Tiết 63 Giảng văn: Đất nước, tác giả Nguyễn Khoa Điềm

I. Mục tiêu bài giảng:

1. Về kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được

- Sự phát hiện độc đáo của tác giả về đất nước trong chiều sâu văn hoá, lịch sử; trong sự thân thiết, gần gũi với đời sống hàng ngày. Thấy được tư tưởng cốt lõi của nhận thứcvề: “ Đất nước này là đất nước của nhân dân”---> Tư tưởng ấy quy tụ mọi cách nhìn của lịch sử, địa lý, văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tinh thần dân tộc

- Nét Nghệ thuật nổi bạt trong tác phẩm là sự vận dụng vốn hiểu biết sâu sắc về văn hoá dân gian, hoà nhập vào cách diễn đạt và tư duy hiện đại tạo nên một cách nói đầy tính thẩm mỹ vừa mới mẻ, vừa hiện đại.

2. Về kỹ năng:

- Củng cố kỹ năng phân tích tác phẩm thơ

3. Về thái độ tình cảm:

- Trân trọng truyền thống văn hoá lịch sử dân tộc.

II. Phương pháp:

- Phát vấn và thuyết giảng.

III. Tiến trình bài dạy:

A. ổn định:

B. Kiểm tra miệng:

1. Nêu những đặc điểm chủ yếu của văn học giai đoạn 1945 – 1975.

C. Nội dung bài mới:

 

