Tiểu luận Vai trò của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong sự phát triến của vật lý học

A. MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

 Trong lịch sử phát triến của khoa học có rất nhiều trường phái triết học đưa ra những phương pháp luận để giải thích các hiện tượng,các quy luật vận động trong tự nhiên. Tuy nhiên chỉ có thể giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác được Lênin phát triến là triệt để và khoa học nhất nó không những giải thích các hiện tượng, các quy luật vận động trong tự nhiên cũng như các quy luật xã hội mà còn có vai trò định hướng và thúc đấy cho sự phát triến khoa học đặc biệt là trong nghành vật lý học từ những phân tích của V.I.Lênin trong bài “cuộc khủng hoáng vật lý hiện đại” cho thấy vai quan trọng của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nếu không năm vững thế giới quan và phương pháp luận của chú nghĩa duy vật biện chứng không những cán trở sự phát triến của vật lý mà còn làm vật lý học chệch sang chủ nghĩa duy tâm.

 Lênin chứng minh rằng nếu các nhà khoa học nắm vững thế giới quan và phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng thì vật lý học sẽ không rơi vào cuộc khủng hoảng như vậy do đó chúng ta phải nắm vững thế giới quan và phương pháp luận của chú nghĩa duy vật biện chứng đồng thời các thành tựu khoa học chứng minh sự đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng .

2.Tình hình nghiên cứu đề tài

 V.I.Lênin đã nghiên cửu và phát triến chủ nghĩa Mác làm cho chủ nghĩa Mác đi vào cuộc sống phục vụ cho công tác khoa học đặc biệt là cuộc khủng hoảng vật lý học hiện đại vào cuối thế ký 19 và đầu thế ký 20 đồng thời dùng các thành tựu khoa học để làm giàu cho chủ nghĩa Mác.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Vai trò của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong sự phát triến của vật lý học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử phát triến của khoa học có rất nhiều trường phái triết học đưa ra những phương pháp luận để giải thích các hiện tượng,các quy luật vận động trong tự nhiên. Tuy nhiên chỉ có thể giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác được Lênin phát triến là triệt để và khoa học nhất nó không những giải thích các hiện tượng, các quy luật vận động trong tự nhiên cũng như các quy luật xã hội mà còn có vai trò định hướng và thúc đấy cho sự phát triến khoa học đặc biệt là trong nghành vật lý học từ những phân tích của V.I.Lênin trong bài “cuộc khủng hoáng vật lý hiện đại” cho thấy vai quan trọng của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nếu không năm vững thế giới quan và phương pháp luận của chú nghĩa duy vật biện chứng không những cán trở sự phát triến của vật lý mà còn làm vật lý học chệch sang chủ nghĩa duy tâm. Lênin chứng minh rằng nếu các nhà khoa học nắm vững thế giới quan và phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng thì vật lý học sẽ không rơi vào cuộc khủng hoảng như vậy do đó chúng ta phải nắm vững thế giới quan và phương pháp luận của chú nghĩa duy vật biện chứng đồng thời các thành tựu khoa học chứng minh sự đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng . 2.Tình hình nghiên cứu đề tài V.I.Lênin đã nghiên cửu và phát triến chủ nghĩa Mác làm cho chủ nghĩa Mác đi vào cuộc sống phục vụ cho công tác khoa học đặc biệt là cuộc khủng hoảng vật lý học hiện đại vào cuối thế ký 19 và đầu thế ký 20 đồng thời dùng các thành tựu khoa học để làm giàu cho chủ nghĩa Mác. 3.Mục đích và nhiệm vụ a, Mục đích Nắm vững và vận dụng chú nghĩa duy vật biện chửng áp dụng vào cáclĩnh vực khoa học đặc biệt là vào sự phát triến của vật lý học.