Câu 1. Vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền của mọi sinh vật là:
a. Prôtêin. b. Nuclêôtit. c. Axit nuclêic. d. Nuclêôprôtêin
Câu 2. Dạng axit nuclêic nào là thành phần vật chất di truyền có ở cả 3 nhóm sinh vật: virut, tế bào nhân sơ và tế bào nhân thật.
a. ADN sợi đơn vòng. b. ADN sợi kép vòng.
c. ADN sợi đơn thẳng. d. ADN sợi kép thẳng.
Câu 3. ADN là chữ viết tắt của:
a. Axit đêôxiribônuclêic (axit đêdôxiribônuclêic).
b. Axit đêôxiribônuclêôtit (axit đêdôxiribônuclêôtit).
c. Axit ribônuclêic.
d. Axit nuclêic.
Câu 4. ARN là chữ viết tắt của:
a. Axit nuclêic. b. Axit ribônuclêic.
c. Axit ribônuclêôtit. d. Axit đêôxiribônuclêic.
147 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 13967 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 170 câu trắc nghiệm Sinh học lớp 12 (kèm đáp án), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN
Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ
BÀI 1. AXIT DÊÔXIRIBÔNUCLÊIC (ADN)
CẤU TẠO HÓA HỌC CỦA ADN
Câu 1. Vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền của mọi sinh vật là:
a. Prôtêin. b. Nuclêôtit. c. Axit nuclêic. d. Nuclêôprôtêin
Câu 2. Dạng axit nuclêic nào là thành phần vật chất di truyền có ở cả 3 nhóm sinh vật: virut, tế bào nhân sơ và tế bào nhân thật.
a. ADN sợi đơn vòng. b. ADN sợi kép vòng.
c. ADN sợi đơn thẳng. d. ADN sợi kép thẳng.
Câu 3. ADN là chữ viết tắt của:
Axit đêôxiribônuclêic (axit đêdôxiribônuclêic).
Axit đêôxiribônuclêôtit (axit đêdôxiribônuclêôtit).
Axit ribônuclêic.
Axit nuclêic.
Câu 4. ARN là chữ viết tắt của:
Axit nuclêic. b. Axit ribônuclêic.
c. Axit ribônuclêôtit. d. Axit đêôxiribônuclêic.
Câu 5. Axit nuclêic bao gồm các loại:
Axit đêôxiribônuclêic (ADN) và axit ribônuclêic (ARN).
Nuclêôtit và Ribônuclêôtit.
Axit ribônuclêic và axit amin.
Axit đêôxiribônuclêic và axit amin.
Câu 6. Bào quan nào sau đây không chứa axit nuclêic?
a. Ti thể. b. Lạp thể.
c. Lưới nội chất hạt. d. Lưới nội chất trơn.
Câu 7. Phân tử ADN được cấu tạo gồm 2 mạch đơn xoắn với nhau có mặt ở thành phần:
Trong nhiễm sắc thể của nhân tế bào.
Trong ti thể của tế bào chất.
Trong lạp thể của tế bào chất.
Trong plasmit của tế bào vi khuẩn.
Câu 8. ADN dạng vòng được tìm thấy ở:
Trong ti thể của tế bào chất.
Trong lập thể của tế bào chất.
Trong plasmit của tế bào vi khuẩn.
Cả a, b, c.
Câu 9. Tác giả đầu tiên công bố mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN là:
Uynkin (M.Wilkins) và Frankin (R. Franklin).
Oatxơn (J.D. Watson) và Menđen (Gregor Mendel).
Oatxơn và Cric (F.H.C. Crick).
Cric và Morgan (Thomas Hunt Morgan).
Câu 10. Mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN được Oatxơn (J.D. Watson) và Cric (F.H.C. Crick) công bố năm:
1900. b. 1944. c. 1953. d. 1961.
Câu 11. ADN và ARN đóng vai trò chủ yếu trong hiện tượng di truyền và biến dị là do chúng có:
Mang thông tin di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.
Có khả năng tái bản, truyền thông tin di truyền cho thế hệ sau.
Có khả năng biến đổi.
Cả a, b, c.
Câu 12. ADN là loại đại phân tử, có phân tử lượng:
Trên 10 triệu đơn vị cacbon.
Dưới 10 triệu đơn vị cacbon.
Trên, dưới 10 triệu đơn vị cacbon.
10 triệu đơn vị cacbon.
Câu 13. ADN có cấu trúc đa phân, gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit, với số lượng:
Hàng vạn, hàng triệu nuclêôtit trong một phân tử.
Hàng trăm nghìn nuclêôtit trong một phân tử.
