Tiếng Việt lớp 5 kỳ 1

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc trôi chảy bức thư

- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài

- Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam

- Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu

- Hiểu nội dung chính của bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông , xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

- Học thuộc lòng một đoạn thư

II. ĐỒ DÙNG :

- Tranh minh họa SGK, bảng phụ viết sẵn câu văn cần rèn đọc

 

doc237 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10304 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiếng Việt lớp 5 kỳ 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1: ND: Thứ 2, ngày 24/8/2009 TẬP ĐỌC Tiết 1: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Đọc trôi chảy bức thư - Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài - Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam - Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu… - Hiểu nội dung chính của bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông , xây dựng thành công nước Việt Nam mới. - Học thuộc lòng một đoạn thư II. ĐỒ DÙNG : - Tranh minh họa SGK, bảng phụ viết sẵn câu văn cần rèn đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra SGK và đồ dùng 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài : - Giáo viên giới thiệu chủ điểm mở đầu sách - Học sinh xem các ảnh minh họa chủ điểm - “Thư gửi các học sinh” của Bác Hồ là bức thư Bác gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Thư của Bác nói gì về trách nhiệm của học sinh Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước như thế nào? Đọc thư các em sẽ hiểu rõ điều ấy. - Học sinh lắng nghe b) Nội dung : * Hoạt động 1: Luyện đọc - Hoạt động lớp - 1 Học sinh đọc toàn bài. - GV chia đoạn. - Học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn. Đ1 : từ đầu đến “…các em nghĩ sao” Đ2 : phần còn lại - Sửa lỗi đọc cho học sinh. - HỌC SINH đọc theo cặp nối tiếp. Ÿ Giáo viên đọc toàn bài. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân Học sinh đọc thầm đoạn 1 Trả lời câu hỏi : + Ngày khai trường 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? - Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp. - Từ ngày khai trường này các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. - Học sinh đọc thầm đoạn 2 - học sinh đọc - Giáo viên hỏi: + Sau CM tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì? - Nhiệm vụ : Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. + Học sinh có trách nhiệm như thế nào đối với công cuộc kiến thiết đất nước? - Học sinh phải học tập để lớn lên thực hiện sứ mệnh: làm cho non sông Việt Nam tươi đẹp, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu. Qua bức thư em thấy Bác Hồ khuyên em điều gì ? HS nêu. GV tóm nội dung : Bác Hồ khuyên học sinh chăm chỉ học tập, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới. * Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Hoạt động lớp, cá nhân _GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm một đoạn 2. - Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung đoạn 2 - 1 học sinh đọc diễn cảm đoạn 2. - GV nhận xét giọng đọc và lưu ý cách đọc. - GV đọc mẫu (nếu cần) Nhấn giọng các từ ngữ : xây dựng, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp hay không, sánh vai, phần lớn. Giọng đọc : thân ái, trừu mến. - HS luyện đọc - HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức thi đọc diễn cảm - HS thi đọc diễn cảm * Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS học thuộc lòng _HS nhẩm học thuộc câu văn đã chỉ định HTL 3. Củng cố - dặn dò: - Đọc thư của Bác em có suy nghĩ gì? -GV giáo dục tư tưởng : cần siêng năng chăm chỉ, nghe thầy, giúp đỡ bạn trong học tập và trong mọi hoàn cảnh … -về nhà HTL đoạn 2. - Chuẩn bị bài : “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” - Nhận xét tiết học ND: Thứ 3, ngày 25/8/2009 TẬP ĐỌC Tiết 2 : QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các từ ngữ khó - Hiểu các từ ngữ, phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài. - Hiểu nội dung chính: Bài