Áp dụng các htành tựu khoa học để làm phong phú chủ nghĩa duy vật biện chửng. Hiếu rõ cuộc khủng hoảng vật lý hiện đại cuối thế kỷ XIXvà đầu thế kỷ XX thấy rõ vai trò của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong sự phát triến của khoa học đặc biệt là vào sự phát triến của vật lý học. b, Nhiệm vụ Làm rõ bản chất và vai trò của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong sự phát triến của vật lý học trong cuộc khủng hoảng vật lý hiện đại cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XXvà những thành tựu vật lý hiện đại mới 4.Phạm vi nghiên cứu đề tài Trong khuôn khố đề tài này chỉ làm rõ vai trò của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong sự phát triến của vật lý học. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu từ lý thuyết đến thực tiễn cụ thể 6. Ý nghĩa của đề tài Hiểu rõ vai trò quan trọng thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác-Lênin với sự phát triển vật lý và các thành tựu vật lý mới làm giàu thêm cho thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng 7.Kết cấu đề tài A. MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG Chương I THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT 1. Thế giới quan và các hình thức cơ bản của thế giới quan 2. Thế giới quan duy vật và lịch sử phát triển thế giới quan duy vật 3. Nội dung của thế giới quan duy vật biện chứng 4. Bản chất của thế giới quan duy vật biện chứng Chương II CUỘC KHỦNG HOẢNG VẬT LÝ HIỆN ĐẠI Ở CUÓI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX II.1. Các thành tưụ khoa học vật lý ở đầu thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX II.2. V.I.Lênin vạch rõ bán chất của cuộc khủng hoảng vật lý II.3. Lênin phê phán sự phán động của các trường phái duy tâm với cuộc khủng hoảng vật lý C.KẾT LUẬN D. DANH MỤC TÀI LIỆU B.NỘI DUNG Chương I THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT 1. Thế giới quan và các hình thức cơ bản của thế giới quan a. Thế giới quan và chức năng của thế giới quan - Khái niệm thế giới quan Trong đời sống, con người có quan hệ với thế giới xung quanh, có nhu cầu tìm hiểu, nhận thức thế giới cũng như nhận thức bản thân mình. Trong quá trình tìm hiểu, nhận thức đó, con người bắt gặp hàng loạt vấn đề cần được lý giải: bản chất thế giới là gì? Thế giới có tồn tại thực tế không hay chỉ là ảo ảnh của con người? Con người là gì? Con người có vai trò như thế nào đối với thế giới? Ý nghĩa cuộc sống con người là ở chỗ nào? v.v.. Trả lời những câu hỏi đó, sẽ hình thnàh ở con người những quan điểm, quan niệm về thế giới cũng như về vai trò con người trong thế giới. Đó chính là thế giới quan. Thế giới quan là hệ thống những quan niệm của con người về thế giới; về vị trí của con người trong thế giới nhằm giải đáp những vấn đề về mục đích, ý nghĩa cuộc sống của con người. - Chức năng thế giới quan Thế giới quan có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người, mỗi giai cấp, mỗi cộng đồng người và của xã hội nói chung. Có thể coi thế giới quan là “lăng kính”, qua đó, con người xem xét, nhìn nhận thế giới. Từ đó, nó định hướng cuộc sống, chi phối nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Hình thành và phát triển thế giới quan là một trong những chỉ tiêu quan trọng của quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người.Trong thế giới quan có sự thống nhất giữa tri thức và niềm tin và tình cảm. Tri thức là sự hiểu biết của con người về thế giới, là kết quả của quá trình nhận thức, là phản ánh của thế giới khách quan. Tri thức có nhiều loại khác nhau: tri thức về tự nhiên, về xã hội và về con người. Như vậy, tri thức tự nó chưa phải là thế giới quan, tri thức chỉ gia nhập vào thế giới quan khi nó chuyển thành niềm tin của con người. Chỉ khi biến thành niềm tin, tri thức mới trở nên sâu sắc và bền vững; và nhờ có niềm tin, tri thức mới trở thành cơ sở cho hành động. Niềm tin có vai trò quan trọng trong đời sống con người: niềm tin có thể vượt qua mọi khó khăn gian khổ, thậm chí sẵn sàng hy sinh bản thân mình cho niềm tin đó. Thế giới quan thể hiện trình độ tương đối cao của lý trí, trí tuệ của con người. Song, lý trí đó không tách rời tình cảm như là một hình thức đặc biệt của sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với thế giới và giữa con người với nhau. Tình cảm củng cố thêm lý trí, làm cho lý trí có chiều sâu và có sức mạnh. Như vậy, thế giới quan thể hiện tổng hợp toan bộ hiểu biết và kinh nghiệm sống của con người. 