + Khi sở nguyện của quản ngục được Huấn Cao đáp lại, Huấn Cao đã xúc động trước “một tấm lòng trong thiên hạ” và đã cho chữ viên quản ngục. + Khung cảnh cho chữ nơi ngục tối diễn ra thật trang trọng, giống như một nghi lễ thiêng liêng, đậm văn hoá thẩm mĩ. Quản ngục là một chủ nhân đầy quyền thế nhưng trong tư thế “khúm núm” bưng chậu mực. Trước lời khuyên của Huấn Cao thì thái độ quản ngục chấp nhận và xúc động “cảm động vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt cứ rỉ vào kẽ miệng” => Cùng với nhân vật Huấn Cao, hình ảnh viên quản ngục chính là biểu tượng độc đáo về cái đẹp, cái thiên lương. Nhân vật quản ngục cũng góp phần làm sâu sắc thêm chủ đề của tác phẩm. KẾT BÀI Tác phẩm “Chữ người tử tù”, nguyễn Tuân nói lên được lòng ngưỡng vọng và tâm sự nuối tiếc đối với những con người tài hoa, nghĩa khí, có nhân cách cao thượng, có thiên lương trong sáng giữa cái thời buổi đen tối trước Cách mạng. Lồng vào đó, tác giả cũng kín đáo bày tỏ nỗi đau xót chung cho cái đẹp chân chính đích thực đang bị huỷ hoạ. Đồng thời, tác phẩm còn thể hiện tiếng nói đầy nhân bản: dù cuộc đời có đen tối đến đâu thì cái đẹp vẫn có thể toả sáng. CHÍ PHÈO Đề 3: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI MỞ BÀI - Giới thiệu nhà văn Nam Cao: Nam cao nhà văn hiện thực trước CM T8… tác phẩm của ông thường đề cập tới số phận những con người nghèo khổ, những con người bị xã hội xô đẩy, thậm chí vào con đường lưu manh hoá - Giới thiệu tác phẩm “Chí Phèo’ và nhân vật Chí Phèo: + “Chí Phèo” là một tác phẩm xuất sắc mà nhà văn viết về hiện tượng người nông dân bị xã hội phong kiến xô đẩy vào con đường lưu manh hoá -> cái chết. +Thông qua tác phẩm và nhân vật, NC đã thể hiện cái nhìn mới mẻ và nhân đạo với người lao động cùng khổ. THÂN BÀI Chí Phèo là một hiện thân cho một số phận đầy bi kịch: Một con người bị tước hết quyền sống làm người, một con người bị đồng loại xa lánh, không được xã hội thừa nhận, một con người bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện. 1- Bi kịch bị tước đạo quyền sống: - Từ khi cất tiếng khóc chào đời, Chí đã không được hưởng quyền sống chính đáng của một con người: không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích, không tấc đất cắm dùi, ngay đến tên tuổi hắn, hắn cũng không nhớ và cũng không ai biết. + Lọt lòng mẹ: đã bị bỏ rơi, bị mua bán trao đổi; cho, rước, rồi lớn lên khoẻ mạnh nhưng làm thân trâu ngựa cho kẻ khác: “Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một cái lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem về cho một người đàn bà goá mù. Người đàn bà goá mù này lại bán cho bác phó cối không con, và khi bác phó cối chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ, 20 tuổi hắn làm canh điền cho ông lí Kiến. => Từ khi lọt lòng đến tuổi thanh niên khoẻ mạnh, Chí đâu có chút quyền làm người nào: bị coi như một thứ hàng hoá rẻ mạt, người ta rước về, rồi đem cho, đem bán. + Khi là anh canh điền khoẻ mạnh, đẹp trai nhưng do cơn ghen vu vơ của bá Kiến, Chí đã phải vào tù, 7-8 năm thì ra tù. Song chính cái nhà tù thực dân ấy đã biến Chí từ một con người lương thiện