Thực hành phân tích một số đề thi văn dành cho học sinh giỏi

Trước một vấn đề văn hay, phân tích, tìm hiểu cho kĩ càng, sâu sắc đã khó, xây dựng cho được một dàn ý tương đối hoàn chỉnh và đúng yêu cầu của đề lại càng khó hơn. Bởi trước một vấn đề của văn chương không ít cách tiếp cận, cách tìm hiểu. Và do vậy trước một câu hỏi văn chương ít khi có một lời đáp duy nhất, đặc biệt là loại đề phân tích, bình giảng một tác phẩm văn học. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là trước một vấn đề văn, ai cũng thích nói gì thì nói, ngay cả với việc phân tích, bình giảng một tác phẩm văn học cũng thế. Chúng ta tôn trọng và khuyến khích tất cả những cách cảm thụ và kết quả tiếp nhận của cá nhân mỗi người. Cách hiểu, cách trình bày và diễn đạt của ai đó có thể rất khác người, khác đời, nhưng tất cả đều phải có lí do, phải có sức thuyết phục. Sáng tạo nghệ thuật có những nguyên tắc thì tiếp nhận nghệ thuật cũng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Vì thế, trước một vấn đề văn dù muốn hay không người ra đề cũng như người viết bài cũng phải nêu lên được cách hiểu (nhận thức đề) và những ý cơ bản cần phải đạt, được viết trong bài viết. Với tinh thần đó, chúng tôi xin nêu lên một số yêu cầu về nhận thức đề và dàn ý cơ bản cần đạt ở một số đề văn, để HS tham khảo và rút kinh nghiệm trong việc học và làm bài văn của mình. Những đề văn này đều lấy từ hệ thống đề văn đã nêu ở trên.

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 18033 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hành phân tích một số đề thi văn dành cho học sinh giỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hành phân tích một số đề thi văn dành cho học sinh giỏi Trước một vấn đề văn hay, phân tích, tìm hiểu cho kĩ càng, sâu sắc đã khó, xây dựng cho được một dàn ý tương đối hoàn chỉnh và đúng yêu cầu của đề lại càng khó hơn. Bởi trước một vấn đề của văn chương không ít cách tiếp cận, cách tìm hiểu. Và do vậy trước một câu hỏi văn chương ít khi có một lời đáp duy nhất, đặc biệt là loại đề phân tích, bình giảng một tác phẩm văn học. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là trước một vấn đề văn, ai cũng thích nói gì thì nói, ngay cả với việc phân tích, bình giảng một tác phẩm văn học cũng thế. Chúng ta tôn trọng và khuyến khích tất cả những cách cảm thụ và kết quả tiếp nhận của cá nhân mỗi người. Cách hiểu, cách trình bày và diễn đạt của ai đó có thể rất khác người, khác đời, nhưng tất cả đều phải có lí do, phải có sức thuyết phục. Sáng tạo nghệ thuật có những nguyên tắc thì tiếp nhận nghệ thuật cũng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Vì thế, trước một vấn đề văn dù muốn hay không người ra đề cũng như người viết bài cũng phải nêu lên được cách hiểu (nhận thức đề) và những ý cơ bản cần phải đạt, được viết trong bài viết. Với tinh thần đó, chúng tôi xin nêu lên một số yêu cầu về nhận thức đề và dàn ý cơ bản cần đạt ở một số đề văn, để HS tham khảo và rút kinh nghiệm trong việc học và làm bài văn của mình. Những đề văn này đều lấy từ hệ thống đề văn đã nêu ở trên. Đề 1 Trong tác phẩm “ Tôi đã học tập như thế nào, nhà văn M.Gorki (1868 – 1936) viết:” Mỗi cuốn sách đều là một bậc thanh nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người … “ Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng kinh nghiệm của bản thân mình, hãy