Hàng trăm triệu nuclêôtit trong một phân tử.
Hàng nghìn nuclêôtit trong một phân tử.
Câu 14. Đơn phân cấu trúc nên ADN là:
Axit amin. b. Bazơ nitric.
c. Đường 5 cacbon. d. Nuclêôtit.
Câu 15. Mỗi nuclêôtit có phân tử lượng trung bình là:
100 đơn vị cacbon. b. 300 đơn vị cacbon.
200 đơn vị cacbon. d. 400 đơn vị cacbon.
Câu 16. Kích thước trung bình của mỗi nuclêôtit là:
34A0. b. 3,4A0. c. 3,4 mm. d. 3,4 nm.
Câu 17. Mỗi đơn phân của ADN được cấu tạo bởi:
Axit phôtphoric, đường ribôza và 1 bazơ nitric.
Axit amin, đường đêôxiribôza và 1 bazơ nitric.
Axit phôtphoric, đường đêôxiribôza và 1 bazơ nitric.
Axit amin, đường ribôza và 1 bazơ nitric.
Câu 18. Phân tử đường tham gia cấu tạo các đơn phân nuclêôtit là:
C6H12O6. b. C6H12O5. c. C5H10O4. d. C5H10O5.
Câu 19. Vị trí các nguyên tử cacbon trong cấu trúc phân tử đường đêôxiribôza trong một nuclêôtit được đánh số là:
a. 1, 2, 3, 4, 5. b. 1’, 2’, 3’, 4’, 5’. c. 1, 2, 3, 4. d. 1’, 2’, 3’, 4’.
Câu 20. Vị trí các cacbon trong cấu trúc của đường đêôxiribôza trong 1 nuclêôtit được thêm dấu (') vì:
Để đánh dấu chiều của chuỗi pôlinuclêôtit.
Để phân biệt đường đêôxiribôza với đường ribôza.
Để xác định vị trí gắn axit phôtphoric và bazơnitric.
Để phân biệt với các vị trí của nguyên tử C và N trong cấu trúc dạng vòng của bazơ nitric.
Câu 21. Các loại bazơ nitric tham gia vào cấu tạo nuclêôtit của ADN là:
Ađênin, Guanin, Xitôzin, Timin.
Uraxin, Timin, Guanin, Xitôzin.
Ađênin, Uraxin , Guanin, Xitôzin.
Ađênin, Timin, Guanin, Xitôzin, Uraxin.
Câu 22. Trong mỗi nuclêôtit, axit phôtphoric gắn với phân tử đường đêôxiribôza ở vị trí cacbon số:
1’. b. 3’. c. 5’. d.4’.
Câu 23. Trong mỗi nuclêôtit, bazơ nitric gắn với phân tử đường đêôxiribônuclêôtit ở vị trí cacbon số:
1’. b. 3’. c. 4’. d.5’.
Câu 24. Các đơn phân trong ADN giống nhau và khác nhau ở thành phần là:
Giống nhau về axit H3PO4 và đường C5H10O4, khác nhau về Bazơ nitric.
Giống nhau về axit H3PO4 và Bazơ nitric, khác nhau về đường C5H10O4.
Giống nhau về Bazơ nitric và đường C5H10O4, khác nhau về axit H3PO4.
Giống nhau về axit H3PO4, đường C5H10O4 và cả Bazơ nitric.
Câu 25. Các loại đơn phân cấu trúc nên ADN là:
A, T, G, X. b. A, U, G, X. c. U, T, G, X. d. A, U, T, G, X
Câu 26. Nhận xét nào sau đây không đúng về các đơn phân nuclêôtit:
Bazơ Ađênin và Guanin có kích thước lớn, còn Timin và Xitôzin có kích thước bé.
Bazơ purin có kích thước lớn, còn bazơ pyrimidin có kích thước bé.
Bazơ Ađênin và Timin có kích thước lớn, còn Guanin và Xitôzin có kích thước bé.
Bốn loại bazơ nitric có kích thước không bằng nhau.
Câu 27. ADN được cấu tạo bởi các nguyên tố hóa học chính:
C, H, O, N. b. C, H, O, N, P.
c. C, H, O, N, S. d. C, H, O, N, S, P.
Câu 28. Trong chuỗi pôlinuclêôtit, gốc phôtphat của nuclêôtit sau được gắn với thành phần nào của nuclêôtit trước nó?
Gốc phôtphat.
Gốc đường tại vị trí cacbon số 2’.
Gốc đường tại vị trí cacbon số 3’.
Gốc bazơ nitric.
Câu 29. Các đơn phân nuclêôtit kết hợp với nhau để tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit bằng liên kết:
Liên kết Hiđrô.