trở thành kẻ lưu manh côn đồ. Như vậy: cái xã hội thực dân PK ấy đã biến Chí từ một con người giàu lòng tự trọng mất cả về nhân hình và nhân tính. Ra tù chí đã trở thành một con quỉ dữ của làng Vũ Đại: trong những cơn say triền miên, suốt ngày đâm chém, rạch mặt, ăn vạ “Hắn về lớp này khác hẳn…Trông đặc như thằng săng đá. Cái đầu thì trọc lốc, cái răng thì cạo trắng hớn,cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt thì gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phạnh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế…”. + Về làng, Chí lập tức bị bọn thống trị lợi dụng biến thành kẻ đâm thuê chém mướn, Chí Phèo ngày càng trượt dài trên con đường lưu manh hoá, không lối thoát, tác oai tác quái cho dân làng . Chí Phèo đã trở thành một con quỉ dữ đối với dân làng “Bây giờ cái mặt hắn không trẻ cũng không già, nó không còn là mặt ngường, nó là mặt của một con vật lạ… Nó vàn dọc, vằn ngang không thứ tự, biết bao nhiêu là sẹo, vết những mảnh chai của bao nhiêu lần rạch mặt ăn vạ, la làng… bao nhiêu việc ức hiếp, phá phách, đâm chém, mưu hại người ta giao cho hắn làm…” 2- Bi kịch bị đồng loại bỏ rơi: Từ bi kịch bị tước quyền làm người Chí Phèo lại rơi vào bi kịch khác còn khủng khiếp, đau đớn hơn đó là bi kịch bị đông loại bỏ rơi => Đây là một khía cạnh thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nam Cao. Thông qua giọng kể có vẻ như khách quan, lạnh lùng, nhà văn muốn để người đọc đau xót nhận nhận ra cái xã hội lạnh lùng, vô cảm, thiếu sự cảm thông đang diễn ra phổ biến ở nông thôn VN trước CM tháng 8 1945 thì những con người như Chí Phèo khó có thể trở lại con đường lương thiện. Chí đã trở thành một con người tha hoá thì không một bàn tay nào dắt Chí quay trở về với cuộc sống lương thiện. Tất cả mọi người, dân làng Vũ Đại đã coi Chí không phải là con người, họ không hiểu được cảnh ngộ của Chí. Họ hoàn toàn dửng dưng, và chỉ lo cho sự yên ổn của riêng mình, hoặc sợ lôi thôi… - Mặc dù đã trở thành con quỉ dữ, song từ trong sâu thẳm của tiềm thức, Chí vẫn khao khát được giao tiếp với đồng loại (qua tiếng chửi): “chỉ có 3 con cho với một thằng say rượu” , Hắn thèm được người ta chửi lại, bởi như thế hắn vẫn được thừa nhận là người. Đáp lại chỉ có “lũ chó sủa nhao lên trong xóm”… => Trong cơn say triền miên, mất hết lí trí, nhưng từ trong sâu thẳm của tâm hồn, Chí đã thấm thía nhận ra nỗi đau, nỗi cô đơn khủng khiếp giữa đồng loại, giữa xã hội loài người. - Trong đoạn kết: Chí đâm chết bá Kiến và kết liễu đời mình, nhà văn với cách kể khách quan về lời bàn tán của dân chúng “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc”. Cái chết của Chí được dân làng đánh giá giống như tên địa chủ cường hào ác bá => thiếu sự chia sẻ, cảm thông, nó chỉ như chuyện thanh toán lẫn nhau , chứ không phải cái chết uất ức, thương tâm => Đó chính là cái xã hội lạnh lùng, vô cảm, thiếu tình người trước cách mạng tháng Tám 1945 khiến những con người như Chí Phèo khó có thể được dìu dắt, được cảm thống, chia sẻ để trở về cuộc sống con người. 