Văn học phương tây

Thế kỉ 19, giai cấp tư sản ở nhiều nước Tây Âu lần lượt giành thắng lợi và củng cố chính quyền sau cuộc Cách mạng tư sản Pháp 1789. Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa diễn ra đồng thời với sự phát triển của các ngành khoa học, công nghệ. Giai cấp vô sản dần dần lớn mạnh trở thành một lực lượng chính trị đối lập với giai cấp tư sản. Từ giữa thế kỉ 19, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển với qui mô lớn. Ðây cũng là thời kì xuất hiện những lý thuyết khoa học và tư tưởng lớn của thời đại như chủ nghĩa xã hội khoa học của Marx và Engels, thuyết tiến hoá của Darwin v.v.

Văn học phương Tây thế kỉ này bao gồm nhiều khuynh hướng, trào lưu với nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới. Trong đó, hai trào lưu văn học chủ yếu là chủ nghiã lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực đã hình thành ở hầu hết các nước phương Tây. Văn học các nước Tây Âu có những đặc điểm chung và cũng có những sắc thái riêng do hoàn cảnh đấu tranh xã hội, ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và sự kế thừa truyền thống văn nghệ của mỗi nước qui định.

Giáo trình này chỉ giới thiêụ thành tựu văn học của một số nước như Pháp, Anh và Mĩ- những nền văn học tiêu biểu cho thời đại. Văn học Mỹ còn được giới thiệu sơ lược hai thế kỷ đầu tiên (XVII, XVIII) để bạn đọc nhìn rõ hơn sự tiếp nối của thế kỷ XIX và XX về sau.

Phần văn học Pháp được giới thiệu kĩ nhất vì nó có tính chất tiêu biểu, điển hình và đạt thành tựu mẫu mực nổi bật hơn cả ở khu vực Tây Âu.

 

doc149 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 18409 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Văn học phương tây, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
In: Giáo trình văn học VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY 2 Giang Nam lãng tử. Liên hệ: ngoc1951@gmail.com Links kết nối với tôi Posted by: giangnamlangtu on: 16.08.2011  ĐẠI HỌC AN GIANG- KHOA SƯ PHẠM- BỘ MÔN NGỮ VĂN Phùng Hoài Ngọc VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY thế kỷ XIX Chủ nghĩa lãng mạn Chủ nghĩa hiện thực  LƯU HÀNH NỘI BỘ  AN GIANG 2008  Mục lục VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY 2 (thế kỷ  19)          Nội dung Trang       Mở đầu     Khái quát về biến động cách mạng và những tư tưởng lớn       ở nước Pháp thế kỉ XIX   Chương 1.  CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN TÂY ÂU        1  Văn học Pháp             Tác giả Victor  Hugo                         Thơ trữ tình             Kịch “Hecnanie”             Tiểu thuyết “Nhà thờ Đức bà Paris”             Tiểu thuyết “Những người khốn khổ”             Tiểu thuyết “Năm 93”        2  Văn học Anh              Walter Scott và tiểu thuyết “Ivanhoe”              Byron nhà thơ, nhà viết kịch và tiểu thuyết    3. Văn học Đức – Khái quát    Chương 2.  CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TÂY ÂU             1  Văn học Pháp              Stendhale và  tiểu thuyết “Đỏ và đen”    Honore de Balzac và các tiểu thuyết : Eugenie Grandet Les Père Goriot (Lão Goriot) Les Illusionss perdues (Vỡ mộng)              Guy de Maupassant Tiểu thuyết “Một cuộc đời”           2   Văn học Anh               Charles Dikens và 2 tác phẩm tiêu biểu               Thaccerey và tiểu thuyết “Hội chợ phù hoa”           3   Văn học Đức – khái quát   Chương 3. VĂN HỌC LÃNG MẠN VÀ VĂN HỌC HIỆN THỰC MỸ              3.1.  