doc24 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiết 63 Giảng văn: Đất nước, tác giả Nguyễn Khoa Điềm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 63 : Giảng văn: Ngày 19 tháng12 năm2005 đất nước Nguyễn Khoa Điềm I. Mục tiêu bài giảng: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được - Sự phát hiện độc đáo của tác giả về đất nước trong chiều sâu văn hoá, lịch sử; trong sự thân thiết, gần gũi với đời sống hàng ngày. Thấy được tư tưởng cốt lõi của nhận thứcvề: “ Đất nước này là đất nước của nhân dân”---> Tư tưởng ấy quy tụ mọi cách nhìn của lịch sử, địa lý, văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tinh thần dân tộc - Nét Nghệ thuật nổi bạt trong tác phẩm là sự vận dụng vốn hiểu biết sâu sắc về văn hoá dân gian, hoà nhập vào cách diễn đạt và tư duy hiện đại tạo nên một cách nói đầy tính thẩm mỹ vừa mới mẻ, vừa hiện đại. 2. Về kỹ năng: - Củng cố kỹ năng phân tích tác phẩm thơ 3. Về thái độ tình cảm: - Trân trọng truyền thống văn hoá lịch sử dân tộc. II. Phương pháp: - Phát vấn và thuyết giảng. III. Tiến trình bài dạy: A. ổn định: B. Kiểm tra miệng: 1. Nêu những đặc điểm chủ yếu của văn học giai đoạn 1945 – 1975. C. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: ? Dựa vào Sgk hãy nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Khoa Điềm? - Sinh 1943, quê ở Huế. - Xuấtt thân từ một gia đình trí thức cách mạng, cha là Hải Triều – Một cây bút Mác-xít nổi tiếng. - Bản thân: + Thuộc thế hệ nhà thơ trẻ, trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ. + 1964 tốt nghiệp Đại học Sư phạm khoa văn và trở về quê hương tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ. + Thơ ông là tiếng thơ trữ tình ghiàu chất suy tư và dồn nén cảm xúc, là sự hoà quyện giữa yếu tố chính luận và yếu tố trữ tình. 2. Tác phẩm: Trường ca “ Mặt đường khát vọng”. - Sáng tác ở chiến khu Trị Thiên (1971), xuất bản 1974. - Hoàn cảnh sáng tác: Cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở trong giai đoạn ác liệt. Nhìn vào hoàn cảnh sáng tác tác phẩm ---> hoàn cảnh nước ta bấy giờ? - Hoàn cảnh đất nước: 71 đền nghiêm trang như người lính tư thế sẵn sàng chống Mỹ. 3. Đoạn trích: “ Đất nước” là một đoạn trích trong trường ca “ Mặt đường khát vọng” ( chương V) – Là chương trọng tâm của tác phẩm . tác giả tập trung cho chương thơ này những cảm nhận và suy nghĩ sâu sắc về Đất nước. “ Đất nước này là Đất nước nhân dân.” II. Phân tích: 1. Những cảm nhận: ? nhà thơ cảm nhận Đất nước trên những phương diện nào? Hãy chỉ ra những câu thơ tiêu biểu âý? - Nguồn gốc ra đời: Đất nước có từ bao giờ “ Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi. ...có từ những cái ngày xửa ngày xưa... ... miếng trầu bây giờ bà ăn...” ? nhà thơ cảm nhận Đất nước như thế nào về không gian địa lý? - Đất nước là không gian địa lý: - Không gian gần gũi, không gian của tình yêu - Không gian xa xôi, mệnh mông, bao la. ( Chim Phượng hoàng, cá Ngư ông) - Không gian cụ thể( Nơi mình đoàn tụ) Quá khứ - Đất nước là thời gian lịch sử Bây giờ Mai sau. ? Nhận xét mới trong cảm nhận của tác giả về Đất nước? Nghệ thuật? ---> Phát hiện của tác giả về Đất nước có sự thống nhất trên nhiều bình diện( không gian, thời gian, bề dầy văn hoá). - Nghệ thuật: sử dụng chất liệu văn hoá dân gian( truyền thuyết, ca dao). ---> Đất nước vừa gần gũi, vừa thiêng liêng, trang trọng. 2. Tư tưởng Đất nước của nhân dân: ? Tư tưởng Đất nước của nhân dân dã chi phối nhà thơ như thế nào? Địa danh: - Không chỉ gợi ra vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là sự hoá thân của những cuộc đời: những học trò nghèo, những ông đồ. ? Qua đó tác giả muốn nêu bật phẩm chất gì của dân tộc? ---> Gợi phẩm chất thuỷ chung, hiếu học---> khát vọng của nhân dân. ? Phát hiện mới mẻ của tác giả về Đất nước? Người làm nên Đất nước là nhân dân. ? Cái nhình của nhà thơ về 4000 năm lịch sử dân tộc? Những người vô danh ấy là những ai? ? Được thể hiện qua những từ ngữ nào? - Những người, họ, lớp lớp...---> Con người bình dị, gần gũi, quen thuộc. - Nghệ thuật: điệp từ, liệt kê---> Phẩm chất càn cù của những người vô danh – họ là những người sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần cho thế hệ mai sau. ? Cảm nhận sâu sắc nhất của tác giả về Đất nước thể hiện trong câu thơ nào? + Đất nước của ca dao thần thoại. + Tìm về giá trị văn hoá dân gian. + Chung thuỷ say đắm trong tình yêu. + Qúy trọng tình nghĩa. + Quyết liệt trong sự trả thù. ? 4 Câu cuối gợi vẻ đẹp gì về đất nước? - Vẻ đẹp của Đất nước: + Gợi qua hình ảnh dòng sông. + Gợi qua câu hát lạc quan trong lao động. Trong điều kiện hiện đại thì tư tưởng của tác giả về Đất nước như vậy có còn cần thiết không? ---> Giáo dục tư tưởng. III. Tổng kết: ? Qua đoạn trích Đất nước em cảm nhận được điều gì? - Bài thơ góp thêm một giọng điệu mới và cách nhìn mới mẻ về Đất nước. - Đem đến cho ngườp đọc những rung động sâu xa và khơi dậy lòng yêu mến, tự hào về dân tộc. - Đặc biệt góp phần thức tỉnh ý thức công dân, nhất là với tuổi trẻ: “ Biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất nước muôn đời” Một học sinh phát biểu. Một học sinh phát biểu. Hai học sinh phát biểu. Một học sinh phát biểu Một học sinh phát biểu. Hai học sinh phát biểu. Một học sinh phát biểu. Ba học sinh phát biểu. Một học sinh phát biểu. Hai học sinh phát biểu. Một học sinh phát biểu D. Củng cố: - Qua bài học học sinh cần nắm được tư tưởng mới mẻ của tác giả về Đất nước “ Đất nước là của nhân dân” E. Luyện tập: 1. Hãy phân tích trích đoạn để thấy được những cảm nhận mới mẻ của tác giả về Đất nước. 2. Những chất liệu văn hoá dân gian trong trích đoạn Đất nước? Phân tích giá trị biểu hiện. + Gợi hồn thiêng dân tộc. + Nối liền quá khứ – Hiện tại - tương lai. + Bài thơ chính luận mà gần gũi, đậmk màu sắc dân gian. + Khơi dậy lòng tự hào dân tộc và thức tỉnh ý thức công dân của thế hệ trẻ? 3. Phân tích đoạn thơ: “... Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất nước ...Phải biết hóa thân... Làm nên Đất nước muôn đời” F. Rút kinh nghiệm sau bài giảng: Tiết 64: Làm văn: Ngày 20 tháng12 năm 2005 Cách làm bài phân tích các vấn đề văn học I. Mục tiêu bài giảng: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm được các bước thực hiện của kiểu bài phân tích tác phẩm văn học. 2. Về kỹ năng: -- Rèn luyện tư duy phân tích cho học sinh. II. Phương pháp: - Thuyết giảng. III. Tiến trình bài dạy: A. ổn định: B. Kiểm tra: Lồng vào bài giảng. C. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Cách làm bài phân tích các vấn đề văn học: 1. Phạm vi, yêu cầu: Phạm vi: Các vấn đề văn học có thể gặp trong chương trình trung học là: + Đặc điểm của một giai đoạn văn học. + Phong cách của một nhà văn. + So sánh đặc điểm của các giai đoạn văn học. + Một vấn đề lý luận văn học. .... Yêu cầu: + Bài viết phải trình bày sự hiểu biết về các khía cạnh vừa nêu trên của văn học. ---> Yêu cầu kiến thức chung: học sinh phải nắm chắc các đặc điểm Nghệ thuật, biết cụ thể hoá các khía cạnh, các vấn đề và lấy ví dụ tiêu biểu để phân tích, so sánh để làm sáng tỏ các đặc điểm đã nêu: 2. Định hướng và lập ý: - Giải thích khái niệm nếu cần. - Cụ thể hoá thành các luận điểm để tìm hiểu, phân tích, chứng minh. Ví dụ: Sgk – 70/71. 