Tìm hiểu bài Những đứa con trong gia đình, tác giả Nguyễn Thi

1. Tác giả

Nguyễn Thi (tên thật: Nguyễn Hoàng Ca, bút danh khác: Nguyễn Ngọc Tấn) là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học thời chống Mĩ. Vốn sinh ra ở miền Bắc, nhưng ông gắn bó sâu nặng với miền đất Nam Bộ. Chính điều đó đã giúp ông có những trang viết thành công về cuộc sống khốc liệt của con người ở vùng đất này. Nguyễn Thi hi sinh trong chiến dịch Mậu Thân (1968) ở mặt trận Sài Gòn. Tác phẩm chính: Người mẹ cầm súng, Sen trong đồng, Mẹ vắng nhà, Những đứa con trong gia đình

2. Tóm tắt nội dung tác phẩm

Đoạn trích trong SGK là một phần của truyện ngắn Những đứa con trong gia đình – một tác phẩm thành công của Nguyễn Thi.

Trong một trận chiến đấu ác liệt, Việt – một chiến sĩ giải phóng quân - bị thương nặng, lạc đơn vị. Việt ngất đi, tỉnh dậy nhiều lần. Cứ mỗi lần tỉnh, Việt lại nhớ về ba, má, chị gái, chú Năm và những câu chuyện của gia đình mình. Theo đòng hồi ức của Việt, ta biết Chiến và Việt là hai chị em sinh trưởng trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Ba của họ bị giặc Pháp chặt đầu trong những năm kháng chiến. Một mình má tần tảo nuôi con và tham gia hoạt động cách mạng, rồi hi sinh trong một lần đi đấu tranh. Chiến, Việt và em trai trở thành những đứa trẻ mồ côi, lớn lên trong sự đùm bọc của người chú ruột (chú Năm) và bà con cô bác. Hai chị em nung nấu ý chí trả thù cho ba má, tranh nhau đi bộ đội và được nhập ngũ cùng một lần. Họ đã đưa bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm để chú hương khói hộ trong những ngày chị em đi đánh giặc. Chú Năm cảm kích và tự hào trước sự lớn khôn của hai cháu. Vào quân đội, cả Chiến và Việt đều hăng hái chiến đấu, lập công, xứng với truyền thống của gia đình.

 

 