3- Bi kịch bị cự tuyệt quyền trở lại làm một con người lương thiện: * Sự thức tỉnh lương tri: Dưới ngòi bút sắc sảo của chủ nghĩa hiện thực, quá trình thức tỉnh lương tâm, nhân tính của một con người đã từng bị lầm lạc, tha hoá diễn ra không đơn giản mà trong hoàn cảnh đặc biệt: - trong một lần say rượu, Chí Phèo đã gặp Thị Nở. Cuộc gặp gỡ đó không chỉ làm Chí thay đổi cả về tâm sinh lí, mà còn thức tỉnh lương tri trong con người Chí. Với tình thương yêu mộc mạc, chân thành của thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện trong đáy sâu con người của Chí. = > CM: Đoạn văn viết về Chí Phèo thức tỉnh lương tri sau khi gặp gỡ với thị Nở là một đoạn văn đầy chất thơ, với tài miêu tả tâm lí bậc thầy của Nam Cao: + Sáng hôm ấy, Chí Phèo thức dậy “Miệng đắng ngắt, lòng bâng khuâng, mơ hồ buồn”, “Sợ rượu như người ốm sợ cơm” => Sau bao nhiêu năm Chí là quỉ dữ thì nay cảm giác của con người được đánh thức, được hồi phục. + Nghe thấy tiếng chim hót, tiêng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng người đi chợ… Những âm thanh này ngày nào chẳng có, nhưng tại sao hôm nay Chí mới nghe thấy => Bởi vì cuộc đời thú vật, quỉ dữ làm sao mà cảm nhận được, chỉ có hôm nay lương tri thức dậy những âm thanh của tiếng gọi sự sống ấy mới lay động tận ngõ ngách tâm hồn sâu kín của Chí. + Chí nhớ đến một cái gì rất xa xôi “Hình như có một thời hắn đã từng ao ước một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, vợ dệt vải…”=> Những ước mơ bình dị rất người trong quá khức xa xôi đã giúp Chí Phèo tỉnh hẳn. + Khi tỉnh hẳn, trở về với con người, Chí Phèo đã có cảm giác cô độc, trông vắng, sợ tuổi già, ốm đau và bệnh tật: “Hắn thấy già mà vẫn còn cô độc”…(…)hắn đã đến cái dốc bên kia của cuộc đời”… - Đang trong trạng thái trống trải và cô độc như thế thì Thị Nở đã bưng bát cháo hành dưới bếp lên: + Chí Phèo ngạc nhiên và xúc động “Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mình mắt ươn ướt” = > Lí do Chí ngạc nhiên và xúc động như tác giả Nam Cao đã lí giải và phân tích tâm lí của Chí: Vì trong đời hắn chưa bao giờ được ai cho… đây là lần đầu tiên được một người đàn bà cho… Mùi cháo hành hắn thấy lòng bang khuâng và “một cái gì giống như là ăn năn”: quá khứ lại hiện về, nghĩ đến con quỉ cái bà Ba chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Trở lại với hiện tại: Chí muốn làm nũng với thị Nở như với mẹ, trở thành một con người hiền lành thực sự khiến nhà văn phải thốt lên “Ôi sao mà hắn hiền, ai bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt và đâm chém người” Bát cháo hành của thị Nở, bát cháo của tình người đã đưa Chí trở về với con người lương thiện, Chí thức tỉnh hẳn sau một chặng đường trượt dài trên con đường tha hoá: Nghĩ đến rượu là hắn sợ, và “Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với tất cả mọi người, thị Nở sẽ mở đường cho hắn…”. => Chí hi vọng thị Nở sẽ là người cứu cánh mở đường đưa Chí trở về với cuộc sống của một con người lương thiện. - Nhưng con đường lương thiện của Chí Phèo vừa mới hé mở đã lập tức bị phũ phàng dập tắt. Lời bà cô thị Nở ngăn cản: tưởng lấy ai chứ lại đi lấy cái thằng Chí Phèo….Thực ra, lời của bà cô thị Nở cũng như bao nhiêu người của làng