6 Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020

doc3 trang | Chia sẻ: Khánh Linh 99 | Ngày: 08/04/2025 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 6 Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI NĂM HỌC 2019-2020- MÔN VẬT LÍ LỚP 7 I. LÝ THUYẾT Chủ đề 1. Ánh sáng - Nguồn sáng - Vật sáng bài 1- 4 Chủ đề 2. Gương phẳng - Gương cầu lồi - Gương cầu lõm bài 5- 9 Chủ đề 3. Nguồn âm - Độ cao, độ to của âm bài 10 - 12 Chủ đề 4. Môi trường truyền âm - Phản xạ âm - Ô nhiễm tiếng ồn bài 13-16 II. BÀI TẬP ĐỀ 1- I.TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào trước chữ cái mà em cho là đúng Câu 1. Âm phát ra to hơn khi: a. Tần số dao động càng lớn b. Tần số dao động càng nhỏ c. Biên độ dao động càng lớn d. Biên độ dao động càng nhỏ Câu 2. Tần số dao động càng nhỏ thì: a. Âm nghe càng trầm b. Âm nghe càng to c. Âm nghe càng vang xa d. Âm nghe càng bổng Câu 3. Đối với gương phẳng, vùng quan sát được: a. Không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt b. Không phụ thuộc vào vị trí đặt gương c. Phụ thuộc vaò số lượng vật nằm trước gương d. Phụ thuộc vào vị trí đặt mắt và gương Câu 4. Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 900. Hỏi góc tới có giá trị: a. 900 b. 600 c. 450 d. 300 Câu 5. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 2,5m. Hỏi người đó đứng cách gương bao nhiêu? a. 5m b.1,25m c.2,5m d.1,6m Câu 6. Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là : a. 40 dB b. 50 dB c. 60 dB d. 70 dB Câu 7. Chọn câu đúng: a. Chỉ có hạ âm mới cho âm phản xạ b. Chỉ có siêu âm mới cho âm phản xạ c. Chỉ có âm nghe được mới cho âm phản xạ d. Âm với tần số bất kỳ đều cho âm phản xạ Câu 8. Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng: a. Trầm b. Bổng c. Vang d. Truyền đi xa Câu 9: Gương cầu lõm là: a. Mặt cầu lõm phản xạ tốt ánh sáng c. Mặt cầu lõm hấp thụ tốt ánh sáng b. Mặt cầu lồi phản xạ tốt ánh sáng d. Mặt cầu lồi trong suốt Câu 10: Góc tới là góc hợp bởi tia tới và a. điểm tới. c. pháp tuyến với gương tại điểm tới. b. mặt gương. d. tia phản xạ. Câu 11: Trong một môi trường trong suốt nhưng không đồng tính thì ánh sáng: a. Luôn luôn truyền theo đường thẳng c. Luôn truyền theo đường gấp khúc b. Luôn truyền theo một đường cong d. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc Câu 12: Hiện tượng nhật thực là hiện tượng: a. Hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời b. Hình thành bóng đen trên Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời c. Hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời d. Hình thành bóng đen trên Mặt Trăng khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời ĐỀ 1- II. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau Câu 13: Âm có thể truyền qua những môi trường nào? Môi trường nào là tốt nhất? Câu 14: Một công trường xây dựng nằm ở giữa khu dân cư mà em đang sống. Hãy đề ra 3 biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn do công trường gây nên? Câu 15: a) Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường nào? b) Màng nhĩ dao động với biên độ càng lớn, ta nghe thấy âm như thế nào? c) Ngưỡng đau (làm đau nhức tai) là bao nhiêu đêxiben? Vậy cần bảo vệ tai như thế nào? Câu 16: Có 2 vật dao động, vật A thực hiện được 120 dao động trong 1 giây, vật B thực hiện được 9000 dao động trong 1 phút 40 giây. Tính tần số dao động của mỗi vật. Vật nào phát ra âm cao hơn? ĐỀ 2 -TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau Câu 1: Chiếu 1 tia sáng tới gương phẳng với góc tới 400. Vẽ hình, tính góc giữa tia phản xạ và gương. Câu 2: Vì sao có người nói rằng dơi “nhìn “được trong bóng tối? Câu 3: a) Vì sao khi hát trong phòng nhỏ hẹp thì ta nghe rõ hơn khi hát ở trong phòng khá rộng? b) Vì sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường thì không nghe nữa ? Câu 4: Tính độ sâu gần đúng của biển. Biết từ lúc tín hiệu phát ra đến lúc nhận được là 1,2 s và vận tốc truyền siêu âm trong nước biển là 1500m/s Câu 5: a) Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là bao nhiêu giây? b) Một người đứng cách vách đá 17m và kêu to. - Tính thời gian âm truyền tới và phản xạ? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s - Hỏi người đó có nghe được tiếng vang hay không? Vì sao? Câu 6: Âm phản xạ có lợi hay có hại. Cho ví dụ. ĐỀ 3 -TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau Câu 1: Nếu nghe thấy tiếng sét sau 3 giây kể từ khi nhìn thấy chớp, các em có thể biết được khoảng cách từ nơi mình đứng đến chỗ sét là bao nhiêu không? Câu 2: Cho điểm sáng S trước gương phẳng 3 cm a) Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng (dựa vào tính chất của ảnh). b) Vẽ tia tới SI hợp với gương phẳng một góc 300 cho tia phản xạ IR tương ứng. c) Tính góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ. Câu 3: Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ, vì sao? Câu 4: a) Học sinh nghe lời giảng bài của thầy giáo thông qua môi trường truyền âm nào? b) Vì sao ruồi, muỗi khi bay lại phát ra tiếng kêu vo ve ? Câu 5 : Một vật thật cao 1,5 m đứng cách gương phẳng 1m, cho ảnh ảo có độ lớn (cao) bao nhiêu và cách gương bao nhiêu ? Câu 6: Hãy trình bày cách tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường (trong không khí) để nghe được tiếng vang. ĐỀ 4 -TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau Câu 1 : Vì sao âm không thể truyền qua chân không ? Câu 2 : Nếu tia phản xạ vuông góc với tia tới thì góc tới có giá trị là bao nhiêu ? Câu 3 : Vật thứ nhất có tần số 80 Hz, vật thứ hai thực hiện 100 dao động trong 5 giây, vật thứ ba thực hiện 3240 dao động trong 1,2 phút. Sắp xếp tần số của các vật theo thứ tự giảm dần. Câu 4 : Từ ảnh của mũi tên tạo bởi gương phẳng. Hãy vẽ mũi tên ứng với các hình sau a) b) Câu 5 : a) Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy chớp xảy ra trước khi nghe tiếng sét. Hãy giải thích. b) Nếu nghe được tiếng sét sau 5 giây kể từ khi nhìn thấy chớp thì khoảng cách từ nơi ta đứng đến chỗ sét đánh là bao nhiêu m, km ? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. Câu 6 : Một vật thực hiện 100 dao động trong 5 giây. Tính tần số dao động của vật. Tai ta có nghe được âm do vật phát ra không? ĐỀ 5 -TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau Câu 1: Các vật nào phản xạ âm tốt, cho ví dụ? Các vật nào phản xạ âm kém, cho ví dụ? Câu 2: Tần số dao động là gì? Cho biết đơn vị của tần số? Tai ta nghe được những âm ở tần số trong khoảng nào? Câu 3: Nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu lõm? Khi đặt vật ở vị trí nào thì gương cầu lõm sẽ cho ảnh ảo? Câu 4: Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong chất rắn, chất lỏng và chất khí? Câu 5: Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1.6 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s? Câu 6: Một vật sáng S và một điểm A phía trước gương phẳng như hình vẽ. Hãy vẽ đường đi của một tia sáng phát ra từ S truyền tới gương phẳng rồi cho tia phản xạ truyền đến điểm A. A ĐỀ 6 -TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc S lời giải cho các câu hỏi sau Câu 1: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng . (G) Câu 2 : Hiện tượng nhật thực xảy ra khi nào? Câu 3: Ảnh của gương cầu lồi có những tính chất gì? Vì sao trên ôtô, xe máy người ta gắn gương cầu lồi để quan sát phía sau mà không dùng gương cầu lõm. 9G Câu 4: Nguồn sáng là gì? Có mấy loại nguồn sáng? Có mấy loại chùm sáng và nêu đặc điểm của mỗi chùm sáng đó? Vẽ hình các chùm sáng đó? Câu 5: Vật A thực hiện 1200 dao động trong 8 giây, vật B thực hiện 1800 dao dộng trong thời gian 15 giây. a/ Tìm tần số dao động của vật A, B. b/ Vật nào dao động nhanh hơn. So sánh âm phát ra giữa hai vật A, B.

File đính kèm:

  • doc6_de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2019_202.doc