Thuyết trình ngữ văn bài thơ số 28 (trong tập người làm vườn của r.ta-Go)

- Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà văn, nhà văn hoá lớn của Ấn Độ sinh trưởng trong một gia đình quý tộc Bàlamôn, tại thành phố Can-cut-ta, bang Ben-gan.

- Suốt đời mình, ông đã phấn đấu không mệt mỏi và có những cống hiến quan trọng cho sự nghiệp phục hưng văn hoá Ấn Độ và giải phóng Ấn Độ khỏi ách thực dân; góp phần vào công cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc.

- Ông để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà ở lĩnh vực nào ông cũng thành công xuất sắc:

+ 52 tập thơ, tiêu biểu là các tập thơ: Thơ Dâng, Người làm vườn-Thơ trữ tình của tình yêu và cuộc sống, Mặt trăng hình lưỡi liềm, Mùa hái quả, Trăng non, Tặng phẩm của người yêu

+ 12 bộ tiểu thuyết: Gôra, Đắm thuyền

+ 42 vở kịch: Sự trả thù của tự nhiên, Vua và Hoàng hậu,

+ Hàng trăm truyện ngắn, 63 tập tiểu luận triết học, khoảng 2000 bài ca, hàng nghìn bức hoạ.

- Năm 1913, Ta-go là người châu Á đầu tiên được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học với tập "Thơ Dâng" (gồm 103 bài, sáng tác từ 1890-1912 và ông tự dịch ra tiếng Anh).

