Ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Vật lí

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM

 TRÌNH DIỄN POWERPOINT XP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

 Có thể sử dụng PowerPoint để tạo các trình diễn cho nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực dạy học bởi PowerPoint cho phép thực hiện hầu hết các minh hoạ trong giảng dạy với kĩ thuật Mutimedia phối hợp (âm thanh, hình ảnh, màu sắc )

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Vật lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn sử dụng Phần mềm trình diễn Powerpoint xp trong dạy học vật lí Có thể sử dụng PowerPoint để tạo các trình diễn cho nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực dạy học bởi PowerPoint cho phép thực hiện hầu hết các minh hoạ trong giảng dạy với kĩ thuật Mutimedia phối hợp (âm thanh, hình ảnh, màu sắc…) Hướng dẫn thực hành MS.Powerpoint XP 1. Khởi động MS.Powerpoint Start\ Program\ MS.Powerpoint hoặc khởi động bằng biểu tượng nóng trên màn hình. Tạo một trình diễn mới. Mở một trình diễn đã mở gần đây ứng dụng ICT trong hóa học Bài mẫu học sinh Nạn đói Cú sốc tương lai Mở các trình diễn khác Mở mới Mở trang trống để tự thiết kế. Từ trang mẫu thiết kế sẵn. Tự động tạo nội dung Mở một trình diễn đã ghi trước đó Lựa chọn trình diễn Mở trình diễn theo thiết kế có sẵn Nền đại dương Nền Profile Các templat chung Các template trên trang Web Các template trên trang Web Các template củaMicrosoft.com 2. Màn hình PowerPoint xp Thanh công cụ chuẩn Thanh tiêu đề (hiển thị tập tin hiện hành) Thanh menu lệnh (hiển thị các trình đơn làm việc) Màn hình thiết kế Thanh trạng thái (hiển thị các thông tin hiện hành trong tập tin) Thanh công cụ vẽ Hình 1 : Màn hình của PowerPointXP 3. Thiết lập các tham số chung cho toàn bộ tập tin trình diễn Chọn View\Master\Slide Master Nhấn hoặc chọn nội dung muốn điều chỉnh rồi chọn Format\font hoặc nhắp chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ để chọn font tiếng việt và cỡ chữ… Quay lại màn hình ban đầu bằng cách chọn View\Slide sorter hoặc nhắp chuột vào biểu tượng ở góc trái màn hình. Chọn View\ Header and Footer\ Date and time để chọn thông tin, ngày tháng soạn tập tin: Có thể chọn dạng tự động điều chỉnh theo thông tin của máy khi soạn lại (Update automatically) hoặc dạng chọn cố định (fixed). Chọn Slide number nếu muốn xuất hiện số thứ tự của từng trang slide. Chọn Footer nếu muốn ghi chú về tập tin (gõ ghi chú vào ô) Chọn Insert\ picture nếu muốn chèn hình ảnh vào tất cả các slide Chọn Don’t show on title slide nếu muốn trang đầu tiên không xuất hiện các nội dung ở trên. Cuối cùng chọn để cập nhật các thông tin cho tất cả các trang slide. 4. Một số thao tác trên tập tin và Slide: 4.1. Tạo một Slide mới: Tương tự như tạo một văn bản mới trong Word: Chọn File\New (Ctrl+N) hoặc nhắp chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ. Chọn mẫu trình bày trong cửa sổ New Slide\OK. 4.2. Mở một tập tin có sẵn: Chọn File\Open (Ctrl+O) hoặc nhắp chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ Trong cửa sổ Open, chọn tên ổ đĩa và thư mục chứa tập tin cần mở trong khung Look in, sau đó chọn tập tin cần mở rồi nhắp vào nút Open (hoặc nhắp đúp vào tập tin muốn mở). 4.3. Lưu tập tin: Chọn File\Save (Ctrl+S) hoặc nhắp biểu tượng trên thanh công cụ. 4.4. Chèn thêm các slide vào tập tin: Chọn Insert\New (Ctrl+M), hoặc nhắp biểu tượng trên thanh công cụ, khi xuất hiện hộp thoại New Sline chọn một slide rồi nhắp OK , khi đó một slide mới sẽ được chèn thêm vào ngay sau slide hiện hành. 4.5. Xoá bỏ các slide khỏi tập tin: Khi không cần đến một slide nào đó, hoặc tạo một slide có lỗi ta có thể xoá bỏ bằng cách chọn View\Slide Sorter hoặc nhắp vào biểu tượng ở góc trái màn hình, sau đó chọn slide cần xoá, rồi ấn phím Delete (có thể xoá nhiều slide bằng cách nhấn giữ phím Shift và chọn các slide cần xoá bỏ, rồi ấn phím Delete) 4.6. Chọn font chữ, màu cho font chữ: Format\Font …(tương tự như Word). 