văn miêu tả cảnh làng mạc ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương. - Đọc diễn cảm bài văn miêu tả cảnh làng mạc ngày mùa với giọng tả: chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả màu vàng của cảnh vật. - Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước, tự hào là người Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG : - Tranh vẽ cảnh cánh đồng lúa chín SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra 2, 3 HS đọc thuộc lòng đoạn 2 trong bài thư gửi các học sinh , trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung thư. Ÿ Giáo viên nhận xét. - Học sinh đọc thuộc lòng đoạn 2 - học sinh trả lời. 2. Bài mới : * Hoạt động 1: Luyện đọc - Hoạt động lớp - 1 Học sinh đọc toàn bài. - Giáo viên chia đoạn - Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối nhau theo từng đoạn. Đ1 : Câu mở đầu Đ2 : “….treo lủng lẳng” Đ3: “…ớt đỏ chót” Đ4: phần còn lại - Hướng dẫn học sinh đọc đúng kết hợp giải nghĩa từ. - Học sinh độc nối tiếp theo cặp đôi. - 1, 2 học sinh đọc lại cả bài. - Giáo viên đọc mẫu. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm cho câu hỏi 1: Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó? - Các nhóm đọc lướt bài - Cử một thư ký ghi - Đại diện nhóm nêu lên - Các nhóm thi đua: lúa - vàng xuộm; nắng - vàng hoe; xoan - vàng lịm; là mít - vàng ối; tàu đu đủ, lá sắn héo - vàng tươi; quả chuối - chín vàng; tàu là chuối - vàng ối; bụi mía - vàng xong; rơm, thóc - vàng giòn; gà, chó - vàng mượt; mái nhà rơm - vàng mới. Tất cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm. Ÿ Giáo viên chốt lại - Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 2/ SGK/ 13. - Học sinh lắng nghe. + Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì ? _lúa:vàng xuộm à màu vàng đậm : lúa vàng xuộm là lúa đã chín …. + Những chi tiết nào nói về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động như thế nào ? + Những chi tiết nào nói về con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động như thế nào ? + Giáo viên tóm ý : + Quang cảnh không có cảm giác héo ràn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa. Thời tiết rất đẹp. + Không ai thưởng đến ngày hay đêm mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc HTX. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa là đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay. + Con người chăm chỉ, mải miết, say mê lao động. - Những chi tiết về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm vẻ đẹp hoàn hảo. Những chi tiết về hoạt động của con người ngày mùa làm bức tranh quê không phải bức tranh tĩnh vật mà là bức tranh lao động rất sống động. + Bài văn tả quang cảnh ngày mùa như thế nào ? + Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương ? + Quang cảnh ngày mùa như một bức tranh làng quê đẹp. - Tác giả rất yêu quê hương mới viết được bài văn tả ngày mùa hay như thế. * Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Hoạt động cá nhân, lớp - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn. - Giáo viên nhận xét và lưu ý cách đọc diễn cảm. - Học sinh lần lượt đọc theo đoạn. - Nhấn mạnh các từ ngữ chỉ màu vàng. Ÿ Giáo viên đọc mẫu diễn đoạn : “Màu lúa chín … vàng mới” - Học sinh đọc diễn cảm theo cặp. - Học sinh lần lượt đọc diễn cảm - Thi đọc diễn cảm - Học sinh và giáo viên nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò: + Bài văn tả cảnh làng mạc ngày mùa như thế nào và tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào ? GD :Yêu đất nước , quê hương - GD môi trường: Qua bai văn em thấy quang cảnh thiên nhiên như thế nào? Em cần làm gì để giữ gìn môi trường được trong lành? HS nêu - Tiếp tục rèn đọc cho tốt hơn, diễn cảm hơn - Chuẩn bị bài : “Nghìn năm văn hiến” - Nhận xét tiết học LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 1: TỪ ĐỒNG NGHĨA I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Học sinh hiểu thế nào là từ đồng nghĩa - từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa - Thể hiện thái độ lễ phép khi lựa chọn và sử dụng từ đồng nghĩa để giao tiếp với người lớn. II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ ghi sẵn : xây