Sơ lược giai đoạn đầu (thế kỉ 17 và 18)              3.2.  Hai tác gia tiêu biểu thế kỉ 19: Jack London và  O’Henry        Tổng kết văn học Tây Âu thế kỉ XIX        Đọc thêm: Thi pháp chủ nghiã lãng mạn &  thi pháp chủ nghĩa hiện thực        Phụ lục: Tình yêu trong đời và trong thơ , “Bố của Simon”, “Chiếc lá cuối cùng”.       Tài liệu tham khảo 345 10 11 16 18 21 27 28 29 30 35 37 47 50 51 63 64 65 80 82 84 101 108 114 115 135 136 Mở đầu                           Thế kỉ 19, giai cấp tư sản ở nhiều nước Tây Âu lần lượt giành thắng lợi và củng cố chính quyền sau cuộc Cách mạng tư sản Pháp 1789. Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa diễn ra đồng thời với sự phát triển của các ngành khoa học, công nghệ. Giai cấp vô sản dần dần lớn mạnh trở thành một lực lượng chính trị đối lập với giai cấp tư sản. Từ giữa thế kỉ 19, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển với qui mô lớn. Ðây cũng là thời kì xuất hiện những lý thuyết khoa học và tư tưởng lớn của thời đại như chủ nghĩa xã hội khoa học của Marx và Engels, thuyết tiến hoá của Darwin v.v. Văn học phương Tây thế kỉ này bao gồm nhiều khuynh hướng, trào lưu với nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới. Trong đó, hai trào lưu văn học chủ yếu là chủ nghiã lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực đã hình thành ở hầu hết các nước phương Tây. Văn học các nước Tây Âu có những đặc điểm chung và cũng có những sắc thái riêng do hoàn cảnh đấu tranh xã hội, ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và sự kế thừa truyền thống văn nghệ của mỗi nước qui định. Giáo trình này chỉ giới thiêụ thành tựu văn học của một số nước như Pháp, Anh và Mĩ- những nền văn học tiêu biểu cho thời đại. Văn học Mỹ còn được giới thiệu sơ lược hai thế kỷ đầu tiên (XVII, XVIII) để bạn đọc nhìn rõ hơn sự tiếp nối của thế kỷ XIX và XX về sau. Phần văn học Pháp được giới thiệu kĩ nhất vì nó có tính chất tiêu biểu, điển hình và đạt thành tựu mẫu mực nổi bật hơn cả ở  khu vực Tây Âu. &     Khái quát về biến động cách mạng và những tư tưởng lớn   Cuộc cách mạng tư sản Pháp bắt đầu 14 tháng 7 năm 1789 đã mở ra một thời kì phát triển mới trong lịch sử châu Âu. Trong lịch sử thế giới đó là cuộc cách mạng tư sản duy nhất chiến thắng triệt để chủ nghĩa phong kiến lâu đời. Cách mạng Pháp đã mang lại sự thay đổi lớn lao trên tất cả mọi lĩnh vực của xã hội Pháp. Phái Jacobin kiên quyết đập tan tất cả mọi trở ngại phong kiến đã kìm hãm sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và thiết lập một nền chuyên chính cách mạng. Nhiệm vụ lịch sử của họ là tiêu diệt chế độ phong kiến Pháp, mở đường cho chủ nghĩa tư bản và sự thống trị của giai cấp tư sản (1793). Cuộc đảo chính phản cách mạng ngày 9 Tecmidor (27.7.1794) đã đưa tầng lớp tư sản mới làm giàu bằng cách đầu cơ tích trữ trong mấy năm giao thời cách mạng mới lên nắm chính quyền. Phái Tecmido đã khủng bố những người cách mạng, đưa ra Hiến pháp phản động bãi bỏ quyền tuyển cử phổ thông, “Sự cai trị của viện chấp chính đã tạo điều kiện cho  đời sống thật sự của xã hội tư sản mới vươn mạnh và phát triển đầy đủ”(Karl Marx). Thời kì này những cuộc nổi loạn của bọn bảo hoàng muốn phá bỏ nền cộng hoà để khôi phục chế độ quân chủ đã nổ ra ở Paris. Ở Vandet, tướng Napoleon Bonaparte đã nổi danh khi chỉ huy quân đội chống bọn phiến loạn trong nước và đánh thắng quân Áo trong chiến dịch thôn tính Italia. Giai cấp tư