Liên kết giàu năng lượng.
Liên kết hóa trị.
Liên kết este.
Câu 30. Liên kết hóa trị (phôtphodieste) trong phân tử ADN là loại liên kết nối giữa:
Hai phân tử đường của 2 nuclêôtit kế tiếp nhau trên một mạch đơn.
Hai phân tử axit phôtphoric của 2 nuclêôtit kế tiếp nhau trên một mạch đơn.
Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn với nhau.
Phân tử đường của nuclêôtit này với axit photphoric của nuclêôtit kế tiếp nhau trên cùng một mạch đơn.
Câu 31. Sự hình thành chuỗi pôlinuclêôtit luôn luôn diễn ra theo chiều từ:
5’ đến 3’. b. 3’ đến 5’. c. Ngẫu nhiên. d. 5 đến 3.
Câu 32. Hai mạch đơn của ADN có chiều cấu trúc như sau:
Cả hai mạch xoắn kép và xoắn từ trái sang phải.
Một mạch theo chiều 5’ – 3’, mạch kia có chiều ngược lại 3’ – 5’.
Cả hai mạch có chiều giống nhau, xếp song song nhau.
Cả hai mạch đều theo chiều 5’ – 3’.
Câu 33. Các nuclêôtit trên 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau nhờ loại liên kết:
Liên kết hóa trị. b. Liên kết ion.
c. Liên kết Hiđro. d. Liên kết Glicôzit.
Câu 34. Yếu tố nào sau đây là thành phần của nuclêôtit tham gia vào bắt cặp bổ sung giữa 2 mạch của ADN:
Bazơ nitric. b. Đường Đêôxiribôza
c. Đường Ribôza. d. Gốc axit phôtphoric.
Câu 35. Nguyên tắc bổ sung được thực hiện giữa các nuclêôtit trong hai chuỗi pôlinuclêôtit là:
Một bazơ lớn (A hoặc G) liên kết với một bazơ bé (T hoặc X).
A liên kết với T hình thành 2 liên kết hidrô.
G liên kết với X hình thành 3 liên kết hidrô.
Cả a, b, c đều đúng.
Câu 36. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc ADN dẫn tới kết quả:
a. A = T; G = X. b. A = G; T = X. c. A + T = G + X. d. A/T = G/X
Câu 37. Sự đa dạng của phân tử ADN được quyết định bởi:
Số lượng và thành phần các loại nuclêôtit.
Trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
Cấu trúc không gian của ADN.
Cả a, b, c.
Câu 38. Sự bền vững và đặc thù trong cấu trúc không gian xoắn kép của được đảm bảo bởi:
Các liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôlinuclêôtit.
Sự liên kết giữa các nuclêôxôm.
Số lượng các liên kết hiđrô hình thành giữa các bazơ nitric giữa hai mạch đơn.
Liên kết giữa các bazơ nitric và đường đêôxiribôza.
Câu 39. Tính đặc thù của ADN thể hiện ở:
Cấu trúc ADN, biểu hiện ở số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các đơn phân.
Tỉ lệ A + T/G + X của phân tử ADN (còn gọi là tỉ số bazơ).
Hàm lượng ADN trong tế bào.
Cả a, b, c.
Câu 40. Yếu tố nào là quyết định nhất đối với tính đa dạng của ADN:
Trật tự sắp xếp của các nuclêôtit. b. Thành phần các loại nuclêôtit.
c. Số lượng các loại nuclêôtit. d. Cấu trúc không gian của ADN.
Câu 41. ADN có tính ổn định qua các thế hệ là nhờ quá trình:
Sao mã. b. Giải mã.
c. Phiên mã ngược. d. Tự nhân đôi của ADN.
Câu 42. Tính không ổn định của ADN xuất hiện do:
Sự tác động của môi trường.
Do xảy ra đột biến gen hay đột biến nhiễm sắc thể.
Do rối loạn quá trình phân bào.
Do sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh.
Câu 43. Nội dung cơ bản của định luật Sacgap là:
Trong phân tử ADN, số lượng (A + G) luôn bằng (T + X).
Trong phân tử ADN, A của mạch đơn này liên kết với T của mạch đơn kia qua 2 liên kết hiđrô, G của mạch đơn này liên kết với X của mạch đơn kia qua 3 liên kết hiđrô.
Hai mạch đơn của ADN quay ngược chiều nhau.
Trong phân tử ADN, tỉ lệ A + T = G + X.
Câu 44. Tính linh hoạt của ADN nhờ vào đặc điểm chủ yếu trong cấu trúc là:
Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong hai mạch đơn.
