Tự chọn tiết 1 ôn tập bám sát

A/ Mục tiêu bài học

 Rèn cho học sinh củng cố một số kĩ năng giải bài tập cơ bản:

 + Bài tập tính theo công thức

 + Bài tập tính theo phương trình phản ứng

B/ Phương pháp giảng dạy

 Đàm thoại + hợp tác nhóm nhỏ thông qua bài tập hoá học

C/ Chuẩn bị của thầy và trò

 GV: Phiếu học tập và định hướng tổ chức hoạt động

 

doc12 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự chọn tiết 1 ôn tập bám sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự chọn tiết 1 ÔN TẬP BÁM SÁT Ngày soạn: 05/09/2007 A/ Mục tiêu bài học Rèn cho học sinh củng cố một số kĩ năng giải bài tập cơ bản: + Bài tập tính theo công thức + Bài tập tính theo phương trình phản ứng B/ Phương pháp giảng dạy Đàm thoại + hợp tác nhóm nhỏ thông qua bài tập hoá học C/ Chuẩn bị của thầy và trò GV: Phiếu học tập và định hướng tổ chức hoạt động D/ Hoạt động dạy và học Hoạt động 1: Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm làm bài tập Nội dung phiếu học tập: Phiếu số 1: Bài toán hoá học tính theo công thức Bài 1 Tìm phần trăm về khối lượng(g) các nguyên tố trong Na2SO4. Bài 2 Trong muối ngậm nước CuSO4.xH2O lượng Cu chiếm 25,6%. Tìm công thức muối đó. Bài 3 Trong quá trình hoá học chuyển muối tan Ba(NO3)2 thành kết tủa BaSO4 thấy khối lượng hai muối khác nhau 8,4 gam. Tìm khói lượng mỗi muối đó. Bài 4 Tìm lượng H2SO4 nguyên chất vừa đủ để điều chế 2,4gam muối Fe2(SO4)3 từ các hợp chất tương ứng của Fe(III) Bài 5 Trong một quá trình đốt cháy thu được cùng số mol CO2 và H2O. Khối lượng hai chất đó khác nhau 36,4 g. Hãy tính: a) Số mol mỗi chất b) lượng từng nguyên tố C, H Phiếu học tập số 2: Tính theo phương trình phản ứng Bài 1 Hoà tan 3,2 Fe2O3 trong dung dịch HNO3. Hãy tính: a) Lượng muối được tạo thành b) Lượng HNO3(nguyên chất) đã lấy. Biết rằng phải dùng dư 2% HNO3 so với lượng đủ phản ứng. Bài 2 Đốt cháy hoàn toàn một sợi dây đồng nặng 2,56g trong không khí. Để chất rắn thu được nguội tới nhiệt độ thường rồi hoà tan trong lượng dư dung dịch HCl, được dung dịch A. Cho A tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được kết tủa B. a) Hãy viết đầy đủ phương trình phản ứng xảy ra b) Tìm lượng B theo các cách và nhận xét Bài 3 Cho một lượng dung dịch chứa 4,9g H2SO4 tác dụng với dung dịch chứa 5g NaOH. Tính lượng mỗi hợp chất chứa Na trong dung dịch thu được. Hoạt động 2: Cho các thành viên lên trình bày một trong số các bài của phiếu học tập, giáo viên theo dõi và nhận xét. Hoạt động 3: Củng cố, dăn dò Giáo viên yêu cầu các học sinh hoàn thành nội dung các phiếu học tập vào vở bài tập, và tự rút ra những nhận xét quan trọng. Chuẩn bị nội dung bài mới ------------------------------------------------------------------ Tự chọn tiết 2 Ngày soạn: 11/09/2007 LUYỆN TẬP BÁM SÁT A/ Mục tiêu bài học Khắc sâu một số nội dung quan trọng Rèn luyện kĩ năng giải một số bài tập B/ Chuẩn bị Một số bài tập và định hướng hoạt động C/ Phương pháp: Bài tập hoá học và hợp tác nhóm D/ Hoạt động dạy và học Hoạt động 1 Giáo viên chia nhóm phát phiếu học tập để học sinh cùng hoàn thành: Hoạt động 1 Giáo viên nêu câu hỏi đàm thoại Câu 1: Nêu con số ước lượng của kích thước electron, kích thước hạt nhân, kích thước nguyên tử và nêu lên nhận xét về mật độ vật chất trong nguyên tử. HS: Đường kính của nguyên tử khoảng 10-10m Đường kính của hạt nhân khoảng 10-14m Đường kính của elctrron khoảng 10-17m Vậy phần lớn không gian