Thành tựu nổi bật của tỉnh Thanh Hóa trong 43 năm qua

Thành tựu 43 năm qua của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá được khẳng định thông qua đánh giá tại các kỳ đại hội sau đây:

 * Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV( từ ngày 1-5/5/1952) đã kiểm điểm nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ hậu phương, chi viện cho tiền tuyến và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cho những năm tới, Đại hội chỉ rõ: : “ Từ Đại hội lần thứ III đến nay, trãi qua những biến chuyển lớn của tình hình toàn quốc và những chủ trương công tác mới do tình thế đề ra, phong trào chung trong tỉnh đã có nhiều sự thay đổi”.

“ Về mặt phục vụ tiền tuyến thì Đảng bộ và nhân dân đã đạt được thành tích lớn trong 3 chiến dịch, cung cấp trên 40 vạn dân công( đây là số lượng dân công dài hạn chưa kể số lượng dân công ngắn hạn), tải trên 6000 tấn thóc, góp phần chiến thắng ngoài tiền tuyến, nhân dân còn tham gia nuôi dưỡng bộ đội, chăm sóc thương binh”( Trích văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh thời kỳ kháng chiến chống Pháp- Tr,267).

Trãi qua 22 tháng chiến đấu và công tác, Đảng bộ đã được xây dựng dần dần về tư tưởng cũng như về tổ chức, nhất là trong việc thực hiện chính sách thuế nông nghiệp, đánh dấu một bước tiến rõ rệt”( Trích văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh thời kỳ kháng chiến chống Pháp; xuất bản 1965; Tr 292- 293).

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7890 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành tựu nổi bật của tỉnh Thanh Hóa trong 43 năm qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thành tựu nổi bật của tỉnh Thanh Hóa trong 43 năm qua. (Ảnh sưu tầm). Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học: Thành tựu là cái đạt được, có ý nghĩa lớn sau một quá trình hoạt động thành công một cách tốt đẹp. Thành tựu 43 năm qua của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá được khẳng định thông qua đánh giá tại các kỳ đại hội sau đây: * Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV( từ ngày 1-5/5/1952) đã kiểm điểm nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ hậu phương, chi viện cho tiền tuyến và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cho những năm tới, Đại hội chỉ rõ: : “ Từ Đại hội lần thứ III đến nay, trãi qua những biến chuyển lớn của tình hình toàn quốc và những chủ trương công tác mới do tình thế đề ra, phong trào chung trong tỉnh đã có nhiều sự thay đổi”. “ Về mặt phục vụ tiền tuyến thì Đảng bộ và nhân dân đã đạt được thành tích lớn trong 3 chiến dịch, cung cấp trên 40 vạn dân công( đây là số lượng dân công dài hạn chưa kể số lượng dân công ngắn hạn), tải trên 6000 tấn thóc, góp phần chiến thắng ngoài tiền tuyến, nhân dân còn tham gia nuôi dưỡng bộ đội, chăm sóc thương binh”( Trích văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh thời kỳ kháng chiến chống Pháp- Tr,267). Trãi qua 22 tháng chiến đấu và công tác, Đảng bộ đã được xây dựng dần dần về tư tưởng cũng như về tổ chức, nhất là trong việc thực hiện chính sách thuế nông nghiệp, đánh dấu một bước tiến rõ rệt”( Trích văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh thời kỳ kháng chiến chống Pháp; xuất bản 1965; Tr 292- 293). “ Các tiểu tổ, các chi bộ rời rạc đã được chấn chỉnh lại, sinh hoạt đều đặn hầu khắp các nơi. Gương tiên phong gương mẫu trong Đảng bộ ngày càng nảy nở…”. Đại hội đã đề ra 4 nhiệm vụ như sau: - Phát triển sản xuất, thực hiện dân chủ, cải thiện dân sinh đẩy mạnh kháng chiến. - Tích cực phục vụ tiền tuyến, bảo vệ hậu phương. - Củng cố khối đoàn kết toàn dân, đập tan âm mưu chia rẻ của quân thù. - Xây dựng miền núi thành căn cứ địa vững chắc”.( Trích trong cuốn: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá- sơ thảo- tập I 1930- 1954). * Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ V( từ ngày…..đến ngày…) * Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ ( VI từ ngày…..) * Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ VII( từ ngày……) * Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ VIII( từ ngày 19- 28/5/1975 tại Hội trường của tỉnh). Đại hội đã thống nhất đánh giá thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ VIII: “Đảng bộ và quân dân tỉnh ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến, chiến đấu bảo vệ địa phương, đánh thắng chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, góp phần xứng đáng vào thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, làm tròn nhiệm vụ quốc tế đối với bạn Lào. Nền kinh tế trong tỉnh được giữ vững và tiếp tục phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, quan hệ sản xuất XHCN được củng cố, các nhu cầu thiết yếu của nhân dân được đảm bảo. Hậu quả của chiến tranh và bão lụt được khắc phục tương đối nhanh. Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật tiếp tục phát triển. Tổ chức chính quyền, các đoàn thể từng bước được củng cố. Công tác xây dựng Đảng bộ được tăng cường theo hướng nâng cao chất lượng lãnh đạo, chất lượng cán bộ, đảng viên gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị cụ thể”( Trích trong: Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá 1975- 2000). Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ IX( vòng I từ 11- 19/11/1976; vòng II từ ngày 5- 11/5/1977 tại Hội trường 25B của tỉnh). Đại hội đánh giá: “ Trong 2 năm 1975-1976, Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta đã đạt được những thành tích tiến bộ “ Nền kinh tế được tổ chức lại một bước theo hướng tiến lên sản xuất lớn XHCN, đang tạo ra những biến đổi mới trong cơ cấu kinh tế, mở rộng và đảy mạnh sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất ký thuật”, “ Sự nghiệp giáo dục, văn hoá, thông tin, báo chí, thể dục, thể thao tiếp tục phát triển, chất lượng tiến bộ. Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch đạt kết quả bước đầu”. Công tác quân sự địa phương đã hoàn thành tốt các đợt huy động nghĩa vụ quân sự. Chăm lo củng cố lực lượng vũ trang, giải quyết những vấn đề sau chiến tranh, chăm sóc thương binh và gia đình liệt sĩ. Các đoàn thể quần chúng có tiến bộ trong giáo dục tư tưởng, chính trị và phát huy vai trò nòng cốt trong phong trào sản xuất, xây dựng con người mới, nếp sống mới. Bộ máy chính quyền bước đầu phát huy hiệu lực tổ chức quản lý kinh tế, xã hội. Công tác xây dựng đảng đã quan tâm về chất lượng giáo dục lý luận và sinh hoạt chính trị, củng cố tổ chức cơ sở đảng nên đã tạo ra được sự quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới”. ( Trích trong: Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá 1975- 2000). * Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ X diễn ra từ ngày 5-12/10/1979 tại Hội trường 25 B của Tỉnh. Đại hội đánh giá: “ Trong 2 năm( 1977-1978) thực hiện Nghị quyết Đại hội IV của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, tỉnh ta đã giành được thành tích to lớn. Việc tổ chức lại sản xuất được tiếp tục đẩy mạnh, lực lượng sản xuất vàq uan hệ sản xuất XHCN được củng cố và tăng cường với nhiều nhân tố mới tích cực, cơ sở vật chất ký thuật của các ngành kinh tế, nhất là nông nghiệp được tăng thêm, việc tổ chức đời sống nhân dân được chủ chú trọng toàn diện hơn. Phong trào cách mạng quần chúng trong sản xuất, xây dựng, sẵn sàng chiến đấu, tổ chức đời sống, phát triển tương đối liên tục, rộng khắp mà nổi lên là phong trào Định Công hoá trong nông nghiệp. Công tác quốc phòng- an ninh được tăng cường trước tình hình mới. Tinh thần sẵn sàng chiến đấu được nâng cao, an ninh chính trị được giữu vững, lực lượng vũ trang phát triển cả số lượng và chất lượng, hoàn thành xuất sắc tuyển quân. Đảng bộ được củng cố về tư tưởng và tổ chức gắn với nhiệm vụ chính trị và phong trào quần chúng. Các tổ chức đảng trong tỉnh đã coi trọng công tác giáo dục lý luận chính trị, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao chất lượng đảng viên, củng cố tổ chức cơ sở Đảng. Cấp huyện từng bước được xây dựng, đã chủ động trong chỉ đạo một số mặt công tác, quản lý kinh tế, xây dựng tổ chức đời sống có nhiều tiến bộ”. ( Trích trong: Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá 1975- 2000). * Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh TH lần thứ XI( vòng I- cuối 1982 & vòng II- được tiến hành từ ngày 28/3 đến 1/4/1983 tại Hội trường 25 B của tỉnh). Đại hội đã nhất trí đánh giá: “Trong nhiệm kỳ X tỉnh ta đã đạt thắng lợi toàn diện trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đqạt 72 vạn tấn năm 1982; cơ sở vất chất được tăng cường( trong 4 năm 1979-1982 tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh 635 triệu đồng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng giá trị sản lượng tăng 7.8% so với năm 1979). Sự nghiệp giáo dục phổ thông có mặt phát triển, các huyện miền xuôi đã hoàn thành phổ cập cấp I và 29% phổ cập cấp II, công tác phòng chống dịch bệnh xã hội kết quả khá; thể dục- thể thao từng bước phát triển(có 420 đơn vị cơ sở đạt tiên tiến). Công tác văn hoá, thông tin, báo chí có nhiều đóng góp thiết thực phục vụ nhiệm vụ chính trị và các công tác lớn trong tỉnh. Công