Nguyên tắc bổ sung tỏ ra lỏng lẻo.
Số liên kết hiđrô rất lớn, nhưng nó là loại liên kết yếu.
Do nối d, p giữa các cặp nuclêôtit.
Câu 45. Nhờ nguyên tắc bổ sung mà chúng ta có thể:
Khi biết trình tự nuclêôtit trên mạch đơn này, suy ra được trình tự nuclêôtit trên mạch đơn kia và ngược lại.
A = T; G = X.
A + G/T + X, dẫn đến (A + G) = (T + X).
Cả a, b, c.
Câu 46. Cấu trúc không gian của ADN được quy định bởi:
Vai trò của đường đêôxiribôza.
Nguyên tắc bổ sung giữa hai chuỗi pôlinclêôtit của ADN.
Các liên kết hiđrô.
Các bazơ nitric.
Câu 47. Việc phân loại cấu trúc không gian, A, B, C, Z,… của phân tử ADN được thực hiện dựa trên:
a. Chiều xoắn.
b. Khoảng cách chu kì xoắn.
c. Chiều xoắn và Khoảng cách của chu kì xoắn.
d. Vị trí không gian của bazơ nitric.
Câu 48. Chỉ có 4 loại nuclêôtit đã cấu trúc thành vô số ADN khác nhau vì:
Mã di truyền là mã bộ ba.
Do cấu trúc của ADN quy định biểu hiện ở số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
Do sự tiến hóa khác nhau của loài.
Do tính đặc thù của ADN.
Câu 49. Mã di truyền mang tính chất thoái hóa vì:
Một bộ ba mã hóa nhiều axit amin.
Một axit amin do nhiều bộ ba mã hóa.
Một axit amin do một bộ ba mã hóa.
Có nhiều bộ ba không mã hóa axit amin.
Câu 50. Bản chất của mã di truyền là:
Thông tin quy định cấu trúc của loại prôtêin.
Các mã di truyền không được gối lên nhau.
Trình tự các bộ ba trong gen cấu trúc quy định trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin tương ứng.
3 nuclêôtit trong ADN hay ribônuclêôtit trong ARN quy định.
Câu 51. Phát biểu nào dưới đây về gen là không đúng:
Gen là một đoạn ADN chứa đựng thông tin cấu trúc của một phân tử prôtêin nào đó.
Gen là đơn vị chức năng cơ sở của bộ máy di truyền, chiếm một lôcut nhất định trên nhiễm sắc thể.
Gen không phải là khuôn mẫu trực tiếp để tổng hợp nên phân tử prôtêin.
Gen là đơn vị cấu trúc của ADN.
Câu 52. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra ở:
Nhiễm sắc thể trong nhân tế bào.
Ở ti thể, lạp thể trong tế bào chất.
Ở plasmit trong tế bào vi khuẩn.
Cả a, b, c.
Câu 53. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra ở:
Kì trung gian, lúc nhiễm sắc thể tháo xoắn cực đại.
Kì trước, lúc nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn.
Kì trung gian, lúc nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn.
Kì trước, lúc nhiễm sắc thể bắt chéo xảy ra trao đổi đoạn.
Câu 54. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo cơ chế:
Bảo toàn. b. Bán bảo toàn gián đoạn.
c. Bán bảo toàn. d. Cấu trúc đa phân.
Câu 55. Quá trình tự nhân đôi của ADN còn gọi là:
Tái bản ADN b. Tự sao mã.
c. Tái bản ADN d. Không câu nào sai.
Câu 56. ADN được tái bản chính xác là do quá trình tái bản tuân theo nguyên tắc:
Đa phân. b. Bổ sung
c. Bán bảo toàn. d. Mã hóa bởi các bộ ba.
Câu 57. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra ở pha nào trong kỳ trung gian của quá trình phân chia tế bào:
Pha G1. b. Pha S. c. Pha G2. d. Cả 3 pha trên.
Câu 58. Nguyên liệu nào sau đây không tham gia quá trình tự nhân đôi của ADN.
Axit amin tự do.
Ribônuclêôtit tự do và Nuclêôtit tự do.
Enzim và ATP.
ADN mẹ.
Câu 59. Enzim nào dưới đây không tham gia vào quá trình tái bản của phân tử ADN.
ADN – pôlimeraza. b. ARN – pôlimeraza.
c. Peptidaza. d. Ligaza và đêrulaza.
Câu 60. Enzim nào dưới đây có vai trò cắt mối liên kết hiđrô và tháo xoắn ADN.
a. ADN – pôlimeraza. b. ARN – pôlimeraza.
c. Ligaza. d. Đêrulaza hay Hêlicaza.