phân tích một số tác phẩm văn học đã học và đã đọc để làm sáng tỏ ý kiến ấy . Nhận thức đề HS cần hiểu được vấn đề mà đề yêu cầu cần tập trung làm sáng tỏ là :  “vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người” . (Sách mà M.Gorki nói với tôi ở đây là các tác phẩm văn học). Cụ thể: Nếu bạn đã có chút thay đổi suy nghĩ về sách, tôi khuyên bạn hãy chọn lấy nhữg áng văn hay, những dòng chữ đẹp, đừng để những quyển sách bẩn làm bạn hiểu lệch lạc về sách, hãy trân trọng, vì XH phát triển, cs xô bồ tạo nên thói xấu, và những thói xấu ấy cũng đc tích tụ lại thành sách. Những thứ đó ko đc gọi là văn chương, mà chúng là những hạt sạn Văn học. Nó làm giới trẻ lệch lạc trog suy nghĩ, lối sống. Tốt nhất là bạn đừng để trag bìa đẹp hấp dẫn bạn, hãy đọc thử phần tóm tắt, bạn sẽ tìm đc quyển sách mà mình thik. Và bạn cũng hãy nâng niu quyển sách mà bạn đã chọn nhé, đừng quăng quật lug tug, hãy để chúng ở nơi trag trọng nhất, vì sách cũng có tâm hồn, và tâm hồn ấy chính là tâm hồn bạn sau này, khi đọc sách đã thành thói quen, sách sẽ là sự phản ánh của chính bạn. Bạn là người như thế nào, thì người bạn đường của bạn - những cuốn sách  sẽ nói cho mọi người biết tất cả. Vậy bạn muốn là 1 người như thế nào? Cấu trúc và nội dung cơ bản cần đạt Bài viết bao gồm hai phần: Phần lí luận và phần chứng minh. Có thể nêu 1 luận xong rồi chứng minh, nhưng cũng có thể vừa nêu lí luận, vừa phân tích tác phẩm, chứng minh luôn, miễn là hiểu đúng và nói được các ý. Phần giải thích Luận điểm 1: Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người + Sách là sp thuộc lĩnh vực trí tuệ của con người: sách là sự đúc rút kinh nghiệm, hiểu biết và suy ngẫm của con người sau khi đã trải qua những gì đã xảy ra trog cuốc sống. + Sách phản ánh lịch sử phát triển cả về nhận thức, sự hiểu biết và sự đa dạng Văn hoá của loài người. Sách lưu giữ những chuyến đi từ những vùng đất mới, những khu di tích cổ, những bản sắc VH đã phôi phai trog LS. + Sách là sự phản ánh của dòng chảy thời gian vsf sự đổi thay của ko gian nên nó chịu ảnh hưởng của cả ko gian và tgian Luận điểm 2: Sách mở rộng những chân trời mới. + Sách giúp ta giải thích được những hiện tượng tự nhiên xra trong cs và cách thích nghi với chúng, sách còn đưa chúng ta đến thế giới kì diệu của TN hoang dã,giúp chúng ta khám phá vũ trụ bao la, ... Sách còn dạy ta cách đối nhân xử thế, chỉ cho ta sự vận động đổi thay của xã hội và giúp ta biêt những gì đã thuộc về quá khứ. +Những cuốn sách về những trải nghiệm, những cảm xúc xảy ra trong cuộc đời, kể lại những câu chuyện đẹp, sự trải nghiệm nỗi buồn,... Do đó, đọc sách giúp ta biết cách đối xử vs cảm xúc của chính mình, giúp ta biết được khuyết điểm đã trai qua để rút kinh nghiệm cho lần sau. Luận điểm 3: Cần có thái độ đúng vs sách và việc đọc sách. + Thái độ của anh (chị) đối vs các loại sách: Thích loại sách nào? ghet loại sách nào? có giữ gìn những quyển sách cẩn thận hay ko? có trân trọng, nâng niu, giữ gìn chúng hay ko? (tự trả lời) + Nên đọc mỗi ngày vài trang sách, đọc nghiền ngẫm, cảm nhận từng nét chữ trong đó, thấu hiểu từng câu nói, vừa đọc vừa hoá thân thành nhân vật chính, ... đọc kĩ và nắm bắt được nội dung trong đó viết gì rồi tự cái cụ thể cảm nhận cái chiều sâu, ... Coi cuốn sách như người bạn đường trên con đường khám phá cuộc đời là cách tốt nhất để biến việc