tác quốc phòng- an ninh, trong những năm qua được tăng cường, làm tốt nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến, làm tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng dự bị động viên và xây dựng các tuyến phòng thủ, phòng chống gián điệp, phản động, chống vượt biên, vượt biển, bảo vệ các trọng điểm kinh tế, chính trị, quốc phòng. Đoàn thể quần chúng đã phối hợp với chính quyền và các cơ quan chuyên môn động viên quần chúng tham gia các phong trào sản xuất, tổ chức đời sống. Công tác xây dựng Đảng được gắn với nhiệm vụ trước mắt, tăng cường lãnh đạo, tổ chức, quản lý kinh tế”. ( Trích trong: Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá 1975- 2000). * Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh TH lần thứ XII( từ ngày 23- 29/10/1986, ĐHĐB Đảng bộ tỉnh lần thứ XII diễn ra tại Hội trường 25 B của tỉnh. Đại hội nhất trí đánh giá, trong 3 năm (1983-1985) đã có “ những chuyển biến tiến bộ trên nhiều mặt sản xuất, đời sống, văn hoá, xã hội.Nổi bật là sản xuất nông nghiệp có bước phát triển tương đối toàn diện với tốc độ khá, đặc biệt giành thắng lợi lớn về sản xuất lương thực và nắm lương thực( đạt 72,7 vạn tấn năm 1985)”. “Cơ sở vật chất kỹ thuật nhiều ngành kinh tế, văn hoá được tăng cường; tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân 7%/năm( so với thời kỳ 1976- 1980 tăng 1%). Cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã nâng cao tinh thần cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn phá hoại nhiều mặt của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu ở các tuyến biên giới, bờ biển; phát hiện và ngăn chặn kịp thời nhiều vụ vượt biển trốn ra nước ngoài, âm mưu nhen nhóm tổ chức phản động, chống chiến tranh tâm lý của địch, chi viện tỉnh Hủa Phăn( Lào). Công tác xây dựng Đảng đã bám sát nhiệm vụ chính trị và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hộ, quốc phòng- an ninh xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, đấu tranh chống tiêu cực, đoàn kết nội bộ, tăng cường đội ngũ cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở”.( Trích trong: Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá 1975- 2000). - Đại hội Đảng bộ tỉnh TH lần thứ XIII( vòng I từ 25-27/4/1991, vòng II từ 24-27/9/1991) đã thống nhất đánh giá: “ Gần 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, tỉnh ta đã đạt được những kết quả tương đối toàn diện. Nhiều lĩnh vực kinh tế có bước phát triển về thực chất. đời sống nhân dân đỡ khó khăn, có một bộ phận được cải thiện. Bộ mặt xã hội có những thay đổi tiến bộ. Cuộc đáu tranh chống chủ nghĩa cá nhân mang màu sắc phong kiến, tiểu tư sản trong đảng bộ đã được tiến hành mạnh mẽ và đem lại kết quả tốt. Tư tưởng và tổ chức trong đảng bộ chuyển biến tốt, đàon kết nội bộ được tăng cường, tạo đà tiếp tục tiến hành đổi mới sâu ssắc và toàn diện hơn”. Đại hội Đảng bộ tỉnh TH lần thứ XIV được tiến hành từ ngày 07-10/5/1996 đã thống nhất đánh giá: “ Nền kinh tế đi vào ổn định và phát triển, một số lĩnh vực có bước phát triển khá. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ổn định và đựôc cải thiện, cơ bản chấm dứt nạn đói. Bộ mặt xã hộ có nhiều đổi mới và tiến bộ, tạo được niềm phấn khới, tin tưởng trong nhân dân. Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Hệ thống chính trị được củng cố một buowcs, khối đại đoàn kết toàn dân được mở rộng, chính quyền ngày càng vững mạnh và có hiệu lực. Nội bộ đảng và nhân dân đoàn kết nhất trí, tính tiền phong gương mẫu của đảng viên đuowcj nâng lên, tổ chức cơ sở đảng được củng cố. Đảng bộ ngày càng phát huy vai trò lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới và tăng niềm tin đối với quần chúng. Sự lãnh đạo và tổ hcức thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền có nhiều tiến bộ”. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh TH lần thứ XV được tiến hành từ ngày 02- 05/01/2001 đã thống nhất đánh giá: “5 năm qua(1996- 2000) tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của đảng, dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, vượt qua khó khăn, thách thức đật được những thành tựu quan trọng: Kinh tế phát triển với tốc độ khá, nhất là lương thực(đạt gần 1,3 triệu tấn), cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tich cực; các vùng kinh tế động lực và các khu công nghiệp tập trung đã được hình thành và đi vào hạot động có hiệu quả; cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cuowngf, năng lực sản xuất tăng nhanh, khắc phục một bước tình trạng chậm phát triển của kinh tế. Văn