Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt

A. Mục tiêu: Giúp học sinh được từ và đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt:

1. Kiến thức:

- Khái niệm từ

- Đơn vị cấu tạo từ, tiếng

- Các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy).

2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận biết về từ : từ đơn, từ phức

- Sử dụng từ một cách chính xác

3. Giáo dục: có ý thức sử dụng từ Tiếng Việt một cách có hiệu quả

B. Chuẩn bị các phương tiện dạy học

- Bảng phụ, máy chiếu, phiếu học tập

C. Tổ chức các hoạt động dạy -học:

- Ổn định tổ chức:

- Bài cũ: + Hãy kể lại truyện BCBG

+ Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Lang Liêu

+ Nhân dan ta sáng tác truyền thuyết BCBG nhằm mục đích gì?

+ Kiểm tra vở soạn bài: 2 em

ã Giới thiệu bài:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2027 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 5/9/2007 Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt A. Mục tiêu: Giúp học sinh được từ và đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt: Kiến thức: - Khái niệm từ - Đơn vị cấu tạo từ, tiếng - Các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy). Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận biết về từ : từ đơn, từ phức… Sử dụng từ một cách chính xác Giáo dục: có ý thức sử dụng từ Tiếng Việt một cách có hiệu quả B. Chuẩn bị các phương tiện dạy học - Bảng phụ, máy chiếu, phiếu học tập C. Tổ chức các hoạt động dạy -học: ổn định tổ chức: Bài cũ: + Hãy kể lại truyện BCBG + Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Lang Liêu + Nhân dan ta sáng tác truyền thuyết BCBG nhằm mục đích gì? + Kiểm tra vở soạn bài: 2 em Giới thiệu bài: Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động của thầy- Trò Yêu cầu đạt GV cho học sinh làm bài tập 1: Lập danh sách các từ và tiếng trong câu ? Các đơn vị vừa là từ, vừa là tiếng có gì khác nhau? ?Từ là gì? ? Hãy điền các từ trong câu ở bài tập 1 vào bảng phân loại? (SGK) VD 1: 6 từ đơn,3 từ phức ? Bài học gồm mấy phần chính? Hs đọc ghi nhớ và học thuộc Hs đọc bài tập 1 ? Từ: nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào? ? Tìm từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc ở câu trên? ? Tìm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu: anh chị, ông bà? Hs đọc bài tập 2 và sắp xếp Hs đọc bài tập 3 GV hỏi: Từ láy in đậm trong bài tập 4 miêu tả cái gì? GV hỏi: Từ láy khác có tác dụng ấy? Từ là gì? - Tiếng:12; từ: 9 Có một số đơn vị vừa là từ, vừa là tiếng - Tiếng: Dùng để tạo từ - Từ: Dùng để tạo câu + Khi một tiếng dùng để tạo câu thì tiếng ấy trở thành từ * Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu Phân loại các từ: Từ đơn và từ phức: Bài tập: Từ đơn Từ láy Từ ghép - từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm, - Trồng trọt Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy Phân tích đặc điểm cấu tạo của từ và xác định đơn vị cấu tạo từ Từ đơn Từ phức Từ láy Từ ghép Là từ gồm 1 tiếng Gồm hai hoặc nhiều tiếng Các tiếng có quan hệ láy âm Các tiếng có quan hệ về nghĩa ghép lại với nhau Hệ thống hoá kiến thức Ghi nhớ: SGK Luyện tập: Bài 1 a. nguồn gốc, con cháu: thuộc kiểu từ ghép b. Từ đồng nghĩa với nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác. c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cô gì, chú bác. Bài 2: - Theo giới tính... - Theo bậc (trên dưới) Bài 3: - Cách chế biến: bánh rán, bánh nướng, bánh hấp.. - Chất liệu: bánh nếp, bánh tẻ, bánh gai... - Tính chất: Bánh dẻo, bánh phồng - Hình dáng: bánh gối, bánh quấn từng, bánh tai voi... 4. Bài tập 4: - " Thút thít" là từ tượng thanh, đây là từ dùng để tả tiếng khóc nhỏ không liên tục, xen với tiếng xịt mũi. - Ví dụ: sụt sùi, sụt sịt, tấm tức, rưng rức. 5. Bài 5: a. Tiếng cười: khúc khích. tủm tỉm. sằng sặc , ha hả, hô hố. b. Lí nhí, khe khẽ, sẽ sàng, thủ thỉ, ỏn ẻn (tiếng nói) c. Dáng điệu : mềm mại, thươt tha, ngật ngưỡng, co ro, lù đù. Hướng dẫn học bài: Bài tập bổ trợ : cho nhóm từ : ruộng nương, ruộng rẫy, ruộng vườn, vườn tược, nương náu, đền đài, lăng tẩm, lăng kính, lăng loàn, lăng nhăng, ngang ngược, ngang tàng . Tìm các từ láy, từ ghép trong nhóm nói trên? - HS làm các bài tập ở sách bài tập ngữ văn. - Nắm được khái niệm từ và cấu tạo từ. - Viết đoạn văn có từ láy, sử dụng để miêu tả âm thanh. - Chuẩn bị bài: giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.

File đính kèm:

  • docTiet 3 Tu va cau tao tu TIeng Viet(1).doc