3. Chọn dẫn chứng: - Yêu cầu phải tiêu biểu, chính xác---> phân tích để làm sáng tỏ vấn đề. Ví dụ: phân tích, chứng minh đặc điểm giai đoạn văn học: Giai đoạn đó có những tác phẩm , tác giả tiêu biểu nào---> chọn chi tiết đặc sắc để phân tích. - Giai đoạn 30-45. Với phong trào thơ mới khởi lên từ năm 1932, thơ ca Việt Nam thực sự được khởi sắc: nhiều cá tính được giải phóng, hàng loạt tiếng thơ trẻ trung và tài năng ra đời với màu sắc và giọng điệu khác nhau( vội vàng, cuồng si như Xuân Diệu; mơ màng như Lưu Trọng Lư; chân chất giản dị như Nguyễn Bính...). - Văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn 30 - 45 đề cập nhiều về người nông dân ( Ngô Tất Tố- Tắt Đèn; Chí Phèo, Lão Hạc - Nam Cao; Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan) 4. phân tích vấn đề: phân tích các biểu hiện qua các chi tiết cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề. Lưu ý: Bài viết hay đòi hỏi phải có sự so sánh, đối chiếu. 5. Tổng kết, nhận định , đánh giá. Khẳng định lại vấn đề ở mức độ cao hơn: Nêu lên ở chỗ mạnh, chỗ yếu, đóng góp quan trọng và hạnh chế ( nếu có) Luyện tập: bài tập 1,2/Sgk –74. Theo dõi, tham khảo thêm trong sgk. Lấy ví dụ và phân tích. * Nội dung ôn tập kiểm tra khảo sát I 1. Bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu 2. ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm : - Đôi mắt – Nam Cao/ Giáo án... - Vợ chồng A Phủ./ Giáo án... - Vợ nhặt/ Giáo án. - Mùa Lạc/ Giáo án + Luyện tập: Câu hỏi sau mỗi bài học. * Đề kiểm tra số 5: Câu 1: ( 1 điểm). Hãy đánh dấu x vào đáp án: - Nói về phong cách Nghệ thuật của ông sách văn lớp 12 có viết: “... mỗi trang viết của ông đều chứng tỏ tài hoa và auyên bác, mỗi nhân vật dù thuộc loại người nào cũng đàu là phải những nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình...”. ông là ai trong những tác giả sau: 1. Nguyễn Trung thành 3. Nguyễn Tuân 2. Nguyễn Khải 4. Nam Cao Câu hỏi 2 ( 1 điểm) - Hãy đán dấu x vào đáp án. Những tác phẩm sau, tác phẩm nào được tác giả sáng tác trong thời kỳ Đảng ta vạn động nhân dân miền xuôi lên xây dựng nền kinh tế ở miền núi. Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên. Các vị La Hán trong chùa Tây Phương - Huy Cận. Mùa Lạc - Nguyễn Khải. Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân. Tất cả những tác phẩm trên. Câu hỏi 3 ( 8 điểm) - Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc: “ Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người ... Rừng thu trăng rọi hoà bình n Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.” Tiết 65- 66: Làm văn: Ngày21tháng12 năm2005 Bình giảng văn học I. Mục tiêu bài giảng: 1. Về kiến thức: - Rèn luyện, ôn lại kỹ năng bình giảng văn học ở lớp 11---> Thể hiện năng lực cảm thụ văn học. - Biết cách cảm thụ toàn vẹn đối với tác phẩm. 2. Về kỹ năng: - Đặc biệt củng cố, nâng cao kỹ năng bình giảng. II. Phương pháp: - Thuyết giảng. III. Tiến trình bài dạy: A. ổn định: B. Kiểm tra miệng: Lồng vào bài giảng C. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Một số biện pháp bình giảng văn học: 1. Khái niệm: - Lớp 11: Bình giảng những điểm mà ta tâm đắc nhất ---> cảm thụ có tính lựa chọn chủ quan. - Lớp 12: Bình giảng văn học theo lối cảm thụ toàn vẹn. - Khác với bài phân tích thông thường: + Phân tích: chia tách tác phẩm ra từng khía cạnh để xem xét + Bình giảng: Nghiêng về phân tích các biểu hiện ngôn ngữ, hình ảnh, kết cấu... nhằm nắm bắt tính chỉnh thể, mối liên hệ nội tại của tác phẩm để hiểu tác phẩm như một sự sống toàn vẹn. \ Đối tượng của bình giảng không phải là 1 vấn đề mang tính trừu tượng mà nó là văn bản tác phẩm ( có thể là 1 bài văn, bài thơ, đoạn văn ...) \ Bình giảng phải tập trung khám phá, đánh giá nghĩa lý của văn bản ngôn từ tạo nên sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Bài bình giảng phải làm sáng tỏ: Tại sao bài văn được tổ chức như thế, viết như thế? 2. Yêu cầu: ? Nêu một vài yêu cầu cơ bản của bài bình giảng? - Giới thiệu được xuất xứ. - Giải nghĩa những từ khó để giúp người đọc hiểu văn bản. - Tìm hiểu chủ đề, bố cục, giọng điệu, giúp người đọc thâm nhập được vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. - Mang đậm màu sắc cảm thụ cá nhân của người bình giảng. - Lời văn bình giảng phải chính xác, gợi cảm và có tác dụng khơi gợi cho người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm đó. Lưu ý: trong lúc bình giảng phải chú ý đến tỷ lệ lời bình. II. Một số biện pháp bình giảng. a. Miêu tả tác phẩm, đoạn trích đem giảng: Giới thiệu rõ xuất xứ chỗ khó , chỗ hay hoặc độc đáo. b. Bình giảng bài thơ bằng cách miêu tả cái tứ của thơ: Nghĩa là tìm ra lôgíc nội tại tạo nên sự thống nhất của bài thơ. c. Thuật lại nội dung, ý tứ đoạn trích đặc biệt chú trọng đến những chi tiết giàu ý nghĩa. d. Nhập thân vào tác giả để nõi rõ ý mà tác giả muốn nói. đ. Nhập thân vào hình tượng, vào nhân vật để nói lên ý nghĩa của hình tượng. e. Liên hệ, dối chiếu với những bài thơ, ý thơ, cau thơ gần gũi, tương đồng để bình giảng khai thác ý thơ Ví dụ: Miêu tả thời gian buổi chiều tàn qua hình ảnh con chim: + Hồ Chí Minh: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ. + Huy Cận: Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều xa. + Nguyễn Du: Chim hôm thoi thót về rừng. g. Giảng giải ý của từ độc đáo, từ then chốt và vị trí quan hệ của nó trong văn bản nhằm hiểu trọn vẹn nội dung biểu hiện của văn bản. Ví dụ: “ Cậy em em có chịu lời ( Nhờ – Nhận) Ngồi lên...” h. Tưởng tượng, mở rộng hình tượng như một thủ pháp bình giảng. III. Cách làm bài bình giảng thơ 1. Giới thiệu khái quát xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm . 2. Giảng giải ý tứ của bài thơ: - Phát biêu về cấu tứ, đại ý, bố cục bài thơ. Giảng nghĩa lý, mạch cảm xúc, từ ngữ, hình ảnh thơ. Luỵên tập: Bài tập2/ 201 sgk. Nêu đặc trưng của kiểu bài phân tích. Một học sinh phát biểu. D. Củng cố: - Học sinh cần phân biệt sự khác nhau giữa thể loại phân tích và bình giảng. Từ đó nắm vững một số biện pháp bình giảng và cách làm bài bình giảng thơ. E. Luyện tập: - Hãy bình giảng một đoạn thơ mà em yêu thích. F. Rút kinh nghiệm sau bài giảng: Tiết 67-68-69: Giảng văn: Ngày22 tháng12năm2005 Mảnh trăng cuối Rừng Nguyễn Minh Châu I. Mục tiêu bài giảng: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được: - Mảnh trăng cuối rừng là một truyện ngắn đặc sắc về tình yêu, tuổi trẻ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại chống Mỹ. - Truyện có tình huống độc đáo, là một câu chuyện tình lãng mạn, đầy chất thơ. 2. Về kỹ năng: - Củng cố kỹ năng phân tích nhân vật, phân tích truyện ngắn. 3. Về thái độ tình cảm: - Lòng tự hào về con người Việt Nam thời kỳ chống Mỹ. II. Phương pháp: - Phát vấn và thuyết giảng. III. Tiến trình bài dạy: A. ổn định: B. Kiểm tra miệng: 1. Đọc phần đầu của bài thơ “ Đất nước” và phân tích vẻ đẹp của đặc Đất nước trong mối quan hệ cá nhân và cộng đồng? 2. “Đất nước của nhân dân” được tác giả suy luận như thế nào trong đoạn thơ thứ 2? C. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: ( 1930 – 1989 ) - Quê: Quỳnh Lưu, Nghệ An. - 1950 gia nhập quân đội. - 1954 Vào nghề văn, trưởng thành trong quân ngũ, gắn bó tha thiết với cuộc kháng chiến chống Mỹ. - Những tác phẩm chính: Sgk ---> Là nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi mơí văn học trong những năm đầu của thập kỷ 80. Ông luôn có ý thức tìm tòi những hạt ngọc ẩn chứa trong bề sâu tâm hồn con người; luôn trăn trở tìm tòi nhữnh sáng tạo Nghệ thuật. 2. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm : - 1964: Mỹ điên cuồng ném bom bắn phá Miền Bắc. - 1970: thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ ở vào giai đoạn ác liệt nhất---> tác phẩm ra đời trong thời gian này. II. Phân tích: 1. ý nghĩa nhan đề: - “ Mảnh trăng cuối rừng” chứ không phải “ vầng trăng” ---> Gợi sự khiêm nhường nhỏ bé---> ở “ Cuối rừng” ---> Càng xa, càng yếu ớt. - Nguyệt, người con gái mang tên trăng trẻ trung, trong trẻo---> Càng đẹp hơn khi được lồng dưới bóng trăng. ---> Trăng là Nguyệt và Nguyệt chính là trăng. Hẳn là khi đặt tên cô gái là Nguyệt và đặt tên truyện là “ Mảnh trăng cuối rừng”, Nguyễn Minh Châu muốn tạo ra mối liên hệ đối sánh; “ Mảnh trăng cuối rừng ” chính là hình ảnh ẩn dụ biểu trưng cho vẻ đẹp giản dị thanh khiết của Nguyệt... 2. Tình huống truyện: - Hai người yêu nhau chưa một lần gặp mặt---> tình cờ gặp nhau mà không hề biết: Một người trên đường làm nhiệm vụ, một người đến chỗ hẹn thăm người yêu. ---> Tình huống vừa ngẫu nhiên vừa tự nhiên và rất độc đáo, giúp nhân vật bộc lộ tính cách rất thoải mái. ---> Thể hiện phong cách của nhà văn: Luôn đi tìm những hạt ngọc ẩn chứa trong bề sâu tâm hồn con người. 3. Nhân vật Nguyệt: ? Nguyệt hiện lên qua lời kể của ai? điều này có ý nghĩa như thế nào? - Qua con mắt của Lãm – Một chàng trai yêu cô say đắm; tình yêu pha lẫn niềm cảm phục---> Nguyệt hiện lên với vẻ đẹp hoàn hảo và lý tưởng. a. Ngoại hình: ? tác giả khắc hoạ nhân vật Nguyệt là cô gái có ngoại hình như thế nào? - Khuôn mặt trắng sáng, e thẹn. - Lời nói và tấm thân mảnh dẻ. - Đôi gót chân hồng hồng sạch sẽ. - Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung. - Giọng nói trong lắm. ---> “Vẻ đẹp giản dị mát mẻ như sương núi”---> Trẻ trung, trong sáng, thanh khiết, dịu dàng, cao quý---> Rất lý tưởng. ?Theo em, Nguyệt đẹp nhất khi nào? - Trong trăng( đẹp nhất khi ngồi trong ngôi nhà cỏn con Lồng đầy bóng trăng. Trong trăng Nguyệt càng lung linh, rạng rỡ, trẻ trung và tràn đầy sức sống). ---> Sự cộng hưởng giữa vẻ đẹp thiên nhiên và con người---> Làm cho Lãm choáng ngợp. b. Tâm hồn, tính cách b1. Trong cuộc sống đời thường: ? Trong cuộc sống đời thường Nguyệt là con người như thế nào? - Là cô gái ngoan ngoãn, tích cực( Chị Tính – chị gái của Lãm từng nhận xét: Trên đời này khó mà tìm đượcmột cô gái như thế ). Ngồi sát mép cửa, chiếc làn cói ôm gọn trong lòng, giữa hai chúng tôi để một khoảng rộng---> Cử chỉ tế nhị, thanh cao. - Rất có trách nhiệm với công việc ( gặp đường xấu cô thanh minh...) b.2 Trong gian khó: ?. Để làm nổi bật phẩm chất của Nguyệt, tác giả đã tạo ra những thử thách nào? ( Giáo viên đọc dẫn chứng và bình). Đường khó đi - 3 thử thách: Xe qua ngầm Máy bay Mỹ ném bom ---> Nguyệt là người giàu kinh nghiệm chiến trường, xả thân quên mình vì đồng độibởi trong cô tình yêu Tổ quốc là trên hết “ Nếu anh bị thương thì xe cũng mất”---> Thể hiện lý tưởng của thanh niên thời đại chống Mỹ trước Tổ quốc. - Khi bị thương “ Anh yên tâm, chỉ bị xước da... Em có thể đi tận trời” ---> Vẻ đẹp dũng cảm, kiên cường, bình thản, tự tin và yêu đời,lạc