hóa- xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện; chính trị xã hội ổn định; quốc phòng- an ninh được giữu vưĩng, công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng có nhiều tiến bộ. Sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết trung ương 6( lần 2) đạt kkết quả buowcs đầu; Quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai và thực hiện có hiệu quả; lòng tin của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh vào công cuộc đổi mới và chế độ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững chắc”. ( Trích trong “ Những sự kiện lịch sử đảng bộ tỉnh Thanh Hóa 1975- 2000”- của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa). * Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh TH lần thứ XI( vòng I- cuối 1982 & vòng II- được tiến hành từ ngày 28/3 đến 1/4/1983 tại Hội trường 25 B của tỉnh). Đại hội đã nhất trí đánh giá: “Trong nhiệm kỳ X tỉnh ta đã đạt thắng lợi toàn diện trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đqạt 72 vạn tấn năm 1982; cơ sở vất chất được tăng cường( trong 4 năm 1979-1982 tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh 635 triệu đồng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng giá trị sản lượng tăng 7.8% so với năm 1979). Sự nghiệp giáo dục phổ thông có mặt phát triển, các huyện miền xuôi đã hoàn thành phổ cập cấp I và 29% phổ cập cấp II, công tác phòng chống dịch bệnh xã hội kết quả khá; thể dục- thể thao từng bước phát triển(có 420 đơn vị cơ sở đạt tiên tiến). Công tác văn hoá, thông tin, báo chí có nhiều đóng góp thiết thực phục vụ nhiệm vụ chính trị và các công tác lớn trong tỉnh. Công tác quốc phòng- an ninh, trong những năm qua được tăng cường, làm tốt nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến, làm tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng dự bị động viên và xây dựng các tuyến phòng thủ, phòng chống gián điệp, phản động, chống vượt biên, vượt biển, bảo vệ các trọng điểm kinh tế, chính trị, quốc phòng. Đoàn thể quần chúng đã phối hợp với chính quyền và các cơ quan chuyên môn động viên quần chúng tham gia các phong trào sản xuất, tổ chức đời sống. Công tác xây dựng Đảng được gắn với nhiệm vụ trước mắt, tăng cường lãnh đạo, tổ chức, quản lý kinh tế”. ( Trích trong: Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá 1975- 2000). Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII được tiến hành từ ngày 17- 20/10/2010 đã thống nhất đánh giá: “5 năm qua, mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu giành được những thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Huy động vốn cho đầu tư phát triển vượt mục tiêu kế hoạch và tăng cao so với nhiệm kỳ trước; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Các hoạt động văn hóa - xã hội có chuyển biến tiến bộ theo hướng chuẩn hóa và xã hội hóa. Chính trị ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội bảo đảm; an sinh xã hội được chăm lo, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm. Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ ngày càng được nâng cao, tạo thế và lực mới cho tỉnh phát triển nhanh và bền vững hơn trong những năm tới”. Kết quả cụ thể đã được Dại hội XVII xác định rõ: “Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI trong điều kiện chính trị - xã hội ổn định; đoàn kết trong Đảng và trong nhân dân được tăng cường; nhiều nghị quyết, cơ chế, chính sách do Trung ương ban hành đã tạo điều kiện cho tỉnh có thêm nguồn lực phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân; Khu Kinh tế Nghi Sơn được thành lập với nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo ra sức hấp dẫn mới cho thu hút đầu tư; sau hơn hai mươi năm đổi mới, tiềm lực kinh tế - xã hội của tỉnh được tăng cường, các cấp ủy Đảng, chính quyền tích lũy được kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.       Bên cạnh những thuận lợi, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh cũng phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, lạm phát, suy giảm kinh tế, cùng với những yếu kém, bất cập vốn có của nền kinh tế đã tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, việc làm và đời sống nhân dân.       