docx3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10561 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu bài Những đứa con trong gia đình, tác giả Nguyễn Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH I. Giới thiệu chung 1. Tác giả Nguyễn Thi (tên thật: Nguyễn Hoàng Ca, bút danh khác: Nguyễn Ngọc Tấn) là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học thời chống Mĩ. Vốn sinh ra ở miền Bắc, nhưng ông gắn bó sâu nặng với miền đất Nam Bộ. Chính điều đó đã giúp ông có những trang viết thành công về cuộc sống khốc liệt của con người ở vùng đất này. Nguyễn Thi hi sinh trong chiến dịch Mậu Thân (1968) ở mặt trận Sài Gòn. Tác phẩm chính: Người mẹ cầm súng, Sen trong đồng, Mẹ vắng nhà, Những đứa con trong gia đình… 2. Tóm tắt nội dung tác phẩm Đoạn trích trong SGK là một phần của truyện ngắn Những đứa con trong gia đình – một tác phẩm thành công của Nguyễn Thi. Trong một trận chiến đấu ác liệt, Việt – một chiến sĩ giải phóng quân - bị thương nặng, lạc đơn vị. Việt ngất đi, tỉnh dậy nhiều lần. Cứ mỗi lần tỉnh, Việt lại nhớ về ba, má, chị gái, chú Năm và những câu chuyện của gia đình mình. Theo đòng hồi ức của Việt, ta biết Chiến và Việt là hai chị em sinh trưởng trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Ba của họ bị giặc Pháp chặt đầu trong những năm kháng chiến. Một mình má tần tảo nuôi con và tham gia hoạt động cách mạng, rồi hi sinh trong một lần đi đấu tranh. Chiến, Việt và em trai trở thành những đứa trẻ mồ côi, lớn lên trong sự đùm bọc của người chú ruột (chú Năm) và bà con cô bác. Hai chị em nung nấu ý chí trả thù cho ba má, tranh nhau đi bộ đội và được nhập ngũ cùng một lần. Họ đã đưa bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm để chú hương khói hộ trong những ngày chị em đi đánh giặc. Chú Năm cảm kích và tự hào trước sự lớn khôn của hai cháu. Vào quân đội, cả Chiến và Việt đều hăng hái chiến đấu, lập công, xứng với truyền thống của gia đình. Phân tích hai nhân vật Chiến và Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi Các ý chính: 1. Những nét giống nhau giữa hai chị em Chiến và Việt a) Lòng căm thù giặc b) Tình thương ba má và ý thức nối tiếp truyền thống gia đình 2. Những nét riêng trong tính cách của Chiến và Việt a) Nhân vật Chiến - Kiên trì, chịu khó, gan góc - Sớm biết lo toan b) Nhân vật Việt - Hồn nhiên, vô tâm - Gan góc mà đa cảm 3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật. Dàn ý I. Nguyễn Thi là một nhà văn - chiến sĩ, từng sống gắn bó sâu sắc với mảnh đất miền Nam cả trước và sau cách mạng. Vốn rất hợp với khí chất người dân Nam Bộ, Nguyễn Thi đã dồn tâm huyết của mình tập trung tái hiện cuộc sống khốc liệt của con người trên mảnh đất này trong những năm chiến tranh ác liệt. Sự am hiểu, yêu thương, tin tưởng mà ông dành cho con người miền Nam được gửi gắm vào hai chị em Chiến và Việt - những nhân vật chính trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (1966) - một trong những truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Thi. II. Truyện ngắn này không lôi cuốn người đọc bởi cốt truyện li kì hoặc một vài yếu tố khác, mà trước hết ở các nhân vật được khắc họa một cách sống động, sắc nét. Truyện được kết cấu theo mạch hồi tưởng đứt nối của nhân vật Việt trong trạng thái chập chờn khi tỉnh khi mê giữa chiến trường. Qua dòng hồi tưởng chắp nối đó, những người thân của Việt như má, chú Năm, chị Chiến và cả chính Việt dần dần hiện ra với những nét sâu đậm đáng nhớ. 1. Những nét giống nhau giữa hai chị em Chiến và Việt a) Lòng căm thù giặc - Hai chị em Chiến và Việt là hai đứa trẻ mồ côi, ba bị giặc Pháp chặt đầu trong kháng chiến chín năm, má tần tảo nuôi con rồi cũng bị trúng đạn Mĩ chết trên đường đi đấu tranh về. Trên vai Chiến và Việt nặng hai mối thù. ý thức đánh giặc trả thù