đọc sách thành niềm vui. Phần chứng minh Phân tích một số tác phẩm văn học để làm sáng tỏ. Đề không nêu cụ thể, nhưng HS cần chú ý lựa chọn được các tác phẩm tiêu biểu, toàn diện(văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại,…). Chú ý liên hệ từ chính kinh nghiệm của bản thân mình; tập trung trả lời câu hỏi: Các tác phẩm văn học đã giúp mình sống tốt, sống đẹp hơn lên như thế nào? Trình bày và phân tích cần chân thực, có sức thuyết phục và truyền cảm, tránh gượng ép sống sượng, thô thiển,… Biểu điểm 8,0 – 10,0 điểm : Ý đúng và đủ, kiến thức tác phẩm toàn diện, phong phú, văn viết hay, có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, không sai chính tả và ngữ pháp, trình bày sáng sủa. Bài viết đạt điểm 8 và 9 có thể còn vài lỗi nhỏ. 5,0 – 7,0 điềm : Hiểu đúng vấn đề, nhưng ý có thể chưa đầy đủ, văn chưa được hay, nhưng không phảm phải những lỗi cơ bản về kiến thức và diễn đạt 3,0 – 4,0 điểm : Có tỏ ra hiểu nhưng thiếu ý hoặc ý lộn xộn, diễn đạt lúng túng, sai sót nhiều. 0 – 2,0 điểm : Lạc đề, văn kém. Đề 2 Trong bài “Ngoại cảnh trong văn chương”, in trên báo Tràng An, số 82, ngày 10 – 12 – 1935, Hoài Thanh viết:” Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng. “ (Hoài Thanh, trích từ cuốn Bình luận văn chương, NXB Giáo Dục, 1998, trang 54) Anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên. Nhận thức đề HS cần hiểu đúng vấn đề cơ bản mà đề yêu cầu cần tập trung làm sáng tỏ là: Một là : Hiểu đúng bản chất câu nói của Hoài Thanh. Hai là : Làm sáng tỏ câu nói ấy bằng việc phân tích một số tác phẩm văn học tiêu biểu Bản chất câu nói của Hoài Thanh là nhằm khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn, khẳng định cái nhìn riêng, sự thể hiện độc đáo của nhà văn, khẳng định cái nhìn riêng, sự thể hiện độc đáo của tác giả đối với cuộc sống bằng tác phẩm văn học. Câu nói ấy nêu lên hai ý: Một là, nhà văn không phải thần thánh, họ cũng sống giữa cuộc đời thường nhặt như mọi người, nên họ không thể không bám sát hiện thực cuộc sống để mô tả và phản ánh; Hai là, tuy cùng mô tả phản ánh hiện thực, nhưng hiện thực khi qua con mắt của nhà văn phải có một hình sắc riêng, tức là mỗi tác phẩm văn học phải in đậm dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ Để làm sáng tỏ ý kiến trên, thí sinh phải phân tích và chỉ ra sự độc đáo, mang đậm dấu ấn chủ quan, thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống riêng biệt của mỗi nhà văn qua một số tác phẩm văn học. Cách tốt nhất là so sánh một số tác phẩm viết về cùng một đề tài, cùng một chủ đề của các tác giả khác nhau để từ đó chỉ ra nét riêng, hình sắc riêng của mỗi tác phẩm, tác giả. Vì để không có giới hạn tác phẩm cụ thể nên thí sinh cần phải nêu được các tác phẩm thực sự tiêu biểu. Qua việc dẫn ra các tác phẩm, giám khảo có thể đánh giá được năng lực văn học của thí sinh . Cấu trúc và nội dung cần đạt HS có thể làm bài theo 2 cách: Vừa bình luận vừa chứng minh hoặc là bình luận trước, chứng minh sau. Dù cách nào cũng phải nêu được các ý cơ bản sau : Phần giải thích Ý 1 : Giải thích qua câu nói của Hoài Thanh bằng cách trả lời câu hỏi sau đây : Câu nói ấy nghĩa là như thế nào? Câu trả lời nêu lên 2 ý như đã nói ở phần nhận thức. Ỳ 2 : Khẳng định tính đúng đắn của nhận định và giải thích tại sao cùng sống trong một thế giới, một hiện thực cuộc sống nhưng “thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng”, tức là trả lời câu hỏi tại sao lại như thế ? Để trả lời được, người viết phải vận dụng được các kiến thức lí luận văn học như : Văn học phản ánh hiện thực; quy luật và yêu cầu nghiệt ngã của sáng tạo nghệ thuật… Từ những kiến thức này để đi đến khẳng định: Nhà văn không thể thoát li hiện thực, phải bám sát mô tả và phản ánh hiện thực, nhưng do yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật, mỗi tác phẩm là một thế giới riêng biệt, không lập lại nên tác phẩm của họ phải “có một hình sắc riêng “ . Ý 3 : Nâng cao vấn đề và rút ra bải học. Thực chất là trả lời câu hỏi : “Câu nói trên có ý nghĩa như thế nào?” Câu nói trên có ý nghĩa với cả nhà văn, người đọc và lịch sử văn học. Đối với nhà văn, khi sáng tác không thể lặp lại mình và càng không được lặp lại người, phải có cái nhìn, cách miêu tả, cách cảm nhận và thể hiện của riêng mình. Tức là nhà văn phải có phong cách riêng. Đối với người đọc, để thẩm định, đánh giá một tác phẩm văn học không chỉ chú ý xem tác giả ấy viết về gì? Mà quan trọng là nhà văn đó viết như thế nào? 2.2 Phần chứng minh : Khẳng định quan niệm sâu sắc của Hoài Thanh về đặc trưng văn chương nghệ thuật, không có nghĩa là xoá bỏ những hạn chế, thậm chí sai lầm trong quan niệm văn học của ông. Định nghĩa của ông về nghệ thuật là “Đi tìm cái đẹp trong tự nhiên” cũng rất hạn hẹp. Quả đúng “Văn chương là văn chương”, nó có tính độc lập, nhưng “thuần tuý” thì không, bởi nó phải hướng về xã hội, đem những tư tưởng xã hội, lịch sử, chính trị, luân lí, đạo đức, triết học biến thành máu thịt hữu cơ của mình. Nếu nghệ thuật chỉ hướng tới cái đẹp thuần tuý mà toàn bộ cuộc sống nhiều mặt của con người bị mờ nhạt thì còn đâu sức hấp dẫn? Có thể nói quan niệm văn học của Hoài Thanh ở đây đã chịu ảnh hưởng ít nhiều của chủ nghĩa duy mĩ. Vào thời ấy Hoài Thanh không đơn độc trong quan niệm của mình. Nguyễn Tuân, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên… đếu có quan niệm ấy. Quan niệm phân biệt văn học với báo chí của Hoài Thanh căn bản là đúng. Sau này, khi đã trải qua thời gian dài thể nghiệm loại thơ phản ánh hiện thực “chân chân chân, thật thật thật”, nhà thơ Xuân Diệu đã giác ngộ ra và đã nêu lại sự phân biệt thơ ca và thông tấn trong bài tiểu luận nổi tiếng Lượng thông tin và những kĩ sư tâm hồn ấy. Tuy nhiên Hoài Thanh đã đối lập văn học và báo chí một cách quá ư tuyệt đối, hầu như không thể dung hoà giữa cái nhất thời và cái vĩnh viễn, xem nội dung xã hội của văn học chỉ có tính cách phụ, và nhà văn nếu hướng tới hiện thực chỉ là sự tình cờ. Ở đây không thể nói là không có ảnh hưởng của quan niệm ảo tưởng về “văn học thuần tuý”. Thật khó tán thành với Hoài Thanh khi ông cho rằng, khi nhà văn “bênh vực kẻ yếu, chống lại với sức mạnh của tiền tài của súng đạn” thì lúc đó nhà văn không làm văn nữa mà “chỉ làm cái phận sự một người cầm bút mà thôi”. Vậy biết bao thơ của Đỗ Phủ, của Nguyễn Du chỉ là thơ của người cầm bút hay sao? Thơ văn đâu chỉ “khiến cho khách giang hồ quên những nỗi nhọc nhằn mà trong chốc lát hưởng những phút say sưa” mà còn hun đúc chí khí, tâm hồn con người, giúp họ cảm được những nỗi đau thương thành thực của loài người như chính Hoài Thanh đã không ít lần nhắc đến. Cái quan niệm xem mối quan hệ chính trị, đạo đức, tôn giáo với nghệ thuật chỉ là quan