1. Thức ăn không cần trọng lực để đến được dạ dày
Khi bạn ăn một thứ gì đó, thức ăn không chỉ đơn thuần rơi qua thực quản vào dạ dày. Các cơ trong thực quản co lại và giãn ra theo hình gợn sóng, đẩy thức ăn qua các đường dẫn nhỏ vào dạ dày.
Nhờ có nhu động ruột, kể cả khi bạn trồng cây chuối trong lúc ăn, thức ăn vẫn có thể đến được dạ dày bạn.
2. Chất tẩy rửa cũng có điểm tương đồng với hệ tiêu hóa
Các chất tẩy rửa thường chứa rất nhiều các loại enzym khác nhau, bao gồm protease, amylase và lipase. Hệ thống tiêu hóa của con người cũng có những enzym này.
Hệ tiêu hóa sử dụng các enzym để phá vỡ cấu trúc của thức ăn. Protease phá vỡ protein, amylase phá vỡ cacbonhidrat và lipase phá vỡ chất béo. Ví dụ, nước bọt của chúng ta có chứa cả amylase và lipase, trong khi dạ dày và ruột non sử dụng protease.
3. Dạ dày của bạn không thực hiện phần lớn công việc tiêu hóa
Thường thì người ta cho rằng dạ dày là trung tâm của hệ tiêu hóa, là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc 'tiêu hóa cơ học': dạ dày nhào trộn thức ăn với dịch vị, trực tiếp phá vỡ cấu trúc thức ăn và biến đổi chúng thành một dạng bột nhão được gọi là 'nhũ trấp'.
Nhưng thực tế thì dạ dày tham gia rất ít vào việc tiêu hóa hóa học: quá trình cần thiết để biến đổi thực phẩm về kích cỡ phân tử để chất dinh dưỡng có thể được đưa vào mạch máu.
Thay vào đó, ruột non, chiếm khoảng tầm 2/3 chiều đài của đường tiêu hóa, là nơi hầu hết các hoạt động tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra. Sau khi phá vỡ nhũ trấp với các enzym mạnh, ruột non sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng và vận chuyển chúng vào mạch máu.
4. Diện tích bề mặt của ruột non rất lớn
Ruột non dài khoảng 7 mét và có đường kính vào khoảng 2,5 cm. Dựa vào những số đo này chúng ta sẽ ước tính rằng diện tích bề mặt ruột non là khoảng 0,6 mét vuông- nhưng thực chất, nó có diện tích vào khoảng 250 mét vuông, bằng với diện tích của một sân bóng tennis.
Hình ảnh phóng to của ruột non
Đó là bởi vì ruột non có ba đặc điểm nổi bật giúp làm tăng diện tích bề mặt của nó. Thành ruột có nếp gấp, đồng thời chứa các cấu trúc được gọi là nhung mao, có hình dạng giống như các ngón tay nhỏ của mô hấp thụ. Thêm vào đó, các nhung mao lại được bao bọc bởi những cấu trúc nhỏ hơn nữa gọi là vi nhung mao.
Tất cả những đặc tính trên đều góp phần giúp ruột non hấp thụ thức ăn tốt hơn.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 12 sự thật về hệ tiêu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12 sự thật về hệ tiêu hóa
(Dân trí) - Hệ tiêu hóa có hai chức năng chính: biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và loại bỏ các chất cặn bã.
Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, hệ thống này đòi hỏi sự hợp tác của nhiều cơ quan khác nhau trên khắp cơ thể, bao gồm miệng, dạ dày, ruột, gan và túi mật.
12 sự thật thú vị về hệ tiêu hóa sau đây có thể sẽ làm bạn ngạc nhiên.
1. Thức ăn không cần trọng lực để đến được dạ dày
Khi bạn ăn một thứ gì đó, thức ăn không chỉ đơn thuần rơi qua thực quản vào dạ dày. Các cơ trong thực quản co lại và giãn ra theo hình gợn sóng, đẩy thức ăn qua các đường dẫn nhỏ vào dạ dày.
Nhờ có nhu động ruột, kể cả khi bạn trồng cây chuối trong lúc ăn, thức ăn vẫn có thể đến được dạ dày bạn.
2. Chất tẩy rửa cũng có điểm tương đồng với hệ tiêu hóa
Các chất tẩy rửa thường chứa rất nhiều các loại enzym khác nhau, bao gồm protease, amylase và lipase. Hệ thống tiêu hóa của con người cũng có những enzym này.
Hệ tiêu hóa sử dụng các enzym để phá vỡ cấu trúc của thức ăn. Protease phá vỡ protein, amylase phá vỡ cacbonhidrat và lipase phá vỡ chất béo. Ví dụ, nước bọt của chúng ta có chứa cả amylase và lipase, trong khi dạ dày và ruột non sử dụng protease.
3. Dạ dày của bạn không thực hiện phần lớn công việc tiêu hóa
Thường thì người ta cho rằng dạ dày là trung tâm của hệ tiêu hóa, là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc 'tiêu hóa cơ học': dạ dày nhào trộn thức ăn với dịch vị, trực tiếp phá vỡ cấu trúc thức ăn và biến đổi chúng thành một dạng bột nhão được gọi là 'nhũ trấp'.