2. Thế giới quan duy vật và lịch sử phát triển thế giới quan duy vật Vấn đề cơ bản của thế giới quan là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại (giữa ý thức và vật chất), đó cũng là vấn đề cơ bản của triết học – môn học về thế giới quan. Cảm giác, tư duy của con người có quan hệ như thế nào với thế giới hiện thực đang tồn tại? Đây là vấn đề đặt ra trước tất cả mọi người và mọi hệ thống triết học từ trước đến nay. Tuỳ theo cách giải quyết vấn đề đó mà xác lập nền tảng của thế giới quan. Vì vậy, mọi học thuyết triết học không thể lảng tránh mà phải giải quyết vấn đề này, bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, từ đó chi phối việc giải quyết các vấn đề khác trong triết học. Vấn đề quan hệ giữa ý thức và vật chất đã trở thành điểm xuất phát của mọi quan điểm triết học trong lịch sử và tạo thành nét đặc trưng của tri thức triết học. Vấn đề cơ bản của triết học phản ánh sự đối lập giữa vật chất và ý thức. Tuy nhiên, không nên cường điệu, khếch đại quá đáng sự đối lập đó, bởi vì sự đối lập giữa vật chất và ý thức vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối của sự đối lập đó thể hiện ở việc xác định giữa vật chất và ý thức cái nào là tính thứ nhất và cái nào là tính thứ hai. Theo quan điểm duy vật mácxít, vật chất là cái có trước, cái sinh ra ý thức; còn ý thức là cái có sau, do vật chất quy định. Đó là nguyên tắc tuyệt đối của thế giới quan duy vật. Tính tương đối của sự đối lập đó thể hiện ở chỗ, ý thức do vật sinh ra; bắt nguồn từ một thuộc tính của vật chất là thuộc tính phản ánh. Ý thức chẳng qua là sự phản ánh, là hình ảnh của vật chất; mặt khác, ý thức(cái tư tưởng) có thể chuyển hoá thành cái vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. 3. Nội dung của thế giới quan duy vật biện chứng a. Quan điểm duy vật về thế giới Chủ nghĩa duy vật biện chứng là lý luận triết học của chủ nghĩa Mác –Lênin, đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật biện chứng, chỉ ra nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức; đưa ra phép biện chứng duy vật với tư cách là môn khoa học về sự phát triển chung nhất của thế giới, của xã hội và tư duy con người gồm hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù và ba quy luật cơ bản; giải quyết đúng đắn vấn đề nhận thức của con người trên cơ sở đưa phạm trù thực tiễn vào nhận thức b. Quan điểm duy vật về xã hội Chủ nghĩa duy vật về lịch sử là lý luận triết học về vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, về những quy luật chung và đặc thù và những động lực phát triển của xã hội, về những nguyên lý liên hệ giữa những mặt khác nhau của đời sống xã hội. Quan niệm duy vật về lịch sử giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực xã hôị: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội. Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người phải sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Quá trình này làm cho sản xuất vật chất phát triển Xã hội là một cộng đồng người với những quan hệ xã hội của họ. Tổng thể những quan hệ xã hội tạo thành một xã hội cụ thể nhất định. Các quan hệ này ngày càng trở nên phong phú và biến đổi trong tiến trình lịch sử. Phép biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vạch ra quy luật khách quan của sự phát triển xã hội như một quá trình lịch sử - tự nhiên. Đồng thời với việc vạch ra vai trò quyết định của tồn tại xã hội với ý thức xã hội, quan niệm duy vật lịch sử cũng chỉ ra vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử; mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội; và mối quan hệ giữa vĩ nhân với quần chúng nhân dân. 4. Bản chất của thế giới quan duy vật biện chứng a. Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học Trước Mác, chủ nghĩa duy vật đã trải qua quá trình phát triển lịch sử lâu dài. Nó đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần vào việc xác lập quan niệm duy vật về thế giới, vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, vào quá trình biến đổi thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, chủ nghĩa duy vật trước Mác không tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế mang tính lịch sử của mình. Chủ nghĩa duy vật mácxít khẳng định rằng, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. Đó là nguyên tắc xuất phát của chủ nghĩa duy vật mácxít. Xa rời nguyên tắc đó sẽ xa rời thế giới quan duy vật, sẽ xa vào chủ nghĩa duy tâm và những biểu hiện của nó như chủ nghĩa chủ quan duy ý chí. Mặt khác, khi khẳng định sự phụ thuộc của ý thức vào vật chất, chủ nghĩa duy vật mácxít đồng thời cũng vạch ra sự tác động trở lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật chất, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo. Ý thức phản ánh thế giới khách quan trong quá trình con người tác động cải tạo thế giới bằng thực tiễn. Vì vậy, ý thức của con người có tác động tích cực làm biến đổi hiện thực vật chất khách quan theo nhu cầu của mình. Quan hệ giữa vật chất và ý thức khôn gphải là quan hệ một chiều mà là quan hệ tác động qua lại. Không thấy điều đó sẽ rơi vào quan niệm duy vật tầm thường, không biện chứng và mắc phải bệnh bảo thủ, trì trệ trong hành động. Sự tác động qua lại giữa vật chất và ý thức, trong đó vật chất là cái quyết định, diễn ra trên cơ sở thực tiễn. Bằng hoạt động thực tiễn, con người cải biến sự vật trong hiện thực, nhờ đó mới cải biến được sự vật trong hình ảnh tư tưởng của nó. Trái lại, ý thức muốn tác động vào thế giới vật chất để làm biến đối nó thì phải thông qua hoạt động thực tiễn. Ở đây, thực tiễn đã trở thành khâu trung gian nối liền giữa cái vật chất và cái tinh thần. Phạm trù thực tiễn, do vậy, có ý nghĩa thế gới quan quan trọng, góp phần làm cho quan niệm mácxít về vật chất và ý thức mang tính duy vật triệt để, không chỉ duy vật trong tự nhiên mà còn duy vật cả trong đời sống xã hội. b. Thống nhất giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng Trước Mác, chủ nghĩa duy vật thường bị tách rời với phép biện chứng. Tuy vây, trong các học thuyết duy vật trước Mác cũng có chứa đựng một số tư tưởng biện chứng nhất định. Nhưng do hạn chế về trình độ phát triển khoa học và về lịch sử nên nói chung quan điểm siêu hình là một thiếu sót lớn chi phối chủ nghĩa duy vật trước Mác. Đặc biệt là chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII ở Tây Âu. Trong khi đó, phép biện chứng lại được quan tâm nghiên cứu và phát triển trong một số hệ thống triết học duy tâm, nhất là trong triết học Hêghen. Hêghen là người có công lao to lớn trong việc khôi phục và phát triển phép biện chứng, nhưng dưới cái vỏ duy tâm thần bí. Vì vậy, để xây dựng triết học duy vật biện chứng, Mác đã cải tạo cả chủ nghĩa duy vật cũ, siêu hình và cả phép biện chứng duy tâm. Giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi tính hạn chế siêu hình và phép biện chứng khỏi chủ nghiac duy tâm, Mác đã tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng. Như vậy, chủ nghĩa duy vật mácxít là chủ nghĩa duy vật biện chứng, còn phép biện chứng mácxít là phép biện chứng duy vật. Duy vật và biện chứng là hai yếu tố khăng khít, là hai đặc trưng trong triết học mácxít. c. Chủ nghĩa duy vật triệt để. Quan niệm duy vật về lịch sử là một cống hiến vĩ đại của Mác Như chúng ta đã biết, một thiếu sót lớn của chủ nghĩa duy vật trước Mác là duy vật không triệt để, duy vật trong tự nhiên nhưng duy tâm trong xã hội. Để khắc phục thiếu sót này, làm cho chủ nghĩa duy vật trở thành triệt để. Mác đã sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử. Lênin viết: “Trong khi nghiên cứu sâu và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học”. Chủ nghĩa duy vật lịch sử không phải đơn thuần là sự vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào lĩnh vực xã hội. Để có chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác đã phải tiến hành tổng kết lịch sử, kế thừa có phê phán toàn bộ tư tưởng xã hội trên cơ sở khái quát thực tiễn mới. Với quan niệm duy vật về lịch sử của Mác, loài người tiến bộ đã có một công cụ vĩ đại trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. d. Tính thực tiễn – cách mạng Triết học mácxít là thế giới quan của giai cấp công nhân – giai cấp tiến bộ và cách mạng của thời đại. Lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động. Cho nên với triết học Mác ra đời, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động có thế giới quan thực sự của mình. Đó là thế giới quan khoa học và cách mạng, là vũ khí tư tưởng trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi áp bức và bóc lột. Chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng mang đặc tính bản chất bên trong là sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng. Triết học Mác là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, một hệ tư tưởng đã được luận chứng bằng lý luận khoa học, phản ánh những quy luật phát triển khách quan của lịch sử. Vì vậy nó là hệ tư tưởng khoa học chứa đựng sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học, giữa tính thực tiễn và tính lý luận. Nhờ đó, triết Mác mang sức mạnh cải tạo thế giới bằng cách mạng, và không đội trời chung với chủ nghĩa chủ quan duy ý chí cũng như chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ. Mác viết: các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhièu cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới. Luận điểm đó của Mác nói lên thực chất cũng như vai trò xã hội của triết học Mác, chỉ rõ lý do tồn tại và phương hướng phát triển của nó. Chương II CUỘC KHỦNG HOẢNG VẬT LÝ HIỆN ĐẠI Ở CUÓI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX II.1. Các thành tưụ khoa học vật lý ở đầu thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX trong khoa học tự nhiên bắt đầu diễn ra một cuộc cách mạng thật sự: người ta đã tìm ra các tia Rơn-ghen (1895); hiện tượng phóng xạ (1896); điện tử (1897), mà trong quá trình nghiên cứu các đặc tính của điện tử, người ta phát hiện thấy rằng khối lượng của nó có thể biến đổi tuỳ theo tốc độ; ra-đi-um (1898), v.v.. II.2.V.I.Lênin vạch rõ bán chất của cuộc khủng hoảng vật lý Sự phát triển của khoa học đã cho thấy tính chất hạn chế của bức tranh vật lý mà cho đến lúc đó người ta đã vẽ lên về thế giới. Người ta bắt đầu xem xét lại hàng loạt khái niệm do vật lý học cổ điển đưa ra trước kia. Thông thường các đại biểu của vật lý học ấy đã giữ lập trường của chủ nghĩa duy vật tự phát, không tự giác, thường là mang tính chất siêu hình, mà theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật này thì những phát minh mới về vật lý là điều không thể giải thích được. Vật lý học cổ điển đã xuất phát từ chỗ đồng nhất một cách siêu hình vật chất là một phạm trù triết học, với những khái niệm nhất định về cấu trúc của vật chất. Đến khi những khái niệm ấy thay đổi một cách căn bản thì các nhà triết học duy tâm, cũng như một số nhà vật lý, bắt đầu nói về "sự tiêu tan" của vật chất, chứng minh "tính chất vô căn cứ" của chủ nghĩa duy vật, phủ nhận ý nghĩa khách quan của các lý luận khoa học, cho rằng mục đích của khoa học chỉ là mô tả các hiện tượng, v.v.. V. I. Lê-nin chỉ rõ rằng cái khả năng dẫn đến một sự giải thích duy tâm chủ nghĩa đối với các phát minh khoa học thì có ở ngay trong quá trình nhận thức thực tại khách quan, và do chính tiến bộ của khoa học đẻ ra. Thí dụ, định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng đã được V. Ô-xtơ-van-đơ lợi dụng để luận chứng cho "thuyết duy năng", để chứng minh "sự tiêu tan" của vật chất và sự chuyển hóa của vật chất thành năng lượng. Việc đi sâu vào nguyên tử, những cố gắng muốn phân tách