Bài 11- 15 bài luyện tập 2

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức : Củng cố cách ghi và ý nghĩa công thức hoá học, khái niệm hoá trị và quy tắc hoá trị.

1.2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng tính hoá trị của nguyên tố, lập công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị.

 1.3. Thái độ : Rèn tính cẩn thận chính xác khi tính hoá trị và lập công thức hoá học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 11- 15 bài luyện tập 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11- Tiết PPCT : 15 BÀI LUYỆN TẬP 2 Tuần dạy: 8 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức : Củng cố cách ghi và ý nghĩa công thức hoá học, khái niệm hoá trị và quy tắc hoá trị. 1.2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng tính hoá trị của nguyên tố, lập công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị. 1.3. Thái độ : Rèn tính cẩn thận chính xác khi tính hoá trị và lập công thức hoá học. 2. Trọng tâm Đơn chất, hợp chất, phân tử, CTHH, hoá trị 3.CHUẨN BỊ : 3.1. Giáo viên : Bảng phụ, phiếu học tập 3.2. Học sinh : Ôn lại kiến thức: Đơn chất, hợp chất, phân tử, CTHH, hoá trị 4. TIẾN TRÌNH : 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2. Kiểm tra miệng : không 4.3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: Giới thiệu bài : để nắm chắc hơn cách ghi công thức hóa học, hóa trị và việc vận dụng hóa trị ta ôn lại kiến thức qua bài “luyện tập” * Hoạt động 2 : Ôn lại kiến thức về chất và hoá trị - GV nêu yêu cầu và câu hỏiø cho từng nhóm - GV phát phiếu học tập cho các nhóm + Chất được biểu diễn bằng công thức hóa học. Có mấy loại chất? Hãy cho vài ví dụ CTHH về các loại đơn chất đó? + Hợp chất là gì? Viết công thức dạng chung của hợp chất? Nêu vài ví dụ về hợp chất + Cho biết ý nghĩa của công thức hóa học ? Nêu 1 ví dụ minh hoạ? + Hoá trị là gì? Phát biểu quy tắc hoá trị. Vận dụng quy tắc hoá trị để làm gì?   Đ ại diện nhóm trả lời GV treo bảng phụ kiến thức giúp học sinh so sánh bổ sung thiếu sót. GV chốt ý - GV yêu cầu HS xem bài tập mẫu SGK/ 40, 41 về tính hoá trị và lập công thức hoá học. * Hoạt động3 : Luyện tập - GV chia 3 nhóm: mỗi nhóm giải 1 câu sau đó lần lượt hoàn thành cả bài tập đồng thời gọi 3 HS lên bảng giải bài tập - GV hướng dẫn cách nhận dạng hoá trị nhanh: Thay đổi hoá trị cho nhau làm chỉ số nguyên tử II I Cu (OH)2 Từ đó GV cho học sinh làm nhanh bài tập 3 SGK/41 Ÿ GV hỏi để khắc sâu kiến thức: Để xác định CTHH đúng sai ta dùng phuơng pháp nào cho nhanh?( vận dụng quy tắc hoá trị x . a = y . b) - GV nêu ví dụ giúp học sinh khắc sâu kiến thức : III II FeSO4 => 1. III # 1 . II II II Fe2 SO4 => 2 . II # 1 . II   Tương tự HS giải BT theo nhóm đồng thời gọi 3 HS lên bảng giải   HS nhận xét bổ sung bài làm (nếu thiếu sót) - GV hướng dẫn HS cách lập công thức hóa học nhanh tương tự cách nhận dang hoá trị - GV Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ nêu nhanh các công thức hoá học biết + Al (III) ; O (II) => Al2O3 + Na (I) ; SO4 (II) => Na2SO4 + N (III) ; H (I) => NH3 - GV gợi ý : Từ công thức hợp chất XO => nguyên tố X có hoá trị mấy? Từ công thức hợp chất YH3 => nguyên tố Y có hoá trị mấy. Dựa vào đó chọn CTHH đúng. I. Kiến thức cần nhớ 1. Chất được biểu diễn bằng công thức hoá học a) Đơn chất: A : ( Đơn chất kim loại và một vài phi kim như C, S , P ) A2: Phần lớn là đơn chất phi kim b) Hợp chất AxBy ; AxByCz Các chỉ số x , y , z phải là những số nguyên, khi bằng 1 thì không ghi. Mỗi công thức hoá học chỉ một phân tử của chất trừ đơn chất A và cho biết + Số nguyên tố tạo ra chất. + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất. + Phân tử khối của chất. 2. Hoá trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử a b Với hợp chất AxBy Trong đó : A, B là nguyên tử hay nhóm nguyên tử. a, b là hoá trị của nguyên tử A, B Luôn có x . a = x . b II. Luyện tập 1. Bài tập 1: Tính hoá trị của : a) Đồng Cu trong công thức Cu(OH)2 . Biết nhóm nguyên tử OH có hoá trị I b) Natri Na trong công thức Na2O . Biết O có hoá trị II c) sắt Fe trong công thức Fe(NO3)3 . Biết nhóm nguyên tử NO3 có hoá trị I Giải a I a) ta có Cu(OH)2 1 . a = 2 . I a = II Vậy Cu có hoá trị II trong hợp chất Cu(OH)2 a II b) ta có Na2O 2 . a = 1 . II a = I Vậy Si có hoá trị IV trong công thức SiO2 a I c) ta có Fe(NO3)3 1 . a = 3 . I a = III Vậy Fe có hoá trị III trong công thức Fe(NO3)3 2. Bài tập 2: (BT 3 SGK/ 41) Trong hợp chất Fe2O3 sắt có hoá trị III Công thức phân tử sắt liên kết với nhóm SO4 đúng là Fe2(SO4)3 3. Bài tập 3: Lập công thức hoá học và tính phân tử khối của các hợp chất gồm: a) Al (III) và Cl (I) b) Ca (II) và nhóm OH (I) c) K (I) và nhóm SO4 (II) Giải III I a) Công thức có dạng: AlxCly x . III = y . I => x = 1 ; y = 3 => CTHH : AlCl3 b) Công thức có dạng : II I Cax(OH)y x . II = y . I => x = 1 ; y = 2 => CTHH : Ca(OH)2 c) Công thức có dạng: I II Kx(SO4)y x . I = y . II => x = 2 ; y = 1 => CTHH : K2SO4 4. Bài tập 4: (BT2 SGK/41) Hợp chất XO => X có hoá trị II Hợp chất YH3 => Y có hoá trị III Công thức hợp chất đúng: X3Y2 4.4. Câu hỏi , bài tập củng cố: CTHH hợp chất của nguyên tố X với nguyên tố H và hợp chất của nguyên tố Y với nguyên tố Cl là : XH2 và YCl2 . CTHH hợp chất của nguyên tố X và nguyên tố Y là : A. XY3 B. XY C. X3Y2 D. X2Y3 Đáp án : B. XY - GV nhắc nhở HS học thuộc kiến thức cần nhớ và luyện giải các bài tập ở lớp cho thành thạo. 4.5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà *Đối với bài học ở tiết học này - Làm hoàn chỉnh bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/ 41 *Đối với bài học ở tiết học sau - Học bài: Nguyên tử, đơn chất, hợp chất, phân tử CTHH, hoá trị Tính toán: Tính hoá trị, lập công thức hoá học, tính phân tử khối - Chuẩn bị tiết sau: “Kiểm tra viết” 5. RÚT KINH NGHIỆM Nội dung Phương pháp Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học

File đính kèm:

  • doctie 15.doc
Giáo án liên quan