Trong bối cảnh đó, Đảng bộ, quân, dân trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện trên các lĩnh vực. Trong tổng số 21 chỉ tiêu chủ yếu, có 18 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Tình hình thực hiện Nghị quyết trên các lĩnh vực cụ thể như sau:       A. Những kết quả đạt được       I- Về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh       1- Kinh tế luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước; năng lực sản xuất và quy mô nền kinh tế được tăng cường       Tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm giai đoạn 2006 - 2010 ước đạt 11,3%, cao hơn so với giai đoạn 2001 - 2005. Tổng GDP theo giá so sánh năm 2010 gấp 2,7 lần năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 810 USD, vượt mục tiêu kế hoạch.       1.1- Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển tương đối ổn định, giá trị gia tăng bình quân hằng năm tăng 2,6%. Năng suất các loại cây trồng chủ yếu đều tăng. Từ năm 2006, sản lượng lương thực hằng năm luôn đạt trên 1,5 triệu tấn, đạt mục tiêu đại hội. Chăn nuôi phát triển theo mô hình trang trại, gia trại; số lượng đàn gia súc giảm nhưng sản lượng thịt hơi các loại tăng so với đầu nhiệm kỳ. Trồng rừng mới vượt mục tiêu kế hoạch, tỷ lệ che phủ rừng năm 2010 ước đạt 48.8%, hoàn thành mục tiêu kế hoạch. Thủy sản phát triển toàn diện cả đánh bắt, nuôi trồng và chế biến; cơ sở vật chất hậu cần nghề cá được tăng cường; sản lượng thủy sản năm 2010 tăng 1,4%   lần so với năm 2005.        1.2- Ngành công nghiệp - xây dựng luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, giá trị gia tăng bình quân hằng năm tăng 16%. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp gấp hơn 2,1 lần so với năm 2005. Các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh có mức tăng trưởng khá. Đã thu hút được một số dự án sản xuất công nghiệp lớn. Một số ngành nghề truyền thống, nghề mới được khôi phục và phát triển. Ngành xây dựng có bước phát triển nhanh, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng, nhất là trong thời kỳ suy giảm kinh tế. Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2010 gấp 3,1 lần so với năm 2005.        1.3- Dịch vụ phát triển đa dạng, có chuyển biến tích cực cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng. Giá trị tăng thêm bình quân hằng năm tăng 12,3%, đạt mục tiêu kế hoạch. Thương mại phát triển theo hướng ngày càng văn minh, thuận tiện. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ bình quân hằng năm tăng 24,9%, vượt mục tiêu kế hoạch. Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2010 ước đạt 377 triệu USD, vượt mục tiêu đề ra.       Dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Mạng lưới xe buýt được hình thành và không ngừng mở rộng.  Dịch vụ bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng phát triển nhanh. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn hằng năm luôn vượt dự toán HĐND tỉnh giao. Chi ngân sách đáp ứng kịp thời cho thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực.       2- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, ngày càng phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và nhu cầu thị trường       2.1- Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP đã giảm từ 32,3% năm 2005 xuống còn 24,2% năm 2010; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 34,6% lên 41,4%; tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 33,1% lên 34,4%. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế có tiến bộ:        Trong nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tỷ trọng ngành chăn nuôi, tỷ lệ diện tích gieo trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao tăng. Nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản. Lâm nghiệp chuyển từ khai thác là chủ yếu sang trồng mới, khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng.       Tỷ trọng công nghiệp chế biến trong giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng cao; cùng với các ngành công nghiệp truyền thống, đã và đang hình thành một số ngành công nghiệp mới như: sản xuất và lắp ráp ô tô, luyện gang thép, lọc hóa dầu, nhiệt điện, thủy điện... Các loại hình dịch vụ mới, dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, viễn thông... phát triển mạnh.       2.2- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển dịch theo hướng hình thành các vùng động lực tăng trưởng, các khu công nghiệp, khu kinh tế, các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng.       2.3- Các thành phần kinh tế đều có chuyển biến tích cực. Doanh nghiệp Nhà nước giảm về số lượng nhưng hoạt động hiệu quả hơn; hoạt động của các hợp tác xã được đổi mới; doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển mạnh. Năm 2010, toàn tỉnh ước có 5.940 doanh nghiệp, gấp 3,1 lần so với năm 2005, đạt tỷ lệ 575 người dân/1 doanh nghiệp.       2.4- Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm từ 72% năm 2005, xuống khoảng 55% năm 2010.       3- Huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt khá, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng được tăng cường       Huy động vốn đầu tư phát triển có chuyển biến rõ nét. Tổng vốn huy động 5 năm ước đạt 85.395 tỷ đồng, tăng 55% so với mục tiêu đề ra. Tỷ trọng vốn ngân sách có xu hướng giảm, vốn tín dụng đầu tư và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng tăng.       Kết quả đầu tư đã làm tăng nhanh năng lực sản xuất, kinh doanh, tạo thêm sản phẩm mới, cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Mạng lưới giao thông từng bước được hoàn thiện, chất lượng cao hơn; cảng nước sâu Nghi Sơn được hoàn thành đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả. Nhiều tuyến đê sông, đê biển xung yếu, nhiều công trình hồ đập, trạm bơm, kênh mương được nâng cấp, sửa chữa, kiên cố hóa. Hệ thống điện lưới đã được xây dựng đến 100% các huyện; đã có 635/637 xã, phường, thị trấn có điện lưới, 96,5% số hộ dân được sử dụng điện; hạ tầng viễn thông, internet băng thông rộng, đã được đầu tư đến cấp xã; 100% số xã có điện thoại.       Cơ  sở vật chất y tế, trường học được tăng cường; số giường bệnh năm 2010 tăng 1.543 giường so với năm 2005; trong 5 năm đã đầu tư kiên cố hóa gần 7.000 phòng học; có thêm 31 cơ sở dạy nghề được đầu tư phát triển mới; kết cấu hạ tầng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp hoàn thiện hơn; bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới.       4- Lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hoá - xã hội có chuyển biến tích cực; an sinh xã hội được chăm lo; đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện       4.1- Hoạt động khoa học công nghệ đã tập trung vào nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số mô hình sản xuất tiên tiến và nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao được đưa vào ứng dụng, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Một số kỹ thuật tiến bộ được ứng dụng thành công trong khám, chữa bệnh. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.       4.2- Vấn đề môi trường được quan tâm hơn trong quá trình xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và xem xét phê duyệt các chương trình, dự án. Môi trường tại một số bệnh viện, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp được cải thiện. Đã giải quyết cơ bản tình trạng khai thác, vận chuyển quặng trái phép. Công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chuyển biến tích cực.       4.3- Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt mục tiêu kế hoạch trước thời hạn. Giáo dục mũi nhọn có tiến bộ; nhiều năm tỉnh có học sinh đạt giải tại các kỳ thi quốc tế. Số học sinh thi đỗ vào các trường đại học ngày một tăng. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp học được nâng lên. Số trường đạt chuẩn quốc gia năm 2010 gấp gần 1,8 lần năm 2005.       Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề phát triển nhanh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 27% năm 2005 lên 40% năm 2010, vượt mục tiêu kế hoạch. Xã hội hoá lĩnh vực giáo dục, đào tạo đạt kết quả bước đầu. Phong trào khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh. Hầu hết các xã, phường, thị trấn đã có trung tâm học tập cộng đồng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập thường xuyên của nhân dân.       4.4- Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân có chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất, trang thiết bị các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện được tăng cường. Phòng, chống dịch bệnh đạt kết quả, không xảy ra dịch lớn. Xã hội hoá lĩnh vực y tế đạt kết quả khá. Các chỉ tiêu về sức khoẻ, dân số - kế hoạch hoá gia đình và sức khỏe sinh sản không ngừng được cải thiện, đạt mục tiêu đề ra.       4.5- Hoạt động văn hóa, thông tin phát triển đa dạng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Nhiều di tích quan trọng đã và đang được trùng tu, tôn tạo. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được thực hiện. Các chỉ tiêu về số làng, bản, cơ quan, gia đình văn hoá vượt mục tiêu đại hội đề ra.       Hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình được đổi mới về nội dung, tăng thời lượng và mở rộng phạm vi phát sóng đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến năm 2010, tỷ lệ dân số được phủ sóng phát thanh ước đạt 99%, tăng 2%; tỷ lệ dân số được phủ sóng truyền hình ước đạt 95%, tăng 10,5% so với năm

File đính kèm:

  • docThành tựu của tỉnh Thanh Hóa trong 43 năm qua.doc