sản Pháp định thực hiện một chương trình to lớn dùng Italia làm bàn đạp chiếm toàn bộ châu Âu rồi tiến đánh Ai cập và Syrie. Giai cấp tư sản cần một chính quyền mạnh, dựa vào một tay kiếm vững chắc để trấn áp bọn bảo hoàng và phái cách mạng Jacobin, đồng thời tiến hành cuộc chiến tranh chống liên minh phong kiến châu Âu. Cuộc đảo chính ngày 18 tháng Sương mù (9-11-1799) đã chuyển chính quyền sang tay Napoleon thiết lập chế độ Tổng tài (1799) và nền Ðế chế I (1804). Chính phủ Napoleon là một chính phủ tư sản đã giữ gìn những thành quả cách mạng có lợi cho giai cấp tư sản. Ông đã khuyến khích phát triển công nghiệp, dự thảo bộ Dân luật là một văn bản luật pháp có hệ thống bảo đảm quyền tư hữu của giai cấp tư sản. Ðế chế Napoleon đã tiến hành chiến tranh xâm lược châu Âu và hầu hết các nước châu Âu đều bị đặt dưới quyền cai trị của đế quốc Pháp. “Napoleon đã giương cao ngọn cờ bình đẳng để đi thiết lập bất bình đẳng ở châu Âu”(Karl Marx). “Liên minh thần thánh” châu Âu gồm các nước Anh, Phổ, Aó, Nga, Tây Ban Nha đã chống lại Napoleon I, đặc biệt nhân dân Nga và nhân dân Tây Ban Nha đã anh dũng chiến đấu giải phóng dân tộc mình. Quân đội Pháp thực hiện đường lối xảo quyệt của Napoleon đã tham gia vào việc làm suy yếu các chế độ phong kiến ở châu Âu, tạo điều kiện cho giai cấp tư sản ở nước đó một cơ hội phát triển. Tuy vậy, chế độ áp bức của Napoleon đã thức tỉnh tinh thần dân tộc và sự nổi dậy của phong trào giải phóng dân tộc. Năm 1814, đế chế Napoleon sụp đổ, dòng họ vua Bourbon đưa các thế lực phong kiến lưu vong ở nước ngoài trở lại nắm chính quyền ở Pháp. Dưới chế độ vương chính Louis 18 phục hồi, đẳng cấp quí tộc và tăng lữ đòi chiếm lại ruộng đất đã bị cách mạng tịch thu. Mặc dù đã có bản Hiến chương của một chế độ Quân chủ lập hiến, nhà vua vẫn khuyến khích bọn bảo hoàng cực đoan hoành hành áp chế nhân dân. Dân chúng đã vùng dậy làm cuộc cách mạng tháng Bảy 1830. Một lần nữa, giai cấp tư sản lợi dụng thắng lợi của nhân dân, thiết lập nền Quân chủ tháng Bảy với thực chất là chế độ tư sản, đứng đầu là Louis Philip ông vua của giai cấp tư sản tài chính. Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân liên tục nổ ra những năm 1832, 1835. Giai cấp vô sản dần dần lớn mạnh và đấu tranh trực diện. Cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1848 tái lập nền Cộng hoà. Cuộc Cách mạng tháng Sáu năm 1848 là cuộc đụng độ quyết liệt giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ở nước Pháp. Từ đây một hố sâu ngăn cách những kẻ bảo vệ trật tự tư sản và quần chúng nhân dân lao động.  Tính chất cách mạng của giai cấp tư sản Pháp đã tiêu tan và giai cấp vô sản trở thành một giai cấp tự giác bước lên vũ đài lịch sử. Do những mâu thuẫn nội bộ gay gắt, nền cộng hoà sụp đổ và cuộc đảo chính ngày 2 tháng 12 năm 1851 đã đưa Louis Napoleon lên ngôi hoàng đế của nền Ðế chế II. Dưới sự thống trị của Napoleon III, văn nghệ, báo chí bị kiểm duyệt gắt gao, đời sống nhân dân khốn cùng. Những thiệt hại về ngoại giao và quân sự từ sau 1860 đã làm cho Ðế chế II suy yếu và sụp đổ năm 1870. Công xã Paris bùng nổ ngày 18 tháng Ba năm 1871. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, giai cấp vô sản thể nghiệm việc giành và giữ chính quyền của mình. Sau 72 ngày chiến đấu dũng cảm, Công xã đã thất bại. Thế lực tư sản phản động đã khủng bố tàn bạo nhân dân lao động Paris. Công xã Paris đã tạo nên “một thời điểm mới  có tầm quan trọng lịch sử toàn thế giới” (K.Marx). Nền cộng hoà Pháp từ những năm 80 sắp kết thúc giai đoạn chủ nghĩa tự do cạnh tranh để chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Và từ đây, cuộc đấu tranh giai cấp giữa tư sản và vô sản ngày càng diễn ra quyết liệt. Văn học Pháp thế kỉ 19 đã phản ánh những biến động cách mạng, những tư tưởng lớn của thời đại như chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỉ và chủ nghĩa xã hội khoa học nửa sau thế kỉ, cuộc sống xã hội chính trị của nhân dân Pháp, nhiều trào lưu và khuynh hướng văn học liên tục xuất hiện qua các thời kì khác nhau với nhiều tác giả danh tiếng. Chương 1.          CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN TÂY ÂU   1  Văn học Pháp 1.1  Chủ nghiã cổ điển “mới” và âm vang văn học cách mạng tư sản Trong những năm đầu của Cách mạng Pháp (1789-1794), chủ nghĩa cổ điển lại xuất hiện và ngự trị nền văn học. Dòng văn học này tiếp tục khuynh hướng quay về nghệ thuật cổ đại và có nhiều nét chung với chủ nghĩa cổ điển trước cách mạng. Nhưng về nội dung ý thức hệ, nó hoàn toàn khác biệt. Chủ nghĩa cổ điển “mới”sau Cách mạng phản ánh cuộc đấu tranh của đẳng cấp thứ ba nhằm đạt được tự do chính trị và quyền bình đẳng trong xã hội mới sau khi đã lật đổ giai cấp phong kiến quí tộc. Nó miêu tả những thắng lợi của cách mạng và niềm hân hoan của nhân dân đặt lợi ích chung trên lợi ích riêng tư. Xã hội tư sản mới ra đời cũng cần một chủ nghĩa anh hùng để biểu dương và củng cố chế độ mới. Nhưng những nhân vật tư sản cũng sớm bộc lộ những mặt trái của họ nên nhà văn muốn dựa vào những hình tượng cổ đại. “Họ tìm thấy trong những truyền thống cổ điển của nền cộng hoà La Mã những lí tưởng về hình thức nghệ thuật, những ảo tưởng mà họ cần thay thế cho những nội dung hạn chế tư sản nhằm duy trì sự hân hoan của tấn bi kịch lớn lao” (K.Marx). Từ đó hình thành các thể loại đa dạng như bi kịch cổ điển, tụng ca, trào phúng,  bài ca cách mạng. Cách mạng đã đóng cửa các phòng khách thính văn nghệ (salon), phát triển báo chí để tạo nên dư luận công chúng mới, mở rộng diễn đàn cho các cuộc tranh luận với thể loại mới : văn hùng biện chính trị, xuất hiện một số nhà hùng biện tài năng như Mirabeau. 1.2 Văn học lãng mạn Pháp phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong khoảng giữa hai cuộc Cách mạng (1789 và 1848).  Ðúng như nhận định của Marx, khuynh hướng lãng mạn là  sự phản ứng đầu tiên đối với Cách mạng Pháp và tư tưởng Ánh sáng gắn liền với cuộc cách mạng đó . Văn học lãng mạn đã kế thừa các nhân tố sau : Chủ nghĩa tình cảm, một tư trào văn chương thế kỷ 18 ra đời nhằm cân đối với tính lý trí của văn học Ánh sáng 18 vốn nặng về lý trí. Về triêt  học, chủ nghĩa lãng mạn chủ yếu mang tính duy tâm chủ quan. Đặc biệt văn học lãng mạn chịu ảnh hưởng khá sâu của  học thuyết “chủ nghĩa xã hội không tưởng“ của Owen và Furier. Về nghệ thuật, thiên về tính trữ tình yêu thiên nhiên như một phương thức giải thoát  thư giãn, phản ứng với hiện thực xã hội ngột ngạt bon chen. Văn học lãng mạn vẫn có chú ý ít nhiều đến hiện thực đau khổ của người lao động. Nghệ thuật xây dựng nhân vật chưa chú ý xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, nó là cá nhân dị biệt, ngẫu nhiên, bất chấp sự vận động của hoàn cảnh khách quan. Tính chất nhân đạo tràn ngập các tác phẩm lãng mạn.     