của nguyên tử là không gian trống. Mật độ vật chất tập trung hầu như ở hạt nhân nguyên tử Câu 2: Hãy cho biết thế nào là khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử và cho biết mối qua hệ giữa nguyên tử khối và khối lượng mol nguyên tử, quan hệ giữa phân tử khối và khối lượng mol phân tử? HS: Khối lượng mol nguyên tử là khối lượng 1 mol(6,022.1023) nguyên tử Khối lượng mol phân tử là khối lượng 1 mol(6,022.1023) phân tử Khối lượng mol nguyên tử, Khối lượng mol phân tử thường được tính ra g/mol Nguyên tử khối và khối lượng mol nguyên tử có cùng trị số Ví dụ: Nguyên tử khối của H là 1; khối lượng mol nguyên tử H là 1g Phân tử khối và khối lượng mol phân tử có cùng trị số Ví dụ: Phân tử khối của H2 là 2; khối lượng mol phân tử H2 là 2g Câu 3: So sánh sự giống và khác nhau giữa AO 2s và AO 3s; AO 2px và AO 2py HS: Giống nhau: Cùng hình dạng AO, AO 2s và AO 3s khác nhau về năng lượng, AO 3s xa nhân hơn, liên kết với nhân kém chặt chẽ hơn, có năng lượng cao hơn(Quả cầu 3s lớn hơn quả cầu 2s); AO 2px và AO 2py giống nhau về hình dạng và năng lượng nhưng khác nhau sự định hướng trong không gian Hoạt động 2 Giáo viên cho học sinh trao đổi và nêu câu hỏi còn vướng mắc, những nội dung chưa rõ, giáo viên tổng hợp và cho học sinh trả lời, sau đó giáo viên bổ sung hoàn chỉnh. Hoạt động 3: Củng cố Giáo viên dặn học sinh hoàn thành các bài tập trong sách bài tập và chuẩn bị bài 6 ------------------------------------------------------------------ Tự chọn tiết 3 LUYỆN TẬP BÁM SÁT Ngày soạn: 18/09/07 A/ Mục tiêu bài học 1/ Về mặt kiến thức Mở rộng cho học sinh về một số nội dung: + Ion(dương, âm), cấu hình electron của ion + Một số cấu hình e đặc biệt(Cr, Cu) + Nguyên nhân một số cấu hình e bền vững + Khái niệm ngyuyên tố s, nguyên tố p, nguyên tố d, nguyên tố f Rèn cho học sinh củng cố một số kĩ năng giải bài tập cơ bản + Bài tập hột hạt + Bài tập rèn kĩ năng giải viết cấu hình, và dự đoán cấu tạo tính chất. B/ Phương pháp giảng dạy Đàm thoại + hợp tác nhóm nhỏ thông qua bài tập hoá học C/ Chuẩn bị của thầy và trò GV: Phiếu học tập và định hướng tổ chức hoạt động D/ Hoạt động dạy và học Hoạt động 1: Thế nào là ion Giáo viên Đặt vấn đề: Cấu tạo nguyên tử Mg(Z=12)? HS: Có hai phần: Phần vỏ gồm 12 electron mang điện tích âm, phần nhân gồm 12 proton mang điện tích dương, bình thường nguyên tử Mg trung hoà về điện GV: Xu hướng của nguyên tử Mg là gì? HS: Nhường 2 e để đạt cấu hình e bền vững của Ne GV: Để nhường e Mg phải làm gì HS: Bản thân Mg không tự nhường e, dó đó để nhường 2 e nó phải hình thành liên kết hoá học. Nếu Mg mất 2 electron khi đó phần tử còn lại mang điện tích gì? Bao nhiêu? HS: Mang điện dương, 2+ Giáo viên khi đó ta gọi phần tử này là ion Mg, do nó mang điện tích dương nên gội là ion dương(còn gọi là cation), kí hiệu Mg2+. Tương tự giáo viên lấy ví dụ với Cl-, hình thành khái niệm ion âm Hoạt động 2: Cấu hình electron của ion GV nêu vấn đề: Trình bày cấu tạo của ion Al3+, S2-. Viết cấu hình e tương ứng HS thực hiện GV lưu ý học sinh viết cấu hình electron của Fe, Fe2+, Fe3+ Hoạt động 3: Một số cấu hình e đặc biệt Giáo viên đặt vấn đề: Viết cấu hình electron của Cr(Z=24) và cấu hình electron của Cu(Z=29) HS: Cr: 1s22s22p63s23p63d44s2 hoặc [Ar]3d44s2 Cu: 1s22s22p63s23p63d94s2 hoặc [Ar]3d94s2 GV diễn giảng nguyên nhân tính bền của các cấu hình [Ar]3d54s1 và cấu hình [Ar]3d104s1 so với cấu hình trên, và khẳng định