Tìm hiểu yếu tố hán và việc hướng dẫn học sinh khai thác yếu tố hán trong văn học Việt Nam

Trong tiến trình lịch sử của đất nước, nền văn hoá Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc nền văn hoá các nước trong khu vực, đặc biệt là nền văn hoá Trung Hoa.

Văn học - một loại hình nghệ thuật ngôn từ, với vai trò là một thành tố quan trọng của nền văn hoá cũng nằm trong sự ảnh hưởng đó.

Sự ảnh hưởng này, do hoàn cảnh địa lý và hoàn cảnh lịch sử. Về địa lý, nước ta có đường biên giới phía Bắc chung với Trung Quốc. Điều này, tạo nên sự ảnh hưởng tự nhiên. Về lịch sử, nước ta trong suốt một nghìn năm đã phải chịu ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, chúng đã thực hiện âm mưu đồng hoá dân tộc ta trên nhiều phương diện, trong đó có văn hoá. Trong suốt thời gian dài chúng ta đã sử dụng chữ Hán làm ngôn ngữ chính, và sáng tác văn thơ. Ngay cả khi chữ Nôm đã ra đời và phát triển thì các nhà văn, nhà thơ vẫn sử dụng chữ Hán để sáng tác. Điều đó chứng tỏ, chữ Hán có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là bộ phận văn học viết bằng chữ Hán. Chương trình văn học bặc phổ thông trung học, bộ phận văn học chữ Hán và các yếu tố Hán vẫn giữ một vai trò khá lớn. Muốn tìm hiểu được nó, học sinh cần có một vốn từ Hán Việt. Thày cô giáo dạy văn cũng phải biết được vốn từ Hán Việt của học sinh. Xuất phát từ cơ sở đó, tôi chọn đề tài này.

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu yếu tố hán và việc hướng dẫn học sinh khai thác yếu tố hán trong văn học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tìm hiểu yếu tố hán và việc hướng dẫn học sinh khai thác yếu tố hán trong văn học việt nam Họ và tên: Trần Thị Thu Chức vụ : Giáo viên Tổ : Văn Đơn vị :Trường THPT A Phủ Lý. I/ Đặt vấn đề: 1- Cơ sở lý luận: Trong tiến trình lịch sử của đất nước, nền văn hoá Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc nền văn hoá các nước trong khu vực, đặc biệt là nền văn hoá Trung Hoa. Văn học - một loại hình nghệ thuật ngôn từ, với vai trò là một thành tố quan trọng của nền văn hoá cũng nằm trong sự ảnh hưởng đó. Sự ảnh hưởng này, do hoàn cảnh địa lý và hoàn cảnh lịch sử. Về địa lý, nước ta có đường biên giới phía Bắc chung với Trung Quốc. Điều này, tạo nên sự ảnh hưởng tự nhiên. Về lịch sử, nước ta trong suốt một nghìn năm đã phải chịu ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, chúng đã thực hiện âm mưu đồng hoá dân tộc ta trên nhiều phương diện, trong đó có văn hoá. Trong suốt thời gian dài chúng ta đã sử dụng chữ Hán làm ngôn ngữ chính, và sáng tác văn thơ. Ngay cả khi chữ Nôm đã ra đời và phát triển thì các nhà văn, nhà thơ vẫn sử dụng chữ Hán để sáng tác. Điều đó chứng tỏ, chữ Hán có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là bộ phận văn học viết bằng chữ Hán. Chương trình văn học bặc phổ thông trung học, bộ phận văn học chữ Hán và các yếu tố Hán vẫn giữ một vai trò khá lớn. Muốn tìm hiểu được nó, học sinh cần có một vốn từ Hán Việt. Thày cô giáo dạy văn cũng phải biết được vốn từ Hán Việt của học sinh. Xuất phát từ cơ sở đó, tôi chọn đề tài này. 2- Cơ sở thực tiễn Thực tiễn cho thấy, học sinh THPT hiện nay đều sinh ra và lớn lên trong thời hiện đại (khoảng những năm 90 của thế kỷ XX), thời mà chữ quốc ngữ đã trở thành ngôn ngữ chính thống của quốc dân. Vì vậy, việc hiểu từ Hán Việt, hiểu các điển cố, điển tích của học sinh còn nhiều hạn chế, thâm chí còn hiểu sai. Hơn nữa, trong hệ thống tiếng Việt, việc vay mượn tiếng Hán chiếm tỷ lệ cao khoảng 70 đến 80%. Để hiểu đúng mảng từ vay mượn này không hề đơn giản. Vì chữ Quốc ngữ của chúng ta phần lớn về thanh là âm quốc ngữ, nhưng về nghĩa lại là nghĩa Hán (hàm súc, cô đọng, nói ít gợi nhiều). Bản thân tôi là giáo viên dạy văn, tôi nhận thấy giúp cho học sinh hiểu đúng nghĩa âm Hán Việt, điển tích điển cố trong văn học Việt Nam là một việc làm cần thiết và bổ ích cho việc học tập của các em. Vì những lí do trên, tôi viết đề tài này. Có thể nói, đây là đề tài mà phạm vi ảnh hưởng khá rộng, có ý nghĩa thực tiễn cao. Nhưng trong bài này tôi mới chỉ đề cập hai vấn đề: Tìm hiểu từ Hán Việt và các điển tích điển cố. II/ Nội dung A/Tìm hiểu yếu tố Hán của học sinh. 1) Chương trình, nội dung kiến thức với việc tìm hiểu a) Chương trình: Chương trình và sách giáo khoa (SGK) trung học phổ thông từ năm 1981 dến năm 2000 (có chinh lý) và từ năm 2000 đến nay đã được biên soạn theo tiến trình lịch sử phát triển của văn học là chủ yếu. Cụ thể: Lớp 10 gồm: Văn học dân gian Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX Lớp 11 gồm: - Một phần văn học trung đại và văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945. Lớp 12: Phần văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975. Tuy nhiên học sinh vẫn học một số tác phẩm của giai đoạn trước như: " Vi hành" của Nguyễn ái Quốc và" Tâm tư trong tù" của Tố Hữu Nhận xét: Dựa vào chương trình trên ta thấy: Phần văn học lớp 10 nằm trọn vẹn ở phần văn học trung đại. Đây là phần văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn học Trung Hoa. Trong giai đoạn này, văn học Việt Nam đã sử dụng nhiều yếu tố Hán như: Chữ viết, thể tài, văn liệu, thi liệu... Chẳng hạn, Trần Hưng Đạo viết hịch kêu gọi tướng sĩ Việt Nam xông lên đánh giặc phương Bắc mà vẫn lấy gương sáng của Trung Quốc như: Kỷ Tín, Dư Nhượng, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang…Đặng Trần Côn sáng tác "Chinh phụ ngâm" nói về nỗi nhớ nhung , sầu muộn của người phụ nữ Việt Nam có chồng đi chinh chiến mà vẫn đặt cả không gian, địa điểm của Trung Quốc. Nguyễn Du viết Truyện Kiều mà vẫn dựa vào cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc. Phần văn học lớp 11, 12 vẫn còn chịu ảnh hưởng yếu tố Hán nhưng ít hơn so với phần văn học 10. Trên cơ sở xem xét chương trình như trên, tôi đã tiến hành khảo sát yếu tố Hán và các điển tích điển cố của học sinh. b) Tìm hiểu yếu tố Hán của học sinh * Phương pháp tìm hiểu: - Với học sinh lớp 10 : Để nắm được vốn từ Hán Việt và điển tích, điển cố của học sinh, tôi đã tiến hành như sau: + Phát phiếu khảo sát theo mẫu sau : Phiếu tìm hiểu yếu tố hán Họ và tên:………………………………………. Lớp:………. Trường THPT A Phủ Lý STT Từ hán việt thường dùng Từ đồng âm khác nghĩa Diển tích, điển cố Thành ngữ hán việt +Yêu cầu học sinh sưu tầm, điền vào bảng. Định thời gian nộp bài + Thu, tập hợp đánh giá kết quả. - Với học sinh lớp 12 : Là học sinh cuối cấp, đã học qua chương trình, tôi không yêu cầu học sinh làm phiếu như trên mà hướng dẫn học sinh tập hợp những sáng tác viết bằng chữ Hán, những sáng tác viết bằng chữ Nôm, những sáng tác viết bằng chữ Quốc ngữ và liệt kê những yếu tố Hán trong những sáng tác