Các tác giả tiêu biểu Bà De Stan (1767-1817)- nhà tiểu thuyết Ở đầu thế kỉ, bà là nhà văn góp phần định hướng cho nền văn học mới về mặt lí luận. Bà đã khẳng định những ưu thế của xúc cảm trong văn học và mở ra chân trơi của sự giải phóng văn học khỏi những qui phạm của chủ nghĩa cổ điển. Bà đã mở rộng ý niệm về cái đẹp khi quan tâm đến những kiệt tác văn chương của nước Pháp và các dân tộc khác. Bà có khả năng kết hợp sự hiểu biết và sáng tạo khi giới thiệu văn học Ðức với công chúng Pháp qua những tác phẩm lí luận và hai cuốn tiểu thuyết lãng mạn “Delphin” và “Corin hay là Italia”, chỉ ra nội dung tình cảm cao thượng và chất trữ tình tràn trề, sống động của nó. Trong một bức thư gửi W.Goethe, nhà văn Schiller viết : “không có gì là vay mượn, sai lạc và yếu đuối ở bà Stan, bà là tinh thần Pháp đầy trí tuệ và thuần khiết. Bà muốn soi sáng, thâm nhập, đo lường tất cả. Bà không chấp nhận một điều gì tối tăm và tắc tị. Bà kinh sợ chủ nghĩa thần bí và sự mê tín”. Chateaubriand (1768-1848) – nhà văn Nhà văn lớn thứ hai mở đầu chủ nghĩa lãng mạn là Chateaubriand. Ông là nhà văn tiêu biểu của khuynh hướng  lãng mạn tiêu cực ở Pháp. Xuất thân dòng dõi quí tộc, rơi đất nước sau cách mạng và năm 1791 ông đến Bắc Mĩ với danh nghĩa tham gia một cuộc thám hiểm khoa học. Năm 1792 ông trở về nước, tình nguyện gia nhập quân bảo hoàng chống lại cách mạng. Bị thương ở Tiongvin, ông say sưa trú ngụ ở nước Anh. Ông đối lập với Ðế chế I vì họ không chấp nhận khuynh hướng chính trị quá khích và bảo thủ của ông. Thời Trung hưng, ông được cử làm sứ thần ở London và một thời gian làm bộ trưởng ngoại giao. Thực hiện chính sách phản động của hoàng tộc Bourbon, năm 1823 ông chủ trương đàn áp cách mạng Tây ban nha. Ông được bầu vào Viện Hàn lâm năm 1811 và rời bỏ chính trường sau Cách mạng tháng Bảy 1830. Năm 1787, Chateaubriand đã xuất bản ở London tác phẩm Tiểu luận lịch sử chính trị và đạo đức bàn về những cuộc cách mạng cũ và mới, nhận thức trong những mối quan hệ với Cách mạng Pháp. Trong tác phẩm này, ông chỉ ra ảnh hưởng của các triết gia thế kỉ 18 đối với bản thân ông. Ông ca ngợi nhận thức tự nhiên của Rousseau và vận dụng tư tưởng duy lí để chống lại niềm tin Thiên chúa giáo. Thế nhưng ông vẫn thù địch với Cách mạng, không tin vào sự tiến hoá của lịch sử nhân loại như các nhà tư tưởng Ánh Sáng. Ông bảo vệ tàn tích của chế độ phong kiến và hồi phục cảm hứng tín ngưỡng trong nhiều tác phẩm: Atala (1801). Thần lực sáng tạo của đạo Gia tô (1802), Những người tử vì đạo (1809) và đặc biệt Reunet (1802) ông miêu tả chàng quí tộc Reunet bỏ nước Pháp sang châu Mĩ sống với bộ lạc da đỏ và thích nghi với đời sống cộng hoà nguyên thuỷ. Ông ca ngợi đạo Gia tô: “Trong tất cả những tôn giáo đã tồn tại thì đạo Gia tô thơ mộng nhất, nhân đạo nhất, hoà hợp nhất với tự do, nghệ thuật và văn chương; tất cả thế giới đều cần đến nó, từ công việc nông trang cho đến những khoa học trừu tượng, từ những nhà cứu tế cho kẻ khốn cùng đến những cung điện do Mikenlangelo xây dựng và Raphael trang hoàng”. Ông đối lập nền nghệ thuật Thiên chúa giáo với nghệ thuật cổ đại, cho rằng nghệ thuật thiên chúa  của thời trung đại phong kiến đã thể hiện sự xung đột giữa khát vọng tinh thần và bản năng con người, đã “thuần khiết hoá” con người. Với giọng văn hài hoà, du dương đầy nhạc điệu, ông thể hiện căn bệnh của thời đại và nỗi buồn nản do bao điều hi vọng tan vỡ của một thế hệ quí tộc và tiểu tư sản bảo thủ trong những tiểu thuyết Atala, Reunet. Atala tiêu biểu cho cuộc đấu tranh giữa niềm tin tôn giáo và dục vọng trần tục. Atala day dứt đau khổ vì vừa yêu Sacta vừa muốn giữ trọn lời thề hiến dâng cuộc đời cho Chúa.  