Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi: Các nhận định (học thuộc)

- Nhà văn Nga M.Gorky có nói: " nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng - chủ quan - của mình, tìm thất trong những ấn tượng đó cái có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng."

 

L.Tonxtoi “ Trong một nhân tài thì một phần mười là thiên bẩm và chín phần mười là nước mắt và mồ hôi”.

 

- Tác phảm văn học lớn hấp dẫn người đọc bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, nhưng việc ai cũng biết cả rồi". (nhà văn nói về tác phẩm của nhà xuất bản giáo dục 1998 ):

Nếu những cái vốn dĩ đã được chúng ta biết đến nay lại "bị" nhắc lại trong tác phẩm văn học tưởng như sẽ gây nhàm chán vậy thì điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm văn học? Cái tài của nhà văn là ở chỗ đó, ko phải anh ta sẽ đem những thứ đã được biết để "mông má, đánh bóng" nó lên hoặc cường điệu nó thêm, mà anh ta sẽ dúng đôi mắt tinh nhạy, tâm hồn tinh tế, lăng kính đa chiều của mình (1 của cải thiên phú của các nhà văn có tài) đề soi chiếu những vấn đề quen thuộc ấy ở 1 bình diện khác, đa chiều đa dạng, phát hiện tìm tòi ra những ngóc ngách lẩn khuất, bị người đời "bỏ quên" hoặc không để ý. Chính những góc khuất đó mới tạo nên nguyên nhân sâu xa phát sinh ra vấn đề, cái tạo nên sự khác biệt, là ranh giới giữa bàn chất và hiên tượng. Chính sự mới mẻ trong những điều quen thuộc đó làm cho người đọc cảm thấy thú vị và khám phá ra thêm những điều mình chưa biết về 1 việc tưởng như đã biết.

Ví dụ: chúng ta biết hiện tượng lưu manh hoá của 1 tầng lớp nông dân những năm 45, tạo ra những con quỷ như Chí Phèo, tác phẩm Chí Phèo nếu chỉ phản ánh lại về hiện tượng đó thì làm sao có thể trở thành bất hủ, cái mới lạ làm nên giá trị cuả tác phẩm này chính là ở chỗ: bất chấp những điều người ta đã cho là đã được biết trở thành phổ biến trong suy suy nghĩ của hầu hết mọi người (gọi là định kiến xã hội), Nam Cao vẫn tìm được lối đi riêng cho ông, ông đã phát hiện ra cái bản chất người sâu xa vẫn khắc khoải dưới lớp vỏ Quỷ dữ của Chí Phèo. Điều đó thực sự cho chúng ta thêm tin yêu với những con người bị đẩy xuống đáy xã hội và đồng cảm với họ.

- Nhà văn Nguyễn Minh Châu: "Trong đời sống văn học,những nhà văn có tài năng,người thì đóng góp vào 1 cách viết,người thì đóng góp vào cách sử dụng ngôn ngữ, có người lại chỉ cho ta thấy những thứ rất nhỏ bé,đặc sắc mà giàu giá trị.Nhưng trên tất cả,anh ta phải cho người đọc thấy được tiếng nói riêng cùa anh ta trong 1 vấn đề mà nhiều người đang quan tâm đến."