4.7. Chèn hình ảnh, âm thanh: Chèn hình ảnh: Chèn từ Clip Art: Cách nhanh nhất thêm clip Art vào trình diễn là chọn các AutoLayout có chứa clipArt từ hộp thoại New Slide, ở đây có 2 slide có chứa clip Art là Text & Clip Art hoặc Clip Art & Text. Nhắp chuột vào hình ảnh muốn xem, Clip Gallery sẽ hiển thị một loạt hình ảnh khác nhau thuộc nhóm đã chọn, chọn ảnh thích hợp và ấn OK hoặc nút trên cùng của menu (Insert Clip) Cũng có thể chèn ClipArt vào một slide hiện hành bằng cách chọn Insert\Picture\Clip Art hoặc chọn biểu tượng trên thanh công cụ Drawing, khi đó hộp thoại Insert ClipArt sẽ được mở ra thay thế cho hộp thoại Microsoft Clip Gallery. Chèn ảnh từ tập tin ảnh: Chọn Insert\Picture\From File. Chọn tên ổ đĩa và thư mục chứa tập tin trong khung look in, chọn tên tập muốn chèn rồi nhắp chuột nút để chèn ảnh vào trang thiết kế. Chèn phim và âm thanh: - Chọn Insert\Movies and Sound… Trong trình đơn này có các lựa chọn sau: Movie from Gallery: Chèn phim từ thư viện của chương trình MS. Office. Movie from File: Chèn phim từ tự chọn. Sound from Gallery: Chèn âm thanh từ thư viện của chương trình MS. Office. Sound from File: Chèn âm thanh tự chọn. Play CD Audio Track: Chèn âm thanh từ Audio CD (phải đưa đĩa vào ổ CD-ROM). Record Sound: Ghi âm - Có thể chèn các media clip giống như việc chèn hình ảnh clip art. 4.8. Chọn dạng màu nền. - Chọn mẫu Template (các mẫu tạo sẵn): Format\Apply Design Template (hoặc nhắp chuột phải và chọn Apply Design Template ) Nhắp chuột vào các mẫu để xem, sau khi chọn được kiểu mẫu thiết kế thích hợp, nhắp để chấp nhận. Chú ý: Trong một tập tin PowerPoint chỉ sử dụng được một Template, tức tất cả các Slide trong một tập tin đều sử dụng chung một Template, tuy nhiên có thể thay đổi màu nền của Template cho các Slide khác nhau. - Chọn màu cho Template: Format\Slide Color Scheme (hoặc nhắp chuột phải và chọn Slide Color Scheme ) Có thể chọn các màu chuẩn dựng sẵn (Standard) hoặc tự chọn màu tuỳ ý (Custom), sau khi đã chọn màu có thể nhắp để xem trước, sau đó nhắp để đổi màu cho Slide hiện hành, hoặc để đổi màu cho tất cả các Slide có trong tập tin. - Tự tạo màu nền: Chọn Format\Background (hoặc nhắp chuột phải và chọn Background ) Khi nhắp chuột chọn đối tượng nào trong khung này, ta có thể nhìn thấy dấu chọn đối tượng bên cửa sổ View, giúp cho việc phân biệt được các đối tượng trên slide, từ đó thiết lập thứ tự hiệu ứng thích hợp cho chúng (có thể nhắp chuột vào nút Move hoặc trong cửa sổ Custom Animation để thay đổi thứ tự). Thiết lập thời gian bắt đầu thực hiện hiệu ứng bên khung Star Animation, có 2 lựa chọn là: On mouse click: Kích hoạt hiệu ứng bằng cách nhắp chuột tại vị trí bất kì trên màn hình (hoặc nhấn phím bất kì) trong khi đang trình diễn. Automaticly: Tự động thực hiện hiệu ứng sau thời gian ấn định. Chú ý: Đối tượng nào không được đánh dấu trong khung Check to animate Slide Objects sẽ không có hiệu ứng. Chọn dạng hiệu ứng: Trong khung Entry animation and sound: Chọn dạng hiệu ứng (Appear: xuất hiện.Fly- bay; Peek- hiện từng phần; Spiral- bay lượn vòng xoán ốc; Zoom- phóng to, thu nhỏ…) và âm thanh cho đối tượng (Applause, Breaking, camera…) Nếu đối tượng là dạng chữ (text) có thể tạo các hiệu ứng khác nhau bằng cách chọn trong khung Introduce text: All at one: Tạo hiệu ứng cho cả đối tượng cùng một lúc. By word: Tạo hiệu ứng theo thứ tự từng từ By Letter: Tạo hiệu ứng theo thứ tự từng chữ Lựa chọn hiệu ứng Thêm hiệu ứng Loại bỏ hiệu ứng Thay đổi hiệu