Tham luận đổi mới phương pháp dạy học theo Chuyên đề

1. THỰC TRẠNG:

 - Trong quá trình thiết kế giáo án để giảng dạy các bài địa lý, bản thân người viết cũng như các đồng nghiệp ít chú ý đến sử dụng và khai thác triệt để kiến thức đúng đặc trưng của sơ đồ thể hiện trong sgk địa lý. Thường là coi nó như một sơ đồ minh hoạ cho kiến thức. Nên sử dụng một cách hời hợt, qua loa, kể cả trong giáo án cũng không thể hiện rõ khai thác sơ đồ, hoặc không tự xây dựng để giảng dạy.

 - Mặt khác, khi dùng sơ đồ để giảng thường có các nhược điểm nảy sinh từ bản thân của sơ đồ, hoặc chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của sơ đồ trong dạy học địa lý, nên người giảng rất ngại thiết kế mà đã bỏ qua.

- Đối với học sinh chưa làm quen với việc học địa lý bằng sơ đồ, nên có hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức địa lý.

2. Giải pháp đề ra :

 Tôi xin nêu một số giải pháp dựa trên cơ sở lý luận dạy học địa lý bằng sơ đồ, cũng như đưa ra một số thực nghiệm đã giảng ở trên lớp như sau :