Câu 61. Trong quá trình tái bản ADN, sau khi các mối liên kết hiđrô bị cắt đứt và tháo xoắn, từng đoạn ADN sẽ được giữ lại ở trạng thái mạch đơn. Enzim nào dưới đây đã giúp duy trì ADN ở trạng thái mạch đơn.
Enzim SSB. b. Enzim Đêrulaza.
c. Enzim Ligaza. d. ARN – pôlimeraza.
Câu 62. Enzim nào dưới đây có vai trò tổng hợp đoạn mồi trong quá trình tự nhân đôi của ADN.
a. ADN – pôlimeraza. b. ARN – pôlimeraza.
c. Đêrulaza d. Ligaza.
Câu 63. Enzim nào dưới đây có vai trò nối các đoạn Okazaki trong quá trình tái bản của ADN.
a. ADN – pôlimeraza. b. ARN – pôlimeraza.
c. Đêrulaza d. Ligaza.
Câu 64. Enzim ADN – pôlimeraza giúp thực hiện hoạt động nào dưới đây trong quá trình tái bản của ADN.
Nối các phân đoạn Okazaki.
Tổng hợp đoạn ARN mồi.
Gắn các nuclêôtit tự do liên kết với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn để tạo nên mạch đơn mới.
Tháo xoắn, tách rời và duy trì ADN ở trạng thái mạch đơn.
Câu 65. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN – pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN theo chiều:
5’ đến 3’.
3’ đến 5’.
Di chuyển một cách ngẫu nhiên.
Theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia.
Câu 66. Quá trình tái bản ADN gồm các giai đoạn kế tiếp nhau sau đây:
Khởi đầu; kéo dài và kết thúc.
Hình thành các ARN mồi; cắt các ARN mồi và nối các đoạn Okazaki.
Cắt các liên kết hiđrô và tháo xoắn ADN.
Liên kết các nuclêôtit tự do với các nuclêôtit trên các mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung để hình thành các mạch đơn mới.
Câu 67. Phát biểu nào sau đây là đúng về các đoạn Okazaki.
Là một trong hai mạch đơn của ADN mới được tổng hợp theo NTBS.
Là các đoạn ngắn được tổng hợp từ một trong hai mạch của ADN mẹ do sự xúc tác của các enzim ADN – pôlimeraza đi ngược với chiều hoạt động của các enzim tháo xoắn và phá vỡ liên kết hiđrô.
Là mạch đơn ADN được hình thành dưới sự xúc tác của enzim ADN – pôlimeraza đi theo sau các enzim tháo xoắn và phá vỡ liên kết hiđrô.
Là các mạch đơn của phân tử ADN mẹ tương ứng với các đoạn được xúc tác bởi enzim ADN – pôlimeraza.
Câu 68. Nguyên tắc bổ sung trong cơ chế tái bản ADN dẫn đến kết quả:
Mỗi ADN con có một mạch đơn của ADN mẹ và một mạch mới được tổng hợp.
Hai ADN con có cấu trúc giống hệt ADN mẹ.
Giúp cho tính đặc thù của ADN được tổng hợp.
Cả a, b, c.
Câu 69. ADN con được tạo ra theo nguyên tắc bán bảo toàn nghĩa là:
ADN con có một mạch cũ của ADN mẹ và một mạch mới được tổng hợp.
Trong 2 ADN con có 1 ADN cũ và 1 ADN mới được tổng hợp.
Mỗi mạch của ADN con có 1/2 là nguyên liệu cũ, 1/2 là nguyên liệu mới.
Cả 2 ADN đều mới hoàn toàn.
Câu 70. Cơ chế giúp ADN đặc trưng và ổn định qua các thế hệ tế bào của cùng một cơ thể là:
Nhân đôi và phân li của ADN trong giảm phân.
Nhân đôi và phân li của ADN trong nguyên phân.
Phân li ADN trong giảm phân kết hợp tái tổ hợp ADN trong thụ tinh.
Tái tổ hợp ADN trong thụ tinh.
Câu 71. Yếu tố làm cho ADN có tính ổn định tương đối là:
Sự tái tổ hợp của các giao tử trong quá trình thụ tinh.
Sự trao đổi chéo giữa các NST trong quá trình giảm phân I.
Các tác nhân gây đột biến.
Sự trao đổi chéo của NST trong giảm phân và các tác nhân gây đột biến:
Câu 72. Operon là:
Là một đoạn gồm nhiều gen cấu trúc trên phân tử ADN.