cấu hình e của Cr và Cu ở trạng thái cơ bản phải là [Ar]3d54s1 và [Ar]3d104s1 GV đặt vấn đề về tính bền của cấu hình của khí hiếm, cấu hình bão hoà, bán bão hoà? Và giải thích? Hoạt động 4: Nguyên tố s, p, d, f,... Giáo viên đặt vấn đề: thông qua cấu hình của K, Cl, Fe cho biết electron cuối cùng được điền vào phân mức nào? HS: phân mức s với K, phân mức p với Cl, phân mức d với Fe GV thông báo: Theo đó K còn được gọi là nguyên tố s, Cl được gọi là nguyên tố p, và Fe được gọi là nguyên tố d Hoạt động 5: Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm làm bài tập Nội dung phiếu học tập: Bài 1 Viết cấu hình electron của các ion Fe3+, Fe2+, S2- biết số thứ tự của S và Fe lần lượt là 16 và 26. Bài 2 Hãy viết sơ đồ phân bố electron vào các obitan trong nguyên tử S và anion S2-. Từ đó cho biết vì sao anion S2- chỉ có khả năng nhường electron còn nguyên tử S vừa có khả năng nhường vừa có khả năng nhận electron Bài 3 Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có thể tạo thành cation mang điện tích 1+, 2+ và anion mang điện tích 1-, 2- có cấu hình electron của khí hiếm argon Bài 4 Phân lớp electron ngoài cùng của hai nguyên tử A và B lần lượt là 3p và 4s. Tổng số electron trong hai phân lớp bằng 5 và hiệu số electron của chúng bằng 3. Viết cấu hình electron của hai nguyên tử này Bài 5 Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử có phân lớp electron lớp ngoài cùng là 4p. Nguyên tử của nguyên tố B có phân lớp electron lớp ngoài cùng là 4s Nguyên tố nào là kim loại, phi kim ? Xác định cấu hình electron của A và B, biết tổng số electron của hai phân lớp ngoài cùng của hai nguyên tố bằng 7 Bài 6 Hợp chất M được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, còn tổng số electron trong Y2- là 50. Hãy xác định CTPT và gọi tên M, biết rằng 2 nguyên tố trong Y2- thuộc cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp. Một nguyên tố A có 3 đồng vị X, Y, Z mà tổng số khối bằng 120. Tổng số hạt của đồng vị Z bằng 3 lần số nơtron của đồng vị X. Số hạt mang điện của đồng vị Y là 17 hạt. Số nơtron của đồng vị Y bằng trung bình cộng số nơtron của hai đồng vị kia. Tính số khối mỗi đồng vị X, Y, Z Đồng vị X chiếm 93,5% số nguyên tử. Tính % số nguyên tử của đồng vị Y và Z. Biết rằng khi cho 4,30419 gam đơn chất A tác dụng với HCl dư thu được 8,20919 gam hợp chất Au(HS : 100%) Hoạt động 6 Giáo viên cho đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm một bài, sau đó các nhóm bổ sung, giáo viên nhận xét chung. Hoạt động 7 : Củng cố, dặn dò Giáo viên yêu cầu các học sinh hoàn thành nội dung các phiếu học tập vào vở bài tập, và tự rút ra những nhận xét quan trọng. Chuẩn bị nội dung bài mới --------------------------------------------------------------------------- Tự chọn tiết 4 LUYỆN TẬP BÁM SÁT Ngày soạn: 20/09/2007 A/ Mục tiêu bài học Rèn cho học sinh củng cố một số kĩ năng giải bài tập cơ bản về cấu hình electron, mối quan hệ giữa vị trí nguyên tố trong bảng HTTH với cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo của lớp vỏ electron của nguyên tử. B/ Phương pháp giảng dạy Đàm thoại + hợp tác nhóm nhỏ thông qua bài tập hoá học C/ Chuẩn bị của thầy và trò GV: Phiếu học tập và định hướng tổ chức hoạt động D/ Hoạt động dạy và học Hoạt động 1:Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm làm bài tập Nội dung phiếu học tập: Bài 1 Nguyên tử của các nguyên tố A, B, C, D, E có cấ hình