Tài liệu khảo môn Văn - Đề 22

Câu 2 (3 điểm)

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ " Tràng Giang của Huy Cận:

" Lơ thơ.

Đâu tiếng

Nắng xuống .

.cô liêu"

Câu 3 (5 điểm)

Phân tích ve đẹp của hình tượn nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn MTCR-của NMC?

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu khảo môn Văn - Đề 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 22 Câu 2 (3 điểm) Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ " Tràng Giang của Huy Cận: " Lơ thơ....................... Đâu tiếng Nắng xuống .................... ........cô liêu" Câu 3 (5 điểm) Phân tích ve đẹp của hình tượn nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn MTCR-của NMC? Hướng dẫn Câu 2 (3 điểm) Bình giảng đoạn thơ. Các ý chính cần có: 1. Giới thiệu khái quát: - Huy Cận (1919) có vị trí đặc biệt trong phong trào Thơ Mới (1932-1945) và trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Lửa thiêng (1940), tập thơ đầu tay của ông. Trớc cách mạng, Huy Cận hay viết về thiên nhiên vũ trụ với nỗi buồn của con ngời gắn bó với đất nớc quê hơng nhng cô đơn, bất lực. Vì thế nhà thơ thờng tìm cảm hứng từ những cảnh mênh mông, bát ngát, hoang vắng lúc chiều tà và đem đối lập nó với những sự vật gợi lên hình ảnh những thân phận nhỏ nhoi, tội nghiệp, bơ vơ trong tàn tạ, chia lìa. - Bài thơ Tràng giang in trong Lửa thiêng là bài thơ hay nhất của Huy Cận, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận trớc cách mạng. - Đoạn trích ở đây là đoạn thứ 2 của Tràng giang: vẫn diễn tả cái cô đơn vô tận không cùng của trời đất để làm nổi bật cái cô đơn bé nhỏ của con ngời. 2. Bình giảng: a) Hai dòng thơ đầu: gợi cảnh sông nớc buồn vắng, hiu quạnh - Một cồn nhỏ giữa dòng sông mênh mông với lơ thơ cây mọc. Ngọn gió đìu hiu và cái xao xác của phiên chợ chiều đã vãn từ một làng xa nào đó vẳng đến, thoảng trong không gian mơ hồ nh có nh không… Toàn những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ gợi buồn nhằm làm nổi bật cái quạnh quẽ, thê lơng. - Những từ láy âm lơ thơ, đìu hiu đợc sử dụng một cách hiệu quả tạo nên nỗi buồn nặng trĩu lòng ngời và âm hởng cổ điển cho bài thơ (nó gợi nhớ câu thơ của Truyện Kiều và Chinh phụ ngâm) b) Hai dòng thơ sau: tả không gian mênh mông vô tận - Bầu trời nh đợc đẩy lên, mở ra một không gian cao rộng đến vô cùng nhờ việc sử dụng hai động từ ngợc hớng: nắng xuống - trời lên. - Sáng tạo đặc sắc của nhà thơ trong việc dùng từ chót vót (để chỉ chiều sâu) tạo ra không gian ba chiều thật mênh mông, rợn ngợp: dòng sông dài ra, bầu trời rộng thêm… làm cho cái bến nhỏ trên dòng sông vắng càng trở nên cô liêu hơn. - Nghệ thuật đối lập rất hiệu quả làm nổi bật đợc nỗi cô đơn bé nhỏ của con ngời trớc vũ trụ trời đất. 3. Đánh giá chung: - Giữa không gian mang tầm vóc vũ trụ cô liêu, tịch mịch, ngời ta không khỏi chạnh lòng nghĩ về thân phận con ngời, về cái cô đơn giá lạnh của kiếp ngời. Đó là điều Huy Cận muốn nói với chúng ta. - Đoạn thơ mang những đặc điểm rất tiêu biểu cho Tràng giang và thơ Huy Cận: một hồn thơ ảo não, cảm xúc thiên nhiên vũ trụ tinh tế và tấm lòng gắn bó thiết tha với đất nớc quê hơng. Câu 3 (5 điểm) Phân tích