Tiêt 95: Bài thơ số 28 (trong tập “người làm vườn”) - Ta Go

A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Hiểu rõ đây là bài thơ tình hay của Tago.

- Thấy rõ tâm lý, nguyện vọng của trai gái đang yêu nhau đồng thời thấy được đặc trưng tư duy người Ấn Độ.

- Thấy được sự kết hợp giữa chất trữ tình và trí tuệ trong thủ pháp nghệ thuật khiến cho bài thơ có sức gợi cảm mãnh liệt.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:

- Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 2- cơ bản.

- Sách giáo viên Ngữ Văn 11 tập 2- cơ bản.

- Tài liệu tham khảo.

- Thiết kế giáo án.

C . PHƯƠNG PHÁP:

Giáo viên sử dụng phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, thuyết giảng, đối thoại, thảo luận để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.

D .TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự

2. Kiểm tra bài cũ: không.

3. Giới thiệu bài học tạo tâm thế:

Có thể nói từ khi xuất hiện chàng A đam và nàng Eva trên trái đất này đã có biết bao nhiêu mối tình nồng thắm. Vậy mà dường như chưa có đôi lứa nào hiểu, cắt nghĩa trọn vẹn về tình yêu. Bằng tâm hồn nghệ sĩ đa cảm, Tago đã góp thêm một cách nói, cách nhìn nhận tình yêu thật độc đáo, chân thực và sâu sắc qua bài thơ “Bài thơ số 28”.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11142 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiêt 95: Bài thơ số 28 (trong tập “người làm vườn”) - Ta Go, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 95 - Đọc thêm Bài thơ số 28 (Trong tập “Người làm vườn”) - Ta Go- A.yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu rõ đây là bài thơ tình hay của Tago. - Thấy rõ tâm lý, nguyện vọng của trai gái đang yêu nhau đồng thời thấy được đặc trưng tư duy người ấn độ. - Thấy được sự kết hợp giữa chất trữ tình và trí tuệ trong thủ pháp nghệ thuật khiến cho bài thơ có sức gợi cảm mãnh liệt. B. phương tiện dạy- học: - Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 2- cơ bản. - Sách giáo viên Ngữ Văn 11 tập 2- cơ bản. - Tài liệu tham khảo. - Thiết kế giáo án. C . Phương pháp: Giáo viên sử dụng phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, thuyết giảng, đối thoại, thảo luận để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. D .Tổ chức hoạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự 2. Kiểm tra bài cũ: không. 3. Giới thiệu bài học tạo tâm thế: Có thể nói từ khi xuất hiện chàng A đam và nàng Eva trên trái đất này đã có biết bao nhiêu mối tình nồng thắm. Vậy mà dường như chưa có đôi lứa nào hiểu, cắt nghĩa trọn vẹn về tình yêu. Bằng tâm hồn nghệ sĩ đa cảm, Tago đã góp thêm một cách nói, cách nhìn nhận tình yêu thật độc đáo, chân thực và sâu sắc qua bài thơ “Bài thơ số 28”. 4. Giảng bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạT (khoảng 10 phút) - Căn cứ vào phần “Tiểu dẫn” trong SGK, trình bày những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tago? - Giới thiệu vài nét về tập thơ “Người làm vườn”? - Nêu xuất xứ của “bài thơ số 28”. Theo em bài thơ có gì đặc biệt? (khoảng 30 phút) - Gv hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm (chú ý đến đoạn, mạch, nhịp điệu của bài thơ để đọc diễn cảm, giọng thiết tha, trìu mến, chân thành) GV dẫn: . Một người ấn Độ đã nói rằng : “ Khi Tago có những nỗi buồn lớn, ông đã viết những bài thơ tình đẹp nhất trong ngôn ngữ của chúng tôi”. Nếu như bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin cấu trúc như một dòng chảy thì “bài thơ số 28” lại cấu trúc tầng bậc đi từ cụ thể đến trừu tượng…. - GV đưa ra hệ thống câu hỏi thảo luận cho học sinh: Câu hỏi 1 (nhóm1): - Khát vọng tình yêu trong câu 1- 6 được thể hiện như thế nào? Câu hỏi 2(nhóm 2) - Để bày tỏ tình cảm của chàng trai trong những câu tiếp