electron như sau: A: 1s22s22p1 B: 1s22s22p5 C: 1s22s22p63s23p1 D: 1s22s22p63s23p5 E: 1s22s22p63s23p63d64s2 Xác định vị trí(ô, chu kì, nhóm) của chúng trong bảng HTTH Bài 2 Một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn Hỏi: a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp thứ mấy c) Viết cấu hình e nguyên tử Bài 3 Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Cr(Z=24); Cu(Z=29). Cho biết chúng thuộc chu kì mấy, thuộc nhóm nào? Bài 4 Cho biết Ni ở ô 28 và lớp ngoài cùng có 2 electron a) Viết cấu hình electron của Ni và của ion Ni2+ b) Trong bảng tuần hoàn, Ni thuộc chu kì mấy và thuộc nhóm nào? Bài 5 A và B là 2 nguyên tố thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số prôton trong hai hạt nhân của 2 nguyên tử A, B là 32. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của A, B và của các ion mà A, B có thể tạo thành Bài 6 Nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số prôton là 27. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn . Hoạt động 2 Giáo viên cho đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm một bài, sau đó các nhóm bổ sung, giáo viên nhận xét chung. Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò Giáo viên yêu cầu các học sinh hoàn thành nội dung các phiếu học tập vào vở bài tập, và tự rút ra những nhận xét quan trọng. Chuẩn bị nội dung bài mới --------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------- Tự chọn tiết 5 Ngày soạn: 29/09/2007 LUYỆN TẬP BÁM SÁT A/ Mục tiêu bài học Khắc sâu một số nội dung quan trọng Rèn luyện kĩ năng giải một số bài tập B/ Chuẩn bị Một số bài tập và định hướng hoạt động C/ Phương pháp: Bài tập hoá học và hợp tác nhóm D/ Hoạt động dạy và học Hoạt động 1 Giáo viên chia nhóm phát phiếu học tập để học sinh cùng hoàn thành: Nội dung phiếu học tập: Bài 1 Một nguyên tử X của nguyên tố R có tổng số hạt bằng 54, có số khối nhỏ hơn 38. Xác định số proton, số nơtron của nguyên tử X của R Nguyên tố R có hai đồng vị X, Y số nơtron hơn kém nhau 2 hạt. Tổng số khối của hai đồng vị gấp 3 lần số điện tích hạt nhân của Crom(Z=24). Khi cho 1,43g Zn tác dụng với lượng dư R thu được 2,922g muối khan. Hãy tính số khối và % số nguyên tử của mỗi loại đồng vị. Bài 2 Nguyên tố Argon có 3 đồng vị số khối 36, 38, A3. % nguyên tử tương ứng 0,34%, 0,06%, y%. khối lượng chiếm bởi 125 nguyên tử Argon là 4997,5 đvc. Tính A, A3. Bài 3 Bán kính của nguyên tử Fe và khối lượng mol nguyên tử của Fe lần lượt bằng 1,28Ao và 58g/mol a) Tính DFe=? b) Trong thực tế Fe có những phần rỗng. Do đó thể tích thực sự của Fe bằng 74% thể tích tinh thể. Hãy tính khối lượng riêng đúng của Fe? Bài 4 Cho một dung dịch chứa 8,19g muối NaX tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 20,09g kết tủa. a)Tìm nguyên tử khối và gọi tên X b) X có hai đồng vị, giả sử số nguyên tử của đồng vị thứ nhất gấp 3 lần số nguyên tử đồng vị thứ hai. Hạt nhân đồng vị thứ nhất ít hơn hạt nhân đồng vị thứ hai 2 Nơtron. Tìm số khối của mỗi đồng vị. Hoạt động 2 Giáo viên cho các nhóm cử đại diện lên hoàn thành, các nhóm khác theo dõi bổ sung, giáo viên tổng kết nhận xét chung Hoạt động 3 Giáo viên dặn học sinh hoàn thành các bài tập trong sách bài tập và chuẩn bị các thắc mắc để giờ sau giải đáp. Tự chọn tiết 6 LUYỆN TẬP BÁM SÁT Ngày soạn: 10/10/2007 A/ Mục tiêu bài học Rèn cho học sinh củng cố một số kĩ năng giải bài tập cơ bản về cấu hình electron, mối quan hệ giữa