20 Bài tập tiếp theo về Sự điện ly - Nguyễn Phương Thảo (Phần 1)

1) Sự điện ly là:

 A. sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch chất điện ly mạnh hoặc điện ly yếu

 B. là sự phân ly một chất dưới tác dụng của dòng điện một chiều hoặc dòng điện xoay chiều

 C. là sự phân ly một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy

 D. là quá trình oxi hóa khử, trong đó chất tan đóng vai trò là chất oxi hóa, còn nước đóng vai trò là chất khử

2) Vì sao dung dịch của các muối, axit, bazơ dẫn điện?

 A. do muối, axit, bazơ có khả năng phân ly ra ion trong dung dịch

 B. do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện

 C. do có sự di chuyển của electron tạo thành dòng điện

 D. do phân tử của chúng dẫn được điện

3) (Bài 2NC/7) Tại sao các dung dịch axit, bazơ và muối dẫn điện được?

 A. sự chuyển dịch của các electron

 B. sự chuyển dịch của các cation

 C. sự chuyển dịch của các phân tử hòa tan

 D. sự chuyển dịch của cả cation và anion

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/07/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 20 Bài tập tiếp theo về Sự điện ly - Nguyễn Phương Thảo (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 BÀI TẬP VỀ SỰ ĐIỆN LY Sự điện ly là: A. sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch chất điện ly mạnh hoặc điện ly yếu B. là sự phân ly một chất dưới tác dụng của dòng điện một chiều hoặc dòng điện xoay chiều C. là sự phân ly một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy D. là quá trình oxi hóa khử, trong đó chất tan đóng vai trò là chất oxi hóa, còn nước đóng vai trò là chất khử Vì sao dung dịch của các muối, axit, bazơ dẫn điện? A. do muối, axit, bazơ có khả năng phân ly ra ion trong dung dịch B. do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện C. do có sự di chuyển của electron tạo thành dòng điện D. do phân tử của chúng dẫn được điện (Bài 2NC/7) Tại sao các dung dịch axit, bazơ và muối dẫn điện được? A. sự chuyển dịch của các electron B. sự chuyển dịch của các cation C. sự chuyển dịch của các phân tử hòa tan D. sự chuyển dịch của cả cation và anion Dung dịch glyxerin trong nước không dẫn điện, dung dịch natri hidroxit dẫn điện tốt. Điều này được giải thích: A. Glyxerin là chất hữu cơ, còn NaOH là chất vô cơ B. Trong dung dịch, NaOH bị phân ly thành các ion, còn glyxerin thì không C. glyxerin là chất lỏng, NaOH là chất rắn D. Phân tử glyxerin chứa liên kết cộng hóa trị, còn NaOH là hợp chất ion Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện ly các chất trong nước? A. môi trường điện ly B. dung môi không phân cực C. dung môi phân cực D. tạo liên kết hidro với các chất tan Hidrat hóa các ion là A. sự tách nước tinh thể B. sự tương tác với nước C. sự hòa tan trong nước D. sự kết hợp các phân tử nước Trong số các chất sau đây: H2S, SO2, Cl2, H2SO3, NaHCO3, C6H12O6, Ca(OH)2, HF, NaClO, C6H6. Số chất điện ly là: A. 7 B. 8 C. 9 D.6 Chất nào dưới đây không phân ly ra ion khi hòa tan trong nước? A. MgCl2 B. HClO3 C. C6H12O6 (glucose) D. Ba(OH)2. Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được? A. HCl trong C6H6 (benzen) B. Ca(OH)2 trong nước C. CH3COONa trong nước D. NaHSO4 trong nước Chất nào sau đây là chất ít điện ly? A. AlCl3 B. FeSO4 C. PbCl2 D. NaNO3 Chất nào dưới đây chỉ gồm những tính chất điện li mạnh? A. HNO3, Cu(NO3)2, Ca3(PO4 )2, H3PO4 B. CaCl2, CuSO4, CaSO4, HNO3. C. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2 D. KCl, H2SO4, H2O, CaCl2. Trong số các chất sau đây: bari hidroxit, glycerin, axit sunfuric, bari sunfat, đồng sunfat và benzen. Số chất điện ly và không điện ly tương ứng bằng: A. 4 và 2 B. 2 và 4 C. 3 và 3 D. 5 và 1 Dung dịch nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất? A. KCl 0,05M B. HF 0,05M C. NH3 0,05M D. CaCl2 0,05M Dung dịch axit 0,1M nào sau đây dẫn điện tốt nhất? A. H2S B. H2SO3 C. H3PO4 D. HNO3. Khí hidrô clorua tan trong nước, ion dương xuất hiện trong dung dịch chỉ là: A. ion hidrôni B. ion clorua C. ion hidroxit D. ion hidrua Có 4 dung dịch (đều có nồng độ 0,1mol/lit). Mỗi dung dịch chứa một trong bốn chất tan sau: natri clorua, rượu etylic, axit acetic, kali sunfat. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau đây? A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4. B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4. C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4. Khi pha loãng dần dần axit sunfuric đặc, người ta thấy độ dẫn điện dung dịch lúc đầu tăng dần, sau đó lại giảm dần. Hãy giải thích hiện tượng A. Vì lúc đầu khi pha loãng dung dịch, độ điện li giảm xuống làm tăng nồng độ ion, do đó độ dẫn điện tăng. Trong dung dịch rất loãng, sự điện li coi như hoàn toàn, lúc đó nếu tiếp tục thì nồng độ ion giảm làm cho độ dẫn điện giảm B. Vì lúc đầu khi pha loãng dung dịch, độ điện li giảm xuống làm tăng nồng độ ion, do đó độ dẫn điện tăng. Trong dung dịch rất loãng, sự điện li coi như hoàn toàn, lúc đó nếu tiếp tục thì nồng độ ion tăng lên làm cho độ dẫn điện giảm C. Vì lúc đầu khi pha loãng dung dịch, độ điện li tăng lên làm tăng nồng độ ion, do đó độ dẫn điện tăng. Trong dung dịch rất loãng, sự điện li coi như hoàn toàn, lúc đó nếu tiếp tục thì nồng độ ion tăng lên làm cho độ dẫn điện giảm D. Vì lúc đầu khi pha loãng dung dịch, độ điện li tăng lên làm tăng nồng độ ion, do đó độ dẫn điện tăng. Trong dung dịch rất loãng, sự điện li coi như hoàn toàn, lúc đó nếu tiếp tục thì nồng độ ion giảm làm cho độ dẫn điện giảm Kẽm đang phản ứng mạnh với dung dịch axit sunfuric, nếu cho thêm muối natri acetat vào dung dịch thì thấy phản ứng chậm hẳn. Hãy giải thích hiện tượng A. vì natri acetat cũng phản ứng được với kẽm, nên cạnh tranh với H2SO4 để phản ứng với kẽm B. vì xảy ra phản ứng CH3COO- + H+ D CH3COOH làm giảm nồng độ H+, do đó phản ứng với kẽm chậm lại C. Vì muối natri acetat có chứa ion Na+, ion này sẽ tác dụng với axit, làm cho kẽm không tác dụng với axit H2SO4 được D. vì khi có mặt natri acetat, sẽ làm cho Zn bị thụ động hóa (tức là không tham gia phản ứng được nữa) Giải thích tại sao khả năng dẫn điện của nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 trong nước) để trong không khí giảm dần theo thời gian? A. vì lúc đó nồng độ Ca(OH)2 tăng lên do nước bay hơi B. vì xảy ra phản ứng CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O, kết tủa CaCO3 tạo thành làm giảm nồng độ ion nên khả năng dẫn điện giảm C. vì xảy ra phản ứng 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2, khả năng dẫn điện của Ca(HCO3)2 kém hơn Ca(OH)2 nên độ dẫn điện giảm D. vì HNO3 được hình thành khi trời có sấm sét, tác dụng với Ca(OH)2 theo phương trình: 2HCl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2H2O. Nước là chất điện ly yếu nên làm độ dẫn điện giảm xuống Thêm từ từ từng giọt axit sunfuric vào dung dịch bari hidroxit đến dư. Độ dẫn điện của hệ sẽ biến đổi như thế nào? A. Lúc đầu giảm, sau tăng B. lúc đầu tăng, sau giảm C. tăng dần dần D. giảm dần dần

File đính kèm:

  • doc20_bai_tap_ve_su_dien_ly_nguyen_phuong_thao.doc
Giáo án liên quan