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6532 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyết trình ngữ văn bài thơ số 28 (trong tập người làm vườn của r.ta-Go), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 10 THUYẾT TRÌNH NGỮ VĂN BÀI THƠ SỐ 28 (Trong tập Người làm vườn) R.Ta-go Tiểu dẫn: Tác giả: - Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà văn, nhà văn hoá lớn của Ấn Độ sinh trưởng trong một gia đình quý tộc Bàlamôn, tại thành phố Can-cut-ta, bang Ben-gan. - Suốt đời mình, ông đã phấn đấu không mệt mỏi và có những cống hiến quan trọng cho sự nghiệp phục hưng văn hoá Ấn Độ và giải phóng Ấn Độ khỏi ách thực dân; góp phần vào công cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc. - Ông để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà ở lĩnh vực nào ông cũng thành công xuất sắc: 52 tập thơ, tiêu biểu là các tập thơ: Thơ Dâng, Người làm vườn-Thơ trữ tình của tình yêu và cuộc sống, Mặt trăng hình lưỡi liềm, Mùa hái quả, Trăng non, Tặng phẩm của người yêu … 12 bộ tiểu thuyết: Gôra, Đắm thuyền… 42 vở kịch: Sự trả thù của tự nhiên, Vua và Hoàng hậu,… Hàng trăm truyện ngắn, 63 tập tiểu luận triết học, khoảng 2000 bài ca, hàng nghìn bức hoạ.... - Năm 1913, Ta-go là người châu Á đầu tiên được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học với tập "Thơ Dâng" (gồm 103 bài, sáng tác từ 1890-1912 và ông tự dịch ra tiếng Anh). Tập thơ Người làm vườn: - Là tập thơ nổi tiếng của Ta-go, gồm 85 bài thơ không có nhan đề mà chỉ đánh số thứ tự, viết bằng tiếng Ben-gan, sau tác giả tự dịch sang tiếng Anh và xuất bản năm 1914. - Nội dung: Thế giới thật tươi đẹp, cuộc đời là một vườn hoa chan chứa tình yêu và nhà thơ nguyện làm người chăm sóc vườn hoa cuộc đời ấy. - Tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và chất triết lí, vừa thể hiện tâm hồn Ấn Độ vừa bao quát tinh thần nhân loại. - Được dịch ra nhiều thứ tiếng, chinh phục độc giả nhiều nước, phương Đông cũng như phương Tây. Bài thơ số 28 - Rút trong tập “Người làm vườn”, là một trong những bài thơ hay nhất của Ta-go và có mặt trong nhiều tuyển tập thơ tình thế giới. - Bài thơ này ông làm khi người vợ yêu dấu Mri-na-li-ni-đê-vi qua đời (1902). Bố cục: chia làm 3 đoạn - Đoạn 1: gồm 6 câu đầu (Từ đầu đến “Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh”) : tình yêu là sự hoà điệu giữa hai tâm hồn con người. - Đoạn 2: gồm 6 câu tiếp (Từ câu tiếp theo cho đến “Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu”): tình yêu là sự hiến dâng và đón nhận. - Đoạn 3: Phần còn lại: tình yêu là sự đa dạng, phong phú, là cuộc sống. Đọc-hiểu văn bản: Đoạn 1: Tình yêu là sự hoà điệu giữa hai tâm hồn con người - Mở đầu bài thơ là hình ảnh đôi mắt - cửa sổ của tâm hồn: “Đôi mắt băn khoăn của em buồn,  Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh.  Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.”  - Đôi mắt ấy, dưới ngòi bút của nhà thơ, như ánh sáng diệu kỳ của trời đất muốn rọi sáng tận đáy sâu của trái tim người yêu. Đó chính là khát khao hoà hợp tâm hồn, là khát vọng muốn chan hoà và thấu hiểu người mình yêu. Nhưng đôi mắt ấy cũng đủ chứa đựng  một nỗi băn khoăn, u buồn vì khát khao trên là vô vọng. - Điệp từ “Đôi mắt” như khẳng định tín hiệu tình yêu phát ra từ cô gái và chàng trai đã cảm nhận được. - Đôi mắt cô gái chất chứa những câu hỏi khám phá thế giới tình cảm bí ẩn của chàng trai, được so sánh với hình ảnh vầng trăng muốn dò chiều sâu biển cả. Trăng muôn đời vẫn muốn soi sáng để biết lòng biển nông sâu, cũng như con người luôn muốn tận hiểu tình yêu mà người tình dành cho mình. - Em là ánh trăng, anh là mặt biển trong xanh. Hai hình ảnh so sánh này diễn tả rất hay một tình yêu trong sáng chân thành, dào dạt và sự khao khát yêu thương. Cô gái có đôi mắt huyền mới có cái nhìn lung linh của ánh trăng kia. Và chàng trai có tình yêu nồng nàn, chân thành, trong sáng thì ánh trăng kia mới có thể soi vào tận đáy biển cả. à Một hình ảnh so sánh thật đẹp đẽ, mang tầm vóc bao la của vũ trụ gợi lên sự khát khao hạnh phúc, hòa hợp tâm hồn trong tình yêu . Tình yêu đâu chỉ là “tìm kiếm” mà còn là “phát hiện” những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn, trong tính cách của người tình. -Lối so sánh này mang quan niệm của Ta-go và cũng là của người Ấn về vũ trụ và tự nhiên. Nhà thơ đề cao con người, mọi điều liên quan đến con người đều được nâng lên đến tầm vóc vũ trụ. Người Ấn từng xem con người là một bản thể của vũ trụ, là một “ tiểu vũ trụ” trong cái thế giới “đại vũ trụ”. Chính vì vậy mà tình yêu của con người cũng thanh cao, quý giá, vĩ đại như trăng sao, như biển cả vậy.  - Trong tình yêu, điều quan trọng nhất phải chăng chính là cùng chung nhịp đập con tim. Cả cô gái và chàng trai đều có khát vọng hòa hợp trong tình yêu. Nhưng sự hòa hợp tuyệt bích như họ mong chờ,liệu có tồn tại hay không? - Như muốn giúp cô gái trả lời dứt câu hỏi đó, chàng trai đã “không giấu một điều gì” mà phơi bày trần trụi tất cả : “Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em, Anh không giấu em một điều gì” Một loạt cụm từ gần nghĩa được sử dụng như “trần trụi”, “không giấu điều gì”, “không giữ điều gì” để khẳng định ước vọng hòa hợp tha thiết của chàng trai. à Tình cảm chân thực, giản dị, không câu nệ. - Nhưng thực tế trớ trêu và đầy nghịch lý : “Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh”. Cô gái “chẳng hiểu gì tất cả” và tiếp tục đòi hỏi cao hơn. Những gì cô gái biết về chàng trai đều mới chỉ là cái bề ngoài còn sâu thẳm của tâm hồn chàng trai- trái tim anh đâu dễ nắm bắt được. Cái nghịch lý này tồn tại cùng tình yêu, hiển nhiên như sự tồn tại của cuộc sống.  à Cả hai muốn thấu hiểu, hòa hợp với nhau nhưng chưa đạt thành sở nguyện. Tình yêu ấy vẫn còn là một bí ẩn cần phải đi tìm lí giải. - Con người là thế, xưa cũng thế mà nay cũng thế, “vì mấy khi yêu mà chắc được yêu”. Khi đã “chắc” rồi thì lại luôn dằn vặt, tự hỏi : có được yêu nhiều hay không và nhiều đến mức nào .“ Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ tâm lý “không bao giờ là đủ” trong tình yêu . Tình yêu vốn huyền bí. Con người luôn có khát vọng tìm hiểu những bí ẩn của nó nhưng không thể nhận biết trọn vẹn về tình yêu cũng như về người mình yêu. Đoạn 2 : Tình yêu là sự hiến dâng và đón nhận - Nếu ở đoạn thơ thứ nhất, để giúp cô gái “dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”, chàng trai không ngần ngại mở ngỏ tâm hồn, thì sang đoạn thứ hai, nhiệt thành hơn, chàng sẵn sàng dâng hiến cả cuộc đời mình cho người yêu. Lối kết cấu đưa ra những giả định “ nếu … anh sẽ …” rồi phủ định “Nhưng…đời anh là…” để đi đến kết luận “Ấy thế mà…” được sử dụng trùng điệp thật điêu luyện. - Nhà thơ cũng sử dụng biện pháp so sánh đối lập và hình ảnh ẩn dụ về “ngọc”, về “hoa” để biểu lộ một tình yêu nồng cháy, mãnh liệt và dâng hiến: “ Nếu đời anh chỉ là viên ngọc anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh và xâu thành một chuỗi quàng vào cổ em. Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em.” - Chàng trai đã ví cuộc đời mình như “viên ngọc”, “đóa hoa”.Có gì quý hơn ngọc, giá trị bằng ngọc? Có gì đẹp và thơm bằng hoa ? Vậy mà, nếu đời anh là viên ngọc (quý giá), đóa hoa (đẹp đẽ) thì anh sẵn sàng dâng tặng tất cả cho em, để cho em xinh đẹp và đáng yêu hơn. - Các động từ: “đập ra”, “xâu thành”, “quàng vào”, “hái ra”, “đặt lên” diễn tả một tấm lòng, một cử chỉ trân trọng và dâng hiến trong tình yêu. à Những giả thiết của chàng trai thể hiện một tình yêu say đắm nồng nàn, một tấm lòng hiến dâng cao cả cho tình yêu, sẵn sàng hy sinh tất cả chỉ để cho người yêu mình được hạnh phúc. - Những viên ngọc, những bông hoa , dù có quý giá cách mấy, dù có đẹp đến thế nào thì cũng chỉ là vật chất mà thôi . Hẳn rằng đó không phải là mục đích cuối cùng của tình yêu , không phải là vấn đề mà “đôi mắt em băn khoăn” dò hỏi . Cho nên chàng trai, một lần nữa, đã bộc lộ tình yêu của mình ở một cung bậc cao hơn : “đời anh là một trái tim”. Đây chính là cái đích mà cô gái muốn khám phá: “Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim  Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó. Em là nữ hoàng của vương quốc đó Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu” - Ba tiếng “Nhưng em ơi” vang lên thiết tha, đắm say. Lời tỏ tình được nâng lên một tầm cao mới, một chiều sâu thăm thẳm. Tình yêu ấy sâu sắc và mênh mông - Chàng trai so sánh cô gái là “ nữ hoàng của vương quốc” trái tim mình. Đây đích thực là tiếng nói của một trái tim si tình . Tuy nhiên mặc dù đã là chủ sở hữu tối cao và duy nhất,vị nữ hoàng cũng không biết đâu là biên giới của vương quốc mình. Lại thêm một ngịch lý nữa. Vậy nguyên nhân của nghịch lý này là gì ?  - Đó là bởi cuộc đời cuả chàng trai không giản đơn giống như những sự vật hữu hình, vô tri, dễ nhìn, dễ cảm như “ viên ngọc” hay “đóa hoa” . Mà đó là một trái tim, một thế giới tinh thần bí ẩn, cho nên “chiều sâu và bến bờ” của nó không dễ gì có thể biết được. Câu hỏi “Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó” đã khẳng định điều đó. Vẫn một mực chân thành, chàng trai sẵn sàng hiến dâng cuộc đời cho người yêu. - Câu thơ: “Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu” như là một lời nhắc khẽ nhẹ nhàng và tế nhị. Gần mà xa, xa mà gần biết trân trọng và phát hiện mọi phẩm chất cao quý tiềm ẩn trong tâm tình người yêu. Lời tỏ tình sang trọng quá, chứng tỏ chàng trai có một trái tim rất nhân văn! => Tình yêu vừa cụ thể vừa trừu tượng, vừa hữu hạn vừa vô hạn, muôn cung bậc. Không thể hiểu được tình yêu nếu chỉ đứng ngoài quan sát, lạnh lùng. Chỉ có thể hiểu tình yêu bằng chính tình yêu. Chỉ có những ai yêu mới thực sự có thể hiểu đầy đủ, sâu sắc về tình yêu. Đoạn cuối : Tình yêu là sự đa dạng, phong phú, là cuộc sống - Đoạn ba cũng bắt đầu bằng hai câu giả định có cấu trúc sóng đôi: “Nếu trái tim anh là … nó sẽ …”: “Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm Và em thấu suốt rất nhanh. Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau Nó sẽ tan thành lệ trong Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u ẩn” -Tình yêu không thể tầm thường và đơn giản. Một giả thiết lại được nêu lên: Nếu trái tim chàng trai “có phút giây lạc thú”, thì người yêu cũng dễ chia vui bằng “nụ cười nhẹ nhõm”, nếu trái tim chàng trai khổ đau thì  “Nó sẽ tan ra thành lệ trong và lặng im phản chiếu nỗi niềm u ẩn”. - Nhưng chàng trai tự biết mình có trái tim phức tạp hơn nhiều:  “Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên. Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.” Chàng trai tự hào về trái tim của mình “lại là tình yêu”, tình yêu đích thực, đâu phải thứ “trái tim chỉ là giây phút lạc thú”. Tình yêu của em đã và đang mang đến cho anh bao cảm xúc kỳ diệu, lúc thì vui sướng, lúc thì khổ đau… Tình yêu đâu chỉ toàn vị ngọt? Vui sướng và khổ đau mà tình yêu mang đến là mênh mông, là vô biên. Những cầu mong và sự giàu có mà tình yêu, mà trái tim của chàng trai là bất tận, là trường cửu. Chàng trai cầu mong ở người tình một tình yêu đằm thắm, chân thành và thủy chung. à Khát vọng đơn giản hóa tình yêu cho người yêu dễ cảm nhận làm mọi cách để người yêu hiểu rõ tình yêu của mình. - Cặp câu lập cấu trúc này, cùng với những tính từ chỉ sự vô hạn về không gian, thời gian, như “vô biên”, “ trường cửu”, những từ trái nghĩa như “ vui sướng- khổ đau”, “ thiếu thốn - giàu sang” đã tô đậm đặc điểm của trái tim yêu. Trái tim tình yêu không đơn giản. Nó là tổng hòa của những trạng thái tâm lí phức tạp , thậm chí đối lập nhau. Vì vậy nhà thơ đã nêu ra kết luận: “Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.” Trái tim anh cũng như cuộc đời em rất gần nhưng lại rất xa. Em không bao giờ hiểu hết được em cũng như trái tim anh em không bao giờ hiểu hết. => Trái tim chứa những cung bậc cảm xúc tưởng chừng như đối lập: niềm vui - khổ đau. Thực chất nó ẩn chứa một triết lí: tình yêu chẳng dễ bày tỏ, không dễ bộc lộ trọn vẹn và không dễ hiểu trọn vẹn; cuộc sống cần là yêu thương. Tổng kết Nội dung Bài thơ thể hiện khát vọng mãnh liệt về tình yêu vĩnh cửu, quan niệm về một tình yêu chân chính: Tình yêu là một cuộc dâng hiến trọn vẹn, là khám phá đi tìm. Nhưng trái tim tình yêu vẫn mãi mãi là điều bí ẩn. Chiếm lĩnh cái bí ẩn, vô bờ không giới hạn của tâm hồn người yêu sẽ luôn là những khát khao vĩnh cửu của con người. Nếu mỗi người đều hướng  tới cái trọn vẹn ấy để nắm bắt, để dựng xây, điều đó sẽ mang đến hạnh phúc trong tình yêu. Nghệ thuật - Bài thơ đậm màu sắc trữ tình và màu sắc triết lí. - Sử dụng cấu trúc hình ảnh so sánh -ẩn dụ trùng điệp độc đáo đã diễn tả được các sắc thái, cung bậc, hương vị trong tình yêu. - Sử dụng kết cấu giả định mang nhiều tầng nghĩa với nhiều hình ảnh tượng trưng và so sánh tạo nên một nét rất riêng và độc đáo của thơ tình Ta-go.    

File đính kèm:

  • docBAI THO SO 28 RTago.doc
Giáo án liên quan