vị trí nguyên tố trong bảng HTTH với cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo của lớp vỏ electron của nguyên tử. Về mối quan hệ giữa vị trí và tinh chất của nguyên tố và kĩ năng so sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận B/ Phương pháp giảng dạy Đàm thoại + hợp tác nhóm nhỏ thông qua bài tập hoá học C/ Chuẩn bị của thầy và trò GV: Phiếu học tập và định hướng tổ chức hoạt động D/ Hoạt động dạy và học Hoạt động 1 Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm làm bài tập Nội dung phiếu học tập: Hoạt động 1 Gv cho học sinh sử dụng sách bài tập thảo luận nhóm và trả lời các câu trắc nghiệm 2.16; 2.18; 2.19; 2.20; 2.21; 2.30; 2.31; 2.32; 2.33; 2.37; 2.38; 2.39 Hoạt động 2 Cho học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành các bài tập trong phiếu học tập Bài 1: Một nguyên tố X ở nhóm VIA, chu kì 3. a) Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X. b) Hãy cho biết số thứ tự của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Bài 2: Nguyên tố X(thuộc nhóm A), có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 3s23p6. a) Hãy viết cấu hình electron nguyên tử đầy đủ của X b) Hãy cho biết số thứ tự của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Bài 3: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử một nguyên tố X thuộc nhóm VIIA là 28. a) Tính nguyên tử khối của X b) Viết cấu hình electron của nguyên tử X. Cho biết vị trí của X trong bảng HTTH. X là kim loại hay phi kim? Bài 4: Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5. Hợp chất của nguyên tố đó với hiđro có 8,82% hiđro về khối lượng. Xác định R. Bài 5: Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng(nếu có) khi cho các oxit sau đây tác dụng với nước. Na2O, MgO, SO3, Cl2O7, CO2, CaO, N2O5 Nhận định về mức độ mạnh yếu của phản ứng. Bài 6: Cho hai kim loại ở hai chu kì liên tiếp nhau và đều thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Biết rằng 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại này tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36lit H2(đktc) Hãy xác đinh tên của hai kim loại đó. Bài 7: Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6 a) Viết cấu hình electron và sự phân bố electron theo obitan của nguyên tử nguyên tố R b) Xác định tên và vị trí của nguyên tố R trong bảng tuàn hoàn. c) Anion X- có cấu hình electron giống R+. Hỏi X là nguyên tố gì? Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó. Hoạt động 3 :Giáo viên cho đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm một bài, sau đó các nhóm bổ sung, giáo viên nhận xét chung. Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò Giáo viên yêu cầu các học sinh hoàn thành nội dung các phiếu học tập vào vở bài tập, và rút ra những nhận xét quan trọng. Chuẩn bị nội dung bài mới Tự chọn tiết 7 LUYỆN TẬP BÁM SÁT Ngày soạn : 01/11/06 Lớp dạy : 10A7 A. Mục tiêu bài học : Hoạt động 1 : Giáo viên chia nhóm phát phiếu học tập gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Nội dung phiều học tập : PHIẾU HỌC TẬP A. Phần trắc nghiệm: Câu 1 : Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử hay tinh thể là để : A. Chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn B. Có cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất. C. Có cấu hình 1 lớp với 2 electron hoặc lớp ngoài cùng có 8 electron. D. Chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn Đáp án nào