những bộ phận cơ bản cấu thành nguyên tử đã dẫn đến sự tăng cường vai trò của toán học trong quá trình phát triển những tri thức vật lý, điều đó tự bản thân nó là một hiện tượng tích cực. Tuy nhiên trong thời kỳ bức tranh vật lý về thế giới đã thay đổi một cách căn bản rồi thì việc toán học hóa vật lý, cũng như nguyên tắc của thuyết tương đối, nguyên tắc tính tương đối của những tri thức của chúng ta lại góp phần làm nảy sinh ra cuộc khủng hoảng của vật lý học và là những nguồn gốc nhận thức luận của chủ nghĩa duy tâm "vật lý học". Như V. I. Lê-nin đã vạch rõ, thực ra những phát minh mới trong vật lý học chẳng những không bác bỏ, mà trái lại, đã chứng thực chủ nghĩa duy vật biện chứng, một chủ nghĩa do toàn bộ quá trình phát triển của khoa học tự nhiên đã dẫn đến. Nhận định về con đường phát triển phức tạp của vật lý học, những sự tìm tòi tự phát của vật lý học về một lý luận triết học đúng đắn, V. I. Lê-nin viết: "Vật lý học hiện đại... đi tới phương pháp duy nhất đúng, đi tới triết học duy nhất đúng của khoa học tự nhiên, không phải bằng con đường thẳng, mà bằng con đường khúc khuỷu, không phải tự giác, mà tự phát, không nhìn thấy rõ "mục đích cuối cùng" của mình, mà đi đến mục đích đó một cách mò mẫm, ngập ngừng, và thậm chí đôi khi lại giật lùi nữa". Bước ngoặt sâu sắc trong các quan điểm về tự nhiên - bước ngoặt này bắt đầu diễn ra vào thời kỳ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX - đã diễn ra cùng một lúc với sự tăng cường của thế lực phản động trong đời sống xã hội - chính trị, sự tăng cường tạo nên bởi việc chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới, giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Trong tình hình đó, triết học duy tâm đã lợi dụng cuộc cách mạng trong vật lý học, mưu toan gạt chủ nghĩa duy vật ra khỏi khoa học tự nhiên, buộc vật lý học phải giải thích theo nhận thức luận của triết học duy tâm đối với những phát minh mới, điều hòa khoa học với tôn giáo, Lê-nin viết: "Thực chất của cuộc khủng hoảng của vật lý học hiện đại là ở sự đảo lộn của những quy luật cũ và những nguyên lý cơ bản, ở sự gạt bỏ thực tại khách quan ở bên ngoài ý thức, tức là ở sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa bất khả tri". "Sự thay thế" ấy còn được thực hiện dễ dàng thêm là nhờ ở chỗ bản thân những điều kiện sinh hoạt của nhà khoa học trong xã hội tư bản đã đẩy họ đi đến chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. V. I. Lê-nin không những đã phân tích thực chất cuộc khủng hoảng của vật lý học, mà còn xác định con đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó: các nhà vật lý phải nắm vững chủ nghĩa duy vật biện chứng. Sự phát triển của khoa học tự nhiên ở Liên-xô và ở các nước xã hội chủ nghĩa khác, các công trình của những nhà khoa học tiến bộ ở các nước tư bản chủ nghĩa đều đã xác nhận sự tiên đoán của Lê-nin. Xuất phát từ phép biện chứng duy vật, Lê-nin đưa ra luận điểm về tính vô cùng tận của vật chất. Người viết: "Điện tử cũng vô cùng tận như nguyên tử; tự nhiên là vô tận, nhưng nó lại tồn tại một cách vô tận; và chỉ có thừa nhận một cách tuyệt đối, vô điều kiện như vậy sự tồn tại của tự nhiên ở ngoài ý thức và cảm giác của con người, thì mới phân biệt được chủ nghĩa duy vật biện chứng với thuyết bất khả tri tương đối luận và chủ nghĩa duy tâm". Tư tưởng hết sức sâu sắc này của Lê-nin đã được quá trình phát triển tiếp theo của khoa học chứng thực một cách toàn diện (sự phát minh ra phóng xạ nhân tạo, cơ cấu phức tạp của hạt nhân nguyên tử, lý thuyết hiện đại về các hạt "cơ bản", và v.v.). Trong cuốn sách của mình, V. I. Lê-nin cũng xét đến cả những vấn đề triết học của khoa học tự nhiên, như vấn đề sự đa dạng về chất của vật chất và của các hình thức vận động của vật chất; nguyên lý về tính nhân quả; vấn đề tính thực tại khách quan của không gian và thời gian, những hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, và những vấn đề khác. Những