Là một đoạn gồm 1 gen điều hòa và một số gen cấu trúc mà nó điều khiển trên phân tử ADN.
Là một cụm gồm một số gen điều hòa nằm trên phân tử ADN.
Là một đoạn trên phân tử ADN bao gồm một số gen cấu trúc và 1 gen vận hành chi phối.
Câu 73. Vùng khởi động trên ADN là:
Là nơi enzim ARN – pôlimeraza đính vào và bắt đầu có sự sao mã.
Vùng ở trước gen điều hòa để kích thích quá trình sao mã.
Vùng ở trước gen điều hòa để kích thích quá trình giải mã.
Vùng ở giữa gen vận hành và các gen cấu trúc để kích thích quá trình sao mã.
Câu 74. Phát biểu nào dưới đây về các hoạt động trong quá trình tái bản của ADN là không đúng:
Đầu tiên ADN được tháo xoắn, tách rời và duy trì ở trạng thái mạch đơn nhờ các enzim tháo xoắn và enzim giữ mạch đơn.
Trên mạch đơn 5’ – 3’, mạch đơn mới được tổng hợp gián đoạn (thành nhiều phân đoạn ngắn gọi là phân đoạn OKAZAKI) và ngược hướng tháo xoắn.
Trên mạch đơn 3’ – 5’, mạch đơn mới được tổng hợp liên tục cùng với hướng tháo xoắn.
Sự tổng hợp đoạn ARN mồi là cần thiết cho quá trình tái bản trên mạch đơn 5’ – 3’.
Câu 75. Chức năng nào dưới đây của ADN là không đúng:
Đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa thông qua các đột biến của ADN.
Trực tiếp tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
Mang thông tin di truyền qui định sự hình thành các tính trạng của cơ thể.
Nhân đôi nhằm duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 76. Gen là một đoạn của ADN làm nhiệm vụ:
Gen cấu trúc mang thông tin quy định cho việc tổng hợp một loại prôtêin.
Tổng hợp các ARN vận chuyển và các ARN ribôxôm.
Tham gia vào cơ chế điều hòa sinh tổng hợp prôtêin qua vai trò của các gen điều hòa, khởi động, vận hành.
Cả a, b, c.
Câu 77. Phát biểu nào dưới đây là không đúng.
Cơ chế tự nhân đôi của ADN đặt cơ sở cho sự nhân đôi của nhiễm sắc thể.
Việc lắp ghép các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung trong quá trình nhân đôi đảm bảo cho thông tin di truyền được sao lại một cách chính xác.
Phân tử ADN đóng vào tháo xoắn có tính chu kì trong quá trình phân bào giảm nhiễm.
Các liên kết phôtphodieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi là các liên kết bền vững do đó tác nhân đột biến phải có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc của ADN.
BÀI 2. AXIT RIBÔNUCLÊIC (ARN) – CƠ CHẾ SAO MÃ
Câu 1. ARN được người ta viết tắt từ chữ:
Axit ascorbic. b. Axit nuclêic.
c. Axit ribônuclêôic. d. Aixt ribônuclêôtit.
Câu 2. ARN có thể tồn tại ở:
Nhân tế bào. b. Tế bào chất
c. Một số loại virut. d. Cả a, b, c.
Câu 3. ARN được cấu tạo từ các đơn phân là:
Ribônuclêôtit. b. Bazơ nitric.
c. Axit nuclêic. d. Nuclêôtit
Câu 4. Các thành phần chính cấu tạo của một ribônuclêôtit là:
Gốc phôtphat, đường đêôxiribôza , bazơ nitric.
Gốc phôtphat, đường ribôza , bazơ nitric.
Gốc phôtphat, đường ribôza , Timin.
Gốc phôtphat, đường đêôxiribôza , bazơ ađênin.
Câu 5. Các loại bazơ nitric tham gia vào thành phần cấu tạo của một ribônuclêôtit là:
Timin, Uraxin, Xitôzin, Guamin.
Ađênin, Timin, Guanin, Xitôzin.
Ađênin, Uraxin, Guanin, Xitôzin.
Ađênin, Timin, Uraxin, Guanin, Xitôzin.
Câu 6. Phân tử đường có mặt trong cấu trúc của phân tử ARN là:
C5H10O4. b. C6H12O6. c. C12H22O11. d. C5H10O5.
Câu 7. Nếu so với đường cấu trúc nên ADN thì đường cấu trúc nên ARN khác biệt:
a. Nhiều hơn một nguyên tử ôxi. b. Ít hơn một nguyên tử ôxi.
c. Ít hơn một nguyên tử cacbon. d. Nhiều hơn một nguyên tử cacbon.