Vũ Đại mà thôi vốn đã coi Chí là con quỉ dữ, thì hôm nay lương tri Chí thức dậy, họ không nhận ra. - Đau đớn và tuyệt vọng: Chí ngẩn người ra nhận ra sự thật cay đắng, phũ phàng. Uất ức “Ôm mặt khóc rưng rức” => Thấm thía nỗi đau của một con người đã mất hết quyền làm người và khao khát được trở lại một con người thì mọi ngả đường đã đóng kín. Chí quyết định phải đến nhà cô cháu thị Nở để trả thù, nhưng trước hết phải uống rượu say đã. Chí uống càng say lại càng tỉnh, không đến nhà bà cô Thị Nở mà đến nhà bá Kiến, Chí kết tội Bá Kiến “Ai cho tao lương thiện…” vung dao…..tự sát. = > Chí Phèo tự thúc cuộc đời ngay khi anh đã trở về với con người lương thiện. Khi trở về với con người lương thiện để Chí đau đớn nhận ra rằng cái xã hội ghẻ lạnh ấy đã không chấp nhận Chí. Chí đã kết liễu cuộc đời mình trong nỗi đau đớn quằn quại và niềm khao khát mãnh liệt là muốn làm người lương thiện. KẾT BÀI - Nhân vật Chí Phèo là một số phận điển hình tiêu biểu của nông dân bị xô đẩy vào con đường lưu manh hoá của xã hội VN trước CM t8 1945. - Với tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã có những thành công và đóng góp đáng kể vào dòng văn học hiện thực VN trước cách mạng ĐỀ 4: Trình bày ngắn gọn sự nghiệp văn học của nhà văn Nam Cao. Định hướng làm bài * Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1917- 1951), là đại diện xuất sắc của phong trào hiện thực phê phán và là nhà văn tiêu biểu nhất của văn học cách mạng thời kì đầu kháng chiến chống Phap. Ông sáng tác từ năm 1936, nhưng được thực sự khẳng định với tác phẩm “Chí Phèo” (1941) * Các sáng tác trước và sau Cách mạng: - Trước Cách mạng: Nam Cao sáng tác khoảng 60 tác phẩm, chủ yếu truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết với hai mảng đề tài và hai hình tượng nhân vật chính là cuộc sống đầy bi kịch , bế tắc của người nông dân và người trí thức tiểu tư sản. Các tác phẩm văn học của Nam Cao trước Cách mạng có giá trị tư tưởng nghệ thuật to lớn, nhất là giá trị hiện thực và nhân đạo. + Đề tài Người trí thức nghèo: Nam Cao đã thể hiện sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của những con người luôn ôm ấp hoài bão cao đẹp về một sự nghiệp có ích cho xã hội, khao khát được phát triển nhân cách, được khẳng định trước cuộc đời và muốn được xã hội thừa nhận nhưng lại bị cuộc đời vùi dập một cách tàn nhẫn, phũ phàng bởi cái nợ cơm áo ghì sát đất. Thông qua đó, Nam Cao đã lên án mạnh mẽ xã hội đên tối đã bóp nghẹt quyền sống con người, huỷ hoại những ước mơ và nhân cách tốt đẹp; đồng thời thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước khát vọng lớn lao và những trăn trở, day dứt đau đớn về những bế tắc tinh thần của họ Những tác phẩm tiêu biểu: Đời thừa, Giăng sáng, Cười, Mua nhà, Nước mắt, Quên điều độ… Tiểu thuyết Sống mòn. + Ở đề tài Người nông dân: Nam Cao không chỉ quan tâm tới những con người thấp cổ bé họng dưới đáy của xã hội thường xuyên bị đè nén, áp bức đến cùng cực, mà còn chú ý đến quá trình bần cùng hoá đến mức bị lăng nhục và tha hoá nhân cách của những con người hiền lành, lương thiện. = >Qua đó: + Tác giả lên án xã hội đen tối