tư tưởng ấy của Lê-nin là kết quả của việc xuất phát từ lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng mà tổng kết cả một giai đoạn phát triển của khoa học tự nhiên, đặc biệt là của vật lý học, một giai đoạn đánh dấu sự mở đầu của bước chuyển biến cách mạng hiện còn đang tiếp diễn trong khoa học và kỹ thuật. V. I. Lê-nin đã vạch ra và sự phát triển về sau này của khoa học tự nhiên đã xác nhận rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng là triết học duy nhất chính xác của khoa học tự nhiên, là phương pháp tư duy triệt để nhất và khoa học nhất. Tác phẩm này của Lê-nin đã giúp nhiều nhà khoa học tiến bộ tìm được con đường đúng đắn trong các lĩnh vực khoa học của mình, giúp họ đoạn tuyệt với triết học duy tâm, chuyển sang lập trường thế giới quan khoa học, duy vật biện chứng. Sự phân tích của Lê-nin về quá trình phát triển của khoa học tự nhiên ở thời kỳ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, sự tổng kết triết học sâu sắc về những thành tựu của khoa học tự nhiên, sự nhận định của Lê-nin về cuộc khủng hoảng trong vật lý học và việc xác định con đường thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng đó có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cuộc đấu tranh chống lại những luận điệu duy tâm hiện nay đang xuyên tạc những phát minh khoa học, vì thắng lợi của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong khoa học tự nhiên, vì sự tiến bộ hơn nữa của khoa học. II.3. Lênin phê phán sự phán động của các trường phái duy tâm với cuộc khủng hoảng vật lý Chúng ta - Poanh-ca-rê nói - đang đứng trước những "sự sụp đổ" của những nguyên lý cũ của vật lý học, trước "sự phá sản phổ biến của các nguyên lý". Ông bổ sung thêm: thực ra thì tất cả những ngoại lệ ấy của các nguyên lý đều liên quan đến những lượng vô cùng nhỏ; có thể là chúng ta vẫn còn chưa biết được những lượng vô cùng nhỏ khác ngăn trở sự đảo lộn đó của các quy luật cũ, và hơn nữa, ra-đi-um lại rất hiếm, song vô luận thế nào, "thời kỳ hoài nghi" đã đến rồi. Chúng ta đã thấy rằng từ "thời kỳ hoài nghi" đó, tác giả đã rút ra những kết luận gì về mặt nhận thức luận: "không phải giới tự nhiên đem lại cho chúng ta (hay ép buộc chúng ta phải nhận) những khái niệm về không gian và thời gian, mà chính chúng ta đem những khái niệm ấy lại cho giới tự nhiên"; "phàm cái gì không phải là tư tưởng đều là hư vô thuần tuý". Đó là những kết luận duy tâm. Sự phá huỷ những nguyên lý cơ bản nhất chứng minh rằng (tiến trình tư tưởng của ông Poanh-ca-rê là như vậy) những nguyên lý ấy không phải là những bản sao chép, những bức ảnh nào đó của giới tự nhiên, không phải là những sự phản ánh của cái gì đó ở bên ngoài ý thức con người, mà là những sản phẩm của ý thức ấy. Poanh-ca-rê không phát triển những kết luận ấy một cách triệt để, không quan tâm lắm đến phương diện triết học của vấn đề. A-ben Rây, một tác giả người Pháp thường quan tâm đến những vấn đề triết học, đã nói một cách rất tỉ mỉ về vấn đề này trong quyển sách của ông: "Lý luận của các nhà vật lý học hiện đại về vật lý học" Quả thật bản thân ông ta là một nhà thực chứng luận, nghĩa là một người hồ đồ, một phần tử nửa Ma-khơ, song trong trường hợp này, điều đó thậm chí lại có phần có lợi, vì người ta không thể nghi rằng ông ta muốn "phỉ báng" cái thần tượng của những người theo phái Ma-khơ ở nước ta. Khi cần phải định nghĩa một cách chính xác những khái niệm triết học và nhất là định nghĩa chủ nghĩa duy vật thì người ta không thể tin Rây được vì bản thân Rây cũng là một giáo sư, và với tư cách là giáo sư, ông ta hoàn toàn khinh miệt những người duy vật (mặc dầu ông ta nổi tiếng là người hoàn toàn không hiểu gì về nhận thức luận duy vật). Không cần phải nói cũng thấy rõ rằng đối với những "nhà khoa học lớn" như vậy thì những nhân vật tầm thường như Mác và Ăng-ghen đều không tồn tại. Nhưng Rây lại tóm tắt kỹ lưỡng, và nói chung

File đính kèm:

  • docNỘI DUNG.doc
Giáo án liên quan