này. * Kết quả tìm hiểu: - Với học sinh lớp 10: Đa số các em có vốn từ Hán Việt còn nghèo nàn, hiểu về điển tích điển cố còn ít. Sự hiểu biết không đồng đều. Kết quả cụ thể như sau: STT Họ và tên Tổng số từ Các từ HV thường dùng trong đời sống Các từ HV đồng âm khác nghĩa Điển tích, điển cố hán Việt Thành ngữ Hán Việt 1 Phạm Tuấn Anh 133 133 0 0 0 2 Dương T Ngọc Bích 131 79 14 9 28 3 Nguyễn T Linh Chi 100 100 0 0 0 4 Lạị Thuỳ Dung 88 57 5 9 17 5 Vũ T Hồng Hà 108 108 0 0 0 6 Bùi Thị Hà 125 112 8 0 5 7 Nguyễn Duy Hải 100 100 0 0 0 8 Nguyễn T Thu Hằng 185 160 5 0 20 9 Nguyễn T Thu Hiền 109 87 1 14 7 10 Võ T Thu Hiền 100 99 0 0 1 11 Phạm Thị Hồng 81 81 0 0 0 12 Nguyễn Công Huân 105 104 1 0 0 13 Trần T Mai Hương 151 149 1 0 1 14 Mai Thị Hương 163 129 6 0 28 15 Nguyễn Thị Hương 154 147 2 0 5 16 Nguyễn Cong Khanh 100 100 0 0 0 17 Hoàng Thị Lệ 100 94 0 0 0 18 Nguyễn T Hương Liên 124 114 0 0 6 19 Nguyễn Đức Long 100 97 10 0 0 20 Vũ Thuỳ Liên 100 98 0 0 3 21 Nguyễn Thuý Nga 101 89 0 0 2 22 Nguyễn Thuỳ Nhung 100 100 1 3 8 23 Lê T Kiều Oanh 102 76 0 0 0 24 Lương Công Phóng 103 82 10 6 10 25 Nguyễn Thị Quyên 161 143 2 14 5 26 Lại Thị Sinh 100 86 0 5 18 27 Nguyễn Ngọc Sơn 171 170 0 0 14 28 Bạch Văn Sự 135 104 0 1 0 29 Nguyễn T PhươngThanh 170 170 2 5 24 30 Nguyễn T Phương Thảo 88 63 0 0 0 31 Trần Phương Thảo 115 115 3 5 17 32 Phạm Hồng Thắng 100 80 0 0 0 33 Đinh Quang Thắng 107 106 0 20 0 34 Bùi Đức Thọ 132 132 1 0 0 35 Bạch Thu Thuỷ 118 116 0 0 0 36 Nguyễn Thị Thu Trang 100 100 2 0 0 37 Đỗ Cẩm Tú 135 135 0 0 0 38 Vũ Anh Tuấn 102 85 2 0 15 39 Nguyễn T ánh Tuyết 90 68 9 0 32 40 Nguyễn Huy Tưởng 74 60 0 6 8 41 Vũ Thanh Tùng 200 180 0 20 0 42 Đinh T ánh Tuyết 100 93 0 0 7 43 Đặng Hải Yến 100 95 0 0 5 44 Phạm T Hồng Vân 102 102 0 0 0 45 Nguyễn T Thuỳ Vân 101 82 1 3 15 -Với các em lớp 12, các em đã tập hợp theo yêu cầu khá tốt, Các em đã phân biệt được những tác phẩm viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ trong đó vẫn sử dụng yếu tố Hán. Cụ thể các em đã tập hợp được như sau: + Tác phẩm viết bằng chữ Hán Tụng giá hoàn kinh sư ( Trần Quang Khải) Thuật Hoài (Phạm Ngũ Lão) Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu) Ngôn Hoài (Không Lộ thiền sư) Thuật Hoài (Đặng Dung) Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) Dục Thuý sơn (Nguyễn Trãi) Độc Tiểu Thanh ký (Nguyễn Du) Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) Chinh phụ ngâm Dương phụ hành (Cao Bá Quát) Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu) Nhật ký trong tù (Hồ Chí Minh) +Tác phẩm viết bằng chữ Nôm: Bảo Kính cảnh giới (Trích Quốc âm thi tập- Nguyễn Trãi) Mời trầu (Hồ Xuân Hương) Tự tình (Hồ Xuân Hương) Truyện Kiều (Nguyễn Du) Chùm thơ thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm (Nguyễn Khuyến) Mồng hai tết viếng cô ký (Tú Xương) Thương vợ (Tú Xương) áo bông che bạn (Tú Xương) + Tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ vẫn còn sử dụng yếu tố Hán: Thơ duyên (Xuân Diệu) Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) Tràng giang (Huy Cận) Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) Tống biệt hành (Thâm Tâm) Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) Tây tiến (Quang Dũng) Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm) Việt Bắc (Tố Hữu) Kính gửi cụ Nguyễn Du (Tố Hữu) Mảnh trăng cuuôí rừng (Nguyễn Minh Châu) Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) Các vị La Hán chùa Tây Phương (Huy Cận) Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) Sóng (Xuân Quỳnh) 2) Nhận xét chung: Căn cứ vào kết quả khảo sát và tập hợp trên đây của học sinh lớp 10A7 và lớp 12A7, 12A5 của hai khối ta thấy rằng các tác phẩm văn học có sử dụng yếu tố Hán rất phổ biến. Đồng thời cũng cho ta thấy vốn từ Hán Việt, sự hiểu biết các điển tích điển cố của các em còn nghèo. Vì vậy việc tiếp thu các tác phẩm văn chương có yếu tố Hán của các em sẽ gặp không ít khó khăn; và cũng chính vì thế mà vai trò của người thày càng nặng nề to lớn. Vấn đề đặt ra đối với giáo viên dạy văn là giúp cho học sinh hiểu được nghĩa của các từ Hán Việt - nhất là các từ đồng âm khác nghĩa, các từ đa nghĩa, các điển cố, điển tích…tạo sự say mê học văn và yêu thích môn văn. B/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêú tố Hán. 1) Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu yếu tố Hán a) Tìm hiểu nghĩa của từ Hán Viêt - Đọc kỹ chú giải trong SGK - Đọc kỹ phần dịch nghĩa ở những bài thơ chữ Hán b) Tìm hiểu các điển tích, điển cố - Giáo viên yêu cầu học sinh tập hợp các điển tích, điển cố trong những bài học ở chương trình. - Học sinh tìm hiểu những câu chuyện, những nhân vật có liên quan đến điển tích điển cố. - Bước đầu giải thích tại sao các nhà văn nhà thơ lại sử dụng những điển tích, điển cố ấy. 2) Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu . a) Qua bài giảng: * Tìm hiểu từ Hán Việt - Giải thích từ Hán Việt trong văn học dân gian Như chúng ta đã biết, văn học dân gian là những sáng tác văn học do nhân dân sáng tác và lưu truyền. Văn học dân gian cũng là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ như văn học viết. Ngôn từ được sử dụng trong văn học dân gian chủ yếu là từ ngữ Việt song không phải là không có yếu tố Hán. Trong chương trình biên soạn ở lớp 10 về phần văn học dân gian, bài khái quát trong sách giáo khoa trang 13,14,15,16,17,18,19.20. người biên soạn đã sử dụng khá nhiều từ Hán Việt. Ví dụ1: - Văn học dân gian là những sáng tác vô danh và truyền miệng. Từ "vô danh", "Sáng tác" ở câu trên là từ Hán Việt. Khi giảng khái niệm này, giáo viên phải giải thích từ : "sáng tác" là những tác phẩm văn học được viết ra ."Vô danh" là không tên (không có tên người sáng tác) Từ phân tích trên rút ra ý nghĩa: Những tác phẩm văn học dân gian là những sáng tác không định được tên người sáng tác. Ví dụ2: Sách giáo khoa trang 15 đã viết: "so sánh, đối chiếu, các dị bản là một phương pháp cần thiết để có thể nắm được đầy đủ đời sống của một tác phẩm văn học dân gian" Trong câu trên, từ "dị bản" là từ Hán Việt. Giáo viên cần giải thích để các em hiểu rõ: "Dị" là khác. là thay đổi. "Bản" là gốc. "Dị bản" là những bản khác nhau của cùng một tác phẩm dân gian. Ví dụ3: " Phương pháp tìm hiểu những nhóm tác phẩm giống nhau có tác dụng phát hiện ra những cái chung của các dân tộc, tức là cái có tính chất nhân bản của loài người nói chung" (SGK văn học lớp 10-Trang 16) ở ví dụ này, ngoài những từ Hán Việt như: "phương pháp", "tác phẩm", "tác dụng". Giáo viên cần giải thích từ "nhân bản" để học sinh hiểu: "Nhân bản" là bản chất người của loài người. Ngoài những ví dụ nêu trên, trong bài "khái quát về văn học dân gian " còn rất nhiều từ Hán Việt cần phải làm rõ như: "nhận thức", "hiện thực", "nguyên thuỷ", "vô tri", "vô giác", "phát sinh tín ngưỡng", "Sơn Tinh", "Thuỷ Tinh", "địa bàn cư trú", "kỳ ảo", "nhân loại", "thần thoại", "truyền thuyết", "sử thi", "ngụ ngôn", "kỳ tích", "quy mô", "dung lượng", "số lượng"… Có những bài ca dao đã sử dụng từ Hán Việt với mật độ cao như: "Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu đèo cũng qua" Giáo viên giải thích ý nghĩa các từ Hán Việt : Tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu và chỉ rõ cách dùng từ Hán Việt này đạt được hiệu quả cao để nhấn mạnh sức mạnh của tình yêu nam nữ. - Giải thích từ Hán Việt trong văn học viết: +Các tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán Khi giảng các tác phẩm này giáo viên nên căn cứ vào văn bản (phiên âm), phần dịch nghĩa là chủ yếu, phần dịch thơ thì tuỳ theo bản dịch vì phần này, đôi khi để đảm bảo yêu cầu của vần mà người dịch đã làm giảm đi phần nghĩa. Ví dụ: Bài "Thuật hoài" (tỏ lòng) của Pham Ngũ Lão Phiên âm: Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu Dịch nghĩa: Cắp ngang ngọn giáo (bảo vệ) non sông đã mấy thu Ba quân mạnh như hổ báo, khí thế át sao Ngưu Kẻ nam nhi này chưa trả xong nợ công danh Nên thẹn khi nghe người đời kể chuyện Vũ Hầ Dịch thơ: Múa giáo non sông trải mấy thâu Ba quân hùng khí át sao Ngưu Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu Phần dịch thơ: Câu thơ " Múa giáo non sông trải mấy thâu". Từ "múa giáo" trong câu thơ này, không lột tả được ý thơ "hoành sóc" (cắp ngang ngọn giáo) trong bản phiên âm, bởi hình ảnh "cắp ngang ngọn giáo" đã thể hiện được tư thế hiên ngang, bất khuất của người con trai thời Trần mà từ "múa giáo" không thể hiện được. Trong bài thơ "Tảo giải" trích "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh có câu dịch: "Rát mặt đêm thu trận gió hàn", giáo viên phải chỉ ra câu thơ trong bản gốc " Nghênh diện thu phong trận trận hàn" và hướng dẫn để học sinh hiểu được ý nghĩa của câu trong bản phiên âm và hiểu rõ, thấy được cái hay của câu thơ, hiểu rõ được khí thế hiên ngang, tinh thần cách mạng của Bác. Từ Hán Việt "nghênh diện" là "Đối mặt", sẵn sàng đón nhận gian khổ, không khuất phục khác hẳn với "Rát mặt" chỉ nói được một nghĩa hẹp là "chịu đựng" mà thôi. + Các tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm Trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, yếu tố Hán còn rất nhiều, xin nêu vài ví dụ: Trong bài thơ"Tự tình" của Hồ Xuân Hương, tác giả đã sử dụng từ "hồng nhan"- nghĩa là má hồng- chỉ người con gái- là từ Hán Việt. Hay trong tác phẩm " Truyện Kiều " của Nguyễn Du chẳng hạn, lúc sáng tác Nguyễn Du đã đặt tên cho tác phẩm là "Đoạn trường tân thanh" nghĩa là " Tiếng nói mới về nỗi đau đứt ruột". Sau này được đổi thành "Truyện Kiều" (Là tên gọi thông thường theo tên nhân vật chính) Như vậy, ngay tên tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" đã hoàn toàn dùng từ Hán Việt. Khi dạy "Truyện Kiều" giáo viên không thể không giải thích nhan đề này. Trong trích đoạn "Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều" có đoạn: "Người lên ngựa, kẻ chia bào Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san Dặm hồng bụi cuốn chinh an Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh" Trên đây chỉ có bốn câu thơ đã có tới ba từ Hán