cho ba má trở thành động cơ thôi thúc trong lòng hai chị em. Trong đêm mít tinh ghi tên thanh niên tòng quân, hai chị em đều giành nhau để được nhập ngũ trước. Việc giành nhau có cái hồn nhiên, ngộ nghĩnh của trẻ vị thành niên, nhưng ẩn sau hành động ấy là một ý chí được hun đúc từ lâu, là một sự thôi thúc thường xuyên thường trực trong ý nghĩ: phải cầm súng giết giặc để trả thù. Khi chị Chiến phân bì tuổi tác để quyết định việc nhập ngũ trước sau của từng đứa, Việt đã đáp lại bằng cái lí lẽ của mình: "Bộ mình chị biết đi trả thù à?". Câu nói giản dị, tự nhiên, có chút lí sự của trẻ con, nhưng thực ra nó đánh dấu sự trưởng thành về tình cảm và nhận thức của hai chị em. b) Tình thương ba má - Nguyễn Thi rất chú ý miêu tả tình cảm của các nhân vật và cách biểu hiện trong từng tình huống cụ thể. Với Chiến, mẹ là hình mẫu, là tấm gương mà cô luôn noi theo. Chú Năm nhận thấy Chiến giống má như đúc. Mỗi cử chỉ, lời nói của Chiến đều khiến Việt thấy in như má. Như vậy, má luôn luôn có mặt trong mỗi công việc mà Chiến phải chu tất. - Tình cảm của Việt đối với má cũng sâu sắc không kém. Bị thương giữa chiến trường, ngất đi, tỉnh dậy, Việt nghĩ ngay tới má: "Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh người mẹ"... "ước gì bây giờ lại được gặp má. Phải, ví như lúc má đang bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để ở dưới xuồng lên cho Việt ăn". Kí ức đưa Việt trở lại cái đêm hai chị em chuẩn bị lên đường, với những hình ảnh rõ mồn một: "Cả chị cả em cùng nhớ đến má. Hình như má cũng đã về đâu đây. Má biến theo ánh đom đóm trên nóc nhà hay đang ngồi dựa lưng vào mấy thúng lúa mà cầm nón quạt? Đêm nay, dễ gì má vắng mặt, má cũng phải về dòm ngó coi chị em Việt tính toán việc nhà làm sao chớ?" - Tình cảm của chị em Chiến, Việt đối với má thể hiện xúc động qua đoạn miêu tả hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm. "Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập, con lại đưa má về". c) ý thức tiếp nối truyền thống gia đình - Cả Chiến và Việt đều luôn nhớ mình là những đứa con trong một gia đình từng chịu nhiều mất mát đau thương nhưng cũng rất vẻ vang. Ngay từ niên thiếu, hai chị em lập được chiến công, đánh tàu chiến giặc trên sông Định Thủy, được chú Năm ghi vào cuốn sổ gia đình. - Cuốn sổ gia đình đối với chị em Chiến, Việt là cái gì hết sức thiêng liêng. Được ghi vào cuốn sổ ấy là một niềm vui sướng. Bị cuốn hút bởi những gì mà chú Năm ghi trong đó, Chiến có thể quên cả ăn, ngồi đánh vần để đọc nó suốt từ trưa cho tới chạng vạng. - ý thức tiếp nối truyền thống gia đình của hai chị em thể hiện qua mỗi hành động. Được nhập ngũ vào chiến trường, họ hăng hái đánh giặc để trả thù cho ba má và làm vẻ vang thêm cho truyền thống gia đình. 2. Những nét riêng trong tính cách của Chiến và Việt a) Nhân vật Chiến Trong gia đình, Chiến là chị. Làm chị của hai đứa em trong một gia đình ba má bị giặc giết, bao nhiêu lo toan cô phải cáng đáng. Theo lời chú Năm, cô “không khác mẹ một chút nào”. Ngay cả Việt cũng nhận thấy thế. Cô có đức tính kiên trì, chịu khó, chỉ nội một việc bỏ ăn để ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình suốt từ trưa cho tới lúc trời chạng vạng đã đủ chứng tỏ điều đó. Cô cũng thừa hưởng ở mẹ đức tính gan góc. Trong ngày tòng quân, cô nói với em : “Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu : Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à !”. ở cô, khả năng vun vén, thu xếp gia đình cũng thể hiện rất rõ. Trước khi cùng em đi bộ đội, mọi chuyện nhà đã được cô xếp đặt đâu vào đó, tỉ mỉ, chu đáo, “nói nghe thiệt gọn” khiến cho chú Năm cũng phải có chút sững sờ, “nhìn hai cháu thiệt lâu” rồi nói: “Khôn ! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước”. Câu nói của chú Năm thể hiện sự yên tâm của thế hệ trước đối với lớp người sau. Rõ ràng, họ đã trưởng thành, có thể gánh vác được những việc lớn của đất nước. b) Nhân vật Việt - Khác với chị Chiến đã có dáng dấp của một người lớn thực thụ dù đôi lúc còn tranh giành với em, Việt còn giữ nguyên tính chất của một cậu bé. “Cậu Tư” này trong gia đình có điệu cười “lỏn lẻn” rất dễ thương. Cậu ta thường ngày vẫn hay tranh phần hơn với chị, từ chuyện bắt ếch đến chuyện đòi đi bộ đội trước chị. Cậu còn vô tâm vô tính, phó mặc chuyện nhà cho chị “Tôi nói chị tính sao cứ tính mà”. Trong khi chị bàn những việc phải làm ngày mai, Việt vẫn đùa nghịch “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay” và thú vị quan sát điệu bộ, cử chỉ, cách nói năng “in hệt má” của chị. - Tính hồn nhiên, có chút trẻ con, nhưng Việt rất giàu tình cảm. Má đã mất, nhưng hình ảnh má luôn hiện hình trong tâm trí Việt, có mặt trong mỗi việc làm của Việt. Dẫu thường giành nhau với chị, nhưng Việt rất thương chị. Cùng chị khiêng bàn thờ má sang sửi nhà chú Năm, nghe tiếng chân chị bịch bịch đằng sau, "Việt thấy thương chị lạ". Bị thương giữa chiến trường, tuy không hề sợ hãi, nhưng Việt chỉ muốn thoát khỏi sự vắng lặng, gặp lại anh Tánh, níu chặt lấy anh mà khóc như thằng em út. - Tuy còn rất trẻ con như thế, Việt đã chiến đấu rất dũng cảm. Việt đã dùng thủ pháp tiêu diệt được một chiếc xe bọc thép của địch. Bị thương, Việt quyết bò đi tìm đồng đội. Nghe tiếng xe, pháo của giặc, Việt nằm chờ với tâm niệm : “Tao sẽ chờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này chỉ còn có mình tao. Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày. Nghe súng nổ, các anh tao sẽ chạy tới đâm mày ! Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy”. Quả thực, Việt đã là một người lính chững chạc trong khi còn mang đầy đủ nét thơ ngây, trong sáng, đáng yêu của một cậu bé vừa đến tuổi thành niên. 3. Nghệ thuật khắc họa nhân vật - Nhìn chung, trong khi xây dựng nhận vật, Nguyễn Thi rất quan tâm đến việc cá thể hoá. Nhân vật nào cũng có những nét riêng, độc đáo hiện lên mồn một trước mắt độc giả. Chú Năm nói khác má Việt và Việt nói khác chị Chiến. Lời nói của ai thể hiện rõ tính cách người đó. - Một thành công nữa rất cơ bản của Nguyễn Thi trong Những đứa con trong gia đình là nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật. Cần đặc biệt lưu ý rằng truyện ngắn này được tổ chức dựa trên dòng hồi ức của nhân vật Việt khi bị thương trên trận địa. Miêu tả tâm lí của người tỉnh táo đã khó mà ở đậy lại là tâm lí của con người luôn nằm trong trạng thái giữa mê và tỉnh, hiển nhiên nhiệm vụ nghệ thuật đặt ra càng khó bội phần. Nhưng nhà văn đã thể hiện một cách xuất sắc trạng thái “chập chờn cơn tỉnh cơn mê” đó của nhân vật. Bốn lần Việt “tỉnh dậy” trên trận địa, mỗi lần Việt nhớ gì, nghĩ gì đều được nhà văn miêu tả rất cụ thể, tinh tế và chính xác. Nhìn chung nhà văn nắm rất chắc quy luật diễn biến tâm lí con người. Ông đã khéo léo tạo cho tác phẩm một hình thức kết cấu độc đáo tương đồng với “kết cấu” của những giấc mơ chập chờn, từ đó cứ mở rộng dần đối tượng được miêu tả và đi mỗi lúc một sâu vào đời sống tâm hồn của nhân vật. III. Những đứa con trong gia đình thể hiện khá rõ tài năng của Nguyễn Thi trên nhiều mặt : khả năng khái quát cao, khả năng dựng cảnh, dựng người và mô tả tâm lí sâu sắc, khả năng vận dụng ngôn ngữ Nam Bộ đầy linh hoạt, biến hoá và cả chất triết lí rất riêng, toát lên từ chính hiện thực chứ không phải từ những lời trữ tình ngoại đề của tác giả. Tất nhiên, những phương diện tài năng ấy không biểu lộ riêng rẽ. Chúng hoà lẫn vào nhau hết sức tự nhiên đưa đến sức thuyết phục lớn cho tác phẩm, làm cho độc giả khi đọc tác phẩm không còn thấy đó là văn mà chỉ thấy đó là cuộc đời.

File đính kèm:

  • docxnhung dua con trong gia dinh.docx