58 câu trắc nghiệm Mắt và các dụng cụ quang học

Câu 1. Phát biểu nào sau đây về máy ảnh là không đúng?

A. Máy ảnh là dụng cụ dùng để thu được một ảnh thật (nhỏ hơn vật) của một vật cần chụp lên phim ảnh.

B. Bộ phận chính của máy ảnh là một thấu kính có độ tụ âm được lắp ở phía trước buồng tối dùng để tạo ra ảnh trên phim.

C. Khoảng cách từ vật kính đến phim có thể thay đổi được cho tương ứng với vật cần chụp ở xa hay gần.

D. Cửa sập chắn trước phim chỉ mở ra trong khoảng thời gian ngắn khi ta bấm máy.

Câu 2. Vật kính của một máy ảnh có D = 10điôp. Một người cao 1,55m đứng cách máy ảnh 6m. Chiều cao ảnh của người đó trên phim và khoảng cách từ vật kính đến phim là:

A. 1,95cm và 7,85cm.

B. 2,35cm và 9,45cm.

C. 2,63cm và 10,17cm.

D. 2,75cm và 10,92cm.

Câu 3. Vật kính của một máy ảnh có tiêu cự f = 10cm. Dùng máy ảnh này để chụp một vật ở cách vật kính 20cm. Phim phải đặt cách vật kính một khoảng:

A. 12,5cm.

B. 15cm.

C. 14cm.

D. 10cm.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 58 câu trắc nghiệm Mắt và các dụng cụ quang học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC Câu 1. Phát biểu nào sau đây về máy ảnh là không đúng? Máy ảnh là dụng cụ dùng để thu được một ảnh thật (nhỏ hơn vật) của một vật cần chụp lên phim ảnh. Bộ phận chính của máy ảnh là một thấu kính có độ tụ âm được lắp ở phía trước buồng tối dùng để tạo ra ảnh trên phim. Khoảng cách từ vật kính đến phim có thể thay đổi được cho tương ứng với vật cần chụp ở xa hay gần. Cửa sập chắn trước phim chỉ mở ra trong khoảng thời gian ngắn khi ta bấm máy. Câu 2. Vật kính của một máy ảnh có D = 10điôp. Một người cao 1,55m đứng cách máy ảnh 6m. Chiều cao ảnh của người đó trên phim và khoảng cách từ vật kính đến phim là: 1,95cm và 7,85cm. 2,35cm và 9,45cm. 2,63cm và 10,17cm. 2,75cm và 10,92cm. Câu 3. Vật kính của một máy ảnh có tiêu cự f = 10cm. Dùng máy ảnh này để chụp một vật ở cách vật kính 20cm. Phim phải đặt cách vật kính một khoảng: 12,5cm. 15cm. 14cm. 10cm. Câu 4. Dùng máy ảnh vật kính có tiêu cự f = 10cm để chụp ảnh một bảng quảng cáo có kích thước 180cm ´ 100cm trên tấm phim cỡ 20mm ´ 36mm. Khoảng cách ngắn nhất từ vật kính đến bảng quảng cáo và khoảng cách dài nhất từ vật kính đến phim để tạo được ảnh toàn bộ bảng quảng cáo trên phim là 510cm và 10,2cm. 298cm và 12,5cm. 450cm và 10,5cm. 780cm và 15,2cm. Câu 5. Vật kính của một máy ảnh chụp xa gồm hai thấu kính có tiêu cự f1 = 20cm và f2 = -6cm ghép đồng trục cách nhau 15cm. Ảnh rõ nét trên phim của một tháp cao 20m cách xa máy ảnh 2km có độ cao là: 15cm. 1,2cm. 10cm. 4,5cm. Câu 6. Một người cận thị đeo kính cận số 0,5 (đeo sát mắt). Nếu xem tivi mà không muốn đeo kính, người đó ngồi cách màn hình xa nhất là: 1m. 1,5m. 2m. 1,75m. Câu 7. Một người già khi đọc sách cách mắt 25cm phải đeo kính số 2 (kính đeo sát mắt). Khi không deo kính, muốn đọc sách người phải đặt sách cách mắt gần nhất là: 1,5m. 0,5m. 2,5m. 1m. Câu 8. Một người cận thị đeo sát mắt kính có độ tụ -1,5điôp thì nhìn rõ các vật ở xa mà không điều tiết. Khoảng thấy rõ lớn nhất của người đó là: 1,5m. 2m. 2/3m. 3m. Câu 9. Phát biểu nào sau đây về cách sửa tật cận thị của mắt là đúng? Sửa tật cận thị là làm tăng độ tụ của mắt để có thể nhìn rõ được các vật ở xa. Sửa tật cận thị là mắt phải đeo một thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp để nhìn rõ được vật ở xa mà không điều tiết. Sửa tật cận thị là chọn kính sao cho ảnh của các vật ở xa vô cực khi đeo kính hiện lên ở điểm cực cận của mắt. Một mắt cận thị khi đeo kính chữa tật sẽ trở thành như mắt tốt và miền nhìn rõ sẽ từ 25cm đến vô cực. Câu 10. Mắt một người có thể nhìn rõ từ 10cm đến 50cm. Phát biểu nào sau đây về mắt của người này là không đúng? Mắt người này bị tật cận thị vì khi đọc sách phải để sách cách mắt 10cm. Mắt người này bị tật cận thị vì chỉ nhìn rõ vật xa nhất cách mắt 50cm. Mắt người này bị tật cận thị vì muốn nhìn rõ vật ở xa vô cực thì phải điều tiết. Mắt người này bị tật cận thị vì nhìn xa kém hơn mắt bình thường. Câu 11. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về mắt viễn thị? Mắt viễn thị khi không điều tiết có tiêu điểm nằm sau võng mạc (fmax > OV). Khi về già, tất cả các mắt đều bị tật viễn thị vì điểm cực cận của mắt nằm xa mắt hơn 25cm. Mắt viễn thị vần nhìn rõ vật ở xa vô cực nhưng phải điều tiết. Mắt viễn thị có điểm cực viễn ở sau mắt gọi là cực viễn ảo. Câu 12. Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50cm. Khi đeo sát mắt kính có độ tụ +1điôp người này sẽ nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt: 50cm. 36,25cm. 33,33cm. 66,66cm. Câu 13. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Độ tụ của kính chữa tật mắt của người này là: (kính đeo sát mắt). D = -2điôp. D = -2,5điôp. D = -4điôp. D = -5điôp. Câu 14. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính chữa tật của mắt (đeo sát mắt), người này nhìn rõ được các vật gần mắt nhất là: 25cm. 16,66cm. 20,5cm. 15cm. Câu 15. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Người này đeo sát mắt một kính có độ tụ -1điôp. Khoảng nhìn rõ của người này khi đã đeo kính là: Từ 13,33cm đến 99cm. Từ 15,85cm đến 100cm. Từ 14,25cm đến 98cm. Từ 14,3 cm đến 100cm. Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của mắt? Độ cong của thủy tinh thể không thay đổi được. Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc thay đổi được. Độ cong của thủy tinh thể và khoảng cách từ quang tâm của thủy tinh thể đều có thể thay đổi. Chỉ có độ cong của thủy tinh thể thay đổi được còn khoảng cách từ quang tâm của thủy tinh thể đến võng mạc là không đổi. Câu 17. Một mắt bình thường, có khoảng cách từ quang tâm của thủy tinh thể đến võng mạc là 15mm. Tiêu cự của mắt này có khoảng biến thiên là: Từ 14,15mm đến 15mm. Từ 10,25mm đến 16mm. Từ 15mm đến vô cực. Từ 25cm đến vô cực. Câu 18. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15cm. Người ấy muốn đọc sách cách mắt 25cm thì phải đeo sát mắt một kính có độ tụ là: D = - 2điôp. D = - 2,67điôp. D = - 4điôp. D = - 5điôp. Câu 19. Một người viễn thị chỉ nhìn rõ vật từ khoảng cách d1 = 1/3m khi không đeo kính. Khi đeo kính sát mắt, nhìn rõ vật từ khoảng cách d2 = 25cm. Kính mà người đó đeo có độ tụ là: D = 0,75điôp. D = 4điôp. D = 1,5điôp. D = 1điôp. Câu 20. Một người cận thị khi không đeo kính, nhìn rõ vật từ khoảng cách d1 = 1/6m, khi đeo kính sát mắt thì nhìn rõ vật từ khoảng cách d2 = 25cm. Kính của người này đeo có độ tụ là: D = - 4điôp. D = - 3điôp. D = - 2điôp. D = - 1,5điôp. Câu 21. Một người cận thị chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 11cm đến 51cm. Để sửa tật cận thị, người này đeo thấu kính gì, có độ tụ bao nhiêu? (kính đeo cách mắt 1cm). Thấu kính phân kì, có độ tụ D = -2điôp. Thấu kính phân kì, có độ tụ D = -2,5điôp. Thấu kính hội tụ, có độ tụ D = +2điôp. Thấu kính phân kì, có độ tụ biến đổi từ 11điôp đến 51điôp. Câu 22. Một người bị tật viễn thị, có điểm cực cận cách mắt 100cm. Để đọc trang sách đặt cách mắt 20cm, người này phải đeo sát mắt một kính loại gì, có độ tụ bao nhiêu? Thấu kính hội tụ, có tiêu cự f = 40cm. Thấu kính hội tụ , có tiêu cự f = 25cm. Thấu kính hội tụ, có tiêu cự f = 100cm. Thấu kính phân kì có tiêu cự f = -25cm. Câu 23. Phát biểu nào sau đây về kính lúp là không đúng? Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, làm tăng góc trông khi quan sát các vật nhỏ. Kính lúp đơn giản là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp thì phải đặt vật trong khoảng từ quang tâm đến tiêu điểm vật của kính. Ảnh được tạo ra từ kính lúp là ảnh ảo, ngược chiều và lớn hơn vật. Câu 24. Công thức nào sau đây dùng để tính độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực: G¥ = . G¥ = . G¥ = k. G¥ = . Câu 25. Một người mắt bình thường, dùng kính lúp có độ tụ +20điôp để quan sát một vật nhỏ trong trạng thái không điều tiết. Độ bội giác của kính là: 4,5. 