theo, Tago đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? “Vì em là chuỗi ngọc châu Đời anh còn mất nghĩ đâu xa gần” (Lecmôntốp) GV dẫn : Chàng trai có thể hi sinh và hiến dâng đến vậy nhưng vẫn chưa đủ sức hấp dẫn đối với những đòi hỏi của người yêu. Điều mà người yêu cần có lẽ là thứ khác. Câu hỏi 3 (nhóm 3) - Trong 2 câu cuối Tago muốn khẳng định quy luật gì trong tình yêu? Câu hỏi 4 (nhóm 4) - Đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? GV dẫn: - ý tưởng và cấu trúc bài thơ đã thể hiện dấu ấn tư duy của người ấn Độ mà Tago là người sáng tạo và kế thừa. Người ấn Độ không bao giờ chịu thoả mãn hay bằng lòng với những điều mình biết cụ thể, họ thường hướng về những cái phổ quát, cái vô hạn để khám phá, lý giải. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: Ra-bin-đra-nát Tago (1861-1941). - Sinh tại Cancuta, bang Ben gan, ấn Độ, xuất thân trong gia đình quý tộc Bàlamôn yêu nước. - Tago là một thiên tài đa dạng về các hoạt động sáng tạo :thơ ca, tiểu thuyết, truyện ngắn, sân khấu, âm nhạc, hội hoạ. ở Bengan- quê hương ông người ta gọi ông là Gurudeva (bậc thánh sư) - Tago là đỉnh cao của nền văn hoá ấn Độ, là biểu tượng cao quý của văn hoá nhân loại. - Năm 1913 ông được giải thưởng Noben về văn chương với tập “Thơ Dâng” (GiTanjali)- gồm103 bài. ở ấn Độ người ta coi “Thơ Dâng” như là “kì công thứ hai” trong lịch sử ấn Độ. Pir Hintrom (viện sĩ Viện hàn lâm Thuỵ Điển) “Tập thơ nhỏ bé được chính tác giả dịch ra tiếng Anh đã tạo ra một ấn tượng về sự phong phú và tài thơ đáng kinh ngạc tới mức không có gì lạ lùng hay vô lí trong khi tặng thưởng cho nó” W.B. Yeats (nhà thơ Ailen ) đánh giá: “Là công trình của một nhà văn hoá cao siêu, những bài thơ này xuất hiện như cỏ cây phát triển trên mảnh đất chung…” Từ đó tên tuổi của ông lừng danh khắp thế giới, trở thành thiên tài của thế kỉ XX. 2. Tập thơ “Người làm vườn”. - Là một trong những tập thơ nổi tiếng của Tago, gồm 85 bài thơ, được Tago viết bằng tiếng Bengan, sau tự dịch ra tiếng Anh và xuất bản năm 1914. - Tên tác phẩm gợi ra hình tượng nhà thơ nguyện làm người chăm sóc vườn hoa cuộc đời. Với Tago vườn đời thật tươi đẹp, được sống ở trên đời thực sự là niềm vui khi ở đó chứa chan tình yêu thương giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Và thi sĩ chính là người hát ca, người vun xới cho những bông hoa tình yêu ấy. 3. Bài thơ số 28 -Tago làm thơ tình vào lúc đã ngoài 50 tuổi, sau khi bà Mirnalini Đêvi- vợ ông qua đời. Ông viết nhiều bài thơ tặng vợ được trích trong tập “Người làm vườn” và “Tặng phẩm của người yêu”. - Thơ tình của Tago có sức ảnh hưởng lớn đến tầng lớp thanh niên ấn Độ. Ilya Erenbua- nhà văn Nga “Thanh niên ấn Độ khi yêu nhau hay đọc thơ ông, bởi ông viết về tình yêu rất hay. Ông hiểu tất cả những gì mới mẻ, tất cả những gì thuộc về con người” và xếp ông vào 10 nhà thơ lớn của thế kỉ. - Trong các bài thơ tình của Tago, “Bài thơ số 28” trong tập “Người làm vườn” (1914) là hay hơn cả, được nhiều người ưa thích. Bài thơ được chọn in vào nhiều tập thơ tình hay nhất trên thế giới. - Bài thơ không có nhan đề mà chỉ đánh số thứ tự. - Trong nguyên bản tiếng Anh do Tago dịch, “bài thơ số 28” cũng như các bài thơ khác đều theo thể văn xuôi, gồm 11 câu. Bài thơ dịch sau đây theo thể thơ tự do. II. hướng dẫn đọc thêm văn bản 1. Đọc- diễn cảm bài thơ 2. Hướng dẫn đọc –hiểu chi tiết văn bản. a. Câu 1-6: - Hình ảnh “đôi mắt” (Sd với tần số cao trong tập thơ “Người làm vườn” 30 lần/ 35 bài) + “Đôi mắt” là nơi tập trung để nhận biết tình cảm nhiều nhất. Tago dùng h/a “đôi mắt” để diễn tả tâm trạng băn khoăn, muốn tìm hiểu của người yêu. Đây không phải là cái nhìn từ bề ngoài mà là cái nhìn của “tâm tưởng”. + H/a so sánh: ( mắt= trăng, tâm= biển) rất