hệ “tình cờ” cũng không phù hợp với thực tế văn học xưa nay. Mặc dù đây đó còn phiến diện, ảo tưởng và mâu thuẫn, song Hoài Thanh vẫn là nhà lí luận Việt Nam đầu tiên nêu ra một cách sâu sắc vấn đề đặc trưng, bản chất thẩm mĩ của văn học, một vấn đề cốt tử của lí luận văn nghệ mà đời sau vẫn phải còn tốn nhiều công sức và tâm huyết mới mong giải quyết. Cuộc tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật với nghệ thuật vị nhân sinh” tất nhiên vẫn còn trong lịch sử văn học như một cuộc biểu dương quan niệm Mác xít trong văn nghệ, chuẩn bị cho những bước phát triển về sau của quan niệm văn nghệ cách mạng, và Hoài Thanh vẫn có những điểm để người ta liên hệ ông với chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật, song xét về thực chất, sự mâu thuẫn của Hoài Thanh với Hải Triều qua những bài tranh luận đương thời chủ yếu chỉ là mâu thuẫn của hai cách tiếp cận đối với văn học. Biểu điểm Phần bình luận : Nêu được các ý như trên. Ý 3 của phần này dùng để phân hóa các bài viết. Tức là để chọn HS giỏi Phần chứng minh: Dẫn ra được một số tác phẩm tiêu biểu, phân tích và chỉ ra được nét riêng của các tác phẩm ấy. Những bài không chỉ ra được nét riêng của mỗi tác phẩm thì điểm tối đa của phần này cũng chỉ cho cao nhất 4 điểm Chỉ được điểm tối đa của mỗi phần khi đủ ý và diễn đạt súc tích, mắc lỗi không đáng kể. Sau khi cho điểm toàn bài sẽ trừ điểm đối với các bài phạm nhiều lỗi kiến thức cơ bản, dẫn chứng sai, diễn đạt lúng túng … ( tùy thuộc vào số lỗi trừ 1,0 – 5,0 điểm ) đồng thời cộng điểm khuyến khích những bài văn có ý sáng tạo, văn hay. Đề 3 Nhà phê bình Nga, Belinsky (1811-1848) đã định nghĩa điển hình nghệ thuật như là:” một người lạ mặt quen biết”. Anh (chị) hiểu điều đó như thế nào ? Hãy phân tích một số điển hình văn học để làm sáng tỏ ý kiến của mình Nhận thức đề Đây là một đề làm văn nhằm kiểm tra kiến thức lí luận văn học và việc vận dụng kiến thức lí luận đó để phân tích và đánh giá một số hình tượng văn học điển hình. Kiến thức lí luận văn học cụ thể ở đây là về điển hình nghệ thuật. Kiến thức tác phẩm của văn học, cụ thể là các hình tượng điển hình tùy vào việc lựa chọn của HS. Tuy nhiên , qua việc lựa chọn các điển hình văn học của HS cũng có thể đánh giá được năng lực và trình độ của người viết. Như thế bài viết gồm hai nội dung lớn : Nội dung thứ nhất HS phải trình bày ý kiến của mình, giải thích câu nói của Belinsky về điển hình nghệ thuật. Phần thứ hai người viết phải lựa chọn được một số điển hình văn học để phân tích và làm sáng tỏ ý kiến của mình . Cấu trúc và các ý cơ bản cần đạt Giải thích câu nói : Ý nghĩa câu nói :Định nghĩa của Biêlinxki thực chất nêu lên nét chung và nét riêng, tính phổ quát và tính cá biệt của điển hình nói chung và điển hình văn học nói riêng. + “Người lạ mặt”: là nét riêng ,nét cá biệt, nét độc đáo mà nhìn vào đó ta có thể phân biệt đươc với nhân vật khác- đó là “con người này”(Hêghen).  +”Người lạ mặt” nhưng “quen biết” là do những nét chung, nét phổ quát  của điển hình nghệ thuật. Điểm chung đó giúp ta nhận ra một loại người, một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc với những đặc điểm, phẩm chất đặc trưng. Giải thích lí do: - Điển hình nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan. Bước  vào tác phẩm, hiện thực ấy mang đậm dấu ấn sáng tạo, qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Như vậy, do yêu cầu của tính riêng về phong cách cá nhân, mỗi điển hình nghệ thuật phải thể hiện được nét độc đáo, mới mẻ,từ nội dung đến hình thức, để phân biệt với hình tượng khác. - Sự sáng tạo của người nghệ sĩ vô cùng quan trọng, song hình tượng nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo không phải chỉ để cho riêng mình, mà còn là để nói hộ người khác. Do đó, điển hình nghệ thuật bao giờcũng phải mang tính khái quát cao, nó phải phản ánh được đặc điểm, tâm lí, tính cách, tư tưởng và nguyện vọng của một tầng lớp xã hội, một giai cấp hay một loại người nào đó. Điển hình nghệ thuật là người “quen biết”, khi mỗi người đều có thể thấy  hình bóng mình trong đó. - Điển hình nghệ thuật phải hài hoà giữa tính chung và tính riêng, cụ thể và khái quát, cá biệt và phổ quát. Nếu chỉ chú ý tính chung thì hình tượng mất đi tính sinh động, cụ thể, thủ tiêu cá tính sáng tạo của nhà văn, xoá nhoà phong cách riêng độc đáo của nhà văn. Ngược lại, nếu chỉ chú ý tính riêng thì hình tượng sẽ trở nên xa lạ, tính phổ quát sẽ mất, hình tượng sẽ thiếu sức truyền cảm, không tạo được sự đồng điệu, đồng cảm với bạn đọc. 2.2 Phân tích một số điển hình văn học để làm sáng tỏ vấn đề: Học sinh có thể chọn lựa phân tích một số điển hình văn học trong và ngoài nhà trường, cả VHVN và VHNN, miễn sao các hình tượng thực sự là điển hình, có tính cá biệt nhưng cũng mang tầm khái quát cao. (Ví dụ: Chí Phèo,  Bá Kiến (“Chí Phèo”- Nam Cao), Xuân Tóc Đỏ (“Số đỏ”-Vũ Trọng Phụng), Hoàng(“Đôi mắt”-Nam Cao), Mị (“Vợ chồng A Phủ”-Tô Hoài),...). 3.BIỂU ĐIỂM: Điểm 20:Bài làm tỏ rõ nắm vững kiến thức LLVH, hiểu biết sâu rộng, phong phú. Có nhiều phát hiện tinh tế, độc đáo. Biết chọn và phân tích được những điển hình văn học xuất sắc.Bố cục rõ ràng, chặt chẽ. Diễn đạt truyền cảm. Điểm 18: Nội dung bài làm rõ ràng, phong phú. Hiểu và giải thích chính xác những ý cơ bản. Phân tích vấn đề một cách thuyết phục bằng các điển hình tiêu biểu. Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc. Điểm 16: Nội dung đầy đủ. Nắm vững vấn đề, phân tích sáng tỏ. Có nhiều ý phát hiện, sáng tạo. Diễn đạt tốt, bố cục rõ. Điểm 14: Đảm bảo các ý chính, song phân lượng chưa hợp lí. Hiểu và giải thích được vấn đề. Phân tích đúng hướng. Diễn đạt trôi chảy. Điểm 10: Nắm được vấn  Đề 4 "Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giái trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm, chứ không phải tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm nghệ thuật". (Theo Nguyễn Khải, Các nhà văn nói về văn, tập 1, NXB Tác phẩm mới, 1985, trang 61) Anh, chị hiểu như thế nào về ý kiến nêu trên? Hãy liên hệ với sáng tác của Xuân Diệu hoặc Tố Hữu để làm sáng tỏ vấn đề. (Đề thi học sinh giỏi quốc gia năm 1999, bảng A) Nhận thứ đề Điều gì tạo nên giá trị của một tác phẩm nghệ thuật? Tư tưởng của nhà văn hay tình cảm nghệ sĩ? Câu hỏi đó đã làm hết thảy mọi người, không chỉ có chúng ta mà còn cả giới nghệ sĩ. Đã có nhiều cách bàn bạc và lý giải xung quanh vấn đề này. Ý kiến của nhà văn Nguyễn Khải dưới đây, theo tôi cũng là một ý kiến đánh giá đầy đủ, chính xác và đánh ghi nhận: "Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giái trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm, chứ không phải tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm nghệ thuật". Là