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 75534 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi: Các nhận định (học thuộc), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC NHẬN ĐỊNH (Học thuộc) - Nhà văn Nga M.Gorky có nói: " nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng - chủ quan - của mình, tìm thất trong những ấn tượng đó cái có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng." L.Tonxtoi “ Trong một nhân tài thì một phần  mười là thiên bẩm và chín phần mười là nước mắt và mồ hôi”. - Tác phảm văn học lớn hấp dẫn người đọc bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, nhưng việc ai cũng biết cả rồi". (nhà văn nói về tác phẩm của nhà xuất bản giáo dục 1998 ): Nếu những cái vốn dĩ đã được chúng ta biết đến nay lại "bị" nhắc lại trong tác phẩm văn học tưởng như sẽ gây nhàm chán vậy thì điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm văn học? Cái tài của nhà văn là ở chỗ đó, ko phải anh ta sẽ đem những thứ đã được biết để "mông má, đánh bóng" nó lên hoặc cường điệu nó thêm, mà anh ta sẽ dúng đôi mắt tinh nhạy, tâm hồn tinh tế, lăng kính đa chiều của mình (1 của cải thiên phú của các nhà văn có tài) đề soi chiếu những vấn đề quen thuộc ấy ở 1 bình diện khác, đa chiều đa dạng, phát hiện tìm tòi ra những ngóc ngách lẩn khuất, bị người đời "bỏ quên" hoặc không để ý. Chính những góc khuất đó mới tạo nên nguyên nhân sâu xa phát sinh ra vấn đề, cái tạo nên sự khác biệt, là ranh giới giữa bàn chất và hiên tượng. Chính sự mới mẻ trong những điều quen thuộc đó làm cho người đọc cảm thấy thú vị và khám phá ra thêm những điều mình chưa biết về 1 việc tưởng như đã biết. Ví dụ: chúng ta biết hiện tượng lưu manh hoá của 1 tầng lớp nông dân những năm 45, tạo ra những con quỷ như Chí Phèo, tác phẩm Chí Phèo nếu chỉ phản ánh lại về hiện tượng đó thì làm sao có thể trở thành bất hủ, cái mới lạ làm nên giá trị cuả tác phẩm này chính là ở chỗ: bất chấp những điều người ta đã cho là đã được biết trở thành phổ biến trong suy suy nghĩ của hầu hết mọi người (gọi là định kiến xã hội), Nam Cao vẫn tìm được lối đi riêng cho ông, ông đã phát hiện ra cái bản chất người sâu xa vẫn khắc khoải dưới lớp vỏ Quỷ dữ của Chí Phèo. Điều đó thực sự cho chúng ta thêm tin yêu với những con người bị đẩy xuống đáy xã hội và đồng cảm với họ. - Nhà văn Nguyễn Minh Châu: "Trong đời sống văn học,những nhà văn có tài năng,người thì đóng góp vào 1 cách viết,người thì đóng góp vào cách sử dụng ngôn ngữ, có người lại chỉ cho ta thấy những thứ rất nhỏ bé,đặc sắc mà giàu giá trị.Nhưng trên tất cả,anh ta phải cho người đọc thấy được tiếng nói riêng cùa anh ta trong 1 vấn đề mà nhiều người đang quan tâm đến."                                           - “Là sản phẩm của sự khái quát hoá từ đời sống, hình tượng nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” (Lí luận văn học, trang 27, NXB Giáo dục, 1977) -“Hình tượng là kết tinh của những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời, từng làm nhà văn day dứt, trăn trở và thôi thúc họ phải nói to lên để chia sẻ với người khác” (Sách Văn học 10, tập 2, trang 111, NXB Giáo dục 2003). - . Trong bài "Ngoại cảnh văn chương", Hoài Thanh viết: "Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng". (Bình luận văn chương - Hoài Thanh, NXB Giáo dục, 1998, trang 54) - Cái đáng quí nhất ở ngòi bút Nam Cao là niềm tin sâu sắc ở bản chất tốt đẹp của người lao động. - : “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Nam Cao-Trăng sáng, 1943). - Về văn học nghệ thuật, sách Văn học 10 có viết: “Mục đích quan trọng bậc nhất của văn học nghệ thuật là phản ánh nhận thức, khám phá hiện thực đời sống con người theo qui luật của cái đẹp, nhằm thoả mãn cho con người những tình cảm thẩm mĩ vô cùng phong phú, đa dạng”. - Về cái đẹp trong văn học nghệ thuật, Từ điển thuật ngữ văn học viết như sau: “Nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù của việc sáng tạo và thể hiện cái đẹp, nhưng các tác phẩm nghệ thuật chỉ đẹp, tức là có giá trị nghệ thuật khi nó thể hiện chân thực đời sống trong mọi biểu hiện thẩm mĩ của nó thông qua lăng kính của lí tưởng nhân đạo, thể hiện được sự phong phú về tinh thần của cá nhân con người, và dưới một hình thức hoàn thiện.” - Nhà văn Tsê-khốp có viết: “Nhà văn chân chính trước hết phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”. - Trong bài "Ngoại cảnh văn chương", Hoài Thanh viết: "Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng". (Bình luận văn chương - Hoài Thanh, NXB Giáo dục, 1998, trang 54) - Theo Lê-ô-nốp: "Mỗi tác phẩm phải là một phát hiện về hình thức và khám phá về nội dung". - Quan niệm của J.Paul. Sartre: “Tác phẩm văn học như con quay kì lạ, chỉ có thể xuất hiện trong vận động. Muốn làm cho nó xuất hiện, cần phải có một hoạt động cụ thể là sự đọc. Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục. Ngoài sự đọc ra, nó chỉ còn là những vệt đen trên giấy trắng” - Bàn về truyên ngắn có ý kiến ch rằng: “ Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật , nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh”. - “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường; để bênh vực cho những người không còn ai bênh vực” (Nguyễn Minh Châu) - “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của minhg về cuộc đời”. - “Điều đặc sắc là khi miêu tả người nông dân lưu manh hoá, Nam Cao không hề bôi nhọ nông dân, mà trái lại đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định nhân phẩm của họ bị xã hội cướp mất cả nhân hình lẫn nhân tính” - Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết: “điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là sức gợi ấy” - Hà Minh Đức nhận xét: “Thơ luôn giữ được phẩm chất đẹp và sức sống thanh xuân của mình nhờ ở sự sáng tạo”. - Tác giả Nguyễn Tuân viết về thơ như sau:  “...Thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la, từ một cái điểm nhất định mà nó mở được ra một cái diện không gian thời gian trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp” - Từ một điểm nhất định, thơ “mở được ra một cái diện không gian thời gian trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp.” - Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nói: "Thích một bài thơ thực chất là thích một con người đồng điệu". - Nhận xét về ngôn ngữ thơ trữ tình, sách Văn học 11 có viết: ...Thơ trữ tình “có một kiểu ngôn ngữ đặc biệt khác hẳn ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ văn xuôi nói chung. Nó được tổ chức một cách khác thường để biểu hiện được các sắc thái tinh vi của tư tưởng, tình cảm”. - Giáo sư NGUYỄN ĐĂNG MẠNH từng nhận xét:"Thơ không cần nhiều từ ngữ. Nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống.Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi 1 chút linh hồn cùa cảnh vật thông qua linh hồn thi sỹ" - Cổ nhân “thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”. M.Gorki nói: văn học “ giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý.” - "Thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ là một cẳng chân trái. Tú Xương lấy cái chân phải trữ tình mà khiến cái chân trái tả thực".                                                                                ( Thời và thơ Tú Xương - Nguyễn Tuân ) Nhận xét về Nam Cao NAM CAO là nhà văn hiện thực lớn ,cũng đã có biết bao nhà phê bình và cũng đã tốn biết bao bút giấy để viết về ông.Nhân đây giới thiệu với mọi người một vài nhận định về con người này và văn chương của ông. -“Nam Cao lạnh lung quá ,kéo mép lên mới nở được một nụ cười khó nhọc(…)thật ra mặt  anh ta lạnh nhưng lòng anh ta sôi nổi”(Nhận xét của nhà văn Tô Hoài) -"Con người Nam Cao mảnh khảnh,thư sinh,ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè,mỗi lúc lại đỏ mặt mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt"(Nguyễn Đình Thi) -Nam Cao "biến mình thành kẹp chả dưới tay mình ,tự đem mình ra quat dưới than hồng "(Nguyễn Minh Châu) -"Nam Cao thường lấy bản thân mình ra để mà kiểm nghiệm"(Nguyễn Minh Châu) -"Năm năm cho một sự nghiệp không lẫn với ai,năm năm trung thành với hướng đi không nghiêng ngả... năm năm cày xới để tự biếm họa , tự khẳng định, để có Nam Cao như hiện nay ta có"(GS Phong Lê) -“Dù viết về đề tài nào ,truyện của Nam Cao cũng thể hiện một tư tưởng chung:nổi băn khoăn đến đau đớn trước thực trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới”(?) -“Viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo,Nam Cao đã mạnh dạn phân tích và mổ xẻ tất cả,không né tránh như Thạch Lam; không cực đoan,phiến diện như Vũ Trọng Phụng ,cũng không thi cị hóa như Nhất Linh,Khái Hưng ,ngòi bú của Nam Cao luôn luôn tỉnh táo đúng mực”( Hà Minh