Câu 8. Sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc đơn phân của ADN và ARN ở vị trí:
Axit H3PO4. b. Đường
c. Bazơ nitric. d. Đường và bazơ nitric.
Câu 9. Cấu trúc phân tử ARN gồm cấu trúc bậc:
Bậc 1. b. Bậc 2.
c. Bậc 3. d. Bậc 1 và bậc 2.
Câu 10. Liên kết hóa tham gia cấu trúc phân tử ARN là:
Liên kết hóa trị và liên kết hiđrô. b. Liên kết hóa trị.
c. Liên kết hiđrô. d. Liên kết ion.
Câu 11. Sự khác biệt trong cấu trúc hóa học của nuclêôtit với ribônuclêôtit là:
Vị trí liên kết giữa axit phôtphoric và bazơ nitric với đường.
Bazơ nitric với đường C5.
Vị trí liên kết giữa axit phôtphoric với đường C5.
Vị trí liên kết gốc – OH của đường.
Câu 12. Tên của đơn phân trong ARN được gọi theo tên của một thành phần nó mang:
Axit photphoric. b. Đường ribôza.
c. Bazơ nitric. d. Cả a, b và c.
Câu 14. Cấu trúc không gian của ARN có dạng:
Mạch thẳng pôliribônuclêôtit.
Có thể có mạch thẳng hay xoắn đơn tùy theo mỗi loại ARN.
Xoắn đơn của chuỗi pôliribônuclêôtit.
Xoắn kép của 2 chuỗi pôlinuclêôtit.
Câu 15. Kí hiệu 3 loại ARN thông tin, ARN vận chuyển, ARN ribôxôm lần lượt là:
m- ARN, t- ARN, r- ARN. b. i- ARN, s- ARN, r- ARN.
c. m- ARN, i- ARN, r- ARN. d. a và b đúng.
Câu 16. Tỉ lệ tương đối của các loại ARN trong tế bào:
m- ARN: 5 – 10%; t- ARN: 10 – 20%; r- ARN: 70 – 80%.
r- ARN: 5 – 10%; t- ARN: 10 – 20%; m- ARN: 70 – 80%.
t- ARN: 5 – 10%; t- ARN: 10 – 20%; m- ARN: 70 – 80%.
m- ARN: 5 – 10%; r- ARN: 10 – 20%; t- ARN: 70 – 80%.
Câu 17. Hàm lượng ARN trong tế bào thay đổi phụ thuộc vào:
Tế bào non hay đã già.
Tế bào đang phát triển hay đang phân bào.
Loại mô chứa tế bào.
Cả a, b, c.
Câu 18. Nguyên tắc bổ sung trong phân tử t- ARN được thể hiện ở sự kết hợp giữa:
A với U bằng 3 liên kết hiđrô; G với X bằng 2 liên kết hiđrô.
A với U bằng 2 liên kết hiđrô; G với X bằng 3 liên kết hiđrô.
A với T bằng 3 liên kết hiđrô; G với X bằng 2 liên kết hiđrô.
A với T bằng 2 liên kết hiđrô; G với X bằng 3 liên kết hiđrô.
Câu 19. Sự liên kết giữa các đơn phân trong chuỗi pôliribônuclêôtit được hình thành như sau:
Nhóm HO ở vị trí 3’ của ribônuclêôtit trước gắn với nhóm phôtphát ở vị trí 5’ của ribônuclêôtit ngay sau nó.
Nhóm HO ở vị trí 3’ của ribônuclêôtit sau gắn với nhóm phôtphát ở vị trí 5’ của ribônuclêôtit ngay trước nó.
Nhóm HO ở vị trí 3’ của ribônuclêôtit trước gắn với nhóm H2N của bazơ ở vị trí 1’ của ribônuclêôtit ngay sau nó.
Nhóm HO ở vị trí 3’ của ribônuclêôtit sau gắn với nhóm H2N của bazơ ở vị trí 1’ của ribônuclêôtit ngay trước nó.
Câu 20. Mô tả nào sau đây là đúng về t- ARN:
t- ARN là một pôliribônuclêôtit gồm từ 80 – 100 ribônuclêôtit không tạo xoắn, một đầu tự do còn một đầu mang bộ ba liên kết với axit amin.
t- ARN là một pôliribônuclêôtit có số ribônuclêôtit tương ứng với số nuclêôtit trên một mạch của gen cấu trúc.
t- ARN là một pôliribônuclêôtit gồm từ 80 – 100 ribônuclêôtit cuộn xoắn ở một đầu, có đoạn kết cặp bazơ theo nguyên tắc bổ sung và có những đoạn không bổ sung, tạo nên các thùy tròn. Một đầu tự do liên kết với axit amin đặc hiệu và một thùy trong mang bộ ba đối mã.
t- ARN là một pôliribônuclêôtit gồm từ 80 – 100 ribônuclêôtit cuộn xoắn ở một đầu trên cơ sở theo nguyên tắc bổ sung thực hiện giữa tất cả các ribônuclêôtit của t-ARN. Một đầu tự do liên kết với axit amin đặc hiệu và một thùy trong mang bộ ba đối mã.