một nhà văn đã lăn lộn nhiều với nghề viết, đã từng nếm trải và chịu đựng những quy luật nghiệt ngã của văn chương, hơn ai hết Nguyễn Khải ý thức sâu sắc những yêu cầu khắt khe của nghệ thuật. Ông hiểu giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhà văn phải là người có tư tưởng. Nhưng bằng những sự trải nghiệm của một đời cầm bút, ông cũng thấm thiết nghệ thuật không phải chỉ là tư tưởng đơn thuần mà phải là tư tưởng được rung lên ở các cung bậc của tình cảm, nghĩa là tư tưởng ấy phải được thấm đẫm trong tình cảm của người viết, tư tưởng ấy phải được chuyển tải bằng tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ. Nói cách khác, ý kiến của Nguyễn Khải đã khẳng định mỗi quan hệ gắn bó, không thể tách rời giữa tư tưởng và tình cảm của nhà văn. "Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó". Câu nói hiển nhiên như một chân lý không thể phủ nhận. Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, trước hết phải đề xuất được một tư tưởng mới mẻ. Một nhà văn có tầm cỡ hay không, tôi nghĩ yêu cầu đầu tiên là nhà văn ấy phải là một nhà tư tưởng. Nghĩa là ông ta phải có phát hiện riêng của mình về chân lý đời sống, có những triết lý riêng của mình về nhân sinh. Bởi xét đến cùng, thiên chức cao cả của văn chương nghệ thuật là phản ánh con người và hướng tới phục vụ đời sống con người. Văn học là một hình thái ý thức tinh thần; bởi thế, nhà văn khi viết tác phẩm không thể không bộ lộ tư tưởng của riêng mình, chủ kiến của riêng mình trước những vấn đề của cuộc sống. Làm sao văn học có thể thực hiện được sứ mệnh thiêng liêng của mình là bồi đắp, làm giàu đời sống tinh thần của con người, nếu như người viết không gửi được vào tác phẩm của mình tư tưởng nào đó về cuộc sống? Mặt khác, bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo. Nghề văn phải là nghề sáng tạo. Mà tôi cho rắng sáng tạo khó khăn nhất, nhưng cũng vinh quang nhất của người nghệ sĩ, là khám phá, phát minh ra một hệ thống tư tưởng của riêng mình. Văn học đâu chấp nhận những sản phẩm nghệ thuật chung chung, quen nhàm, viết ra dưới ánh sáng của một khuôn mẫu tư tưởng nào đó. Nếu thế thì văn chương sẽ tẻ nhạt biết bao! Không, "Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biêt tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa ai có" (Nam Cao). Một khi anh đề xuất được những tư tưởng mang tính khám phá về đời sống, tư tưởng ấy sẽ quyết định đến sự sáng tạo hình thức của tác phẩm. Chưa nói rằng, ở những nhà văn lớn, tư tưởng là yếu tố cốt lõi hình thành nên phong cách nghệ thuật, gương mặt riêng, dấu ấn riêng của nhà văn trong đời sống văn học vốn mênh mông phức tạp, vàng thau lẫn lộn này. Có thể khẳng định rằng, tư tưởng ấy là tố chất của một nhà nghệ sĩ lớn. Tuy nhiên, theo Nguyễn Khải, tư tưởng của nhà văn không phải là tư tưởng "nằm thẳng đơ trên trang giấy", mà là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm" Vấn đề đặt ra là tai sao tư tưởng lại phải chuyển tải bằng tình của người viết và tình của nhà văn sao lại là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm nghệ thuật"? Có lẽ, xin được bắt đầu từ quy luật lớn của văn học nói riêng, nghệ thuật nói chung. C.Mac có lần nhấn mạnh: Nói quy luật của văn học là quy luật của cái đẹp. Người khác thì cụ thể hơn, khẳng định quy luật của cái đẹp là quy luật của tình cảm. Vậy tình cảm chứ không phải bất kỳ yếu tố gì khác mới là ngọn nguồn sâu xa của cái đẹp. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đính thực phải hướng con người tới cái đẹp bằng tình cảm của nhà văn. Tác phẩm của anh phải lên tiếng, sự thăng hoa cảm xúc của chính anh. Không phải ngẫu nhiên mà khi bàn về thơ, nhiều nhà văn, nhiều học giả đều khẳng đinh vai trò của tình cảm đố với thơ. Ngô Thì Nhậm thì kêu gọi các thi nhân:" Hãy xúc động hồn thơ cho hồn bút có thần", còn Muytxê cũng nhắn nhủ các nhà thơ: "Hãy đập vào tim anh, Thiên tài là ở đó" Tư tưởng của một nhà văn dù dầu có giá trị đến đâu, độc đáo mới mẻ đến nhường nào thì nó cũng chỉ là một xác buớm ép khô trên trang giấy, nếu không được tình cảm của họ thổi hồn đánh thức dậy. Nếu anh chỉ có tư tưởng không thôi, thì không thể làm một tác phẩm có giá trị nghệ thuật đính thực. Tư tưởng của anh phải được rung lên ở các cung bậc của tình cảm. Cảm xúc trơ lì, mòn sáo, tình cảm thoáng qua, hời hợt, rút cuộc những tư tưởng ấy dù hay đến mấy cũng chỉ "nằm thẳng đơ", vô hồn, vô cảm trên trang giấy mà thôi. Những sáng tạo nghệ thuật chân chính tuyệt nhiên không phải là sự minh hoạ giản đơn cho tư tưởng này hay tư tưởng khác, cho dù đó là tư tưởng rất hay (Ý của Khrapchencô). Tư tưởng của nhà văn không khô khan, cứng nhắc, tư tưởng của nhà văn là tư tưởng nghệ thuật, là tình cảm, là "nhiệt hứng", là "say mê", là tất cả nhiệt tình kết tinh lại (Biêlixky) Đề 5 Phận tích sắc thái riêng biệt trong ba bài thơ viết về mùa thu của Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi Yêu cầu HS phải chỉ ra được những nét riêng biệt (là chính) trong cảm xúc về mùa thu của ba tác giả qua ba thi phẩm cụ thể. Bài viết cần đạt được những ý cơ bản sau đây : Ý 1 : Đề tài mùa thu trong lịch sử văn thơ và những nét giống nhau giữa ba nhà thơ khi viết về mùa thu qua ba bài thơi. Nét giống nhau bao trùm là mùa thu trong thơ ba tac giả rất đẹp nhưng cũng đều nhuốm một nỗi buồn (có thể phân tích và dẫn ra một vài câu tiêu biểu ở mỗi bài thơ nhưng không đi sâu). Ý 2 : Trình bày những nét riêng biệt trong cảm hứng về mùa thu của ba nhà thơ qua việc phân tích và làm sáng tỏ từ ba bà thơ (ý chính) Nguyễn Khuyến lấy cảm hứng từ cảnh thu ở một vùng quê thôn dã. Chắc chắn đó là vùng quê Yên Đổ rất mực gắn bó với ông. Có thể nói mùa thu ở đây là mùa tiêu biểu cho mùa thu của làng quê Việt Nam (đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ). Đó là một mùa thu thơ mộng, tĩnh lặng, trong trẻo và yên ả đến kì lạ. Sau đó, học sinh phân tích những hình ảnh và cảnh sắc trong bài thơ để làm nổi bật tính chất tiêu biểu đã nói. Trước cảnh thu ấy, tác giả vừa đắm say vừa buồn bã. Một nỗi buồn dịu nhẹ, bâng khuâng thấm đượm và bao phủ lên toàn bộ cảnh thu. Cuối bài thơ, nỗi buồn đã trở thành nỗi thẹn, nỗi đau man mác về khí tiết của chính bản thân mình. Chính điều này làm cho người đọc yêu mến và kính trọng ông hơn. HS phân tích và chỉ ra các thể từ các chi tiết trong bài thơ để làm sáng tỏ các nhận xét trên. + Bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu : Nỗi cô đơn quạnh vắng của lòng người trước ngoại cảnh trải dài trong một bức tranh thiên nhiên buồn mà nên thơ nên họa. Với cảm thức mạnh mẽ về thời gian, thi nhân bộc lộ niềm tiếc nuối

File đính kèm:

  • docThuc hanh phan tich mot so de thi van danh cho hocsinh gioi.doc
Giáo án liên quan