nhân vật Nguyệt. Các ý chính cần có: 1. Giới thiệu khái quát: - Nguyễn Minh Châu (1930-1989), nhà văn quân đội khởi đầu sự nghiệp từ năm 1954. Ông là cây bút tiểu thuyết và truyện ngắn thiên về đề tài chiến tranh. - Mảnh trăng cuối rừng đợc viết vào thời kì đầu cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, in trong tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970). Tác phẩm tiêu biểu cho bút pháp nhà văn và âm hởng chung của nền văn học thời kì này: ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vẻ đẹp của con ngời Việt Nam trong chiến tranh. - Nguyệt, nhân vật chính của Mảnh trăng cuối rừng có một vẻ đẹp toàn vẹn, lý tởng, đó chính là "hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con ngời" mà nhà văn đi tìm. 2. Phân tích vẻ đẹp nhân vật Nguyệt: a) Vẻ đẹp hình thức: Nguyệt là cô gái đẹp, hiện thân của sự tinh khiết, trẻ trung và tơi sáng. Qua cái nhìn của Lãm, dới những ánh sáng khác nhau, vẻ đẹp ấy dần dần hiện lên: vẻ đẹp trẻ trung qua giọng nói, vẻ đẹp giản dị, mát mẻ nh sơng núi qua ánh đèn xe, vẻ đẹp rạng rỡ choáng ngợp dới ánh trăng. b) Vẻ đẹp của lòng dũng cảm, đức hi sinh: - Trong chiến đấu Nguyệt vừa dũng cảm vừa dạn dày kinh nghiệm. Khi xe Lãm bị máy bay Mỹ đuổi đánh, Nguyệt hết lòng giúp đỡ: dẫn đờng cho xe chạy, làm cọc tiêu cho xe đi theo, dập lửa cứu xe cháy, nhờng chỗ ẩn nấp an toàn cho ngời lái xe, bị thơng vẫn mỉm cời thanh thản… - Nguyệt cũng là cô gái đầy nữ tính, luôn biết quan tâm, biết sống vì ngời khác: lo cho sự an toàn của ngời lái xe, không bỏ anh ta một mình trong lúc ác liệt, áy náy vì đoạn đờng mình làm vẫn còn khó nhọc gian lao cho những ngời lái xe. c) Vẻ đẹp của tình yêu trong sáng và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống: - Tình yêu của Nguyệt dành cho Lãm là tình yêu mãnh liệt, trong sáng, thủy chung và khác thờng: Nguyệt tự nguyện đính ớc với ngời lính lái xe cha một lần gặp mặt, cha có kỉ niệm về nhau. Từ chối tất cả những ngời khác đến với cô để giữ trọn tình yêu ấy. - Nguyệt còn có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, cuộc sống và những điều tốt đẹp: tin vào lời chị Tính, tin vào phẩm chất tốt đẹp của Lãm, tin vào sức sống bất diệt của tình yêu… d) Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn: Trong quá trình phân tích nhân vật Nguyệt phải chú ý các điểm sau: - Nhà văn cho Nguyệt xuất hiện dần dần gây tâm lí tìm kiếm, chờ đợi ở ngời đọc, tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn cho tác phẩm. - Bút pháp lãng mạn hóa, lí tởng hóa nhân vật và kết hợp miêu tả với cảm nhận, bình luận… tăng thêm chất lãng mạn, thi vị cho nhân vật, cho tác phẩm. 3. Đánh giá chung: Làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt, cô gái mảnh mai xinh đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, Nguyễn Minh Châu đã chứng tỏ đợc vẻ đẹp của con ngời Việt Nam trong chiến đấu, đã thành công trên con đờng đi tìm kiếm "hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con ngời", đã thể hiện lòng yêu mến, cảm phục, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đã đem đến cho Mảnh trăng cuối rừng màu sắc sử thi và cảm hứng lãng mạn rõ nét.

File đính kèm:

  • docDe 22.doc