sống động, hình tượng đến tuyệt vời: “như trăng kia…” hình ảnh lung linh huyền ảo của ánh trăng hay chính tâm hồn em đang muốn đi sâu vào, hoà làm một với tâm hồn anh như trăng kia sẽ hoà tan vào lòng biển cả. Đó phải chăng là biểu hiện của sự khát khao hoà hợp tâm hồn. Tago ví sự tìm kiếm trong tình yêu là cao đẹp càng đi sâu tìm hiểu càng nhận thấy cái hay ở nó. - Để bày tỏ khát khao của mình, chàng trai bày tỏ hết lòng mình không giấu điều gì trước mắt người yêu nhưng lại rơi vào nghịch lý: chính vì thế mà người yêu “không biết gì tất cả về anh”. Sự phơi bày trần trụi đời anh chưa hẳn là những gì anh có, sự tiếp xúc có khi là thoảng qua, bề ngoài của cuộc đời anh . Điều mà người yêu đòi hỏi còn cao quý và thánh thiện hơn nhiều. b. Những câu tiếp - Nếu như trong 6 câu đầu T/c của chàng trai được giãi bày một cách chân thực thì đến đây tình cảm của chàng trai phát triển ở mức cao hơn: “Nếu đời anh chỉ là viên ngọc… Nếu đời anh chỉ là đoá hoa…” - Đoạn thơ như lời ước nguyện của chàng trai. Tago đã sử dụng lối cấu trúc đưa ra những giả định rồi phủ định, phép so sánh, đối lập thật điêu luyện nhuần nhuyền, lặp lại những từ như: “if”(nếu), “only”(chỉ), “but”(nhưng) để khẳng định ước nguyện đó. “Viên ngọc, đoá hoa” là những vật vừa quý giá, vừa đẹp đẽ của tạo hoá ban cho con người. Đời anh cũng đẹp và quý giá như vậy, nhưng nếu cần làm cho em xinh đẹp hơn, quý giá hơn anh cũng nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho em. Đó là tinh thần hi sinh, tấm lòng hiến dâng cao cả của chàng trai cho tình yêu. - Chàng trai hiến dâng trái tim: Vẫn là các từ “if”(nếu), “only”(chỉ) để tiếp tục khẳng định, lý giải những đòi hỏi tưởng như nghịch lý là ngẫm ra lại rất có lý… Tago sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, ví von để khám phá “chiều sâu” và “bến bờ” của trái tim (Trái tim con người là một thế giới bí ẩn , không dễ dàng đo được độ nông sâu, rộng, hẹp của nó. Có thể nó sâu như biển cả, cũng có thể vô biên như vũ trụ, nhưng có lúc nhỏ bé như một vương quốc mà nữ hoàng trị vì nó không biết được biên giới của nó xa hay gần, rộng hẹp tới đâu). Vì khoảng cách đó, tình yêu đòi hỏi cần có sự rút ngắn lại bằng sự đồng cảm, hoà hợp để khi chàng trai có được “phút giây lạc thú” thì người yêu sẽ chia vui bằng “nụ cười nhẹ nhõm”, còn khi trái tim của chàng “khổ đau” người yêu sẽ sẻ chia bằng “lệ trong”. Nhưng chàng trai lại nhận ra “trái tim anh lại là tình yêu” nên nó không hề đơn giản: hình như nó có gì đó đặc biệt (trong đó tiềm ẩn sự đối lập, mâu thuẫn: vừa sung sướng, vừa khổ đau, vừa thiếu thốn, vừa giàu sang). Sự đối lập này mãi mãi tồn tại trong T/y, do đó tình yêu đòi hỏi phải có sự thống nhất sự đối lập đó lại. c. 2 câu cuối - Khẳng định quy luật của tình yêu. Tình yêu giữa anh và em khăng khít như chung cuộc đời, gắn bó với nhau như máu thịt, nhưng thật kì lạ là em vẫn không biết được anh một cách trọn vẹn. Đó là quy luật trong t/y chăng? Tago muốn k/đ rằng : Sự trọn vẹn trong t/y là vô hạn. Dù biết quy luật là như vậy nhưng tình yêu vẫn luôn khao khát biết trọn nó. Bài thơ của Tago mang một tầm triết lý: Nếu mỗi người luôn biết hướng đến cái trọn vẹn để nắm bắt, để khám phá sáng tạo thì đó mới là hạnh phúc. Muốn có hạnh phúc trong t/y thì không gì bằng luôn thường trực nhân lên trong mình lòng tin yêu, sự hiểu biết, hoà hợp trong t/y. 3. Kết luận: a. Nội dung - Bài thơ số 28 đòi hỏi người yêu phải hướng về một tình yêu trường cửu, vô biên. Tình yêu không bao giờ có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, muốn có tình yêu trọn vẹn chỉ có một cách là luôn khám phá cái bí ẩn, cái sâu xa của tình yêu. b. Nghệ thuật -Tago đã vận dụng bút pháp hướng nội, thực hiện lối cấu trúc theo tầng bậc- nghĩa