Nhưng thực tế thì dạ dày tham gia rất ít vào việc tiêu hóa hóa học: quá trình cần thiết để biến đổi thực phẩm về kích cỡ phân tử để chất dinh dưỡng có thể được đưa vào mạch máu.
Thay vào đó, ruột non, chiếm khoảng tầm 2/3 chiều đài của đường tiêu hóa, là nơi hầu hết các hoạt động tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra. Sau khi phá vỡ nhũ trấp với các enzym mạnh, ruột non sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng và vận chuyển chúng vào mạch máu.
4. Diện tích bề mặt của ruột non rất lớn
Ruột non dài khoảng 7 mét và có đường kính vào khoảng 2,5 cm. Dựa vào những số đo này chúng ta sẽ ước tính rằng diện tích bề mặt ruột non là khoảng 0,6 mét vuông- nhưng thực chất, nó có diện tích vào khoảng 250 mét vuông, bằng với diện tích của một sân bóng tennis.
Hình ảnh phóng to của ruột non
Đó là bởi vì ruột non có ba đặc điểm nổi bật giúp làm tăng diện tích bề mặt của nó. Thành ruột có nếp gấp, đồng thời chứa các cấu trúc được gọi là nhung mao, có hình dạng giống như các ngón tay nhỏ của mô hấp thụ. Thêm vào đó, các nhung mao lại được bao bọc bởi những cấu trúc nhỏ hơn nữa gọi là vi nhung mao.
Tất cả những đặc tính trên đều góp phần giúp ruột non hấp thụ thức ăn tốt hơn.
5. Mỗi loài động vật có một dạng dạ dày riêng
Dạ dày là một phần không thể thiếu của hệ tiêu hóa, nhưng không phải dạ dày của loài động vật nào cũng giống nhau. Một số loài có dạ dày được chia làm nhiều ngăn, khiến chúng thường bị lầm tưởng thành có nhiều dạ dày. Bò và các loài động vật nhai lại khác (bao gồm hươu cao cổ, nai và trâu bò) có dạ dày bốn ngăn giúp chúng tiêu hóa các loại thực vật.
Tuy vậy, một số loài động vật như cá ngựa, cá phổi và thú mỏ vịt thậm chí còn không có dạ dày. Thức ăn của chúng đi thẳng một mạch từ thực quản đến ruột.
6. Chứng đầy hơi gây mùi khó chịu là do vi khuẩn
Khí đường ruột, hay còn được gọi là trung tiện, là một hỗn hợp của không khí được chúng ta nuốt vào và các khí ga được sản xuất bởi sự lên men của vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Hệ tiêu hóa không thể phá vỡ hoặc hấp thụ một số thành phần của thức ăn mà chỉ có thể đẩy chúng đến ruột già.
Vi khuẩn trong đường ruột bắt đầu làm việc, giải phóng ra nhiều khí trong quá trình này, bao gồm cacbon đioxit, hidro, metan và hidro sunfua (tác nhân chính gây ra mùi trứng thối trong khí).
7. Hệ tiêu hóa dễ có nguy cơ nhiễm ung thư
Mỗi năm, có tới hơn 270,000 người Mỹ bị ung thư đường tiêu hóa, bao gồm ung thư thực quản, dạ dày, đại tràng và thực tràng. Khoảng 1 nửa các ca bệnh ung thư trên dẫn đến tử vong. Vào năm 2009, ung thư đại trực tràng giết chết gần 52,000 người ở Mỹ, nhiều hơn bất kì loại bệnh ung thư nào khác trừ ung thư phổi.
Thêm nữa, hệ tiêu hóa là nơi dễ nhiễm ung thư và gây ra nhiều nguy cơ tử vong vì ung thư cao hơn nhiều so với bất kì hệ thống cơ quan nào khác trong cơ thể.
8. Một nghệ nhân nuốt kiếm đã giúp các bác sĩ quan sát dạ dày của con người
Đèn nội soi là một dụng cụ được sử dụng để kiểm tra các bộ phận nội tạng và các khoang lỗ bên trong cơ thể. Nhà vật lý học người Đức Philipp Bozzini đã phát triển một phiên bản đèn nội soi sơ khai, với tên gọi lichtleiter (có nghĩa là truyền dẫn ánh sáng), vào đầu những năm 1800 để kiểm tra một vài bộ phận của cơ thể, bao gồm lỗ tai, hốc mũi và niệu đạo.
Đèn nội soi đang đi vào họng
Nửa thế kỉ sau, nhà giải phẫu người Pháp Antoine Jean Desormeaux phát triển một dụng cụ khác và đặt tên cho nó là 'đèn nội soi'. Ông đã sử dụng thiết bị này để kiểm tra đường tiết niệu và bàng quang.
Vào năm 1868, bác sĩ người Đức Adolph Kussmaul là người đầu tiên sử dụng đèn nội soi để quan sát bên trong dạ dày của một người sống. Khác với đèn nội soi hiện đại, thiết bị của Kussmaul không linh hoạt, do đó việc đưa thiết bị vào sâu trong cơ thể trở nên rất khó khăn. Để khắc phục tình trang này, Kussmaul đã thuê một nghệ nhân nuốt kiếm, người có thể dễ dàng nuốt dụng cụ dài 47 cm và rộng 1,3 cm mà Kussmaul đã thiết kế vào bụng.
