Tiết 10: Kiểm tra một tiết Vật lý 6

Tiết 10: KIỂM TRA MỘT TIẾT

ĐỀ A

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM(5đ)

 Câu1. Bác thợ may thường dùng thước nào trong các thước sau đây để đo các số đo của cơ thể?

 A. thước kẻ B. Thước kẹp C. Thước dây D. Cả ba thước trên.

 Câu 2. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một thước là:

A. Độ dài giữa hai vạch chia trên thước. B. Độ dài của thước

C. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. D. Đô dài lớn nhất ghi trên thước.

Câu 3. Đế đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30cm), nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây?

A. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm. B. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm.

C. Thước có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm. D. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 5cm

Câu 4. Thả một quả bóng bằng nhựa vào bình nước, quả bóng nổi trên mặt nước. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Thể tích nước dâng lên bằng thể tích quả bóng. B. Thể tích nước dâng lên nhỏ hơn thể tích quả bóng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 10: Kiểm tra một tiết Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10: KIỂM TRA MỘT TIẾT ĐỀ A I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM(5đ) Câu1. Bác thợ may thường dùng thước nào trong các thước sau đây để đo các số đo của cơ thể? A. thước kẻ B. Thước kẹp C. Thước dây D. Cả ba thước trên. Câu 2. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một thước là: A. Độ dài giữa hai vạch chia trên thước. B. Độ dài của thước C. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. D. Đô dài lớn nhất ghi trên thước. Câu 3. Đế đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30cm), nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây? Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm. B. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm. C. Thước có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm. D. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 5cm Câu 4. Thả một quả bóng bằng nhựa vào bình nước, quả bóng nổi trên mặt nước. Kết luận nào sau đây là đúng? Thể tích nước dâng lên bằng thể tích quả bóng. B. Thể tích nước dâng lên nhỏ hơn thể tích quả bóng. C. Thể tích nước dâng lên lớn hơn thể tích quả bóng. D. Cả ba kết luận trên đều sai. Câu 5. Người ta dùng một bình chia độ chứa 55cm3 để do thể tích nước của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3. Thể tích của hòn sỏi là bao nhiêu? A. 45cm3 B. 55cm3 C. 100cm3 D. 155cm3 . Câu 6. Đơn vị nào dùng để đo lực? A. m B. kg C. N D. ml Câu 7. Hai lực nào sau đây được gọi là cân bằng? Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật. Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng? Một vật không chuyển động chỉ khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng Một vật đang đứng yên thì vật đó chịu tác tác dụng của hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng có cùng phương, ngược chiều, và mạnh như nhau. Hai lực cân bằng có thể đặt vào hai vật khác nhau. Câu 9. Hai em học sinh A và B chơi kéo co. Sợi dây đứng yên. Chọn câu trả lời đúng. Lực mà tay của học sinh A tác dụng lên dây và lực mà dây tác dụng lên tay học sinh A là hai lực cân bằng. Lực mà hai học sinh tác dụng lên hai đầu của dây là hai lực cân bằng. Lực mà hai đầu của dây tác dụng lên hai tay của hai em học sinh là hai lực cân bằng. Các câu A, B, C đều đúng Câu 10. Trọng lực của một cuốn sách đặt trên bàn là A. Lực của mặt bàn tác dụng vào cuốn sách. B. Lực hút của Trái đất tác dụng vào cuốn sách. C. Lượng chất chứa trong cuốn sách. D. Khối lượng của cuốn sách. II. PHẦN TỰ LUẬN( 5đ) Câu 1. Đổi các đơn vị sau(1,5đ) a. 145cm = ……………m; b. 0,25lít = …………cc; c. 500g = ...............kg; d. 9 tạ = ...................kg; e. 451 km = ...............m; f. 32 dm3 = ...........lít; Câu 2. Trọng lực là gì, trọng lượng là gì ? Trọng lực có phương và chiều như thế nào ?(1,5đ) Câu 3. Nêu cách đo thể tích của vật rắn bất kỳ không thắm nước.(1đ) Câu 4. Hãy tìm cách đo thể tích của một giọt nước.