quan tin tưởng vào chiến thắng. ==> Có thể nói, ở Nguyệt, hội tụ đầy đủ phẩmchất của những anh hùng “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. b.3 Trong tình yêu: ? Trong tình yêu, Nguyệt là người như thế nào? - Lý do: Giản dị – Cùng chung lý tưởng. - Hoàn cảnh: Khó khăn, khốc liệt Vẫn thuỷ chung chờ Lãm ---> tình yêu lãng mạn, phi thường: + Từ chối mọi lời cầu hôn để thuỷ chung với người yêu trong mộng. + Bất chấp thời gian ( mấy năm, Lãm đã quên), bất chấp không gian nguy hiểm( xa cách và bom đạn). ? Cơ sở của tình yêu trong Nguyệt là gì? - Cơ sở: Niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống( Nhà văn miêu tả hai lần: tình yêu – Cái sợi chỉ xanh nhỏ bé óng ánh, không phai lạt, không hề đứt. Bom Mỹ có thể đánh sập, cắt đôi cầu đá xanh nhưng không thể cắt đứt sợi chỉ xanh thuỷ chung trong trái tim của người con gái) ? Hãy nêu cảm nhận của em về tình yêu đó? ---> tình yêu trong thời chiến, họ là những con người đồng điệu và đầy lý tưởng. tình yêu ấy được đặt trong không gian và thời gian đặc biệt – Tưởng như mong manh, vô vọng nhưng lại rất thực---> Đó là tình yêu lãng mạn, thuỷ chung và bền vững trước thời gian. ? Em có suy nghĩ gì kh tác giả đặt hai hình ảnh “ Sợi chỉ xanh” và “ Cây cầu đổ”? - Sợi chỉ xanh nhỏ bé óng ánh >< Cây cầu đổ. ---> Khẳng định sức sống mãnh liệt của con người khi có niềm tin vào cuộc sống và tương lai. ==> Với ngòi bút lãng mạn, tác giả xây dựng nhân vật Nguyệt mang vẻ đẹp hoàn thiện và lý tưởng. + Nguyệt là nhân vật tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, là tượng trưng cho vẻ đẹp giản dị, thanh khiết và sự thuỷ chung; mãnh liệt trong tình yêu, dũng cảm kiên cường trước mọi tình huống nguy hiểm trong công việc. + tình yêu trong Nguyệt đẹp và có sức mạnh lạ thường bởi nó gắn liền với tình yêu Tổ quốc vì thế mà con đường đến với tình yêu của cô tuy đầy bom đạn nhưng lại thắp đầy bóng trăng – Khiến Lãm cảm phục. 4. Nhân vật Lãm. ? Lãm hiện lên trong tác phẩm là một con người như thế nào? - Yêu nước( có lý tưởng cao đẹp) rất có trách nhiệm với công việc và dũng cảm. - Có tâm hồn lãng mạn, nhạy cảm nhưng cũng rất nam tính. III. Kết luận: - Tác phẩm là sự hài hoà giữa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn; là một câu chuyện tình thời chiến đầy chất thơ, chất trữ tình - Qua tác phẩm tác giả đã phát hiện ca ngợi tuổi trẻ, tình yêu và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam đa làm nên hào khí của một thời đại chống Mỹ, đã khiến tên tuổi Việt Nam rạng rỡ trên trờng quốc tế. đọc sgk và phát biểu. Nêu cách hiểu của mình về nhan đề tác phẩm . Phát hiện nét độc đáo trong tình huống truyện. Một học sinh phát biểu. Một học sinh phát biểu.( tìm chi tiết sgk). Hai học sinh phát biểu. Một học sinh phát biểu.( tìm chi tiết trong sgk). Một học sinh phát biểu. Một học sinh phát biểu. Hai học sinh phát biểu. Ba học sinh phát biểu. Một học sinh phát biểu. Một học sinh phát biểu. D. Củng cố: - Qua bài học học sinh cần phân tích được vẻ đẹp hoàn thiện, lý tưởng của nhân vật Nguyệt- cô gái mang tên trăng ---> thấy được vẻ đẹp của thanh niên thời đại chống Mỹ. E. Luyện tập: - Vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt được gợi ra qua những khía cạnh nào.Hãy phân tích để làm sáng tỏ vẻ đẹp ấy. F. Rút kinh nghiệm sau bài giảng: Tiết 70 : Giảng văn: Ngày23 tháng12 năm2005 sóng Xuân Quỳnh I. Mục tiêu bài giảng: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được: -Xuân Quỳnh là một trong số những thi sĩ trẻ, được coi là nhà thơ của tình yêu với một hồn thơ hồn nhiên, chân