9. Một người đàn ông với cái dạ dày thủng 1 lỗ đã mở ra một cánh cửa mới cho việc nghiên cứu hệ tiêu hóa
Vào năm 1822, một người thợ săn lông thú đã vô tình bắn trúng Alexis St. Martin khi ông mới 19 tuổi. Bác sĩ phẫu thuật quân y William Beaumont đã vá lại thành công dạ dày của St. Martin, nhưng vẫn để lại một lỗ hổng trên dạ dày Martin với tên gọi lỗ rò. Lỗ rò này cho phép Beaumont nghiên cứu các hoạt động của dạ đày theo một cách thức hoàn toàn mới.
Beaumont thực hiện thí nghiệm trên Martin
Trong suốt thập kỉ tiếp theo đó, Beaumont đã thực hiện 238 thí nghiệm trên St. Martin, một số thí nghiệm liên quan đến việc đưa trực tiếp thức ăn vào dạ dày qua lỗ rò. Beaumont cũng đi đến một số kết luận quan trọng từ công việc của mình, điển hình như bệnh sốt có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tiêu hóa không đơn thuần chỉ là hoạt động nghiền của dạ dày, quá trình tiêu hóa cần phải sử dụng đến axit clohidric, v...v.
10. Dạ dày cần phải bảo vệ nó khỏi... chính nó
Các tế bào dọc theo thành trong của dạ dày tiết ra khoảng 2 lít axit clohidric mỗi ngày, giúp tiêu diệt vi khuẩn và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiêu hóa. Nếu axit clohidric nghe có vẻ quen thuộc với bạn, thì có lẽ là bởi vì loại axit mạnh này thường được sử dụng để loại bỏ rỉ sắt từ các tấm hoặc cuộn dây thép, ngoài ra, axit clohidric cũng được tìm thấy trong một vài sản phẩm chất tẩy rửa, bao gồm dung dịch cọ bồn cầu.
Để tự bảo vệ khỏi loại axit ăn mòn này, niêm mạc dạ dày có một lớp chất nhầy dày đặc bao bọc. Nhưng lớp chất nhầy này không thể ngăn cản axit này vô thời hạn, do đó dạ dày phải sản xuất một lớp chất nhầy mới mỗi 2 tuần.
11. Các bác sĩ đã điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không chính xác trong gần 1 thế kỉ
Loét dạ dày tá tràng là những vết loét trên niêm mạc của thực quản, dạ dày và ruột non. Chúng gây ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người Mỹ mỗi năm, theo một nghiên cứu năm 2007 trên tạp chí American Family Physician.
Các bác sĩ từ lâu đã nghĩ rằng căng thẳng và ăn nhiều gia vị thực phẩm gây ra và phát triển các vết loét - một lời giải thích dường như cũng hợp lý, do bệnh nhân loét dạ dày tá tràng thường phàn nàn về cảm giác đau rát sau khi ăn thức ăn nhiều gia vị. Vì vậy, trong gần 100 năm, các bác sĩ yêu cầu người bệnh phải điều trị bằng cách nghỉ ngơi và ăn một chế độ ăn với thức ăn nhạt.
Vào năm 1982, 2 nhà nghiên cứu người Úc Barry Marshall và Robin Warren phát hiện ra rằng thủ phạm thực sự đằng sau loét dạ dày tá tràng là vi khuẩn Helicobacter pylori, chúng nằm sâu trong niêm mạc của dạ dày. Nhờ phát hiện này, các bác sĩ đã đưa ra phương pháp điều trị tốt hơn cho bệnh loét dạ dày tá tràng: thuốc kháng sinh.
Phát hiện này đã đem lại cho Marshall và Warren giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 2005.
12. Bụng kêu có thể xảy ra mọi lúc, không cứ phải khi bạn đang đói
Những tiếng kêu ọc ọc, rột rột do bụng phát ra là kết quả của sự tác động vào nhu động ruột trong dạ dày và ruột non. Có nghĩa là, bình thường khi cơ thể làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn, các chất lỏng và chất khí đi qua đường tiêu hóa. Nhưng khi đường tiêu hóa trống rỗng, bụng sẽ phát ra tiếng vì trong đường tiêu hóa không có gì có thể chặn được tiếng bụng cả.
Sau khi dạ dày đưa thức ăn vào ruột non, nó sẽ gửi tín hiệu tới não. Bộ não phản ứng bằng cách thông báo cho các cơ tiêu hóa bắt đầu quá trình tác động nhu động ruột. Các cơn co thắt cơ bắp đảm bảo rằng không có thức ăn dư thừa còn lại trong dạ dày, và bụng bạn sẽ phát ra tiếng kêu để báo hiệu cho bạn biết rằng cơ thể bạn cần thức ăn.
Hồng Ngọc
Theo LiveScience
File đính kèm:
- 12_su_that_ve_he_tieu_hoa.doc