là từ thấp lên cao hoặc ngược lại từ ngoài vào trong. - Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm: dùng h/a “đôi mắt” - Thủ pháp so sánh, tượng trưng, ẩn dụ - Chất suy tư triết lý: Các từ được lặp đi lặp lại: “if” (nếu), “only”(chỉ), “but”(nhưng) giả định rồi k/đ, nhiều câu tưởng như nghịch lý mà lại rất có lý (câu 3,4,5 hoặc 2 câu cuối) - Giọng điệu vừa bóng bẩy, trữ tình nhưng đồng thời cũng đầy chất triết lý. The gardener (Rabindranath Tagor,1914) 28 Your questioning eyes are sad. They seek to know my meaning as the moon would fathom the sea. I have bared my life before your eyes from end to end, with nothing hidden or held back. That is why you know me not. If it were only a gem, I could break it into a hundred pieces and string them into a chain to put on your neck. If it were only a flower, round and small and sweet, I could pluck it from its stem to set it in your hair. But it is s heart, my beloved. Where are its shore and its bottom? You know not the limits of this kingdom, still you are its queen. If it were only a moment of pleasure it would flower in an easy smile, and you could see it and read it in a moment. If it were merely a pain are boundless, and endless its wants and wealth. It is as near to you as your life, but you can never wholly know it. Collected poems and plays of Rabindranath Tagore Macmillan and COLTD, London, 1995, pp. 109-110. Bài thơ số 28 - Tago - Đôi mắt băn khoăn u buồn, đôi mắt em muốn dò hỏi ý nghĩa lời anh nói, như mặt trăng muốn soi vào đáy biển. Anh đã phơi bày trần trụi đời mình trước mắt em, anh không giấu giếm điều gì. Chính vì thế mà em chẳng biết gì về anh. Nếu đời anh chỉ là viên ngọc quý anh sẽ đập ra làm trăm mảnh xâu thành chuỗi quàng vào cổ em. Nếu đời anh chỉ là bông hoa nhỏ bé, tròn xinh, thơm tho, anh sẽ ngắt nó ra cài lên mái tóc em. Nhưng em ơi, đời anh là trái tim sao biết được đâu là bờ là đáy. Em là nữ hoàng đang trị vì vương quốc nhưng có biết gì biên giới của nó Nếu trái tim anh chỉ là phút giây sướng vui, nó sẽ nở nụ cười dịu hiền và em sẽ thấu hiểu nó rất nhanh. Nếu trái tim anh chỉ là nỗi thương đau, nó sẽ tan thành giọt lệ phản ánh nỗi sầu thầm kín. Nhưng em ơi, trái tim anh là tình yêu, niềm vui sướng và nỗi khổ đau của nó là mênh mông, những gì tình yêu thiếu thốn và giàu có là bất tận. Trái tim anh ở bên em như chính đời em, nhưng có bao giờ em biết hết nó đâu. (Dịch nghĩa) Câu hỏi củng cố bài học Bài thơ số 28 Câu 1: Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà văn, nhà văn hoá lớn của: Hi lạp Nhật Bản Hoa Kì ấn Độ Câu2: Tập thơ nào đã đem về cho Ta-go cái vinh dự là người Châu á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô- ben văn chương năm 1913? Tập “Thơ Dâng” Tập “Người làm vườn” Tập “Trăng non” Tập “Mùa hái quả”. Câu 3: Bài thơ số 28 được trích trong: A Tập “Người làm vườn” B.Tập “Trăng non C.Tập “Thơ Dâng” D.Tập “Mùa hái quả”. Câu 4: Câu thơ nào trong những câu sau đây cô đúc được ý nghĩa của toàn bài thơ ở: sự gần gũi, giản đơn mà vô cùng kì diệu, bí ẩn của tình yêu? “Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em Anh không giấu em điều gì.” “Em là nữ hoàng của vương quốc đó ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu” “Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên” “Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy Nhưng chẳng bao giờ em biết chọn nó đâu” Câu 5: Tago muốn nói điều gì về tình yêu trai gái qua bài thơ? A. Tình yêu phải có sự chia sẻ, cảm thông B. Tình yêu là vô biên, trường cửu. Khát vọng về tình yêu là vô bờ bến. C. Tình yêu là sự cao thượng vị tha D. Tình yêu không thay đổi. -------------***------------

File đính kèm:

  • docBai tho so 28 cua Tago.doc
Giáo án liên quan