Chateaubriand là nhà văn lãng mạn có ảnh hưởng rộng rãi ở Pháp và châu Âu thế kỉ 19 khi ông khai thác sâu cái tôi cô đơn qua các hình tượng sống động và những trang văn xuôi đổi mới, lưu loát và đầy chất thơ. Từ những năm 20, phong trào văn học lãng mạn ở Pháp đã phát triển mạnh mẽ với các nhà văn nổi tiếng: Lamartine, Vigny, Hugo, G.Sand và Musset. Anfonce de Lamartine (1790-1869) – nhà thơ Là nhà thơ tiêu biểu của chủ nghĩa lãng mạn Pháp. Xuất thân trong gia đình quí tộc sa sút, Lamartine sống thời thơ ấu ỏ trại ấp của cha, lớn lên đi học trường trung học công giáo. Dưới thời Trung hưng ông gia nhập quân đội một thời gian ngắn, sau đó làm lãnh sự ở Italia. Mối tình với bà July ở Paris, nhưng một năm sau July chết vì bệnh. Lamartine làm những tập thơ trữ tình nổi tiếng như: Trầm tư (1802), Trầm tư mới (1823), Những hài hoà (1830). Các tác phẩm thơ bộc lộ tâm tình của Lamartine qua các thời kì khác nhau: nỗi đau đớn trước cái chết của người yêu trong các bài thơ Bên hồ, Sự bất tử, nỗi cô đơn trong bài “Một mình”, nỗi nhớ khôn nguôi trong “Chiều kỉ niệm”, “Thung lũng nhỏ”, “Mùa thu”, niềm tin tôn giáo trong Niềm tin, Tuần lễ thánh, Chúa, Lời cầu nguyện. Lamartine là người khai phá một giọng thơ ca mới, nhà thơ trữ tình xuất sắc về thiên nhiên gắn với tâm tình con người, là sự gặp gỡ những tâm hồn đồng điệu. Sau Cách mạng tháng Bảy năm 1830, Lamartine tham gia các hoạt động chính trị với tư cách là đại biểu Viện lập pháp. Ðến cách mạng tháng Hai 1848, ông đứng đầu nhà nước của phái tư sản ôn hoà. Sự nghiệp chính trị của ông kết thúc sau cuộc Cách mạng tháng Sáu 1848 khi giai cấp tư sản phản động đàn áp đẫm máu quần chúng khởi nghiã. Về già, ông còn làm việc vất vả để trả nợ. Tác phẩm Giojelain (1836) là một trường ca hai ngàn câu thơ nhằm tái hiện số phận kịch sử của toàn nhân loại. Nhân vật trữ tình Giojelain tượng trưng cho sự đấu tranh của tâm hồn con người vươn tới Thượng đế bằng sự thanh khiết hoá trong nỗi đau khổ. Alfred De Vigny (1797-1863) – nhà thơ Xuất thân trong một gia đình quí tộc phá sản vì Cách mạng. Chế độ Trung hưng đem lại hy vọng ông có thể tiến thân trong quân đội. Là sĩ quan có nhiệm vụ canh giữ ở biên giới, chẳng bao lâu ông xin từ chức vì không còn khát vọng chinh chiến như thời Napoleon. Vigny bắt đầu sáng tác từ 1820 và dần dần nổi tiếng với các tập thơ Moise, Eloa, Saint Mac, Stenle, Saterton, Daphnee, Vigny hướng về thời đại cổ xưa tìm đề tài như thơ ông đã mô tả số phận nhà quí tộc trẻ tuổi Richielieur hoặc các bậc tiên tri trong Kinh thánh. Phản ứng với thắng lợi của Cách mạng, rồi lại bất mãn với chế độ Bourbon, ông đi tìm nhân vật trong quá khứ để thể hiện thái độ hoài nghi và bi quan. Suy tưởng về thân phận con người, ông cho rằng con người không thể tránh được định mệnh thần bí. Nhân vật của ông đều thất bại, ngã xuống như Saint Mac, cô đơn với thiên tài như Moise, đơn độc như Siva, chìm đắm trong tình yêu như Samson ”Nhà thơ thì cảm thấy thiên nhiên hoang vắng, lạnh lùng; Chúa thì câm, mù, điếc trước tiếng kêu của chúng sinh. Ai có cuộc sống cao thượng thì đau khổ nhiều”. Vigny đưa ta một triết lí thất vọng, ca ngợi sự nhẫn nhục và sự yêu thương, khắc kỉ, hư vô chủ nghĩa. George Sand (1804-1876) – nhà tiểu thuyết Tên thật của nữ văn sĩ là Aurore Dupin, xuất thân dân