Câu 21. Phân tử t- ARN có cấu trúc:
Là 1 mạch đơn, có số lượng đơn phân 80 – 100 ribônuclêôtit, có những đoạn tự xoắn chứa các cặp ribônuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung giữa A và U, giữa G với X bởi các liên kết hiđrô.
Đoạn đối diện tận cùng bằng ađênin, là đoạn mang axit amin tương ứng với bộ ba giải mã.
Đoạn không liên kết bổ sung tạo ra những thùy tròn, trong đó có thùy mang bộ ba đối mã.
Cả a, b và c.
Câu 22. Trên mạch mã gốc tổng hợp ARN của gen, enzim ARN– pôlimeraza đã di chuyển theo chiều:
Từ 3’ – 5’. b. Từ 5’ – 3’.
c. Từ giữa gen tiến ra 2 phía. d. Theo chiều ngẫu nhiên.
Câu 23. Trong cấu trúc của loại phân tử ARN nào dưới đây có thể hiện nguyên tắc bổ sung:
m-ARN. b. t-ARN.
c. r-ARN. d. m-ARN và r-ARN.
Câu 24. Phân tích định lượng cho thấy một loại phân tử ARN có 82 ribônuclêôtit. Đó là loại ARN nào?
m-ARN. b. r-ARN.
c. t-ARN. d. m-ARN và r-ARN.
Câu 25. Bộ ba đối mã có trong loại ARN nào?
m-ARN. b. t-ARN.
c. r-ARN. d. m-ARN và r-ARN.
Câu 26. Bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc có ở loại ARN nào?
m-ARN. b. t-ARN. c. r-ARN. d. t-ARN và r-ARN.
Câu 27. Điều khẳng định nào dưới đây là sai về m-ARN của tế bào sinh vật nhân sơ:
Nó bám vào ribôxôm ở đầu 5’.
Nó được tổng hợp trong nhân.
Nó không bao gồm intron.
Nó có thể chứa thông tin tương ứng với vài chuỗi pôlipepetit.
Câu 28. Đầu mút 3’ với bộ ba kết thúc là AXX là đặc điểm cấu trúc của loại ARN nào dưới đây:
m-ARN. b. t-ARN. c. r-ARN. d. m-ARN và t-ARN.
Câu 29. Nói đến chức năng của ARN, câu nào sau đây không đúng:
m-ARN là bản mã sao từ mạch khuôn của gen.
t-ARN có vai trò hoạt hóa axit amin tự do chuyển vận đến ribôxôm.
r-ARN có vai trò tổng hợp eo thứ cấp của nhiễm sắc thể.
r-ARN có vai trò tổng hợp các chuỗi pôlipeptit đặc biệt tạo thành bào quan ribôxôm.
Câu 30. Chức năng chủ yếu của m-ARN biểu hiện ở:
Là bản mã sao về thông tin cấu trúc của một phân tử prôtêin và đóng vai trò khuôn mẫu trong lắp ráp các axit amin thành chuỗi pôlipeptit.
Bảo quản thông tin di truyền.
Tham gia cấu trúc ribôxôm.
Tham gia vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
Câu 31. Chức năng của t-ARN là:
Tham gia vào cấu trúc ribôxôm.
Tham gia vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
Là khuôn mẫu để tổng hợp các loại prôtêin.
Tham gia xúc tác trong quá trình tự nhân đôi của ADN.
Câu 32. Chức năng của r-ARN:
Là khuôn mẫu để tổng hợp các loại ARN khác.
Tham gia vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
Tham gia cấu trúc ribôxôm.
Tham gia tạo mối liên kết peptit mới giữa 2 axit amin trong tổng hợp prôtêin.
Câu 33. Sự khác nhau căn bản giữa các loại ARN biểu hiện ở những đặc điểm nào dưới đây:
Cấu trúc không gian của chúng.
Số lượng các đơn phân trong phân tử.
Chức năng của chúng.
Cả a, b, và c.
Câu 34. Phát biểu nào sau đây là sai?
m- ARN là bản mã sao
File đính kèm:
- Trac nghiem SV Thieu Van Duong.doc