ứng Bắt đầu Tính chất hiệu ứng Tốc độ hiệu ứng Lựa chọn một nội dung nào đó của Slide sau đó click vào “Add Effect” để thêm hiệu ứng. Thay đổi thứ tự hiệu ứng Thực hiện Trình diễn Tự động xem trứôc hiệu ứng Hình 2 – Lựa chọn hiệu ứng hoạt hình - Chọn biến cố sau hiệu ứng: Trong khung after Animation (cách hiển thị sau hiệu ứng) có các lựa chọn sau: Don’t Dim: Không thực hiện gì. Hide after Animation: ẩn sau hiệu ứng. Hide on next mouse click: ẩn sau khi nhắp chuột. Sau khi đã lựa chọn hiệu ứng cho các đối tượng, có thể sử dụng nút để xem trước các hiệu ứng trước khi nhắp nút để lưu lại. 5. Tạo siêu liên kết (Hyperlink): Bất cứ đối tượng nào, bao gồm: văn bản, clip art, autoShape… đều có thể được liên kết,. Chẳng hạn để tạo siêu liên kết tới file ta thực hiện các bước sauu đây: Chọn văn bản hoặc đối tượng muốn liên kết tới file. Trong trình đơn Insert nhấn chuột vào Hyperlink hoặc nhấn vào nút Insert Hyperlink trên thanh công cụ standard. Nếu bạn vừa mở file muốn liên kết thì tên file này có thể đang nằm trong hộp thoại Insert Hyperlink. Nhấn chuột vào nut Recent Files và chọn tên file thích hợp trong danh sách. Trong trường hợp tên file không xuất hiện trong danh sách, nhấn chuột vào nút Browse for file và sau đó nhấn vào tên file thích hợp trong hộp thoại link to file rồi nhấn tiếp OK. Tên file đang tìm sẽ hiển thị trong hộp thoại Insert Hyperlink. Nhấn chuột vào OK. Lưu bài trình diễn. 6. Thiết lập trình diễn: 6.1.Chuyển đổi giữa các trang Slide: Chọn Slide Show\ Slide Transition Tuỳ thuộc vào mục tiêu bài dạy có thể chọn tốc độ chuyển tiếp là Slow (chậm), Medium (vừa), hoặc Fast (nhanh) trong khung Effect. Trong khung Advance có 2 lựa chọn là: On mouse click: Nhắp chuột tại vị trí bất kì để chuyển sang trang kế tiếp Automatically after: Tự động chuyển sang trang sau một thời gian nhất định (tự chọn thời gian). Để thêm các hiệu ứng âm thanh vào giai đoạn chuyển tiếp hãy chọn một tuỳ chọn trong khung Sound. Nhắp chuột vào Apply to All để áp dụng hiệu ứng chuyển tiếp cho toàn bộ tập tin trình diễn. 6.2.Thiết lập trình diễn: Chọn Slide Show\Set up Show… Khi đó trong khung slide có các lựa chọn: All: Trình diễn tất cả các slide của tập tin. From…To: Trình diễn từ trang… đến trang… Sau khi thiết lập xong nhắp chuột chọn OK. -Trình diễn: Chọn Slide Show\View Show hoặc ấn phím F5 hoặc chọn biểu tượng ở góc trái màn hình để bắt đầu trình diễn. 7. Các bước xây dựng tập tin: Bước 1: Khởi động PowerPoint Bước 2: Chọn blank presentation Bước 3: Chọn Title slide Bước 4: Thiết lập tham số chung cho toàn bộ tập tin trình diễn Bước 5: Quay lại màn hình ban đầu và nhập dữ liệu (chữ, hình ảnh, âm thanh..) Bước 6: Vào Insert/ New slide để xây dựng các Slide tiếp theo (lặp tùy theo số Slide) Bước 7: Tạo hiệu ứng cho các Slide. Bước 8: Tạo các liên kết nhờ Hyper Link Bước 9: Trình diễn (Slide show/ View show). 8. Xây dựng mô phỏng vật lí dơn giản bằng MS.Powerpoint XP 8.1. Mô phỏng các chuyển động thẳng Khởi động MS.Powerpoint\ new Vẽ vật chuyển động ở một phía của slide. Chọn hiệu ứng bằng cách nhấp slide show\ custom animation\ add effect Vật chuyển động thẳng Vẽ đường chuyển động của vật bằng cách nhấp chuột vào Add Efect\ Motion paths sau đó chọn đường chuyển động từ trái hay từ phải sang cho thích hợp. 8.2. Mô phỏng chuyển động tròn, ném ngang, ném xiên hay dao động điều hòa. Cách làm tương tự, chỉ thay thế các kiểu hoạt hình. 9. Một số chú ý khi xây dựng tập tin trình diễn 1.Luôn nhớ nguyên tắc đơn giản và rõ ràng 2.Tinh giản và biểu tượng hoá nội dung 3. Nhất quán trong thiết kế 4. Chỉ nên nêu ra một ý tưởng lớn trong một Slide. 5. Chọn đồ hoạ cẩn thận trong trình diễn, để tránh gây phân tán sự chú ý

File đính kèm:

  • docHD su dung Powerpoint.doc