 2.1. Xây dựng sơ đồ trong dạy học địa lý ở trường THPT:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận đổi mới phương pháp dạy học theo Chuyên đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ 1. THỰC TRẠNG: - Trong quá trình thiết kế giáo án để giảng dạy các bài địa lý, bản thân người viết cũng như các đồng nghiệp ít chú ý đến sử dụng và khai thác triệt để kiến thức đúng đặc trưng của sơ đồ thể hiện trong sgk địa lý. Thường là coi nó như một sơ đồ minh hoạ cho kiến thức. Nên sử dụng một cách hời hợt, qua loa, kể cả trong giáo án cũng không thể hiện rõ khai thác sơ đồ, hoặc không tự xây dựng để giảng dạy. - Mặt khác, khi dùng sơ đồ để giảng thường có các nhược điểm nảy sinh từ bản thân của sơ đồ, hoặc chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của sơ đồ trong dạy học địa lý, nên người giảng rất ngại thiết kế mà đã bỏ qua. - Đối với học sinh chưa làm quen với việc học địa lý bằng sơ đồ, nên có hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức địa lý. 2. Giải pháp đề ra : àTôi xin nêu một số giải pháp dựa trên cơ sở lý luận dạy học địa lý bằng sơ đồ, cũng như đưa ra một số thực nghiệm đã giảng ở trên lớp như sau : 2.1. Xây dựng sơ đồ trong dạy học địa lý ở trường THPT: - Để xây dựng sơ đồ logic trong dạy học địa lý cần chú ý bảo đảm : · Tính khoa học: nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung sách giáo khoa, các mối liên hệ phải là bản chất, khách quan chứ không áp đặt, cưỡng ép. · Tính sư phạm: tư tưởng có tính khái quát cao, lược bỏ các chi tiết phụ, dễ đọc, dễ nhớ. Qua sơ đồ, học sinh thấy được các mối liên hệ khách quan, biện chứng. · Tính mỹ thuật: hoàn thiện bố cục hợp lý, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhóm kiến thức, có thể dùng màu sắc làm rõ. ( Xem các hình 6) Hình 6. Sơ đồ cấu trúc bài dạy học. (Bài: Vấn đề lương thực, thực phẩm ở đồng bằng Sông Cửu Long) Nguồn lực : - Tự nhiên - Kinh tế - xã hội Nhu cầu của cả nước và xuất khẩu : - Lúa - Thuỷ hải sản Sản xuất Lương thực - Thực Phẩm ở ĐBSCL Mở rộng diện tích Thâm canh - tăng vụ - Đẩy mạnh chăn nuôi, thuỷ sản. - CN chế biến nông sản - Lúa - Hoa màu - Thuỷ, hải sản. - Chăn nuôi - Thông thường, cấu tạo một sơ đồ có các đỉnh và các cạnh. Đỉnh có thể là một khái niệm , một thuật ngữ, một địa danh ở trên lược đồ (hoặc bản đồ) thậm chí là một kí hiệu tượng hình/ tượng trưng. Cạnh là các đường/đoạn thẳng (có hướng hoặc vô hướng) nối các đỉnh với nhau, hoặc biểu hiện tượng trưng hình dáng của sự vật hiện tượng. - Việc xây dựng sơ đồ trong dạy học địa lý được tiến hành theo các bước sau : · Bước 1: Chọn kiến thức cơ bản tối thiểu và vừa đủ, mã hoá các kiến thức đó một cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, nhưng phải phản ánh được nội dung cần thiết (có thể sử dụng hình tượng trưng). · Bước 2: Thiết lập sơ đồ với những nội dung đã lựa chọn ở bước 1. · Bước 3: Hoàn thiện, kiểm tra lại tất cả công việc đã thực hiện, điều chỉnh sơ đồ phù hợp với nội dung dạy học logic nội dung, đảm bảo tính thẩm mỹ và dễ hiểu. àVí dụ cụ thể : Để dạy bài 7. LIÊN MINH CHÂU ÂU. Tiết 4. CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC ë Bước 1. Kiến thức cơ bản : a/. Đặc điểm nổi bật của CHLB Đức về : ® Tự nhiên : ¶ Vị trí địa lí quan trọng ở châu Âu: cầu nối quan trọng giữa Đông Âu và Tây Âu. ¶ Điều kiện tự nhiên: Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, đẹp, hấp dẫn khách du lịch. Tài nguyên khoáng sản nghèo, chỉ có than và muối mỏ. ® Dân cư, xã hội: ¶ Chỉ số phát triển con người cao. Giáo dục đào tạo được chú trọng đầu tư. ¶ Tỉ lệ sinh rất thấp, dân số suy giảm. Chính phủ khuyến khích lập gia đình và sinh con ¶ Tỉ lệ dân nhập cư cao. b/. Đặc trưng kinh tế của CHLB Đức : ® Khái quát : - Cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. - Đứng đầu châu Âu, thứ 3 thế giới về GDP. - Cường quốc thương mại thứ hai thế giới. ® Công nghiệp : - Là nước có trình độ phát triển cao. - CN là xương sống của nền kinh tế quốc dân. - Nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới. ® Nông nghiệp : - Nền nông nghiệp thâm canh, năng xuất cao : được tăng cường cơ giới hoá, chuyên môn hoá, hoá học hoá. - Sản phẩm chính : lúa mì, củ cải đường, thịt và sữa. ë Bước 2 : Thiết lập sơ đồ.