Tiết: 89, 90 Đọc văn: Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

A. Mục tiêu cần đạt

- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền

- Nắm được một số nét cơ bản trong nghệ thuật văn xuôi của Nguyễn Khải: cách kể chuyện, chất triết lí- chính luận

- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản truện ngắn

B. Phương pháp:

Giáo viên sử dụng phương pháp tích hợp (ngang và dọc), đọc diễn cảm, giảng bình và học sinh nghiên cứu SGK, trao đổi thảo luận nhóm.

C. Nội dung lên lớp.

- Kiểm tra bài cũ

- Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3533 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết: 89, 90 Đọc văn: Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 89,90 Đọc văn: Một người Hà Nội Nguyễn Khải ( Người soạn: Nguyễn Hoa - Quảng Xương 3) A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền Nắm được một số nét cơ bản trong nghệ thuật văn xuôi của Nguyễn Khải: cách kể chuyện, chất triết lí- chính luận… Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản truện ngắn B. Phương pháp: Giáo viên sử dụng phương pháp tích hợp (ngang và dọc), đọc diễn cảm, giảng bình và học sinh nghiên cứu SGK, trao đổi thảo luận nhóm. C. Nội dung lên lớp. Kiểm tra bài cũ Bài mới Hoạt động của thày và trò Mục tiêu đạt được Hoạt động 1: Học sinh đọc tiểu dẫn , trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi Nêu một vài nét ngắn gọn về tác giả Nguyễn Khải? Nêu xuất xứ của tác phẩm? Hoạt động 2: Cho học sinh đọc và tìm hiểu tác phẩm. - Gọi một học sinh tóm tắt tác phẩm và cho các học sinh khác nhận xét bổ sung. Sau đó giáo viên tóm tắt lại tác phẩm. - Cho học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : Đặt nhan đề Một người Hà Nội dụng ý của nhà văn là gì? - Qua tóm tắt tác phẩm em thấy nhân vật bà Hiền được nhà văn nhìn nhận từ những góc độ nào? - Những chi tiết nào thể hiện chất Hà Nội của bà Hiền về lại lịch ? Nếp sống của người Hà Nội được bà Hiền giữ gìn như thế nào? Học sinh thảo luận nhóm về cách ứng xử của bà Hiền ( việc hôn nhân, việc sinh con,dạy con, quản lí gia đình, thái độ trước thời cuộc). Cho mỗi nhóm nhận xét về một phương diện các nhóm khác bổ sung. Học sinh lý giải vì sao bà có cách ửng xử như vậy? Cách ứng xử như vậy thể hiện điều gì về nhân cách của bà? Qua cách ứng xử của bà Hiền em hãy nhận xét về con người này? Cho học sinh phát biểu và các học sinh khác nhận xét bổ sung. Giáo viên chốt lại kiến thức Quá trình nhận thức của nhân vật “tôi” về người cô của mình như thể nào? Tại sao câu chuyện lại được kể theo trình tự thời gian? ( Học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi trên) Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của nhân vật “tôi”? Cách kể chuyện đó thể hiện phong cách của nhà văn Nguỹen Khải như thế nào? Hoạt động 3: Học sinh thảo luận và nêu chủ đề đồng thời nhận xét về thành công nghệ thuật của tác phẩm. I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả - Nguyễn Khải :1930-2008 - Nhà văn quân đội - Văn Nguyễn Khải giàu màu sắc chính luận , ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo với sức mạnh lí trí tỉnh táo -Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải chia làm 2 giai đoạn : +Trước năm 1978: Con người được nhìn nhận, đánh giá chủ yếu qua tiêu chí đạo đức , chính trị + Sau năm 1978 : Con người được mở rộng thêm với các góc độ văn hoá, lịch sử, triết học - Các tác phẩm chính: ( SGK) 2.Tác phẩm - Rút ra từ tập truyện Hà Nội trong mắt tôi(1995) - Tiêu biểu cho ngòi bút Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác thứ 2 Đọc hiểu văn bản Tóm tắt tác phẩm Nhan đề : Một người Hà Nội - Thể hiện cách cảm nhận của nhà văn về chất kinh kì qua một con người cụ thể - Tác giả muốn khắc đậm bản lĩnh cốt cách người Hà Nội - Định hướng cho người đọc năm bắt ngay ý đồ nghệ thuật của tác giả Các nhân vật trong tác phẩm Nhân vật bà Hiền - Về lai lịch : là một người Hà Nội gốc (Nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn) - Về nếp sống :giữ nếp sống của người Hà Nội: cái ăn, cái mặc đều sang trọng, phòng khách nhà bà : cổ kính , quý phái mấy chục năm không đổi như lưu giữ cái hồn Hà Nội - Cách ứng xử: + Việc hôn nhân : Vượt lên thói thường : Chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học ----> nghiêm túc trong hôn nhân, đặt trách nhiệm làm mẹ, làm vợ lên hàng đầu +Việc sinh con: Chấm dứt sinh con vào tuổi bốn mươi - > Nuôi con cái chu đáo chuẩn bị cho chúng một tương lai không lệ thuộc.Tình yêu con của bà là tình yêu sáng suốt của một người mẹ giàu lòng tự trọng và có tầm nhìn xa. + Việc quản lí gia đình: là người luôn chủ động, tự tin vì bà hiểu vai trò quan trọng của người mẹ, người vợ. + Việc dạy con: dạy từ khi còn nhỏ, dạy từ cái nhỏ nhất : ngồi ăn, cầm bát, cầm đũa, múc canh..vv…à văn hoá sống , văn hoá con người, văn hoá người Hà Nội: “ Chúng mày là người Hà Nội….”. Cái chuẩn trong suy nghĩ của bà là lòng tự trọng. Vì vậy bà bằng lòng cho Dũng đi bộ đội: “ không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè”à lòng yêu nước cũng rất tự nhiên, không ồn ào. Bà nói :” Tao đau đớn mà bằng lòng…”à giằng xé âm thầm giữa tình thương con và trách nhiệm đối với đất nước, giữa nỗi lo âu và ý thức danh dự. Bà là con người bản lĩnh , trung thực, giàu lòng tự trọng. + Đối với thời cuộc : nhìn nhận một cách trầm tĩnh, không thái quá ( cau mặt, quay người, thở dài trước sự ồn ào thái quá của chồng con, không bình luận một câu nào về những nhận xét có phần hơi nghiệt của người cháu về sự đổi thay của người Hà Nội, bà chỉ kể cho cháu nghe chuyện cây si sống lại và bà vẫn tin Hà Nội thời nào cũng đẹp ) à ung dung tự tại trước những biến động à thể hiện niềm tin vào sức sống của văn hoá người Hà Nội. Bà Hiền là một con người mang đậm chất Hà Nội, chất Kinh kì. Chất Hà Nội được biểu hiện qua nét lịch lãm , sang trọng, qua thái độ ung dung tự tại , qua bản lĩnh của một con người luôn luôn dám là mình : là mình khi đề cao lòng tự trọng ,là mình trong quan hệ với cộng đồng, đất nước, trong chiêm nghiệm lẽ đời. Chất Hà Nội ở bà còn bộc lộ ở sự rộng lượng, khiêm tốn, ở sự hài hoà , ở tình yêu Hà Nội sâu sắc với niềm tin : Hà Nội là chuẩn mực về văn hoá của người Việt. Bà là hạt bụi vàng lấp lánh của Hà Nội. b. Nhân vật người kể chuyện -Quá trình nhận thức của nhân vật tôi về bà Hiền + Lúc đầu còn nghi ngại, giữ khoảng cách + Về sau thể hiện sự đồng tình , khâm phục , ngợi ca “…nhưng cô vẫn là người của hôm nay, thuần tuý Hà Nội không pha trộn..” “ Một người như cô phải chết đi thật tiếc……ánh vàng” Ngợi ca, khẳng định nét đẹp của người Hà Nội, nét đẹp trong bề sâu nhân cách con người. Đó là những hạt bụi vàng đang lấp lánh, đó là những giá trị mãi mãi trường tồn. à Thể hiện một tình yêu sâu nặng , một niềm ngưỡng mộ với văn hoá kinh kỳ Hà Nội. - Cách kể chuyện và cách nhìn nhận của nhân vật tôi + Cách nhìn nhận về Hà Nội ;đa chiều, lịch lãm + Giọng kể :hóm hỉnh, thân tình , giọng chiêm nghiệm- triết lí + Phong cách của Nguyễn Khải:giàu màu sắc chính luận , ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo với sức mạnh lí trí tỉnh táo III.Tổng kết 1.Về nội dung : Ngợi ca, tự hào về vẻ đẹp, về văn hoá Hà Nội nằm trong chiều sâu văn hoá nhân cách con người. Đó là điều trường tồn bất diệt . 2.Về nghệ thuật : Cách kể chuyện: cốt chuyện nới lỏng, kết cấu đối thoại Giọng văn mang đậm chất triết lí

File đính kèm:

  • docMot nguoi Ha Noi(2).doc
Giáo án liên quan