10. 5. 7,5. Câu 26. Một kính lúp có tiêu cự f = 5cm, được dùng để quan sát một vật nhỏ AB =1mm. Mắt tốt đặt sát kính và quan sát trong trạng thái điều tiết cực độ. Độ bội giác của kính và độ lớn của ảnh A/B/ là: G = 6 và A/B/ = 6mm. G = 10 và A/B/ = 12mm. G = 12 và A/B/ = 6mm. G = 25 và A/B/ = 12,5mm. Câu 27. Một kính lúp có độ tụ +20điôp. Một người mắt tốt, có Đ = 25cm, dùng kính lúp này quan sát một vật nhỏ, mắt đặt cách kính 10cm và ngắm chừng ở điểm cách mắt 50cm. Độ bội giác của kính là: G = 5,5. G = 4,5. G = 10. G 12,5. Câu 28. Một người có khoảng nhìn rõ từ 10cm đến 50cm, dùng một kính lúp có độ tụ +8điôp để quan sát một vật nhỏ. Mắt đặt sát kính và ngắm chừng ở điểm cực cận. Độ bội giác của kính là: G = 2. G = 3,2. G = 2,4. G = 1,8. Câu 29. Một người có khoảng nhìn rõ từ 10cm đến 50cm, dùng một kính lúp có độ tụ +4điôp để quan sát một vật nhỏ, mắt đặt sát kính và ngắm chừng ở tiêu điểm của kính. Độ bội giác của kính là: G = 1,2. G = 0,8. G = 2,4. G = 3,2. Câu 30. Kính lúp có tiêu cự f = 5cm. Độ bội giác của kính đối với một người mắt bình thường đặt sát kính khi ngắm chừng ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn là: GV = 6 và GC = 5. GV = 5 và GC = 6. GV = 12 và GC = 10. GV = 24 và GC = 16. Câu 31. Một người đặt mắt cách kính lúp một khoảng L để quan sát một vật nhỏ, kính có tiêu cự f = 6cm. Để độ bội giác của kính không phụ thuộc vào cách ngắm chừng thì L có giá trị là: L = 12cm. L = OCC. L = OCV. L = 6cm. Câu 32. Một người mắt tốt, dùng kính lúp có độ tụ + 25điôp để quan sát một vật nhỏ. Mắt đặt sau kính lúp 4cm. Độ bội giác của kính có giá trị là: G = 12,5. G = 8,25. G = 6,25. G = 5,5. Câu 33. Một kính lúp có tiêu cự 5cm, được một người có mắt bình thường dùng để quan sát một vật nhỏ, mắt đặt sau kính lúp 2,5cm và ngắm chừng ở điểm cực cận. Vị trí của vật là: d = 4,75cm. d = 4,1cm. d = 3,5cm. d = 2,5cm. Câu 34. Một người mắt bình thường, có năng suất phân li bằng 3.10- 4 (rad), dùng kính lúp có độ tụ +20điôp để quan sát một vật nhỏ AB, mắt đặt sau kính lúp 5cm. Kích thước nhỏ nhất của vật mà người này có thể thấy rõ là: (AB)min = 15mm. (AB)min = 12mm. (AB)min = 17,5mm. (AB)min = 20mm. Câu 35. Công thức nào sau đây dùng để tính góc trông vật trực tiếp dùng trong kính lúp và kính hiển vi: tga0 = . tga0 = . tga0 = . tga0 = . Câu 36. Độ bội giác thu được với kính hiển vi tốt, loại đắt tiền có thể thay đổi được trong phạm vi rộng là nhờ: vật kính có tiêu cự thay đổi được. thị kính có tiêu cự thay đổi được. độ dài quang học có thể thay đổi được. có nhiều vật kính và thị kính khác nhau. Câu 37. Chọn câu đúng: Ngắm chừng qua kính hiển vi là dịch chuyển thị kính để ảnh cuối cùng nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. Ngắm chừng qua kính hiển vi là thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính để nhìn rõ ảnh cuối cùng. Khi ngắm chừng ở vô cực, độ bội giác của kính không phụ thuộc vào vị trí của mắt, nhưng phụ thuộc vào đặc điểm của mắt đó. Khi ngắm chừng ở điểm cực cận, độ bội giác của kính hiển vi bằng độ phóng đại của ảnh cho bởi vật kính. Câu 38. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về cấu tạo của kính hiển vi? Vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ. Vật kính và thị kính được đặt trong một ống hình trụ sao cho chúng đồng trục. Khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính là không thay đổi. Khoảng cách giữa quang tâm của vật kính và quang tâm của thị kính gọi là độ dài quang học của kính hiển vi. Câu 39. Phát biểu nào sau đây về vật kính và thị kính của kính hiển vi là đúng? Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ cỡ (mm), thị kính là một kính lúp có tiêu cự dài (vài cm). Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, thị kính là một thấu kính phân kì có tiêu cự dài. Vật kính là một thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Câu 40. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về độ bội giác ngắm chừng ở vô cực của kính hiển vi? Phụ thuộc vào khoảng thấy rõ ngắn nhất của măt người quan sát. Tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính. Tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính. Tỉ lệ thuận với khoảng cách từ quang tâm của vật kính đến quang tâm của thị kính. Câu 41. Người mắt tốt có khoảng cực cận bằng 24cm, quan sát một vật nhỏ qua KHV có vật kính tiêu cự f1 = 1cm và thị kính có tiêu cự f2 = 5cm. Khoảng cách giữa hai kính là 20cm. Mắt đặt sát thị kính. Độ bội giác khi ngắm chừng ở điểm cực cận và ngắm chừng ở vô cực là: GC = 86,2 và G¥ = 67,2. GC = 68,5 và G¥ = 75,8. GC = 102,6 và G¥ = 96,5. GC = 85,8 và G¥ = 84,4. Câu 42. Một KHV có độ dài quang học d = 12cm. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính này trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực, độ phóng đại của vật kính có độ lớn bằng 30. Biết thị kính có tiêu cự f2 = 2cm và khoảng cực cận là Đ = 30cm. Độ bội giác của kính là: G¥ = 250. G¥ = 300. G¥ = 450. G¥ = 500. Câu 43. Một kính hiển vi gồm vật kính có f1 và thị kính có f2 = 2cm. Khoảng cách O1O2 = 12,5cm. Một người mắt tốt, quan sát một vật nhỏ qua kính này trong trạng thái không điều tiết, độ bội giác của kính là 250. Tiêu cự của vật kính là: f1 = 0,75cm. f1 = 0,5cm. f1 = 0,85cm. f1 = 1cm. Câu 44. Một KHV gồm vật kính có f1 = 6mm và thị kính có f2 = 25mm. Vật AB đặt vuông góc với trục chính, cách vật kính 6,2mm và được điều chỉnh để ngắm chừng ở vô cực. Lấy Đ = 25cm. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là: O1O2 = 195mm. O1O2 = 215mm. O1O2 = 185mm. O1O2 = 211mm. Câu 45. Một KHV khi ngắm chừng ở vô cực có độ bội giác bằng 250. Vật quan sát AB = 1mm. Lấy Đ = 25cm. Góc trông ảnh của AB qua kính là: a = 10-3(rad). a = 10-4(rad). a = 3.10-3(rad). a = 4.10-4(rad). Câu 46. Một mắt cận thị có OCC = 11cm, đặt sau thị kính của một KHV 1cm để quan sát một vật nhỏ AB = 0,01mm ở trạng thái điều tiết cực độ. Vật kính có f1 = 5mm, thị kính có f2 = 2cm và độ dài quang học d = 18cm. vị trí của vật AB và độ lớn của ảnh qua kính là: d1 = 0,51cm và A2B2 = 0,22cm. d1 = 0,58cm và A2B2 = 0,42cm. d1 = 0,65cm và A2B2 = 0,62cm. d1 = 0,45cm và A2B2 = 0,82cm. câu 47. Độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính. tỉ lệ thuận với độ dài quang học của kính. Tỉ lệ thuận với độ dài quang học của kính và tỉ lệ nghịch với tích hai tiêu cự. Câu 48. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về kính thiên văn? Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn hơn. Vật kính và thị kính được đặt đồng trục trong một ống trụ dài. Khoảng cách từ quang tâm của vật kính đến quang tâm của thị kính thay đổi trong quá trình ngắm chừng. Khi ngắm chừng ở vô cực thì tiêu điểm ảnh của vật kính trùng với tiêu điểm vật của thị kính. Câu 49. Ngắm chừng qua kính thiên văn là: điều chỉnh khoảng cách từ vật đến vật kính đê ảnh cuối cùng nằm ở vô cực. điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính để ảnh cuối cùng hiện lên trong giới hạn nhìn rõ của mắt người quan sát. điều chỉnh khoảng cách từ mắt đến thị kính để ảnh cho bởi vật kính hiện lên trong giới hạn nhìn rõ của mắt người quan sát. tùy theo đặc điểm của mắt người quan sát mà kính tự động điều chỉnh để quan sát được ảnh. Câu 50. Khi ngắm chừng ở vô cực thì chiều dài và độ bội giác của kính thiên văn xác định bởi: L = d + f1 + f2 và G¥ = . L = f1 + f2 và G¥ = . L = d - f1 + f2 và G¥ = . L = d + f1 +f2 và G¥ = . Câu 51. Một KTV gồm vật kính có f1 = 120cm và thị kính có f2 = 5cm. Một người mắt tốt điều chỉnh kính để quan sát một thiên thể trong trạng thái không điều tiết. Độ bội giác và chiều dài của kính là: G¥ = 24 và L = 115cm. G¥ = 600 và L = 125cm. G¥ = 600 và L = 115cm. G¥ = 24 và L = 125cm. Câu 52. Một KTV có chiều dài bằng 76cm khi được điều chỉnh để ngắm chừng ở vô cực. Nếu kéo dài khoảng cách giữa vật kính và thị kính thêm 1cm thì sẽ thu được ảnh trên một màn cách thị kính 6cm. Tiêu cự của vật kính và thị kính có giá trị là: f1 = 2cm và f2 = 74cm. f1 = 4cm và f2 = 74cm. f1 = 2cm và f2 = 64cm. f1 = 4cm và f2 = 64cm. Câu 53. Một KTV có chiều dài bằng 55cm và độ bội giác bằng 10 khi điều chỉnh để ngắm chừng ở vô cực. Một người cận thị, có OCV = 20cm, đặt mắt tại tiêu điểm ảnh của thị kính để quan sát một thiên thể trong trạng thái không điều tiết. Người này phải dịch thị kính theo chiều nào, bao nhiêu? Dịch thị kính ra xa vật kính 3,25cm. Dịch thị kính ra xa vật kính 1,25cm. Dịch thị kính đến gần vật kính 3,25cm. Dịch thị kính đến gần vật kính 1,25cm. Câu 54. Một KTV gồm vật kính có f1 = 1m và thị kính có f2 = 4cm. Một mắt thường có OCC = 24cm, đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính để quan sát Mặt Trăng. Góc trông trực tiếp Mặt Trăng từ Trái Đất là 1/100(rad). Độ lớn của ảnh Mặt Trăng và độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở điểm cực cận là: A2B2 = 6cm và GC = 25. A2B2 = 6cm và GC = 35. A2B2 = 4cm và GC = 25. A2B2 = 16cm và GC = 45. Câu 55. Một người mắt tốt dùng KTV để quan sát Mặt Trăng trong trạng thái không điều tiết. Khi đó độ bội giác của kính là 17 và chiều dài của kính là 90cm. Tiêu cự của vật kính và thị kính là: f1 = 88cm và f2 = 5cm. f1 = 85cm và f2 = 15cm. f1 = 85cm và f2 = 5cm. f1 = 75cm và f2 = 5cm. Câu 56. Vật kính và thị kính của một KHV có tiêu cự lần lượt là f1 = 1(cm) và f2 = 4(cm). Một người mắt tốt đặt mắt sát sau thị kính quan sát một vật nhỏ AB mà không điều tiết, khi đó độ bội giác của kính là 90. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là: 19,4(cm). 12,8(cm). 16,5(cm). 24(cm). Câu 57. Mắt một người có quang tâm cách võng mạc 15(mm). Khi quan sát một vật thì tiêu cự của mắt thay đổi từ 13(mm) đến 14(mm). Mắt người này là: Mắt viễn thị. Mắt cận thị. Mắt bình thường. Vừa bị cận thị, vừa bị viễn thị. Câu 58: Một người cận thị chỉ nhìn rõ vật trong khoảng từ 10(cm) đến 50(cm). Để nhìn rõ được vật ở xa, đồng thời đọc được sách cách mắt 25(cm), người này đeo sát mắt một kính gồm hai phần (kính 2 tròng). Phần trên có độ tụ D1 để nhìn xa, phần dưới phải ghép thêm một thấu kính có độ D2. Trị số của D1 và D2 là: D1 = -2điôp ; D2 = - 4điôp. D1 = -2điôp ; D2 = - 6điôp. D1 = -4điôp ; D2 = - 2điôp. D1 = -6điôp ; D2 = - 4điôp.

File đính kèm:

  • doc58 cau trac nghiem ve mat dung cu quang hoc.doc