dựng – kiến thiết ; vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm - Vở bài tập TV tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài : Từ đồng nghĩa b) Nội dung : * Hoạt động 1: Nhận xét - Yêu cầu học sinh đọc và phân tích ví dụ. - Học sinh đọc từng VD và tìm đọc các từ in đậm. So sánh nghĩa của các từ in đậm xem chúng giống hay khác nhau ? VD a) xây dựng - kiến thiết Nghĩa giống nhau cùng chỉ một hoạt động. VD b) vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm Nghĩa giống nhau cùng chỉ một màu vàng Giáo viên chốt lại : Những từ có nghĩa giống nhau gọi là từ đồng nghĩa - Hỏi: Thế nào là từ đồng nghĩa? Học sinh đọc yêu cầu bài 2. Trao đổi nhóm đôi để nêu nhận xét. - Học sinh nêu ý kiến, giáo viên nhận xét chốt ý : * VD a) Từ Xây dựng và từ kiến thiết có thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng giống nhau hoàn toàn . * VD b) không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn: + Vàng xuộm: chỉ màu vàng đậm của lúa chín + Vàng hoe: chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên + vàng lịm : chỉ màu vàng của lúa chín, gợi cảm giác rất ngọt Giáo viên HD rút ra ghi nhớ. Học sinh đọc ghi nhớ Học sinh tìm thêm những VD khác về từ đồng nghĩa. * Hoạt động 2 : Phần luyện tập - Hoạt động cá nhân, lớp Ÿ Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh đọc đoạn văn. - Học sinh đọc những từ in đậm có trong đoạn văn ( bảng phụ) _GV chốt lại - “nước nhà, hoàn cầu, non sông, năm châu” - Học sinh làm bài cá nhân - Học sinh lên bảng gạch từ đồng nghĩa +) nước nhà – non sông + ) hoàn cầu – năm châu Ÿ Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài 2. - Học sinh làm bài cá nhân và sửa bài Giáo viên chốt lại Học sinh đọc lại các từ vừa tìm (Giáo viên tổng hợp trên bảng) VD : +) đẹp : đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, xinh đẹp, tươi vui,… +) to lớn : to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, … +) Học tập : học, học hành, học hỏi, … Ÿ Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài 3 Giáo viên tổ chức tương tự bài 2 - Học sinh làm bài cá nhân - Giáo viên thu bài, chấm * Hoạt động 3 : Củng cố - Hoạt động nhóm 4. - Tìm từ đồng nghĩa với từ: xanh, trắng, đỏ, đen - Các nhóm thi đua tìm từ đồng nghĩa - Tuyên dương khen ngợi - Cử đại diện lên bảng 3. Củng cố - dặn dò : - Chuẩn bị bài : “Luyện từ đồng nghĩa” - Nhận xét tiết học ND: Thứ 4, ngày 26/8/2009 KỂ CHUYỆN Tiết 1: LÝ TỰ TRỌNG I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù. - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, học sinh biết thuyết minh cho mỗi phần tranh bằng 1, 2 câu. Kể toàn bộ từng đoạn và kể toàn bộ câu chuyện. - Giáo dục học sinh lòng yêu nước, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. II. ĐỒ DÙNG : - Tranh minh họa cho truyện (tranh phóng to) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài : - Hôm nay các em sẽ tập kể lại câu chuyện về anh “Lý Tự Trọng”. b) Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện - GV kể chuyện ( 2 lần) - Học sinh nghe và quan sát tranh -Nhấn giọng những từ ngữ đặc biệt _Giải nghĩa một số từ khó Sáng dạ - Mít tinh - Luật sư - Thành niên – Quốc tế ca * Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh kể a) Yêu cầu 1 - 1 học sinh đọc yêu cầu - Học sinh tìm cho mỗi tranh 1, 2 câu thuyết minh - Học sinh nêu lời thuyết minh cho 6 tranh. - GV nhận xét treo bảng phụ: lời thuyết minh cho 6 tranh - Cả lớp nhận xét b) Yêu cầu 2 - Học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh và lời thuyết minh của tranh. - Cả lớp nhận xét - GV lưu ý học sinh: khi thay lời nhân vật thì vào phần mở bài các em phải giới thiệu ngay nhân vật em sẽ nhập vai. - Học sinh khá giỏi có thể dùng thay lời nhân vật để kể. - GV nhận xét. * Hoạt động 3 : Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Tổ chức nhóm 4 - Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện. - Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét chốt lại. - Các nhóm khác nhận xét. Người anh hùng dám quên mình vì đồng đội, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù. Là thanh niên phải có lý tưởng. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. - Mỗi dãy chọn ra 1 bạn kể chuyện, lớp nhận xét chọn bạn kể hay nhất. 3. Củng cố - dặn dò - Về nhà tập kể lại chuyện. - Chuẩn bị bài : Kể chuyện đã nghe, đã đọc: “Về các anh hùng, danh nhân của đất nước”. - Nhận xét tiết học TẬP LÀM VĂN Tiết 1: CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ CẢNH I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Nắm được cấu tạo bài văn tả cảnh ( mở bài , thân bài , kết bài ) - Biết phân tích cấu tạo bài văn tả cảnh cụ thể. - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, qua đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG : - Giáo viên: Bảng phụ ghi phần ghi nhớ cấu tạo của bài văn “Nắng trưa” III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới: Giới thiệu Nội dung Cấu tạo bài văn tả cảnh - Phần nhận xét Ÿ Bài 1 Học sinh đọc bài “Hoàng hôn trên sông Hương” - Giải nghĩa từ: + Hoàng hôn: Thời gian cuối buổi chiều, mặt trời lặng ánh sáng yếu ớt và tắt dần. + Sông Hương: 1 dòng sông rất nên thơ của Huế. - Học sinh đọc bài văn à đọc thầm, đọc lướt. - Yêu cầu học sinh tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài - Phân đoạn - Nêu nội dung từng đoạn. Học sinh trao đổi nhóm đôi tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Nêu ý từng đoạn Bài văn có 3 phần: - Mở bài : đoạn 1 Lúc hoàng hôn Huế đặc biệt yên tĩnh - Thân bài: Đoạn 2, 3 Sự thay đổi màu sắc của sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc Thành phố lên đèn. - Kết bài : Đoạn cuối Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. Em có nhận xét gì về phần thân bài của bài văn ? Đ1 thân bài tả cảnh gì ? Đ 2 thân bài tả cảnh gì ? Gồm 2 đoạn : Đ1: “Mùa thu …hàng cây” Đ2 : “Phía bên sông …chấm dứt” Đ 1 : Tả sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc trời tối hẳn. Đ 2 : Tả hoạt dộng của con người bên bờ sông Hương, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn. - GDMT: Qua bài văn em thấy vẻ đẹp của mội trường thiên nhiên như thế nào? Em cần làm gì? Ÿ Bài 2 - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh đọc lại bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa. - 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm yêu cầu. Cả lớp đọc lướt bài văn - Yêu cầu học sinh nhận xét thứ tự của việc miêu tả trong bài văn - Bài văn Hoàng hôn trên sông hương miêu tả theo thứ tự nào ? - Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng. - Tả các màu vàng khác nhau. - Tả thời tiết, hoạt động con người - Tả sự thay đổi của cảnh : + Sự yên tĩnh của Huế. + Tả sự thay đổi màu sắc và sự yên tĩnh của huế lúc hoàng hôn. + Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ khi hoàng hôn đến khi TP lên đèn. + Tả sự thức dậy của Huế. Qua 2 bài văn trên em thấy bài văn tả cảnh gồm những phần nào ? + Phần mở bài nêu điều gì ? + Phần thân bài được tả như thế nào ? + Kết bài nêu điều gì ? Gồm 3 phần : + Mở bài : Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả. + Thân bài : - Tả từng phần của cảnh. - hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. + Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết. Học sinh đọc ghi nhớ SGK * Luyện tập - Học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài Nắng trưa. - Học sinh làm việc theo cặp. HD : - Xác định từng phần của bài. - Tìm nội dung chính của từng phần. -Xác định trình tự miêu tả của bài. + Học sinh trao đổi thao luận, trình bày KQ + Giáo viên nhận xét Bài : Nắng trưa + Mở bài : Câu đầu - Nêu nhận xét chung về nắng + Thân bài : “Buổi trưa … chưa xong” - Cảnh vật trong nắng trưa : _Hơi đất trong nắng trưa. _Tiếng võng đưa và câu hát ru em. _Cây cối và con vật. _ Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa. + Kết bài : Câu cuối. - Cảm nghĩ về nguời mẹ.. 3. Củng cố - dặn dò - Học sinh ghi nhớ - Bài văn tả cảnh có cấu tạo như thế nào. - Quan sát cảnh vật ở nơi em ở vào buổi sáng, trưa, chiều. Ghi chép lại kết quả quan sát, chuẩn bị cho tiết sau luyện tập. - Nhận xét tiết học CỦNG CỐ TIẾNG VIỆT LUYỆN ĐỌC BÀI : - THƯ GỬI CÁC HỌC SINH, - QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Củng cố kĩ năng đọc đúng văn bản, diễn cảm - On tập HTL đoạn 2 của bài thư gửi các học sinh. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : - Bức thư của Bác gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đã khuyên các em điều gì ? - Trong bài quang cảnh làng mạc ngày mùa em thấy những chi tiết nào nói về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp ? 2. On tập : * Luyện đọc bài - Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc lần lượt từng bài theo thứ tự : + 1 học sinh đọc toàn bài + Học sinh đọc theo cặp + Thi đọc đúng + HD đọc diễn cảm + Học sinh luyện đọc diễn cảm - Bài : Thư gửi các học sinh Giáo viên ôn tập HTL đoạn từ : “Hơn 80 năm giời ….của các em” 3. Củng cố : - Giáo viên nêu lại nội dung trình tự miêu tả bài văn Quang cảnh làng mạc ngày mùa. - Nhận xét chung. ND: Thứ 5, ngày 27/8/2009 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 2 : LUYỆN TẬP TỪ ĐỒNG NGHĨA I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa. - Học sinh tìm được nhiều từ đồng nghĩa với từ đã cho. - Cảm nhận sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Biết cân nhắc , lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể . - Có ý thức lựa chọn từ đồng nghĩa để sử dụng khi giao tiếp cho phù hợp. II. ĐỒ DÙNG : - Vở bài tập TV - Bảng phụ II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : Ÿ Thế nào là từ đồng nghĩa ? VD Ÿ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn - không hoàn toàn ? Nêu VD Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài : Trong tiết học trước, các em đã biết thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa để làm bài tập. b) Nội dung : * Hoạt động 1: Luyện tập Ÿ Bài 1 - Học sinh đọc yêu cầu bài 1 - Tổ chức nhóm đôi Học sinh nêu ý kiến Học sinh tìm từ đồng nghĩa chỉ màu xanh - đỏ - trắng - đen Ÿ Giáo viên chốt lại và tuyên dương + ) Xanh : xanh biếc, xanh lơ, … +) Đỏ : đỏ au, đỏ tía, đo đỏ,… +) Đen : đen xì, đen bóng, … Ÿ Bài 2 - Học sinh đọc yêu cầu bài 2 - Học sinh đặt câu. - Học sinh làm bài cá nhân - Giáo viên quan sát cách viết câu, đoạn và hướng dẫn học sinh nhận xét, sửa sai - Học sinh đọc câu vừa đặt. _ VD : +Vườn cải nhà em mới lên xanh mướt ….. Ÿ Giáo viên chốt lại - Chú ý cách viết câu văn của học sinh - Học sinh nhận xét từng câu (chứa từ đồng nghĩa ...) Ÿ Bài 3 HS đọc yêu cầu bài tập HS đọc đoạn “Cá hồi vượt thác” - Học sinh làm vào vở BT - Giáo viên hỏi nghĩa một số từ ngữ. - Học sinh sửa bài - Học sinh đọc lại cả bài văn đúng. 3. Củng cố - dặn dò - Chuẩn bị bài : “Mở rộng vốn từ Tổ Quốc” - Nhận xét tiết học CHÍNH TẢ (nghe - viết) Tiết 1: VIỆT NAM THÂN YÊU I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Nghe và viết đúng bài “Việt Nam thân yêu” . - Nắm được quy tắc viết chính tả với ng/ ngh, g/ gh, c/ k; Trình bày đúng đoạn thơ. II. ĐỒ DÙNG : - Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra SGK, vở học sinh 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài : b) Nội dung : * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết - Hoạt động lớp, cá nhân - Giáo viên đọc toàn bài chính tả ở SGK - Học sinh nghe - Giáo viên nhắc học sinh cách trình bày bài viết theo thể thơ lục bát - Học sinh nghe và đọc thầm lại bài chính tả - Giáo viên hướng dẫn học sinh những từ ngữ khó (danh từ riêng) - Học sinh gạch dưới những từ ngữ khó _Dự kiến :mênh mông, biển lúa , dập dờn - Học sinh ghi bảng con - Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét - Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết, mỗi dòng đọc 1-2 lượt - Học sinh viết bài - Giáo viên nhắc nhở tư thế ngồi viết của học sinh - Giáo viên đọc toàn bộ bài chính tả - Học sinh dò lại bài - Giáo viên chấm bài - Từng cặp học sinh đổi vở dò lỗi cho nhau * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Hoạt động lớp, cá nhân Ÿ Bài 2 - 1 học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm bài - Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Học sinh lên bảng sửa bài thi tiếp sức nhóm - Giáo viên nhận xét - 1, 2 học sinh đọc lại Ÿ Bài 3 - 1 học sinh đọc yêu cầu đề - Học sinh làm bài cá nhân - Học sinh sửa bài trên bảng - Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét - Học sinh nêu quy tắc viết chính tả với ng/ ngh, g/ gh, c/ k 