Thiết kế ma trận và biên soạn đề kiểm tra định kỳ

1. Quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra

1.1. Xác định mục đích của đề kiểm tra

 Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.

1.2. Xác định hình thức đề kiểm tra

Đề kiểm tra có các hình thức sau:

1) Đề kiểm tra tự luận;

 

doc11 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế ma trận và biên soạn đề kiểm tra định kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ Nội dung : THIẾT KẾ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1. Quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra 1.1. Xác định mục đích của đề kiểm tra Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. 1.2. Xác định hình thức đề kiểm tra Đề kiểm tra có các hình thức sau: Đề kiểm tra tự luận; Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan; Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn. Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận. 1.3. Thiết kế ma trận đề kiểm tra a) Cấu trúc ma trận đề: + Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng và vận dụng ở mức cao hơn). + Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. + Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. b) Mô tả về các cấp độ tư duy: Cấp độ tư duy Mô tả Nhận biết * Nhận biết có thể được hiểu là học sinh nêu hoặc nhận ra các khái niệm, nội dung,vấn đề đã học khi được yêu cầu. * Các hoạt động tương ứng với cấp độ nhận biết là: nhận dạng, đối chiếu, chỉ ra * Các động từ tương ứng với cấp độ nhận biết có thể là: xác định, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên, giới thiệu, chỉ ra, * Ví dụ: - Từ công thức cấu tạo chất hữu cơ, HS có thể chỉ ra công thức nào biểu diễn hợp chất este; - Trong một số chất hoá học đã cho có trong SGK, HS có thể nhận được những chất nào phản ứng được với anilin (C6H5NH2) (Tóm lại HS nhận thức được những kiến thức đã nêu trong SGK) Thông hiểu * Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản, có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra tương tự hoặc gần với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp. * Các hoạt động tương ứng với cấp độ thông hiểu là: diễn giải, kể lại, viết lại, lấy được ví dụ theo cách hiểu của mình * Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể là: tóm tắt, giải thích, mô tả, so sánh (đơn giản), phân biệt, trình bày lại, viết lại, minh họa, hình dung, chứng tỏ, chuyển đổi * Ví dụ: - SGK nêu quy tắc gọi tên amin và ví dụ minh hoạ, HS có thể gọi tên được một vài amin không có trong SGK; - SGK có một số PTHH, HS viết được một số PTHH tương tự không có trong SGK. Vận dụng * Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp. HS có khả năng sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong những tình huống cụ thể, tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã học ở trên lớp (thực hiện nhiệm vụ quen thuộc nhưng mới hơn thông thường). * Các hoạt động tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp là: xây dựng mô hình, phỏng vấn, trình bày, tiến hành thí nghiệm, xây dựng các phân loại, áp dụng quy tắc (định lí, định luật, mệnh đề), sắm vai và đảo vai trò, * Các động từ tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp có thể là: thực hiện, giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, bày tỏ, áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính, vận hành * Ví dụ: - SGK nêu “Amin thường có đồng phân về mạch cacbon, về vị trí của nhóm chức và về bậc amin” kèm theo ví dụ minh hoạ về amin có 4 nguyên tử C, HS có thể viết được cấu tạo của các đồng phân amin có 3 hoặc 5 nguyên tử C... - HS có thể sử dụng các tính chất hoá học để phân biệt được ancol, anđehit, axit...bằng phản ứng hoá học; - HS giải quyết được các bài tập tổng hợp bao gồm kiến thức của một số loại hợp chất hữu cơ hoặc một số loại chất vô cơ đã học kèm theo kĩ năng viết phương trình hoá học và tính toán định lượng. Vận dụng ở mức độ cao hơn Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương. Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi trường lớp học. Xác định cấp độ tư duy dựa trên các cơ sở sau: Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT: - Kiến thức nào trong chuẩn ghi là biết được thì thường xác định ở cấp độ “biết”; - Kiến thức nào trong chuẩn ghi là hiểu được thì thường xác định ở cấp độ “hiểu”; - Kiến thức nào trong chuẩn ghi ở phần kĩ năng thì xác định là cấp độ “vận dụng”. Tuy nhiên: - Kiến thức nào trong chuẩn ghi là “hiểu được” nhưng chỉ ở mức độ nhận biết các kiến thức trong SGK thì vẫn xác định ở cấp độ “biết”; - Những kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần “biết được” và phần “kĩ năng” thì được xác định ở cấp độ “vận dụng”. - Sự kết hợp, tổng hợp nhiều kiến thức, kĩ năng là vận dụng ở mức cao hơn. c) Chú ý khi xác định các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy: + Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học, đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác. + Mỗi một chủ đề (nội dung, chương...) đều phải có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá. + Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ vận dụng nhiều hơn. d) Các khâu cơ bản thiết kế ma trận đề kiểm tra: d1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra; d2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; d3. Quyết định phân phối tỉ lệ % điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...); d4. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %; d5. Quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng và điểm tương ứng; d6. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột và kiểm tra tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột; d7. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. e) Chú ý khi quyết định tỷ lệ % điểm và tính tổng số điểm: + Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội dung, chương...) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % điểm cho từng chủ đề; + Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học sinh; + Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B4 để quyết định số điểm và số câu hỏi tương ứng (trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ nên có số điểm bằng nhau); + Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức TNKQ và TNTL thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi hình thức, có thể thiết kế một ma trận chung hoặc thiết kế riêng 02 ma trận; + Nếu tổng số điểm khác 10 thì cẩn quy đổi về điểm 10 theo tỷ lệ %. 2. Khung ma trận đề kiểm tra: 2.1. Khung ma trận đề kiểm tra theo một hình thức Tên Chủ đề (nội dung,chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn Cộng Chủ đề 1 Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm=...% Chủ đề 2 Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm=...% ............. ............... Chủ đề n Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm=...% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2.2. Khung ma trận đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức Tên Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1 Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm=...% Chủ đề 2 Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm=...% ............. ............... Chủ đề n Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm=...% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm 3. Ví dụ về các khâu thiết kế ma trận đề kiểm tra 1 tiết lớp 11 THPT: 3.1. Mục tiêu đề kiểm tra: 1. Kiến thức: a) Chủ đề 1: Khái niệm điện li, mức độ điện li b) Chủ đề 2: Axit, bazơ, muối và độ pH c) Chủ đề 3: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch và tổng hợp kiến thức 2. Kĩ năng: a) Giải câu hỏi trắc nghiệm khách quan b) Viết phương trình điện li và viết phương trình hoá học của phản ứng dưới dạng ion thu gọn c) Xác định môi trường của dung dịch và tính pH của dung dịch c) Tính nồng độ mol và tính toán theo phương trình hoá học 3. Thái độ: a) Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề. b) Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học. 3.2. Hình thức đề kiểm tra: Kết hợp cả hai hình thức TNKQ (50%) và TNTL (50%) 3.3. Ma trận đề kiểm tra: Khâu 1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương) cần kiểm tra Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Khái niệm điện li, mức độ điện li 2. Axit, bazơ, muối và Độ pH 3. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch Tổng số câu Tổng số điểm Khâu 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Khái niệm điện li, mức độ điện li -Phân biệt được chất điện li và không điện li, chất điện li mạnh và yếu Viết được phương trình điện li và nêu được cơ chế của sự điện li Tính nồng độ mol của ion trong dung dịch khi biết độ điện li Xét sự biến đổi độ điện li theo nồng độ 2. Axit, bazơ, muối và Độ pH -Nhận ra một số chất cụ thể là axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối. - Viết hằng số Ka, Kb cho một số chất cụ thể - Biểu thức tích số ion của nước - Chất chỉ thị axit-bazơ và Biểu thức tính pH - Viết được PT điện li của các axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối cụ thể theo cả 2 thuyết - Ý nghĩa tích số ion của nước - Xác định môi trường dựa vào [H+]; [OH-]; pH; pOH - Viết được PT điện li các muối axit, muối phức tạp - Tính nồng độ khi biết Ka, Kb và ngược lại - Xác định pH của dung dịch khi biết Ka, Kb và ngược lại - Tìm được mối quan hệ giữa nồng độ, độ điện li, các hằng số Ka,Kb và pH - Xác định pH của dung dịch sau khi phản ứng 3. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch - Xác định trong dung dịch chất nào ở dạng ion, dạng kết tủa, dạng phân tử - Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch - Bản chất phản ứng xảy ra trong dung dịch là phản ứng giữa các ion. - Ion nào trong chất điện li bị thuỷ phân trong dung dịch -Viết PTHH dạng ion thu gọn - Viết PTHH của sự thuỷ phân muối - Phân biệt các axit, bazơ, muối bằng chât chỉ thị và thuốc thử - Bài toán tính nồng độ, độ điện li, Ka, Kb và ngược lại Tổng số câu Tổng số điểm Khâu 3. QĐ phân phối tỷ lệ % điểm cho mỗi chủ đề Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Khái niệm điện li, mức độ điện li 10 % 10% 2. Axit, bazơ, muối và Độ pH 40 % 40% 3. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch 50 % 50% Tổng số câu Tổng số điểm Khâu 4. Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với % Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Khái niệm điện li, mức độ điện li 10 % 1,0 đ 2. Axit, bazơ, muối và Độ pH 40 % 4,0 đ 3. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch 50 % 5,0 đ Tổng số câu Tổng số điểm Khâu 5. Tính số điểm, số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 2 câu x 0,5 = 1,0 điểm 1. Khái niệm điện li, mức độ điện li -Phân biệt được chất điện li và không điện li, chất điện li mạnh và yếu Viết được phương trình điện li và nêu được cơ chế của sự điện li Tính nồng độ mol của ion trong dung dịch khi biết độ điện li Xét sự biến đổi độ điện li theo nồng độ 1 câu x 0,5 = 0,5 điểm 1 câu x 0,5 = 0,5 điểm 1 câu x 1,0 = 1,0 điểm 2. Axit, bazơ, muối và Độ pH -Nhận ra một số chất cụ thể là axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối. - Viết hằng số Ka, Kb cho một số chất cụ thể - Biểu thức tích số ion của nước 1 câu x 0,5 = 0,5 điểm - Chất chỉ thị axit-bazơ và Biểu thức tính pH - Viết được PT điện li của các axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối cụ thể theo cả 2 thuyết - Ý nghĩa tích số ion của nước - Xác định môi trường dựa vào [H+]; [OH-]; pH; pOH 1 câu x 1,5 = 1,5 điểm - Viết được PT điện li các muối axit, muối phức tạp - Tính nồng độ khi biết Ka, Kb và ngược lại 1 câu x 0,5 = 0,5 điểm - Xác định pH của dung dịch khi biết Ka, Kb và ngược lại - Tìm được mối quan hệ giữa nồng độ, độ điện li, các hằng số Ka,Kb và pH - Xác định pH của dung dịch sau khi phản ứng 2 câu x 0,5 = 1,0 điểm 1 câu x 1,0 = 1,0 điểm 3. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch - Xác định trong dung dịch chất nào ở dạng ion, dạng kết tủa, dạng phân tử 2 câu x 0,5 = 1,0 điểm - Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch - Bản chất phản ứng xảy ra trong dung dịch là phản ứng giữa các ion. 1 câu x 1,5 = 1,5 điểm - Ion nào trong chất điện li bị thuỷ phân trong dung dịch -Viết PTHH dạng ion thu gọn - Viết PTHH của sự thuỷ phân muối - Phân biệt các axit, bazơ, muối bằng chât chỉ thị và thuốc thử - Bài toán tính nồng độ, độ điện li, Ka, Kb và ngược lại Tổng số câu Tổng số điểm (trong đó chủ đề 3 có một phần tổng hợp các chuẩn với nhau) Khâu 6. Điền vào ma trận và tính số điểm và số câu hỏi cho mỗi cột Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Khái niệm điện li, mức độ điện li -Phân biệt được chất điện li và không điện li, chất điện li mạnh và yếu Viết được phương trình điện li và nêu được cơ chế của sự điện li Tính nồng độ mol của ion trong dung dịch khi biết độ điện li Xét sự biến đổi độ điện li theo nồng độ Số câu hỏi 2 2 Số điểm 1,0 1,0 (10%) 2. Axit, bazơ, muối và Độ pH -Nhận ra một số chất cụ thể là axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối. - Viết hằng số Ka, Kb cho một số chất cụ thể - Biểu thức tích số ion của nước - Chất chỉ thị axit-bazơ và Biểu thức tính pH - Viết được PT điện li của các axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối cụ thể theo cả 2 thuyết - Ý nghĩa tích số ion của nước - Xác định môi trường dựa vào [H+]; [OH-]; pH; pOH - Viết được PT điện li các muối axit, muối phức tạp - Tính nồng độ khi biết Ka, Kb và ngược lại - Xác định pH của dung dịch khi biết Ka, Kb và ngược lại - Tìm được mối quan hệ giữa nồng độ, độ điện li, các hằng số Ka,Kb và pH - Xác định pH của dung dịch sau khi phản ứng Số câu hỏi 1 1 1 1 1 5 Số điểm 0,5 0,5 0,5 1,5 1,0 4,0 (40%) 3. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch - Xác định trong dung dịch chất nào ở dạng ion, dạng kết tủa, dạng phân tử - Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch - Bản chất phản ứng xảy ra trong dung dịch là phản ứng giữa các ion. - Ion nào trong chất điện li bị thuỷ phân trong dung dịch -Viết PTHH dạng ion thu gọn - Viết PTHH của sự thuỷ phân muối - Phân biệt các axit, bazơ, muối bằng chât chỉ thị và thuốc thử - Bài toán tính nồng độ, độ điện li, Ka, Kb và ngược lại Số câu hỏi 2 2 1 1 1 7 Số điểm 1,0 1,0 1,0 0,5 1,5 5,0 (50%) Tổng số câu Tổng số điểm 5 2,5 (25%) 3 1,5 (15%) 1 1,0 (10%) 2 1,0 (10%) 2 3,0 (30%) 1 1,0 (10%) 14 10,0 (100%) HOẶC MA TRẬN KHÔNG GHI CHUẨN Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Khái niệm chất điện li, sự điện li 1 câu 0,5 đ 1 câu 0,5 đ (5%) 2. Chất điện li mạnh, chất điện li yếu, độ điện li 1 câu 0,5 đ 1 câu 0,5 đ (5%) 3. Sự điện li của nước, pH của dung dịch 1 câu 0,5 đ 1 câu 0,5 đ 2 câu 1,0 đ (10%) 4. Axit, bazơ, muối 1 câu 0,5 đ 1 câu 1,5 đ 1 câu 1,0 đ 3 câu 3,0 đ (30%) 5. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch 2 câu 1,0 đ 1 câu 0,5 đ 1 câu 1,0 đ 1 câu 0,5 đ 5 câu 3,0 đ (30%) 6. Tổng hợp kiến thức 1 câu 0,5 đ 1 câu 1,5 đ 2 câu 2,0 đ (20%) Tổng số câu Tổng số điểm 5 câu 2,5 đ (25%) 3 câu 1,5 đ (15%) 1 câu 1,0 đ (10%) 2 câu 1,0 đ (10%) 2 câu 3,0 đ (30%) 1 câu 1,0 đ (10%) 14 câu 10,0 đ (100%) Khâu 7. Đánh giá lại ma trận và có thể chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

File đính kèm:

  • docMAU MA TRAN CO CHUAN GOOD.doc
Giáo án liên quan