Việt. Hoặc ngay tên nhan đề chùm thơ thu nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến, tác giả cũng đã sử dụng từ Hán Việt "Thu vịnh"(Mùa thu làm thơ), "Thu điếu" (Mùa thu câu cá), "Thu ẩm" (Mùa thu uống rượu)…Khi giảng chùm thơ này, công việc đầu tiên giáo viên phải làm đó là giải nghĩa từ. +Giải thích từ Hán Việt trong các tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ, Với các tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ cũng vẫn còn các từ Hán Việt, giáo viên nên giảng giải để các em hiểu được nghĩa của từ giúp các em hiểu và nắm vững bài. Đơn cử bài "Tràng giang" của Huy Cận chẳng hạn. Khi giảng bài này, ngoài việc giảng giải nhan đề của bài, giáo viên còn phải cắt nghĩa vì sao tác giả lại dùng nhan đề đó. Hoặc như bài "Tây tiến" của Quang Dũng cũng thế, các từ Hán Việt như: "biên cương", "viễn xứ", "áo bào", "chiến trường", "độc hành"…đã được sử dụng khá nhiều trong bài thơ. "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành" để nói về cái chết của người chiến binh nơi biên ải xa xôi - không chỉ có tính chất "bi" mà còn mang tính chất "tráng". Ngoài ra cái chết của họ còn rất sang trọng, hào hoa. Hay nhà văn Nguyễn Minh Châu đã rất có ý thức trong việc đặt tên cho nhân vật chính của mình trong truyện ngắn "mảnh trăng cuối rừng" là Nguyệt và Lãm. Nguyệt tiếng Hán là trăng Lãm tiếng Hán là ngắm "Nguyệt lãm" nghĩa là ngắm trăng. Vẻ đẹp của Nguyệt cứ hiện dần lên trong sự ngắm nhìn của Lãm- là dụng ý của người sáng tác. Khi giảng bài này, giáo viên không thể không giải thích điều nêu trên. Tóm lại, thông qua việc điểm xuyết một số tác phẩm văn học trong chương trình bậc THPT, ta thấy từ văn học dân gian đến văn học viết, các yếu tố Hán được sử dụng rất nhiều. Muốn học sinh thấy được cái hay cái đẹp của văn học, khi giảng dạy, các thày cô không thể không giảng giải nghĩa gốc của các từ Hán Việt. *Tìm hiểu điển tích, điển cố: Tìm hiểu điển tích, điển cố là tìm hiểu những câu chuyện, những nhân vật có liên quan đến điển tích, điển cố mà các tác giả sử dụng trong tác phẩm. - Trong bài "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão, tác giả đã sử dụng điển tích chuyện Vũ Hầu: "Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu" Vậy, Vũ Hầu là ai? Tại sao khi nghe chuyện Vũ Hầu thì người con trai thời Trần là Phạm Ngũ Lão lại thấy thẹn? Giá trị của cái thẹn ở đây là gì? Đây là những vấn đề khi giảng bài này, giáo viên cần làm rõ: Vũ Hầu là Gia Cát Khổng Minh - một người nổi tiếng, có trí tuệ, có mưu chước thuộc thời Tam quốc - Khổng Minh đã giúp Lưu Bị ( nhà Hán ) và được phong tước Vũ lượng hầu, gọi tắt là Vũ hầu. Sở dĩ Phạm Ngũ Lão khi nghe chuyện Vũ hầu lại thấy thẹn vì Ngũ Lão tự thấy mình không có đủ mưu chước như Vũ hầu để hoàn thành sứ mạng với đất nước. Có thể nói cái thẹn của Phạm Ngũ Lão là cái thẹn cao quý, cái thẹn của một người đầy trách nhiệm - người đã từng cắp ngang ngọn giáo đi bảo vệ non sông mấy mùa thu, đã từng lãnh đạo "ba quân" của mình mạnh như hổ báo, khí thế át cả sao Ngưu - thế mà vẫn thấy món nợ công danh chưa trả xong. Điển tích trên là điển tích liên quan đến nhân vật. Trong bài " Phú sông Bạch Đằng", Trương Hán Siêu tác đã sử dụng điển tích liên quan đến hai câu chuyện về hai trận đánh ở Xích Bích và Hợp Phì. Khi giảng, giáo viên cần nêu bật câu chuyện có liên