Tài liệu tham khảo môn Văn - Đề 20

Câu 1. (4 điểm).

Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong Tây Tiến của Quang Dũng

Câu 2. (6 điểm)

Phân tích nhân vật Hộ Trong truyện Ngắn " Đời thừa" để làm sáng tỏ giá trị hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Nam Cao.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu tham khảo môn Văn - Đề 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 20 Câu 1. (4 điểm). Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong Tây Tiến của Quang Dũng Câu 2. (6 điểm) Phân tích nhân vật Hộ Trong truyện Ngắn " Đời thừa" để làm sáng tỏ giá trị hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Nam Cao. Hướng dẫn Câu 2. (6 điểm) Phân tích nhân vật Hộ. A. Yêu cầu: 1. Phân tích, chỉ ra đợc những đặc điểm của nhân vật Hộ, đặc biệt tấn bi kịch tinh thần của nhân vật này. Qua đó thấy đợc giá trị hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Nam Cao. 2. Thấy đợc tài năng diễn tả tâm lí, tấm lòng với con ngời và quan điểm nghệ thuật tiến bộ của Nam Cao. B. Nội dung chính cần có: 1. Giới thiệu khái quát - Nam Cao (1915 - 1951) là nhà văn hiện thực xuất sắc, có vị trí hàng đầu trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Trớc cách mạng, ngòi bút Nam Cao tập trung ở hai đề tài: ngời nông dân và ngời trí thức tiểu t sản. - Đời thừa (1943) là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao trớc cách mạng. Hộ, nhân vật chính của tác phẩm tiêu biểu cho số phận của ngời trí thức trong xã hội cũ: dù trong hoàn cảnh cực khổ vẫn cố vơn lên một lẽ sống nhân đạo. 2. Phân tích nhân vật Hộ: a) Hộ - nhà văn chân chính với quan niệm khắt khe về nghề nghiệp - Có hoài bão chân chính, say mê nghề nghiệp, đặt nghệ thuật lên trên hết, dám xả thân cho sự nghiệp (phân tích niềm đam mê nghệ thuật, khát vọng cao đẹp của Hộ về một tác phẩm lớn). - Đạo đức nghề nghiệp trong sáng, quan niệm nghệ thuật khắt khe, coi sáng tạo là nhân cách của ngời cầm bút (chú ý thái độ của Hộ với sự cẩu thả, dập khuôn máy móc trong văn chơng và sự nghiêm túc của Hộ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật trớc đây…) b) Hộ - con ngời có tình thơng yêu cao cả - Sẵn sàng giơ tay giúp đỡ, cứu vớt ngời khác trong khi cuộc sống của Hộ eo hẹp, cực khổ (phân tích thái độ, cách ứng xử của Hộ đối với Từ trong hoàn cảnh bất hạnh, với mẹ già, con thơ của Từ). - Lấy tình thơng làm tiêu chuẩn xác định t cách con ngời. Hộ cho rằng thiếu tình thơng con ngời chỉ là một thứ quái vật. Hi sinh tất cả cho tình thơng. c) Tấn bi kịch tinh thần - sự tha hoá của Hộ - Bi kịch về sự nghiệp Từ một nhà văn chân chính với đạo đức nghề nghiệp trong sáng, quan niệm nghệ thuật khắt khe - Hộ trở thành ngòi bút bất lơng, đê tiện (tập trung phân tích quá trình tha hoá của Hộ từ khi có gia đình: từ lúc nào, Hộ biến ngòi bút thành công cụ kiếm tiền. Văn chơng giờ đây thành cái cần câu cơm. Sáng tạo giờ đây thành trò khéo tay tầm thờng…) Hộ đau đớn, xấu hổ nhận ra cuộc "đời thừa", cuộc sống vô ích của mình. - Bi kịch về tình thơng Từ một con ngời nhân từ, sống bằng tình thơng cao cả, Hộ dần dần trở thành một kẻ tồi tệ, vũ phu, tàn nhẫn, khốn nạn (chú ý phân tích quá trình tha hoá về con ngời của Hộ: Hộ quyết định hi sinh sự nghiệp cho tình thơng. Hi sinh t cách nhà văn để đợc làm một con ngời. Nhng khát vọng sự nghiệp kia không chết hẳn, đôi khi trỗi dậy làm Hộ buồn chán thất vọng. Hộ tìm đến rợu. Rợu đã huỷ hoại tâm hồn, nhân cách Hộ. Anh ta đánh đập, chửi mắng, ruồng rẫy vợ con. Bi kịch là ở chỗ đôi khi tỉnh rợu Hộ nhận ra toàn bộ sự thảm hại, tồi tệ của con ngời mình mà không khắc phục đợc, không thoát ra đợc (Chú ý: trong quá trình phân tích tấn bi kịch tinh thần của Hộ phải làm nổi bật tài năng trong nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của nhà văn.) 3. Giá trị hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Nam Cao - Giá trị hiện thực: Nhà văn đã phơi bày tình cảnh nghèo khổ, đau đớn, bế tắc, cùng quẫn của ngời trí thức trong xã hội cũ. Kết tội đanh thép xã hội đã huỷ hoại những phẩm chất tốt đẹp của con ngời. - Giá trị nhân đạo: Bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ chính là sự quằn quại vật vã của ngời trí thức để cố vơn lên một lẽ sống nhân đạo. Tác phẩm mang đến sự cảm thông, lòng thơng yêu con ngời và một t tởng nhân đạo cao cả: kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ ngời khác trên đôi vai mình. 4. Đánh giá: - Qua nhân vật Hộ thấy ngòi bút Nam Cao am hiểu thật sâu sắc về ngời trí thức trong xã hội cũ và rất tài năng trong diễn tả những trạng thái tâm lí của họ. - Tác phẩm còn cho thấy tấm lòng trung thực, quan điểm sáng tác tiến bộ của Nam Cao.

File đính kèm:

  • docDe 20.doc
Giáo án liên quan