nghèo thành thị. Sớm mồi côi cha, Dupin được bà nội nuôi ăn học ở miền quê. Năm 18 tuổi, Dupin kết duyên với bá tước Davant nhưng cuộc sống bất hạnh. Tám năm sau li thân, bà về Paris theo nghề văn và nuôi hai con. Những tiểu thuyết thời trẻ như Indiana, Lelia, viết về đề tài tự do yêu đương, bênh vực nữ quyền, bình đẳng nam nữ trong hôn nhân và gia đình. Giai đoạn sau, bà viết những tiểu thuyết thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của người đau khổ, mô tả cuộc đấu tranh của họ chống áp bức bất công. Bà nhìn thấy sự vươn dậy của quần chúng lao động và phê phán ách nô dịch của đồng tiền tư bản chủ nghĩa. Tuy vậy nữ văn sĩ George Sand vẫn mơ ước giải hoà xung đột giai cấp bằng tình thương yêu. Alfred De Musset (1810-1857) – nhà thơ Xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn học và không phải trải qua khủng hoảng trước thắng lợi Cách mạng. Học xong trung học lúc 18 tuổi, Musset được giới thiệu vào Hội tao đàn do Hugo đứng đầu. Rất yêu văn chương và tự tin, Musset viết “Hoặc là tôi không viết gì, hoặc là Shakespeare hay Shelli”. Những vần thơ đầu tiên trong tập Truyện kể Tây ban nha và Italia được hoan nghênh nhiệt liệt. Thất vọng trước sự thắng thế của giai cấp tư sản phản động, thơ ông mất dần sự tươi vui, yêu đời, xuất hiện “mặc cảm về sự tước đoạt và sự lưu đày” của thân phận con người. Năm 1831, ông làm công tác phê bình văn nghệ của tờ báo “Thời gian”. Cuộc tình duyên giữa Musset và nữ văn sĩ George Sand từ 1833 đến 1835 là cuộc tình duyên sóng gió và say đắm. Vì những bất đồng chính kiến, mối tình của họ đành dang dở sau những va chạm đau lòng. Musset viết bài thơ “Ðêm” nổi tiếng. Ðêm là người bạn trầm tư yên lặng nghe nhà thơ bộc bạch nỗi lòng (Các bài Ðêm tháng Năm, Ðêm tháng Tám, Ðêm tháng Mười, Ðêm tháng Chạp).                  Con người đi học việc, sự đau khổ là bậc thầy                  Chẳng ai tự biết mình nếu chẳng bao giờ đau khổ. Musset còn viết tiểu thuyết Tâm sự của một đứa con thời đại, một số vở kịch (Ðêm Venise, Các cô thiếu nữ ước mơ gì ? )” Là một trong những nhà văn lãng mạn tiến bộ đầu tiên, với “trái tim hào hiệp” Musset căm ghét chế độ chuyên chế và say mê tự do, suốt cuộc đời ông đi tìm lí tưởng và hạnh phúc chân chính nhưng không toại nguyện. [Xem thêm Phụ lục về cuộc tình Musset – George Sand ở cuối tài liệu này] Victor Hugo (1802-1885)   Là nhà văn, nhà thơ lãng mạn tiến bộ của nền văn học Pháp. Trong hơn sáu chục năm sáng tác, ông đã để lại hơn 20 vở kịch, 10 tiểu thuyết lớn và truyện ngắn, 15 tập thơ, hàng trăm bài văn chính luận, lí luận văn học, hàng nghìn bức thư tình và vài ba nghìn tranh vẽ. Sự phong phú về sáng tác của Hugo bắt nguồn từ mối liên hệ của nhà thơ với đời sống rộng rãi đa dạng của nhân dân, sự tham gia trực tiếp vào các phong trào chính trị và văn hoá tiến bộ. Những tập thơ đầu tay Ðoản thi, Về phương Ðông đã rung lên niềm yêu thương của nhà thơ lãng mạn với quá khứ xa xăm hoặc những miền xa lạ. Những tập thơ trữ tình sau năm 1830 như Lá mùa thu,Tiếng hát buổi hoàng hôn, Tiếng nói bên trong, Tia sáng và bóng tối. Ông mở rộng suy tưởng về lẽ sống, về tình đồng loại, về nỗi đau khổ và sức mạnh của nhân dân. Ðến những năm 50, viết những tập thơ chiến đấu và hùng ca như “Trừng phạt, Chiêm ngưỡng, Truyền kì các thời đại” đã vươn lên tầm khái quát xã hội, ông nhìn ra hai nước Pháp:  một nước Pháp của nhân dân nghèo khổ và một của bọn giàu sang quyền quí. Tình