(1đ) ĐỀ B I: Phần trắc nghiệm (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Kết quả đo độ dài của đoạn thẳng trên là: A. 6,4 cm B. 6 cm C. 6,5 cm D. Kết quả là: ……. Câu 2: Nếu một vật có khối lượng bằng 39,6 Kg thì vật đó có trọng lượng là: A. 386 N B. 396 N C. 39,6 N D. Kết quả là: ……… Câu 3: Trên vỏ hộp sữa bột có ghi 450 gam. Số đó cho biết? A. Trọng lượng của hộp sữa. B. Trọng lượng của sữa trong hộp. C. Khối lượng của hộp sữa. D. Khối lượng của sữa trong hộp. Câu 4: Lực nào không phải là lực đẩy trong các lực sau? A. Lực mà 2 đầu ngón tay tác dụng vào lò xo làm lò xo bị biến dạng. B. Lực của tay học sinh tác dụng làm bay tàu bay giấy. C. Lực mà lò xo bị ép tác dụng vào tay. D. Lực của vận động viên đẩy tạ dùng để ném quả tạ. Câu 5: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 60 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dân lên tới vạch 96 cm3. Thể tích hòn đá là bao nhiêu? A. 65 cm3 B. 36 cm3 C. 35 cm3 D. Thể tích là: …….. Câu 6: Một người bán trà cần bán 7 lạng trà, người đó nên sử dụng loại cân có GHĐ nào sau đây? A. 0,5 Kg B. 0,1 Kg C. 0,2 Kg D. Không có cân nào thích hợp. Câu 7: Hai lực cân bằng là: A. Hai lực mạnh như nhau, cùng phương và ngược chiều. B. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương cùng chiều cùng tác dụng lên 1 vật. C. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều cùng tác dụng lên 1 vật. D. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều cùng tác dụng lên 2 vật. Câu 8: Giới hạn đo ( GHĐ) của thước là: A. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. B. độ dài lớn nhất ghi trên thước. C. độ dài giữa hai vạch bất kì ghi trên thước. D. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Câu 9: Đơn vị đo thể tích là A. Kg B. m2 C. m3 D. N Câu 10: Một lượng nước có thể tích dưới 100ml. Dùng bình nào để đo thể tích nước thì cho kết quả đo chính xác nhất. A. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml B.Cả ba bình đo chính xác như nhau. C. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 2ml D.Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 5ml. II: Phần tự luận (5 điểm) Câu 1:Một vật có khối lượng (hoặc trọng lượng) đã biết.Điền vào chỗ trống trong bảng sau? (1,5điểm) Điền trực tiếp vào bảng Khối lượng 14,8 Kg 285 g ………… 60 tạ 60 Kg Trọng lượng 587 N 1N Câu 2: Trong mỗi trường hợp dưới đây, lấy 1 ví dụ minh họa kết quả của tác dụng lực: (1,5 điểm) Vật đang chuyển động bị dừng lại. Vật chuyển động chậm lại. Vật vừa bị biến dạng vừa thay đổi chuyển động. Câu 3: Đặt viên gạch lên nền nhà, viên gạch đứng yên. a/Nêu tên các lực tác dụng vào viên gạch, chỉ rõ phương và chiều của từng lực( 1 điểm) b/Giải thích vì sao viên gạch đứng yên. (1 điểm) Ma trận đề Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm TN TL TN TL TN TL 1. Đo độ dài 2 1đ 1 0,5đ 1 1đ 2,5 2. Đo thể tích 1 0,5đ 1 1đ 1 0,5đ 1 1đ 3 3. Khối lượng- Đo khối lượng 1 0,5đ 1 0,5đ 1 4. Lực- Hai lực cân bằng 1 0,5đ 1 0,5đ 1 5. Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực 1 0,5đ 0,5 6. Trọng lực- Đơn vị lực 1 0,5đ 1 1,5đ 2 Tổng điểm 4 2đ 5 2,5đ 2 2,5đ 3 2đ 1 1đ 10 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I/Chọn đúng mỗi câu ghi 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đề A C C C B A C D C B B Đề B A B D A B D C B C A II/ Phần tự luận: Đề A: - Câu 1 điền đúng một chỗ trống ghi 0,25đ a.1,45m; b.250cc; c.0,5kg; d.900kg; e.451000m; f.32lít - Câu 2: * Trọng lực là lực hút của Trái Đất – ghi 0,5đ * Trọng lượng là cường độ của trọng lực – ghi 0,5đ * Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất – ghi 0,5đ - Câu 3: Trả lời đúng ghi 1đ - Câu 4: Cho 100 giọt nước vào bình chia độ, rồi đo thể tích của 100 giọt , sau đó chia cho 100 ta được thể tích của 1 giọt – ghi 1đ Đề B: - Câu 1: Điền đúng mỗi chổ trống ghi 0,25đ Khối lượng 14,8 Kg 285 g 58,7 Kg 60 tạ 60 Kg 0,1 Kg Trọng lượng 148 N 2,85 N 587 N 60000 N 600 N 1N - Câu 2: Nêu đúng một ví dụ - ghi 0,5 đ - Câu 3: a) Trọng lực của , có phương thẳng đứng và chiều hướng từ trên xuống- ghi 0,5đ Lực cản của nền nhà, có phương thẳng đứng và hướng từ dưới lên- ghi 0,5đ b) Vì viên gạch chịu tác dụng của hai lực cân bằng – ghi 1đ

File đính kèm:

  • dockiem tra 1tiet ly6 2009 2010.doc
Giáo án liên quan