(Hình 7. Sơ đồ cấu trúc bài Cộng Hoà Liên bang Đức) ë Bước 3 : Hoàn thiện sơ đồ. Vẽ lên giấy khổ A0 để trình bày trên CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC Điều kiện (nguồn lực) Phát triển kinh tế Tự nhiên Dân cư – xã hội Công nghiệp Nông nghiệp Vị trí địa lí quan trọng ở châu Âu - Phong cảnh đa dạng, đẹp, - Nghèo khoáng sản - Chỉ số phát triển con người cao. - Dân số suy giảm (TL sinh thấp) - Cường quốc kinh tế về thương mại, GDP - Đứng đầu châu Âu - Là xương sống của nền KT. - Có trình độ phát triển cao. - Nhiều ngành có vị trí cao TG Khái quát - Nền nông nghiệp thâm canh : cơ giới hoá, chuyên môn hoá, hoá học hoá. - Lúa mì, thịt, sữa Ảnh hưởng ë 2.2. Cách sử dụng sơ đồ dạy học địa lý. - Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra kiến thức cũ của HS đầu tiết học. Giáo viên dùng sơ đồ trống (vẽ sẵn trên giấy) để học sinh điền nội dung, hoặc dùng mũi tên nối các ô để hoàn thiện sơ đồ. - Sử dụng sơ đồ trong việc định hướng nhận thức của học sinh vào lúc mở đầu bài dạy học. Ví dụ : Dạy bài “Đồng bằng sông Hồng - Vấn đề Dân số “, dùng sơ đồ cấu trúc bài để giới thiệu cho học sinh biết các nội dung sẽ nghiên cứu trong bài học. Sau dó kết hợp với tài liệu sách giáo khoa hoặc bản đồ để tìm hiểu nội dung bài học. ( Hình 8. Sơ đồ cấu trúc bài Vấn đề dân số ở Đồng bằng sông Hồng.) SƠ ĐỒ CẤU TRÚC BÀI Dân số ở ĐBSH - Dân số đông : mật độ dân số cao. - Dân số còn tăng nhanh. - Dân cư phân bố không đều. Lịch sử khai thác lãnh thổ Nghề trồng lúa nước Sự phát triển các trung tâm công nghiệp và đô thị Các yếu tố khác Kế hoạch hoá gia đình Phân bố lại dân cư Các biện pháp khác Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lí Đất nông nghiệp thấp Kinh tế phát triển chậm Văn hoá xã hội khó khăn - Sử dụng sơ đồ trong khâu giảng bài mới. Có nhiều cách khác nhau : · Giáo viên có sẵn sơ đồ vẽ trước ( Hình 8 - ở trên) để học sinh dựa vào đó, kết hợp với các phương tiện khác (Sgk, tranh ảnh, bản đồ) phân tích, so sánh, rút ra các kết luận. · Giáo viên vừa hướng dẫn học sinh khám phá các mối liên hệ, song song với việc hoàn thành sơ đồ (vừa dạy vừa vẽ). Đây là hình thức dạy học có sự tham gia tích cực của học sinh. Bằng phương pháp dạy học giảng giải, kết hợp với đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm nhỏ , các kiến thức cần thiết cùng các mối liên hệ sẽ được hình thành dần trên sơ đồ, tương ứng với tiến trình dạy học. Kết quả của nội dung dạy học sẽ thể hiện, kết tinh ở sơ đồ (xem sơ đồ hình 8 ở trên). - Dùng sơ đồ để thể hiện toàn bộ trí thức cần cho học sinh lĩnh hội (sau khi dạy xong mới vẽ). · Dùng sơ đồ trong khâu củng cố và đánh giá cuối bài học. Giáo viên đưa ra một sơ đồ chưa hoàn chỉnh. Yêu cầu học sinh tìm các kiến thức cần thiết điền vào chỗ trống và hoàn chỉnh sơ đồ. · Dùng sơ đồ trong việc ra bài tập về nhà cho học sinh. Ví dụ, sau khi dạy bài trên lớp, có thể yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập dùng mũi tên nối các ô của sơ đồ một cách hợp lí thể hiện đặc điểm của một đối tượng địa lý. · Sử dụng sơ đồ trong ôn tập cuối chương, cuối phần. Nhờ sơ đồ, các kiến thức địa lý hệ thống quá một cách trực quan, giúp cho học sinh có cái nhìn tổng thể các kiến thức đã học trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau. · Sử dụng sơ đồ trong kiểm tra kiến thức của học sinh. Để kiểm tra kiến thức của học sinh sau bài học, giáo viên có thể soạn đề kiểm tra, yêu cầu học sinh điền vào ô trống sơ đồ các kiến thức cần thiết. Hoặc cho sẵn các cụm từ, yêu cầu học sinh lập một sơ đồ theo mẫu thể hiện mối quan hệ giữa các ô kiến thức. · Ngoài ra, sơ đồ còn được sử dụng trong các hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp như : trò chơi, đố vui, khảo sát địa phương. Hình thức sử dụng cũng giống như bài học trên lớp. 3. Kết luận: Khi giáo viên sử dụng, xây dựng sơ đồ để dạy học địa lý như trên sẽ làm cho bài giảng trở nên sinh động thêm, cùng với các phương pháp khác làm cho tiết học trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn. Đối với giáo viên: cần chú ý hơn nữa, trong lựa chọn nhiều phương pháp trong đó có phương pháp dạy học địa lý bằng sơ đồ, nhằm giúp học sinh khai thác triệt để kiến thức địa lý. Đối với nhà trường, tổ chuyên môn: hỗ trợ một phần kinh phí cho việc mua giấy A0, bảng để vẽ sơ đồ. Tân Bình Ngày 1 tháng 12 Năm 2011 Người thực hiện Nguyễn Văn Quí

File đính kèm:

  • doctham luan hay.doc