sai ? Câu 2 : Liên kết hoá học trong NaCl được hình thành do A. Hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh B. Mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung 1 electron C. Mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau. D. Na Na+ + e ; Cl + e Cl- ; Na+ + Cl- NaCl Chọn đáp án đúng nhất Câu 3 : Trong các hợp chất sau đây : A. HCl B. H2O C. NH3 D. CCl4 E. CsF Hợp chất nào là hợp chất ion ? Câu 4: trong các hợp chất sau đây : A. LiCl B. NaF C. KBr D. CaF2 E. CCl4 Hợp chất nào có liên kết cộng hoá trị ? Câu 5 : Muối ăn ở thể rắn là A. Các phân tử NaCl B. Các ion Na+ và ion Cl- C. Các tinh thể hình lập phương, trong đó các ion Na+ và Cl- được phân bố luân phiên đều đặn trên mỗi đỉnh D. Các tinh thể hình lập phương trong đó các ion Na+ và Cl- được phân bố luân phiên đều đặn thành từng phân tử riêng rẽ. Chọn đáp án đúng nhất ? Câu 6: Khi hình thành liên kết Cl + Cl Cl2 thì hệ: Thu năng lượng Toả năng lượng Qua hai giai đoạn thu rồi toả năng lượng Không thay đổi năng lượng Câu 7 : Phân tử của một chất được đặc trưng bởi : Khoảng cách trung bình giữa các nguyên tử Giá trị trung bình của góc tạo bởi các liên kết Độ bền của liên kết và độ bền của phân tử Tất cả các yếu tố kể trên Câu 8 : Hình 3.1 SGK vẽ một ô mạng tinh thể muối NaCl. Mạng tinh thể muối NaCl được xây dựng bằng cách xếp liên tiếp các ô mạng với nhau. Số phân tử NaCl nguyên vện có trong một ô mạng trên hình 3.1 bằng : A. 4 B. 14 C. 5 D. 6 Hãy chọn đáp án đúng. Câu 9 : Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố là ns2np5. liên kết giữa những nguyên tử của các nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố hiđro thuộc loại liên kết nào sau đây? A. Liên kết cộng hoá trị phân cực B. Liên kết ion C. Liên kết cộng hoá trị D. liên kết cho nhận Câu 10 : Chọn định nghĩa đúng nhất về liên kết cộng hoá trị . Liên kết cộng hoá trị là liên kết : Giữa các phi kim với nhau Trong đó cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử Được hình thành do sự dùng chung electron của hai nguyên tử khác nhau Được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung. B. Phần tự luận Bài 1 : a) Viết cấu hình electron của ion Ca2+ và ion O2- b) Những điện tích Ca2+ và O2- do đâu mà có ? Viết sơ đồ giải thích sự tạo thành liên kết của phân tử CaO. c) Nguyên tử khí hiếm nào có cấu hình electron giống Ca2+ và nguyên tử khí hiếm nào có cấu hình electron giống ion O2- ? d) Vì sao một nguyên tử Ca kết hợp được với 1 nguyên tử O để tạo thành phân tử CaO Bài 2: Xác định số proton, nơtron, electron trong các nguyên tử và ion sau : a) , , , b) , , Bài 3 : So sánh số electron trong các ion sau : a) Mg2+, Al3+, Na+ b) Cl-, S2-, O2- Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion trên từ các nguyên tử tương ứng Bài 4 : Trong các hợp chất sau, chất nào chứa ion đa nguyên tử ? Kể tên các ion đa nguyên tử đó : a) Na3PO4 b) Ca(NO3)2 c) NaCl d) K2SO4 e) CH3COONa f) Ba(OH)2 Bài 5 : Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau : Br2, CH4, NH3, C2H2, C2H4, C2H6, HNO3, H3PO4, H3PO3, CO2 Trong các hợp chất của cácbon ở trên cácbon có hoá trị mấy ? Tại sao ? Bài 6 : a) Nêu đặc điểm cấu tạo của N2 và cho biết đặc điểm cấu tạo này có ảnh hưởng như thế nào đến tính chất hoá học của đơn chất Nitơ. b) Giải thích vì sao Clo và Nitơ có độ âm điện gần như nhau nhưng ở điều kiện thường đơn chất Clo rất hoạt động trong khi đơn chất nitơ tỏ ra trơ ? Bài 7 : Nguyên tố R ở nhóm IA, nguyên tố X ở nhóm VIIA và cùng thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn. a) Viết cấu hình electron nguyên tử của R và X b) Cho biết loại liên kết trong phân tử RX và X2 và giải thích sự hình thành liên kết đó . Hoạt động 2 : GV cho học sinh thảo luận nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, các thành viên theo dỏi bổ sung, Gv tổng kết và giải thích sự lựa chọn cuối cùng. Hoạt động 3 : GV cho học sinh thảo luận làm các bài tập tự luận, lần lượt cử đại diện lên bảng trình bày, các nhóm nhận xét kết quả của nhau, GV tổng kết chung và nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò Học sinh làm tiếp các bài tập trong SGK và SBT phần liên kết ion và chuân bị tiếp phần hai bài liên kết cộng hoá trị. LUYỆN TẬP BÁM SÁT Ngày soạn 25/11/2006 Tự chọn : 10A7 A. Mục tiêu bài học : Hoạt động 1 : Giáo viên chia nhóm phát phiếu học tập gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Nội dung phiều học tập : PHIẾU HỌC TẬP Bài 1 Khi hình thành liên kết iôn, nguyên tử nhường electron là nguyên tử của nguyên tố A.Có độ âm điện lớn hơn. B. Có số hiệu nguyên tử nhỏ hơn. C. Có nguyên tử khối lớn hơn. D. Có năng lượng ion hóa thấp hơn. Tìm đáp án đúng. Bài 2 : Khi hình thành liên kết ion, nguyên tử ngường electron trở thành ion có A. Điện tích dương và có nhiều proton hơn. B. Điện tích dương và số proton không đổi. C. Điện tích âm và số proton không đổi. D. Điện tích âm và có nhiều proton hơn. Tìm đáp án đúng Bài 3 : Khi kali tác dụng với clo tạo ra hợp chất hoá học thì A.Năng lượng được giải phóng và liên kết ion được tạo thành B. Năng lượng được giải phóng và liên kết cộng hoá trị được tạo thành. C. Năng lượng được hấp thụ và liên kết ion được tạo thành. D. Năng lượng được hấp thụ và liên kết hóa trị đựơc tạo thành. Tìm đáp án đúng. Bài 4 : Hợp chất nào trong các chất dưới đây có liên kết cộng hoá trị không cực ? A. H-N-H B. H-O-H C. H-Cl D. H-H H Bài 5 : Trong kali hiđrocacbonat, các liên kết hoá học A. Chỉ toàn là liên kết ion. B. Chỉ toàn là liên kết cộng hoá trị C. Vừa là liên kết kim loại, vừa là liên kết cộng hoá trị. D. Vừa là liên kết ion, vừa là liên kết cộng hoá trị. Tìm đáp án đúng Bài 6 : Hợp chất nào có liên kết ion ? A. CCl4 B. MgCl2 C. CO2 D. H2O Bài 7 : Các nguyên tử cacbon trong kim cương liên kết với nhau bằng : A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hoá trị không cực C. Liên kết cộng hoá trị phân cực. D. Liên kết kim loại. Bài 8. Độ phân cực của các liên kết trong các chất HF, HCl, HBr, HI tăng dần theo trật tự nào ? A. HF, HCl, HBr, HI. B. HI, HBr, HCl, HF C. HBr, HI, HCl, HF D. HI, HCl, HBr, HF. Bài 9 : Trong các chất CH4, NH3, H2O, HF ; độ phân cực của các liên kết tăng dần theo trật tự nào ? A.CH4, NH3, H2O, HF. B., HF, H2O, NH3,CH4 C. H2O, NH3, CH4, HF. D.NH3, CH4, , HF, H2O. Bài 10 : Độ âm điện của beri là 1,57, của clo là 3,16. Liên kết hoá học trong phân tử BeCl2 thuộc loại liên kết gì ? A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hoá trị không phân cực. C. Liên kết cọng hoá trị phân cực. D. Liên kết kim loại. Bài 11 : Trong các chất CH4 , NH3, SiH4 ; độ phân cực của các liên kết tăng dần theo trật tự nào ? A. CH4 , NH3, SiH4 B. SiH4, NH3, CH4 C. SiH4,CH4 , NH3, D. NH3,CH4 , SiH4  Bài 12 : Số oxi hoá của nitơ trong ion nitrit NO-2 bằng bao nhiêu ?

File đính kèm:

  • docTu chon 10 So 2.doc
Giáo án liên quan