thật, say đắm và nồng nàn. - “Sóng” là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Xuân Quỳnh. Thông qua tác phẩm, tác giả trực tiếp bày tỏ khát khao về một tình yêu hồn nhiên, chân thật, mãnh liệt và sôi nổi của trái tim người phụ nữ khi yêu. 2. Về kỹ năng: - Củng cố kỹ năng phân tích tác phẩm thơ, tâm trạng của nhân vật trong thơ trữ tình. 3. Về thái độ tình cảm: - Trân trọng tình cảm thiêng liêng, thánh thiệnvà nồng nàn của trái tim người phụ nữ khi yêu. II. Phương pháp: - Phát vấn và thuyết giảng. III. Tiến trình bài dạy: A. ổn định: B. Kiểm tra miệng: 1. Hãy phân tích nhân vật Nguyệt để làm nổi bạt vẻ đẹp lý tưởng, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời đại chống Mỹ?. C. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Giới thiệu: 1. Tác giả: ( 1942- 1988). ?Dựa vào Sgk hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Xuân Quỳnh? - Quê: Hoài Đức- Hà Tây. - Hoàn cảnh: Xuất thân trong một gia đình công chức. Mẹ mất sớm, cha đi bước nữa, Xuân Quỳnh ở với chị gái(Đông Mai)---> Xuân Quỳnh rất tha thiết với cuộc sống gia đình “ Mình không bao giờ quên được những năm tháng còn nhỏ, lúc nào mình cũng cảm thấy rét, có lẽ đói, rét vì trống vắng, vì thiếu thốn.” “ Tuổi thơ tôi lạc lõng giữa đời Như cánh chim bơ vơ mất tổ.”( “Tiếng mẹ”). - Bản thân: + Luôn ân cần, chu đáo, nhường nhịn mọi người và rất nhạy cảm( thừa hưởng từ người bà) ---> Xuân Quỳnh quan niệm rằng: tình cảm của con người khởi nguồn từ những cái rất nhỏ nhưng rất cao cả. + Vào đời bằng nghề múa từ năm 12, 13 tuổi. Đến năm 1963 chuyển sang nghề văn như một thách thức với số phận. ==> Xuân Quỳnh thuộc thế hệ những nhà thơ trẻ đã ít nhiều tạo cho mình tiếng nói,giọng điệu riêng: tươi tắn, dung dị, đằm thắm, có chiều sâu triết lý và rất giàu nữ tính----> Bộc lộ những trăn trở lo âu, những trải nghiệm và khát vọng của người phụ nữ. ---> Hồn thơ nồng nàn, say đắm. 2. Những tác phẩm tiêu biểu: sgk. II. Bài thơ: 1. Xuất xứ: ? tìm xuất xứ của bài thơ? - Sáng tác 1967( Tuổi 25- Trái tim căng đầy sức sống, tình yêu.),tác giả đi thực tế ở Thái Bình. - Rút trong tập “ Hoa dọc chiến hào”. --->tác phẩm tựa như bông hoa mọc giữa chiến hào, tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh. 2. Đề tài, thể thơ: Giáo viên giới thiệu những bài thơ về tình yêu( bài số 28- Tago, Biển _ Xuân Diệu---> đều là tác giả nam). - Đề tài: Tình yêu - Thể thơ: 5 chữ- phù hợp với việc bày tỏ cảm xúc, nhịp điệu dồn dập---> vừa gợi lên nhịp điệu sóng biển,vừa diễn tả được nhịp sóng vô hồi vô hạn của tác giả. 3. Phân tích: Gọi học sinh đọc? Hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ này? * Bài thơ là khát vọng của Xuân Quỳnh về một tình yêu bao la, vĩnh hằng và giàu giá trị nhân văn. a. Khổ 1 – 2: Tình yêu – quy luật muôn đời. ?Hình tượng trọng tâm trong hai khổ thơ đầu là gì? Hình tượng đó có ý nghĩa như thế nào? - Hình tượng “ Sóng ” và “ Em” - Sóng –Khát vọng tình yêu. - Em – Khát vọng tình yêu. ---> Hai hình tượng sóng đôi, nêu bật những khát vọng về một tình yêu mãnh liệt, vĩnh hằng của trái tim nữ sĩ. ---> Hình tượng “ Sóng” là một tìm tòi phát hiện của tác giả. Đó là hình tượng nhân hoá, ẩn dụ có ý nghĩa biểu trưng cho tầm hồn người phụ nữ khi yêu; là sự hoá thân, phân thân của nhân vật trữ tình “ Em”. Hai hình tượng khi thì phân đôi ra, rồi soi chiếu vào nhau để tìm ra những nét tương đồng, khi thì hoà nhập vào nhau để làm nên những âm vang cộng hưởng. ? Hình tượng “ Sóng ” được miêu tả như thế nào? Các trạng thái của Sóng? - Dữ dội - d

File đính kèm:

  • doct71.doc