3. Củng cố - dặn dò - Học thuộc bảng quy tắc ng/ ngh, g/ gh, c/ k . - Chuẩn bị bài : cấu tạo của phần vần - Nhận xét tiết học ND: Thứ 6, ngày 28/8/2009 TẬP LÀM VĂN Tiết 2: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của các tác giả trong đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng” , học sinh hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong một bài văn tả cảnh. - Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát . - Giáo dục học sinh lòng yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, qua đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh. Nêu cấu tạo bài “Nắng trưa” Ÿ Giáo viên nhận xét 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài : b) Nội dung : * Hoạt động 1: - Hướng dẫn học sinh làm bài tập Ÿ Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - HS đọc lại yêu cầu đề - HS đọc thầm đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng “ + Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu ? - Tả cánh đồng buổi sớm, vòm trời, những giọt mưa, những gánh rau , những sợi cỏ, những bó hoa huệ,… + Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào ? - Bằng cảm giác của làn da( xúc giác), mắt ( thị giác ) + Tìm 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ? Tại sao em thích chi tiết đó ? - HS tìm chi tiết bất kì Ÿ Giáo viên chốt lại GDMT: Bài văn Hoàng hôn trên sông Hương, em thấy cảnh sắc thiên nhiên như thế nào? Em cần làm gì? HS nêu để GDMT * Hoạt động 2: Luyện tập - Hoạt động cá nhân Ÿ Bài 2: - Một học sinh đọc yêu cầu đề bài - Học sinh giới thiệu những tranh vẽ về cảnh vườn cây, công viên, nương rẫy Giáo viên HD dàn bài : 1) Mở bài : Tả cảnh gì ? ở đâu, vào lúc nào ? 2) Thân bài : - Tả những nét nổi bật của cảnh vật. - Tả theo thời gian hoặc tả theo trình tự từng bộ phận. 3)Kết bài : Nêu cảm nghĩ, nhận xét của em về cảnh vật. _GV chấm điểm những dàn ý tốt - Học sinh nối tiếp nhau trình bày - Lớp đánh giá và tự sửa lại dàn ý của mình 3. Củng cố - dặn dò - Hoàn chỉnh dàn ý bài tả cảnh - Chuẩn bị bài : Luyện tập tả cảnh - Nhận xét tiết học TUẦN 2 : TẬP ĐỌC Tiết 3 : NGHÌN NĂM VĂN HIẾN I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Đọc trôi chảy toàn bài với giọng tự hào . - Biết đọc một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê . - Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta. - Học sinh biết được truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam, càng thêm yêu đất nước và tự hào là người Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG : Tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê để học sinh luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : Quang cảnh làng mạc ngày mùa. - Yêu cầu học sinh đọc toàn bài và trả lời câu hỏi. - Học sinh lần lượt đọc cả bài, đoạn - học sinh đặt câu hỏi - học sinh trả lời. - Giáo viên nhận xét cho điểm. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài : - Đất nước của chúng ta có một nền văn hiến lâu đời. Bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến” các em học hôm nay sẽ đưa các em đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Địa danh này chính là chiến tích về một nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. b) Nội dung : * Hoạt động 1: Luyện đọc - Học sinh đọc bài - Giáo viên lưu ý cách đọc bảng thống kê - Giáo viên chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu... 3000 tiến sĩ + Đoạn 2: Bảng thống kê + Đoạn 3: Còn lại - Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn - Học sinh đọc chú giải - Học sinh luyện đọc theo cặp - Thi đọc đúng - Giáo viên đọc mẫu * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài + Học sinh đọc lướt đoạn 1 và TLCH 1 - Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? - Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa thi với gần 3000 tiến sĩ . Đoạn 1 cho biết ND gì ? - VN có truyển thống khoa cử lâu đời. - Học sinh đọc lướt bảng thống kê TLCH2 - Học sinh nêu. - Học sinh đọc lướt toàn bài TLCH 3. - Học sinh nêu. - Đoạn 3 cho biết điều gì ? - Chứng tích về một nền văn hiến lâu đời ở VN. - Bài văn nói lên điều gì ? - ND :

File đính kèm:

  • docTIENG VIET.doc
Giáo án liên quan