đã huỷ hoại con người cả về thể xác, tinh thần và nhân cách của họ. + Phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của những người nông dân nghèo khổ, dù cả khi họ đã trong tình trạng sa ngã nghiêm trọng. Tác phẩm tiêu biểu: Lão Hạc, Chí Phèo, Một đám cưới, Một bữa no, Mua danh, Tư Cách mõ, Dì Hảo, lang Dận, Trẻ con không được ăn thịt chó… - Sau Cách mạng tháng Tám: Nam Cao hăng hái tham gia mọi công tác, trong đó có công việc sáng tác để phục vụ kháng chiển. Những tác phẩm chính: truyện ngắn Đôi mắt, Nhật kí ở rừng, kí sự Chuyện biên giới … => Thể hiện nhiệt tình cách mạng và nhãn quan nghệ thuật sâu sắc, nhạy bén của một nhà văn chiến sĩ. Đặc biệt Đôi mắt được coi là tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thế hệ văn nghệ sĩ đi theo cách mạng, hết lòng phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc - Nam Cao là nhà văn có nghệ thuật viết truyện ngắn khá đặc sắc: + Biệt tài về phân tích và miêu tả tâm lí nhân vật, có thể thâm nhập vào mọi ngõ ngách tâm hồn con người để phát hiện, miêu tả quá trình tâm lí phức tạp, tế nhị. Mạch tự sự trong tác phẩm thường triển khai theo dòng cảm nghĩ và tâm lí nhân vật nên dễ đảo lộn không gian, thời gian, tạo nên lối kết cấu linh hoạt, sinh động mà hết sức chặt chẽ. + Về tư tưởng thể hiện tính triết lí sâu sắc mà vẫn cảm động, bởi nó xuất phát từ những suy tư dằn vặt của chính nhà văn khi nhập thân vào nhân vật. Những tư tưởng, triết lí mà Nam Cao phát biểu đều rút ra từ những trăn trở suy nghĩ sâu xa, từ sự chiêm nghiệm hiện thực… nên rất sinh động, có hồn, đầy ắp hơi thở cuộc sống. Về ngôn từ: giọng điệu rất hiện đại và mới mẻ. Hai giọng chính trong văn của ông là giọng lạnh lùng khinh bạc và giọng sôi nổi tha thiết luôn đan xen, chuyển hoá cho nhau tạo nên những trang viết có tính chất hiện đại, thú vị và lôi cuốn. ĐÊ5 Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI Trình bày ngắn gọn về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao tập trung ở hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. - Nam Cao rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật, là nhà văn suốt cuộc đời cầm bút luôn trăn trở “sống và viết” - Có thể nói chủ nghĩa hiện thực của văn học Việt Nam ra đời từ đầu TK XX nhưng phải đến Nam Cao mới thực sự tự giác về các nguyên tắc của nó. * Trước Cách mạng: Hệ thống quan điểm nghệ thuật được phát biểu trong các tác phẩm nghệ thuật: Trăng sáng, Đời thừa, Tư cách mõ, Nước mắt. +Trong đó Trăng sáng phên phán thứ văn chương “lãng mạn”, khẳng định văn chương hiện thực. + Đời thừa coi văn chương phải thấm đẫm tinh thần nhân đạo và sáng tạo. + Tư cách mõ: Nêu tác động của ngoại cảnh trong việc hình thành tính cách con người. + Nước mắt nêu quan điểm phản ánh bằng tình thương và tấm lòng nhân đạo của chủ nghĩa hiện thực. * Sau Cách mạng: -Đôi mắt nêu tuyên ngôn nghệ thuật mới: nhà văn phải nhìn đúng về con người và cuộc đời, và con đường đúng đắn của nghệ sĩ là đứng về phía nhân dân, hết lòng tham gia kháng chiến phục vụ sự nghiệp cách mạng. => Nam Cao thực sự là người nghệ sĩ ch

File đính kèm:

  • docde van 11 van xuoi.doc