quan đến hai trận đánh trên. Xích Bích - dãy núi trên bờ sông Dương Tử. Thời Tam Quốc - Chu Du dùng kế hoả công của Gia Cát Lượng, đốt thuyền tiêu diệt 82 vạn quân của Tào Tháo trên quãng sông này. Hợp Phì, tên một huyện ở tỉnh An Huy (Trung Quốc), nơi sông Hoài hợp với sông Phì. Tạ Huyền đời Tấn đánh bại 100 vạn quân của Bồ Kiên nước Tần tại đây. Giáo viên cần làm rõ việc tác giả đưa những điển tích trên vào bài phú của mình với mục đích đề cao, ca ngợi quân dân ta bao lần đánh bại kẻ thù xâm lược trên sông Bạch Đằng: " Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô Chúa phá Hoằng Thao" ở bài "Bảo kính cảnh giới, 43", Nguyễn Trãi cũng đưa vào thơ mình tích "Ngu cầm": " Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương" "Ngu cầm" nghĩa là đàn của vua Thuấn đời Ngu thời Trung Quốc cổ đại, có tiếng là thời đại thái bình, dân rất sung sướng. Vua Thuấn có khúc đàn "Nam phong", ngụ ý là khi có gió nam thuận thì dân làm ra nhiều của cải. Sử dụng tích này, Nguyễn Trãi đã nói lên khát vọng của mình: Vua sáng, tôi hiền; dân giàu, nước mạnh. Trong "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã sử dụng nhiều điển tích điển cố. Tiêu biểu có thể kể đến điển "liễu Chương Đài": "Khi về hỏi liễu Chương Đài Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay" Tích này có liên quan đến câu chuyện tình cảm động: Vào đời Đường có người tên là Hàn Hoành giỏi văn chương, rất chung tình, kết duyên với người con gái họ Liễu ở phố Chương Đài, thuộc kinh đô Trường An. Lúc kinh đô có biến, Liễu thị bị tướng giặc bắt đi, đến khi loạn được dẹp yên, Hàn Hoành cho người đem vàng bạc và bài thơ "Liễu Chương Đài" đi khắp nơi tìm người tình cũ của chàng. Người nhà Hàn Hoành đã dò tìm được Liễu thị. Sau nhờ mưu của Hữu Tuấn mà Liễu thị đã trở về đoàn tụ với Hàn Hoành. Nguyễn Du mượn tích này để nói lên sự chung tình của Thuý Kiều. Trên đây là một số tích điển hình. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên không chỉ giúp học sinh tái hiện những câu chuyện, những nhân vật có liên quan mà còn giúp học sinh thấy được ý nghĩa sâu xa của việc sử dụng các điển tích, điển cố. b) Giúp học sinh tìm hiểu yếu tố Hán thông qua bài làm của học sinh. Trong bài làm tập làm văn của học sinh, hiện tượng dùng từ sai hoặc sai lỗi chính tả vẫn còn. Tìm hiểu nguyên nhân, tôi nhận thấy: Học sinh chưa hiểu đúng nghĩa của từ Hán Việt, nhất là những từ đồng âm khác nghĩa. Ví dụ: " Nguyễn Tuân là một chí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc" (Bài làm của học sinh) ở ví dụ này học sinh đã không hiểu nghĩa của từ "chí" (là hướng- chí hướng) với "trí" trong từ "trí thức. Hay câu: "Sông Đà có hai tính cách trái ngược nhau: Thơ mộng và chữ tình" ở câu văn này học sinh đã nhầm chữ "trữ" với từ "chữ".Giáo viên phân tích ý nghĩa của những từ trên để học sinh hiểu và sử dụng từ chính xác, kết hợp từ đúng hơn. Cũng trong bài làm của học sinh, hiện tượng lặp ý vẫn còn: Ví dụ: "Chúc lên đường thượng lộ bình an" ở câu này, "thượng lộ" cũng có nghĩa là "lên đường". Học sinh đã dùng cả hai loại từ Thuần Việt và Hán Việt mặc dù cả hai loại từ chỉ có cùng một nghĩa. Để giúp học sinh tránh lỗi này, ngoài việc giải thích nghĩa của từ, giáo viên còn phải chỉ ra được cách sử dụng loại từ này: Học sinh chỉ được dùng một trong hai loại từ, tuyệt đối không được dùng cả hai. Tuỳ theo hoàn cảnh, đối tượng chia tay mà dùng từ thuần Việt hay từ Hán Việt. Ngoài ra. tuỳ theo điều kiện thời gian có thể cho học sinh tìm hiểu yếu tố Hán thông qua việc trao đổi lớp, tổ, nhóm, hội thảo, nói chuyện ngoại khoá với Tổ chức những buổi trao đổi về việc tìm hiểu các yếu tố Hán theo đơn vị lớp, tổ, nhóm hoặc tổ chức các buổi ngoại khoá. Để làm được việc này giáo viên cần hướng dẫn các em sưu tầm tài liệu để có những kiến thức cần thiết cho các hoạt đông trên. Việc trao đổi còn tạo điều kiện hiểu biết, học hỏi lẫn nhau và làm giàu vốn kiến thức cho các em. Việc làm trên cũng còn có ý nghĩa bảo vệ và góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. c/ Kết quả đạt được 1)Kết quả đối chứng: a) Khi chưa áp dụng: Học sinh hiểu nghĩa của từ còn hời hợt, thâm chí còn hiểu sai nghĩa của từ, sai nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, diễn đạt. b) Khi đã áp dụng: Trong nhiều năm gần đây, mặc dù thời gian cho bài dạy rất sít nhưng tôi đã cố gắng đưa việc làm rõ các yếu tố Hán trong bài dạy và thấy rằng bài giảng trở nên sinh động, tạo được hứng thú - Hạn chế rất nhiều việc dùng từ thiếu chính xác. - Tránh được hiện tượng sai lỗi chính tả. - Tránh được hiện tượng lặp từ Hán Việt, từ thuần Việt. - Tạo được sự say mê tìm hiểu từ Hán Việt, tìm hiểu các điển tích, điển cố - Làm phong phú vốn từ cho học sinh. Qua các bài kiểm tra, kết quả cũng cho thấy, nếu giáo viên chú ý khai thác từ Hán Việt sẽ giúp các em hứng thú học tập và đạt được kết quả cao. Môn văn không phải là môn khó học mà ngược lại là môn học đầy hấp dẫn và lý thú. Trong các năm qua kết quả kiểm tra đã nâng cao rõ rệt. Các lớp khối 12 các em có điểm khá giỏi đạt từ 10 đến 15% so với trước tăng từ 5 đến 10%. Các lớp khối 10 cũng có kết quả tương tự. Tuy nhiên cần phải đúc rút qua nhiều năm và thống kê thật tỷ mỷ mới có thể khẳng định sự so sánh trên. Điều thấy rõ nhất là các em hiểu bài hơn và hứng thú học môn văn. 1)Kết quả cụ thể: - Kết quả về ý thức học tập qua bài giảng: Học sinh trật tự, ham học - Kết quả qua các bài kiểm tra: Xin lấy kết quả năm học 2005 - 2006 lớp 12A7 +Qua các bài kiểm tra HSI (bài 15 phút): Học sinh có điểm TB trở lên đạt 80%. Trong đó điểm khá giỏi chiếm khoảng 35% +Qua các bài kiểm tra HSII, bài học kỳ ( bài viết, bài tập làm văn, bài kiểm tra học kỳ): Học sinh có điểm TB trở lên đạt 75%. Trong đó điểm khá giỏi chiếm khoảng 25%. Kết quả bài HSII có phần thấp hơn một phần do lý do các em xác định yêu cầu đề còn chưa tốt. d/ Kết luận Tìm hiểu yếu tố Hán trong VHVN bậc PTTH và việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu các yếu tố Hán là một đề tài rông, khó nhưng cũng rất hay. Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi mới chỉ nêu lên một vài kinh nghiệm nhỏ chủ yếu ở hai lĩnh vực: Tìm hiểu nghĩa của từ Hán Việt và những điển tích, điển cố có trong bài giảng các tác phẩm có trong chương trình học và độc thêm. Tôi nhận thấy, đây là một đề tài có tính thực tiễn cao. Tôi không chỉ chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm, mà trong từng bài giảng của mình, tôi đã cố gắng vận dụng nhằm tăng sức hấp dẫn của bộ môn với học sinh, nâng cao kết quả giảng dạy. Tuy nhiên yếu tố hán không chỉ dừng lại ở hai phươn

File đính kèm:

  • docSKKN SU DUNG YEU TO HAN.doc
Giáo án liên quan