yêu thương con người khốn khổ bị đoạ đày như được gieo mầm khắp các tập thơ để kết đọng thành những rung động âm vang qua các hình tượng lớn trong tiểu thuyết và kịch của Hugo. Sự kết hợp tài tình giữa các yếu tố nghệ thuật đó đã giao hoà tình thương cảm giữa tác phẩm và bạn đọc, gây ấn tượng mạnh mẽ về tấm lòng nhân đạo bao la của nhà văn. Hugo bênh vực người da đen cầm đầu nghĩa quân chống lại bọn thực dân da trắng và những luật lệ khắc nghiệt… Trong tác phẩm “Nhà thờ Đức bà Paris”, Hugo ca ngợi tình thương yêu của những con người bình thường: cô vũ nữ Esmeralda, anh gù kéo chuông Quazimodo. Tác phẩm “Những người khốn khổ” miêu tả những tình cảm đau lòng dưới đáy xã hội Pháp với cả chiều rộng và chiều sâu. Hugo hi vọng giải quyết ba vấn đề “Sự sa đoạ của đàn ông vì bán sức lao động, sự truỵ lạc của đàn bà vì đói khát, sự cằn cỗI của trẻ thơ vì tối tăm”. Những con người bị vùi dập hiện ra trong tác phẩm với những vẻ đẹp cao cả.  Những rung động đầy chất thơ và sự suy tưởng khát vọng xoá bỏ nỗI đau khổ của loài người. Nhà văn tin rằng lòng thương yêu tuyệt đối có khả năng tiêu diệt cái ác và mang lại hạnh phúc cho những người khốn khổ. TÁC GIẢ VICTOR HUGO Hoàn cảnh gia đình Victor Marie Hugo sinh ngày 26/1/1802 ở Bizanson, một thành phố ở Tây Ban Nha. Cậu bé lúc mới sinh ốm đau quặt quẹo sớm phải chịu cảnh “nếu có cha thì không có mẹ ở bên mình”. Hoàn cảnh chinh chiến của người cha, một sĩ quan của Napoleon I, khi ở Italy, khi qua Tây ban nha  khiến ông phải theo sang Italia, khi lại đi Tây ban nha. Thơ của ông sau này không chỉ bắt nguồn từ những nét trái ngược, từ sự đan chéo cái thô kệch tầm thường và cái cao cả trong cảnh vật, từ sự rối loạn ở đất nước Tây ban nha dưới gót giày quân đội Pháp do Hugo giữ lại ấn tượng mạnh mẽ từ tuổi thơ, mà còn phản ánh những giằng xé bắt nguồn từ cuộc sống gia đình: mâu thuẫn giữa mẹ và cha của Hugo kết thúc bằng sự chia rẽ hoàn toàn vào lúc Hugo 16 tuổi. Hugo giải thích “cha tôi là người chiến binh dày dạn, mẹ tôi người xứ Vandet (vùng Vandet có những cuộc nổi loạn cách mạng và cha Hugo được phái đến để dẹp loạn, đã gặp gỡ cô Sophie Trebuse vốn thường che chở một số nhà tu hành chống cách mạng, cô trở thành mẹ Hugo sau này). Sự xích mích giữa cha mẹ Hugo xảy ra chủ yếu do không hợp về khí chất và quan điểm chính trị giữa hai người. Mẹ Hugo đã yêu Laorie một người có học thức hơn, hợp xu hướng chính trị với bà và ông ta cũng là một viên tướng (như cha Hugo) lại bị thất sủng nên lúc đó đang âm mưu chống lại Napoleon. Bị phát giác, ông trốn tránh ở nhà mẹ con Hugo và chính thức cưới cô năm 1821 không lâu trước khi mẹ Hugo mất. Thực ra sự đối lập về tư tưởng của hai vợ chồng chưa đến mức dữ dội. Mẹ Hugo mặc dù gọi là “bảo hoàng” vẫn được coi là “bảo hoàng theo kiểu Voltaire”  nghĩa là vẫn gần gũi với tư tưởng Ánh sáng hơn là kiểu Nhà thờ. Bà vẫn là đứa con của một thời đại mãnh liệt. Còn Hugo chỉ nhận thấy cha đẻ có những phẩm chất cao thượng sau khi mẹ mất. Tuy nhiên ảnh hưởng của người cha đỡ đầu – là người tình của mẹ – cũng có những khía cạnh lành mạnh, mang hơi thở thời đại. Laorie dạy cậu bé Victor đọc sách La tinh, đồng thời đã dạy cậu bé trước hết, cái quí nhất vẫn là Tự do. Thiên tài Hugo bộc lộ từ rất sớm. Nhà văn lãng mạn Chateaubriand khi dạy cậu bé đánh vần và phát hiện Hugo đã biết đọc từ lâu rồi

File đính kèm:

  • docVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY- p2.doc