Đức) -“Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối đi riêng,nghĩa là không đếm xỉa gì đến sở thích của độc giả.Nhưng tài  năng của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới sâu xa,chua chát và tàn nhẫn ,thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài năng của mình,thiên chức của mình”(Hà Minh Đức) -“Trong các trang truyện của Nam Cao ,trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra ,trước hết là tâm lí ,nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người”(Nguyễn Minh Châu) -“Trong văn xuôi trước cách mạng,chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo,gân guốc soi mói như của Nam Cao”( Nhà văn Lê Định Kỵ) Về Vũ Trọng Phụng và”Số đỏ”: -Lưu Trọng Lư nhận xét về con người Vũ Trọng Phụng :”Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời VTP càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết quá một con muỗi .Nhưng thật kì diệu, văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.” -Đọc “Số đỏ” nhiều nhà nghiên cứu nhận xét:” Đây là cái bi của người chết ,cái hài của xã hội ,cái vô phúc của gia đình giàu sang lắm tiền nhiều của nhưng thiếu tình người” * Bút chiến với nhóm Tự lực văn đoàn: Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời. (Vũ Trọng Phụng) *Nhận định về”chất thép”trong thơ Hồ Chí Minh: Khi Bác nói trong thơ có thép ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép trong thơ.Có lẽ phải hiểu 1 cách rất linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép. * Ý kiến về văn chương: Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. (Nguyễn văn Siêu) * Vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ: -Thơ phát khởi trong lòng người ta.(Lê Quý Đôn) -Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.(Ngô Thì Nhậm) *Quan điểm nghệ thuật văn chương: -Văn hoá nghệ thuật là 1 mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.(Hồ Chí Minh) -Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo 1 vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có. (Nam Cao-Đời thừa) Quan điểm về nghệ thuật văn chương  Nguyễn Tuân: Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật Raxun Gamzatốp: Giống như ngọn lửa bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguòn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người. _ Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay từ những giọt nước mắt đắng cay (trích trong "Đaghetxta của tôi") Lecmôntốp: Có những đêm không ngủ, mắt rực sáng và thổn thức, lòng ngập tràn nhớ nhung... khi đó tôi viết Nêkratxôp: Nếu những nỗi đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay sục sôi dâng lên trong lòng thì tôi viết Tố Hữu: Mỗi khi có cái gì chất chứa trong lòng, không nói ra không chịu được thì lại thấy cần làm thơ Bielinxki: Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng Viên Mai: Tài gia tình chi phát, tài thịnh tình tắc thêm (Nghĩa là "Tài là ở tình phát ra, tài cao ắt tình sâu") Enxa Triôlê: Nhà văn là người cho máu Ngô Thì Nhậm: Phải xúc động hồn thơ thì ngọn bút mới có thần Nguyên Hồng: Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi, những ước mong nhức nhối của tôi Sóng Hồng: Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp Anđecxen: Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra Secnưsepki: Cái đẹp là cuộc sống Gorki: Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả Phạm Văn Đồng: Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội _ Vì thơ là nhuỵ của cuộc sống nên nhà thơ đi hút cho được cái nhuỵ ấy và phấn đấu sao cho cuộc đời của mình cũng có nhuỵ Xuân Diệu: Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể. Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh để nói cái to tát của xã hội, cái tốt đẹp của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo, anh phải có cá tính, anh phải trau dồi cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời anh phải đấu tranh để cái việc sự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa. Đặng Thai Mai: Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống- trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống của thời đại, đã sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nôi lo âu, bực bội tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, sức sống của những tác phẩm vĩ đại.

File đính kèm:

  • docTu lieu BD HSG.doc
Giáo án liên quan